Trang chủ Đời sống Phật giáo và quan điểm về âm nhạc

Phật giáo và quan điểm về âm nhạc

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Xét về phương diện xã hội hiện nay việc quảng bá Phật giáo hay truyền tải các giáo lý Phật giáo đến đời sống xã hội một cách nhanh chóng thì, phương tiện truyền thông sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất.

Thích Ứng Thảo – Chúc Hiếu
Học viên lớp Ths- Học viện PGVN tại Huế
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2023

Tóm tắt: Trong thời đại mới việc vận dụng âm nhạc trong các nghi lễ Phật giáo, cũng như phổ nhạc các bài kinh, bài sám và các thần chú, thành bài hát đã được phổ cập đến đa số các phương tiện truyền thông. Vậy, Phật giáo quan điểm như thế nào về việc chư tăng, ni, phật tử có nên nghe nhạc, hát, múa có được không?
Từ khóa: Phật giáo, âm nhạc, bài kinh, tăng, ni, phật tử, thần chú..vv….

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 5.2023 Phat Giao Va Quan Diem Ve Am Nhac 1

Đức Phật Gotama người khai sáng ra Phật giáo, một con người với chí nguyện cao cả hướng tất cả chúng sinh đến an lạc, giải thoát niết bàn (Nirvāna), người luôn đem tất cả các giáo lý cao thượng, những con đường tĩnh nhức nhằm hướng con người quay về với thiện tâm “tự tính hay bản thể tính” thanh tịnh sáng suốt.

Âm nhạc được xem là một bộ môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người. Tác dụng của âm nhạc giúp con người có thể giải trí, phản ánh trí tuệ, tư tưởng, cũng như tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến cảm xúc của con người là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người nó cũng giúp tăng cường trí nhớ, hiệu quả học tập và làm việc, có tác dụng tốt đối với sức khỏe giảm stress…

Âm nhạc đối với hàng xuất gia: Phật giáo thời kỳ đầu luôn có những cấm đoán trong việc sử dụng hình thức âm nhạc này như: Múa, hát, thổi kèn đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn, sáo (nacca – gīta – vādita – visuka – dassana , bansi), bởi trong các bộ Kinh tạng (Sūtra Pitaka) Luật tạng (vinaya-pitaka) đã có nêu rõ cấm hàng xuất gia (Tỳ Kheo, Sa Di) không chỉ biểu diễn, xem, nghe và đã chỉ rõ rằng những hoạt động này sẽ làm gia tăng tham ái và đắm nhiễm vào thế tục.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 5.2023 Phat Giao Va Quan Diem Ve Am Nhac 2

Vì thế trong Kinh Phạm Võng “đức Phật cũng khuyên dạy đệ tử không nên mê đắm vào âm nhạc vì nó có thể làm mê đắm người nghe, sinh rối loạn tâm trí, gây chướng ngại cho việc thực hành thiền định”, Hay trong mười giới Sa-di mà một vị thọ giới cần phải giữ đó là giới thứ bảy có ghi “thất viết: bất ca vũ xướng kỹ cập cố vãng quan thính” cấm đoán về việc sử dụng âm nhạc trong việc xem, nghe. Hay trong giới bổn Ba-La-Đề-Mộc- Xoa liên quan đến những việc tác ác (Dukkata) tiểu phẩm chương V thuộc Luật tạng (vinaya- pitaka) duyên khởi rằng:

“Một lần nọ tại thành Vương xá (Rajagaha) có lễ hội ở trên đỉnh núi, các Tỳ kheo nhóm Lục sư (Lục quần Tỳ kheo)(1) đi xem lễ hội ở trên đỉnh núi, dân chúng phàn nàn phê phán rằng “tại sao Sa môn – Thích tử lại đi xem vũ, ca luôn cả tấu nhạc như các kẻ tại gia hưởng dục lạc vậy?”.

Các Tỳ kheo đã nghe sự phàn nàn, phê phán, chê bai, các Tỳ kheo ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn có hối hận, ưa thích sự học tập, đến trình sự việc ấy đến đức Thế Tôn, Ngài khiển trách các vị Tỳ kheo ấy và bảo rằng: “Này các Tỳ kheo không nên đi xem ca vũ, tấu nhạc, vị nào đi thì phạm tội tác ác (Dukkata)”....

Cho nên việc tự ca hát, nhảy múa, xem ca hát, tấu nhạc là truy tìm về nỗi đau thương của quá khứ và nuôi hy vọng ở tương lai, chúng ta có thể xem như vậy thì làm sao giải thoát mọi khổ đau ràng buộc được. Những âm thanh của lời ca tiếng hát tấu nhạc phát ra, lúc trầm, lúc bổng, lúc cao, lúc thấp làm cho tâm hồn chúng ta rung động, mê man, ngây ngất, buồn vui theo những âm điệu du dương đánh thức “thất tình lục dục” của mỗi con người khiến cuộc sống đã khổ đau lại còn khổ đau hơn nữa. Vì thế hàng xuất gia vì mục đích giải thoát mọi khổ đau của cuộc sống nên giữ gìn tránh xa ca hát, xem ca hát, nhảy múa tấu nhạc, một khi chúng ta còn ham muốn những việc đó là chúng ta còn nuôi dưỡng cái dục vọng và cái dục vọng đó là cái ác pháp của thế gian.

Nhưng, xét theo các quan điểm khác về việc có nên cấm bỏ âm nhạc trong Phật giáo hay không cũng được đức Phật nói đến trong Đại Phật sử (MAHĀ BUDDHAVANSA) việc mà “Pañcasikha vừa đánh đàn vừa ca những hát mang chủ đề về đức Phật, đức Pháp, đức Tăng bậc A la hán (arahant) về các dục lạc”.

Trong đó có nói rằng: “Vande te pitaram bhadde timbarum sūriyavacchase yena jātāsi kalyanī Ānanda jananī mama”. Người yêu cao quý của ta có nước da rực rỡ như mặt trời chói sáng, Con cháu của chúa Tambaru! Nàng xinh đẹp diệu kỳ, Có năm mỹ tướng của nữ giới, Nguồn hỉ lạc của ta. Vì sự yêu dấu của ta đối với nàng. Ta xin tin kính người cha Timbaru của nàng…

Lúc kết thúc những bài ca của Pañcasikha, đức Thế Tôn bèn nói lời khen ngợi: “Này Pañcasikha! Tiếng đàn luýt của ngươi hoàn toàn ăn khớp với tiếng hát của ngươi. Không bên nào trội hơn bên nào”(3).

Vì thế việc Pañcasikha đã sử dụng âm nhạc trong việc ca thán Tam bảo được đức Phật khen ngợi, Ngài cũng chỉ rõ rằng không phải vì Ngài yêu thích âm nhạc mà chỉ vì mục đích nào đó. Vì Ngài là bậc A-la-hán có tâm bình thản trước tất cả các cảm thọ khổ, lạc. Vì Ngài có sáu cách xả (Vide Kothiko Sutta of Salāyatana Vagga, Samyutta). Tuy nhiên, Ngài công khai khen ngợi Pañcasikha để khiến vị ấy biết rằng đức Phật tán thành hành động của chư Thiên. Nếu Ngài không bày tỏ sự tán thành thì Pañcasikha rút lui vì hiểu lầm rằng vị ấy không được khen ngợi. Trong trường hợp ấy, Sakka và tùy tùng sẽ không có cơ hội để nêu ra những câu hỏi và nghe những câu trả lời của đức Phật giúp họ giác ngộ.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 5.2023 Phat Giao Va Quan Diem Ve Am Nhac 3

Ngài cũng không cấm đoán việc không sử dụng âm nhạc trong Phật giáo nếu Ngài cấm đoán có lẽ Ngài đã nói với Pañcasikha rằng: “Này Pañcasikha! Ngươi thật là ồn ào! Đừng trình diễn nữa!” Nhưng mà Ngài đã lắng nghe cho đến cuối buổi trình diễn, đức Phật đã không cấm chế việc trình diễn đàn hát của vị Thiên nhân đó. Nhưng Ngài đã khuyên dạy các tăng sĩ không nên tụng đọc Pháp (Dhamma) như một bài hát. Tại sao? Vì khi thực hiện việc làm như vậy, sẽ khiến các tăng sĩ sẽ dính mắc vào chính âm giọng của mình, nếu nghĩ rằng âm giọng của những người khác là tốt là hay, thì tham ái cũng sẽ khởi lên.

Xét về phương diện xã hội hiện nay việc quảng bá Phật giáo hay truyền tải các giáo lý Phật giáo đến đời sống xã hội một cách nhanh chóng thì, phương tiện truyền thông sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất. Do đó, việc phát triển các yếu tố hay các phương thức truyền đạo mang tính đặc sắc sẽ được chú trọng nhiều hơn, đặc biết muốn đưa Phật giáo đến với giới trẻ cần có những phương thức mang tính “lạ, hot trend…” mới được quan tâm. Điển hình các trang mạng xã hội được các tín đồ sử dụng âm nhạc biến tấu các bài kinh, chú thành những bản nhạc remix bắt tai khiến nó trở thành một hiện tượng mới lạ đặc sắc mang đến cho người nghe hiểu hơn về Phật giáo như các bài “Sám Hồng Trần, Chú Đại Bi, hay các bài Chú Mật Tông” được phổ cập thành nhạc.

Cho nên việc phổ cập nhạc cần được hiểu là việc truyền tải các giáo lý mang giá trị về văn hóa tinh thần, nhằm giúp con người tiếp cận đến với Phật giáo thông qua lời kinh, tiếng kệ giúp xoa dịu nỗi khổ niềm đau của con người trong giai đoạn con người dần dần tiếp cận đến với các yếu tố ngoại cảnh hơn là yếu tố tâm linh. Bởi vì thế đối với việc phổ nhạc các bài kinh, chú ngày nay là một việc làm nhằm thúc đẩy quá trình đưa giới trẻ và các tầng lớp chưa biết đến Phật giáo tiếp cận được kinh điển và giáo lý qua các bài nhạc và hiểu hơn được triết lý cao cả về giáo pháp của đức Phật.

Thích Ứng Thảo – Chúc Hiếu
Học viên lớp Ths- Học viện PGVN tại Huế
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2023

***

CHÚ THÍCH:
(1) Là sáu tỳ-kheo đệ tử Phật thường kéo bè kéo phái làm chuyện phi pháp, trái nghịch oai nghi nên gọi là Lục Quần (sáu người họp thành bầy).
(2) The Great Chronicle Of Buddhas (Mahā Buddhavamsa), Đại Phật sử, Nguyên tác: Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivamsa) Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch, NXB Hồng Đức 2019.
(3) The Great Chronicle Of Buddhas (Mahā Buddhavamsa) Nguyên tác: Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivamsa) Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch, tập 5, tr 46, NXB Hồng Đức 2019.

Cần trình Unesco đưa “Âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Một vài đánh giá về âm nhạc Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường