Trang chủ Bài viết nổi bật Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần người Thái ở huyện Điện Biên

Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần người Thái ở huyện Điện Biên

Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, thông qua các hoạt động hoằng pháp, và các hoạt động từ thiện góp phần an sinh xã hội, thì đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tỉnh Điện Biên nói chung và cộng đồng người Thái ở Huyện Điện Biên có nhiều những thay đổi đáng kể.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195
Phật giáo Điện Biên sau 10 năm hình thành phát triển đã có những đóng góp tích cực. Đời sống tôn giáo mở rộng và phát triển từ cảnh quan chùa đến nội dung phương thức hoạt động. Hoạt động của Phật giáo có nhiều đóng góp tích cực cho đời sống nhân sinh trên địa bàn tỉnh. Một bộ phận không nhỏ người Kinh và người đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh đã gửi gắm niềm tin vào Phật giáo, lấy chuẩn mực của đạo đức Phật giáo để điều chỉnh hành vi, cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội.
Kể từ khi có Phật giáo và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, thông qua các hoạt động hoằng pháp, và các hoạt động từ thiện góp phần an sinh xã hội, thì đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tỉnh Điện Biên nói chung và cộng đồng người Thái ở Huyện Điện Biên có nhiều những thay đổi đáng kể.
Tác giả: Thích Giác Giáo (Đào Ngọc Toàn)
Học viên cao học Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Tóm tắt: Phật giáo Điện Biên sau 10 năm hình thành phát triển đã có những đóng góp tích cực. Đời sống tôn giáo mở rộng và phát triển từ cảnh quan chùa đến nội dung phương thức hoạt động. Hoạt động của Phật giáo có nhiều đóng góp tích cực cho đời sống nhân sinh trên địa bàn tỉnh. Một bộ phận không nhỏ người Kinh và người đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh đã gửi gắm niềm tin vào Phật giáo, lấy chuẩn mực của đạo đức Phật giáo để điều chỉnh hành vi, cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội.

Kể từ khi có Phật giáo và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, thông qua các hoạt động hoằng pháp, và các hoạt động từ thiện góp phần an sinh xã hội, thì đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tỉnh Điện Biên nói chung và cộng đồng người Thái ở Huyện Điện Biên có nhiều những thay đổi đáng kể.

tapchinghiencuuphathoc phat giao dien bien van minh 2

1. Tác động đến suy nghĩ của người dân

Tư tưởng Phật giáo và suy nghĩ của người dân có mối quan hệ mật thiết, gắn bó. Cơ sở của sự hòa nhập đó là xuất phát từ đặc điểm của dân tộc Việt Nam là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước với tín ngưỡng bản địa là đa thần giáo, con người Việt Nam hiền hòa, yêu nước, yêu hòa bình, vì nghĩa và giàu lòng nhân ái. Văn hóa Phật giáo với những giá trị tích cực như từ bi, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn, bình đẳng, bác ái dễ đi vào lòng người, phù hợp với phong tục, tập quán và hòa quyện vào nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thông qua điều kiện lịch sử, dân tộc Việt Nam với gần một ngàn năm Bắc thuộc, chịu biết bao đau khổ, khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, với những giá trị của mình, Phật giáo đã góp phần xoa dịu nỗi đau, nó như một liều thuốc an thần đối với nhân dân ta. Do đó, tư tưởng Phật giáo và suy nghĩ của con người Việt Nam có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ. Thông qua những giá trị tích cực như từ bi, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn, bình đẳng, bác ái dễ đi vào lòng người tạo sự phù hợp với phong tục, tập quán con người Việt Nam.

Trước năm 2014, khi chưa có Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, chưa có chùa. Khi đó huyện Điện Biên chỉ có điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung tại huyện Điện Biên, khu vực chùa Linh Quang ngày nay. Đồng nghĩa với việc người dân trên địa bàn không có chùa để đến, không biết thờ Phật hay văn hóa Phật giáo. Đặc biệt là nhóm cư dân người người đồng bào thiểu số, trong đó có người Thái trên địa bàn huyện. Đối với người Thái ở huyện Điện Biên, việc đi chùa hay tìm hiểu về Phật pháp còn rất hạn chế.

Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Thái ngoài việc gìn giữ những giá trị tập quán quen thuộc thì người Thái ngày nay đã có những chuyển biến tích cực, nhiều nghi lễ hủ tục đã được giản lược hoặc cắt bỏ. Thay vào đó là họ tiếp thu những nét văn hóa mới. Đặc biệt là nhiều yếu tố của Phật giáo được người Thái áp dụng như: đi chùa, lễ Phật, treo ảnh Phật, làm từ thiện, tham gia các đạo tràng, tụng kinh, làm công quả tại chùa…

Để có những chuyển biến như vậy một phần là do công tác hoằng pháp của đội ngũ tăng, ni tại Ban trị sự Phật giáo tỉnh Điện Biên. Một phần là chính người Thái đã chủ động tự tìm hiểu đến Phật pháp và thực hành nó thông qua sự hướng dẫn của các thầy và hội nhóm cùng sinh hoạt.

Khảo sát cư sĩ Phật tử điểm sinh hoạt tôn giáo tập chung Linh Vân chúng tôi nhận thấy có sự tham gia của những người Thái Đen đối với việc đi lễ Phật, làm thiện nguyện, tu tập nghe giảng kinh sách. Các Phật tử này đã theo thầy trụ trì (Thích Hạnh Tịnh) Linh Vân từ những lúc chùa còn khó khăn. Theo thầy trụ trì cho biết: thầy quê ở trong Nam ra Bắc trụ trì điểm sinh hoạt tôn giáo này, lúc đầu khó khăn vất vả vì khu vực này đa phần là người Thái không có thói quen hay tín ngưỡng đi lễ Phật như người Kinh, hơn nữa nhiều người lại không rõ tiếng Việt nên việc vận động họ đến chùa là rất khó khăn.

Hơn nữa, cơ sở vật chất thiếu thốn, ngay cả đất tại điểm sinh hoạt tôn giáo cũng nhiều lần bị nhắc nhở việc tụ tập sinh hoạt tôn giáo. Thế rồi bằng sự kiên trì của thầy trụ trì đã dần xây dựng đạo tràng ngày một đông, cư sĩ Phật tử đến chùa và biết đến nơi đây nhiều hơn. Dần dần, họ theo thầy làm các việc thiện nguyện như nấu cháo phát cho các bệnh viện, nấu cơm chay, quyên góp cho trẻ em nghèo điểm trường xa xôi. Mỗi tuần lễ bếp ăn của điểm sinh hoạt này luôn đỏ lửa để nấu những suất ăn đến với những bệnh nhân nghèo.

Đến nay, riêng đối với người Thái đã có gần 30 người đã quy y tam bảo để trở thành cư sĩ Phật tử tại gia. Đó cũng một phần nhờ thầy trụ trì khuyến pháp để họ tin theo lời Đức Phật dạy làm những điều tốt đẹp cho xã hội. Cụ thể là các phật tử người Thái ở huyện Điện Biên dưới đây:

Phật tử Lường Thị Phong cho biết đã tham gia sinh hoạt đạo tràng Linh Vân được 2 năm. Trong thời gian này lúc nào công việc rảnh là chị lại cùng nhiều chị em tham gia sinh hoạt tại đây. Chị được thầy giảng về nếp sống văn hóa mới, biết ăn chay, tụng kinh niệm Phật. Lại được cùng đạo tràng tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội. Chị cảm thấy mỗi ngày có nhiều năng lượng hơn để lo toan việc nhà cửa và cuộc sống.

Phật tử Lò Thị Dỉnh cho biết chị và gia đình gồm chồng con cứ cuối tuần, rằm, mồng một đều đến chùa và điểm sinh hoạt đạo tràng Linh Vân, vừa tham gia sinh hoạt tụng kinh nghe pháp, vừa tham gia công quả. Gia đình tham gia nhiều công việc của đạo tràng.

Phật tử Lò Thị Đinh cũng là người tham gia sinh hoạt đào tràng từ những ngày đầu thành lập. Chị cho biết lúc đầu nghe thầy giảng cũng không hiểu gì, dần dần được thầy chỉ dạy, tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Từ đó mà chị cảm thấy đời sống an nhiên và hạnh phúc.

Phật tử Quàng Thị Biên còn cho biết chị kể từ khi mang những điều tốt đẹp học được tại chùa đã về chia sẻ với gia đình đặc biệt là chồng, dần dần chồng đã bỏ rượu, thuốc lá, ăn nhiều rau củ, và cũng không còn đánh bài.

Phật tử Lò Thị Sương huyện Điện Biên cho biết: trước kia chị không biết đến lễ Phật Đản là gì, cũng tò mò đi xem nhà chùa rước tượng trên phố trong ngày Phật đản. Kể từ lần đó tôi thường đến chùa nhiều hơn và bắt đầu tìm hiểu về Phật giáo. Sau này được sự chỉ bảo của chư Tôn đức và được tham gia sinh hoạt tại đào tràng Linh Vân chị đã hiểu nhiều về Phật giáo. Năm nay 2024, chị đã thỉnh chư Tôn đức về hướng dẫn lập bàn thờ Phật và làm lễ tắm Phật đản sinh tại nhà.

Trao đổi với chúng tôi, Phật tử Lò Thị Dỉnh cho biết: tôi cảm ơn thầy trụ trì nhiều lắm, thầy đã cho tôi biết đến Phật pháp, dạy tôi tụng kinh, dạy tôi biết cho đi để nhận lại và giáo dục con cái trong gia đình làm việc thiện. Bỏ việc ác, loại bỏ dần các hủ tục cũ. Từ đó trong gia đình lúc nào cũng đầm ấm, con cái chăm ngoan, chồng chịu khó làm việc, ít nhậu nhẹt tụ tập đánh bài. Cuộc sống gia đình no đủ, còn có để quyên góp chút ít cho những công tác từ thiện của thầy.

Như vậy, có thể thấy rằng vai trò của các đạo tràng đối với việc hoằng pháp của chư Tôn đức ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của Phật tử đối với Phật giáo. Sự chuyển biến của mỗi Phật tử đồng nghĩa với việc gia đình họ cũng có những ảnh hưởng nhất định. Từ sự thay đổi của mỗi cá nhân dẫn đến sự thay đổi của cả gia đình cộng đồng.

tapchinghiencuuphathoc phat giao dien bien van minh 5

2. Tác động đến phong tục, tập quán

Đi chùa lễ Phật hoặc tham gia sinh hoạt tôn giáo là cái gì đó xa lạ đối với cộng đồng người Thái ở huyện Điện Biên nhiều năm trước. Bởi lẽ lúc đó Phật giáo chưa có sự ảnh hưởng rộng rãi tới Điện Biên. Một là cơ sở vật chất chưa có, hai là phong tục tập quán cũ của cư dân bản địa còn nặng về các hủ tục, đặc biệt là nhóm đồng bào thiểu số.

Đến nay kể từ khi Ban trị sự GHPG tỉnh Điện Biên kiện toàn bộ máy và tham gia phát triển Phật giáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thì Phật giáo đã có những thành tựu đáng kể. Những giáo lý tốt đẹp, lời dạy của đức Phật đã được truyền giảng cho nhân dân Phật tử. Bên cạnh đó là giảng dạy về văn hóa tín ngưỡng tâm linh khi đến chùa.

Đa số người Thái ở huyện Điện Biên thường đi chùa lễ Phật vào những ngày lễ, ngày tết hay ngày sóc, vọng. Hình ảnh này đã dần trở nên quen thuộc hàng chục năm nay trong đời sống của. Trong những ngày đó, cảnh bà con đồng bào Thái đưa nhau đến chùa lễ Phật, (đông nhất vẫn là phụ nữ và thanh niên), họ lên chùa thắp hương thành tâm trước Tam Bảo. Họ cũng tập niệm Phật, nhỏ to đọc kinh và cầu những điều mong muốn ở trong lòng. Ở họ những người Thái này khi đến chùa không ai bảo ai họ nhẹ nhàng không ồn ào xô bồ như những nơi công cộng khác.

Đó chính là sự chuyển biến trong nhận thức của họ khi đến chùa. Điều mà 10 năm trước họ chưa biết đến. Tác giả luận văn đã chứng kiến bà con người Thái đến chùa, đặc biệt là các ngày lễ tết, vừa là đi vãn cảnh chùa, hai là để dâng hoa trà quả phẩm lên Tam Bảo. Cái đặc biệt ở chỗ khi gặp các thầy trụ trì, sư ông, ni sư họ đều chắp tay, cúi chào và niệm A Di Đà Phật. Bên cạnh đó, họ cũng mang theo hoa, quả, hương lên chùa dâng cúng Phật. Mặc dù lễ mọn lòng thành nhưng nhìn cách họ quỳ trước Tam Bảo mới thấy được sự chuyển biến về tinh thần khi Phật giáo đã dần ăn sâu vào trong đời sống của họ.

Trong các dịp lễ lớn như Lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ phóng sinh, lễ Hoa đăng không còn là lễ riêng của nhà Phật, mà những người dân lao động người Thái trong những ngày đó, có một sinh hoạt cộng đồng khá tưng bừng, tấp nập. Tục ăn chay vào những ngày mùng một và ngày 15 âm lịch hằng tháng đã trở nên phổ biến không những đối với người xuất gia tu hành mà còn khá phổ biến đối với đông đảo người Thái.

Họ biết ăn chay có người ăn vài ngày trong mỗi tháng, hay có khi cả tháng. Vì thế tục ăn chay đã trở nên phổ biến trong những gia đình Phật tử người Thái huyện Điện Biên. Họ nhận thức được rằng việc ăn chay không những là giúp cho sức khỏe mà còn là một trong những giới luật của Phật giáo.

Ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa Phật giáo còn thể hiện trong cách ăn mặc, thực đơn hàng ngày trong các gia đình người Thái cũng đã có nhiều thay đổi, họ cũng biết quan tâm đến sức khỏe sử dụng nhiều món ăn tự nhiên như rau, củ, quả. Còn mặc trang phục khi đên chùa trong thời gian rảnh rỗi để chấp tác hoặc công quả trong ngày thường cũng như ngày lễ; một bộ phận nữa là những người mến mộ với đạo Phật, họ chưa có điều kiện để đến với chùa, Phật thường xuyên thì ở trong gia đình họ tự tu tại gia, ăn chay một số ngày nhất định. Mặc trang phục áo nâu Phật giáo và có tụng kinh tại nhà.

Bà con phật tử người Thái cho biết, khi Điện Biên có chùa, người Thái đã thường xuyên đến chùa, được các thầy chỉ dạy cách lễ Phật, nghe giảng pháp thì họ đã có những tiếp nhận tích cực. Nếu như trước đây, đàn ông người Thái nhiều người uống rượu say khướt, thì ngày nay họ đã ít uống say hơn, hoặc uống ít đi khi được các Thầy chùa giảng dạy.

Phật tử Lẻo Thị Thuân pháp danh Diệu An cho biết: thay đổi của chị là biết đến Phật pháp và áp dụng vào trong thực tế và đưa Phật pháp vào cho người đồng bào hiểu thêm về Phật pháp để họ áp dụng vào trong đời sống.

Phật tử Lường Thị Mây, pháp danh Diệu Hòa cho biết: khi mới đọc câu kinh chị không hiểu nhưng khi đọc được hiểu được và chị còn khuyên bà con trong bản cùng đi đến sinh hoạt, từ đó trong gia đình có nhiều sự chuyển biến. Con cái ngoan ngoãn, gia đình đầm ấm.

Phật tử Diệu An Phước (người Thái) cho biết chị biết đến tụng kinh là gì sau được các thầy ở Điện Biên xuống chỉ dạy, chị đã biết đến tụng kinh, niệm Phật. Từ đó chị chăm chỉ đi sinh hoạt cùng bà con.

Theo Đại đức Thích Nhuận Thanh thì bà con khi nghe các thầy giảng thì họ sẽ thay đổi chính bản thân họ, ví dụ ngày xưa khi chưa có điểm sinh hoạt và chùa thì người đồng bào thường tụ tập ăn nhậu, đánh bài, bây giờ thì gọ dành thời gian đó để sinh hoạt tụng kinh niệm Phật và từ đó họ thay đổi những thói quen cũ chưa đẹp của họ.

Đánh giá tác động của Phật giáo đến với người đồng bào ông Lò Văn Mừng Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban dân vận, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Điện Biên cho biết: hoạt động Phật giáo có những ảnh hưởng tích cực rất lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tộc, làm cho người đồng bào nhận thức được là cần có tư duy đổi mới những vấn đề về hủ tục lạc hậu không phù hợp với sự phát triển của đời sống hiện nay.

Theo Thượng tọa. TS. Thích Đức Thiện, Trưởng Ban TSGHPG tỉnh Điện Biên cho biết: sau chặng đường 10 năm, BTS đã xây dựng được 3 ngôi chùa, Linh Quang, Linh Sơn, Linh Ứng và thành lập được nhiều các điểm sinh hoạt tôn giáo tập chung tạo điều kiện tốt nhất cho đồng bào Phật tử sinh hoạt tôn giáo, từ đó có sơ hội phổ biến đường lối chính sách về tôn giáo, khuyên đồng bào thực hiện tốt pháp luật của nhà nước, và dạy cho họ giáo lý của nhà Phật.

tapchinghiencuuphathoc phat giao dien bien van minh 4

Hình ảnh nhóm thiện nguyện tại chùa Linh Quang – Điện Biên

3. Phật giáo tác động đến phong tục tập quán truyền thống của người Thái

Phật giáo với những nghi lễ, phong tục tập quán tạo nên nét đàm đà văn hóa Việt Nam. Trong đó, có tâm lý, đạo đức của người dân Việt, cũng như trong cách thức giao tiếp, ứng xử, trong phong tục, tập quán, góp phần hình thành những giá trị, chuẩn mực trong lối sống của con người.

Kể từ khi có Phật giáo vào Điện Biên đã tham gia có hiệu quả vào hoạt động an sinh xã hội, góp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Ngoài ra, theo giáo lý đức Phật đã khuyên con người nên chung sống hài hòa với thiên nhiên, sống hòa mình với muôn loài cây cỏ, hoa lá, chim muông, yêu thương tất cả sinh vật… “Phật giáo còn in đậm dấu ấn của mình trong phong tục, tập quán của người dân như tập tục ăn chay, thờ Phật, phóng sinh và bố thí”. Xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, việc ăn chay, tục lệ bố thí và phóng sinh cũng đã và đang ăn sâu vào trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân và ngày càng có xu hướng gia tăng.

Vào những ngày rằm, mồng một hàng tháng những cư dân người Thái và những ngày lễ của Phật giáo thường đến các chùa, nơi thờ tự với lòng thành kính để cầu khấn cho gia chung được an lành, mạnh khỏe, bình an trong cuộc sống. Mặc dù, họ không hiểu rõ những giáo lý của nhà Phật, như “Tứ diệu đế”, hay “Bát chính đạo”; không biết cặn kẽ thuyết “nhân quả”, “luân hồi” nhưng họ có thể tin những điều đó dưới góc độ luân lý, đạo đức.

Thường các nghi lễ về tang ma của người Thái trước kia do thầy Tào, thầy Mo được người dân mời về làm lễ.

Ma chay: Người Thái lúc già yếu, qua đời cũng được mọi người tôn kính, lòng tôn kính đó cũng được thể hiện qua nhiều nghi lễ, đặc biệt là nghi lễ ca hát đưa linh cữu người chết, nhất là người có nhiều công đức, được con cháu đầy đàn tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. Nghi lễ được tổ chức rất trọng đại trong bầu không khí đau thương nhưng thấm đượm tình cảm nồng ấm.

Khi một người trong bản tắt thở, người ta truyền tin cho nhau, mọi người trong bản đều ngừng tay lao động, tập trung đến nhà người quá cố để chia buồn và giúp gia chủ làm tang lễ, thanh niên trai tráng thì lên rừng chặt những cây gỗ tốt nhất về làm áo quan, phụ nữ thì nấu cơm, nấu nước thơm, dệt áo mới để làm lễ tịnh thân, thay áo mới cho người quá cố. Cả bản đến tiễn đưa linh hồn người quá cố cữu cầu mong cho linh hồn người chết sớm về cõi cực lạc của tổ tiên.

Gia chủ còn phải mời một người chuyên hát những bài ca đưa linh với lời hát vừa bị thương, vừa trữ tình ca ngợi công đức của người chết. Và như vậy, các bậc cao niên trong cộng đồng người Thái thanh thản, nhẹ nhàng ra đi trong bầu không khí lễ nghi long trọng, tôn kính và nhớ thương của cả bản làng.

Tuy nhiên, khi có chùa và các Tăng/ Ni thì nhiều gia đình đồng bào người Thái cũng có thỉnh các thầy về làm lễ. Trong tang ma dưới sự trợ duyên của các thầy/ Tăng, Ni đến gia đình tang chủ tụng kinh cho tang chủ được siêu thoát. Hiện nay, cũng có những tang chủ có những lý do mà gửi vong của người đã mất lên chùa. Cậy nhờ Tam Bảo để hàng ngày được nghe kinh nương nhờ cửa Phật. Bên cạnh đó việc tổ chức cầu siêu cho người đã mất cũng được người Thái chú trọng. Từ đó có thể nhận thấy, dưới những tác động của Phật giáo đến người dân mà họ cũng đã có những chuyển biến tích cực đến nhiều mặt trong đời sống.

Về cưới hỏi trước kia người Thái đều tổ chức tại nhà riêng, hiện nay một bộ phận giới trẻ đã có những mong muốn được tổ chức lễ hằng thuận tại chùa. Thông qua các nghi thức tổ chức lễ hằng thuận tại chùa, các cặp đôi được giảng dạy về kiến thức của Phật giáo, đó là trang bị cho các đôi học tập những điều tốt đẹp của Phật giáo, dạy họ cách yêu thương, quan tâm lẫn nhau và biết chia sẻ. Họ được học kinh nhân quả, kinh Phước đức giúp họ biết được kiếp này phải làm những việc thiện, để tích phúc, tích thiện. Để đời sau con cháu được hưởng phúc lâu giàu bền.

tapchinghiencuuphathoc phat giao dien bien van minh 3

Hình ảnh nhóm thiện nguyện tại Mường Ẳng

4. Tác động đến tín ngưỡng, đạo đức lối sống

Văn hóa Phật giáo khuyên con người làm điều lành, tu nhân, tích đức hướng tới chuẩn mực đạo đức xã hội như hiếu thảo cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác… Với những tư tưởng về “vô thường, vô ngã”, “từ, bi, hỷ, xả”, “luân hồi, quả báo”, “nhân quả”... Phật giáo đã phần nào đáp ứng nhu cầu về tâm linh của người dân. Mặt khác, đạo đức Phật giáo, góp phần bổ sung những giá trị đạo đức mới, phù hợp với tâm lý, đạo đức, làm phong phú và sâu sắc thêm hệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Phật giáo không khuyên con người hướng tới một thế giới an nhiên, hư ảo mà cần hướng tới chính là cuộc sống hiện thực này.

Phật giáo những giá trị đạo đức mang tính mẫu mực, phù hợp tâm lý, cốt cách người Việt đó là tư tưởng nhân đạo, tinh thần bác ái, cứu khổ, cứu nạn, vì cuộc sống bình yên của con người. Phật giáo khuyên con người sống hướng thiện, tin vào nghiệp báo luân hồi… mà tự giác hành động hướng thiện. Có thể nói, những tư tưởng Phật giáo đều có giá trị giáo dục đạo đức rất lớn. Tình thương và lòng nhân ái sẽ giúp con người từ bỏ dần tính ích kỷ, từ bỏ lòng tham lam, sự sân hận và từ đó cũng diệt trừ được tam độc (tham, sân, si) đó chính là cội rễ nảy sinh sự xung đột, chiến tranh, bạo hành trong xã hội.

Khi chưa có Phật giáo, và chùa thì người Thái chỉ theo tập tục cũ truyền thống bao đời của họ. Tuy nhiên, từ khi có chùa, và Phật giáo thì một bộ phận cư dân người Thái đã có sự giác ngộ và mong muốn được tìm hiểu về đạo Phật. Người Thái thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần nông nghiệp, thần sông núi. Việc thờ cúng gắn liền với các lễ hội trong năm như: lễ xuống đồng, lễ cầu mưa, lễ rước hồn lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới… Tục cưới xin, tang ma được tổ chức chặt chẽ theo nghi thức truyền thống.

Cúng tổ tiên ở người Thái Ðen vào tháng 7, 8 âm lịch. Người Thái Trắng ăn tết theo âm lịch. Bản mường có cúng thần đất, núi, nước và linh hồn người làm trụ cột.

Trong các nghi lễ này đạo Phật cũng được người Thái áp dụng từ việc sắm lễ, bày biện đến việc thỉnh sư thầy về trợ tế lễ, niệm Phật.

tapchinghiencuuphathoc phat giao dien bien van minh 1

Hoạt động thiện nguyện tại Mường Ẳng

5. Kết luận

Từ những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với cụm cư dân người Thái trên địa bàn huyện Điện Biên có thể thấy rằng đời sống văn hóa tinh thần của họ có nhiều sự thay đổi tích cực. Nhiều hủ tục lạc hậu, không phù hợp đã bị giản hóa, thay vào đó là người dân đã biết tiếp thu những cái mới hay hơn, tốt hơn. Từ đó gia đình được yên ấm, giàu có. Nhiều gia đình đã xây dựng được nhà mới to đẹp hơn.

Đời sống tinh thần đã được cải thiện, thay vì tụ tập ăn uống say xỉn, người Thái giờ đây năng đến chùa niệm Phật, đến chùa làm từ thiện. Tham gia các nhóm thiện nguyện thường xuyên hơn.

Tác giả: Thích Giác Giáo (Đào Ngọc Toàn)

Học viên cao học Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2015.
2. Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2016
3. Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2017.
4. Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2018.
5. Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2019
6. Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2020.
7. Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2021.
8. Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2022
9. Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Điện Biên, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2023
10. Lương Thị Đại 2010, Hôn nhân truyền thống dân tộc Thái ở Điện Biên / Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Nxb Văn Hóa dân tộc, HN.

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường