Phật giáo huyện Ba Vì cầu siêu, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội
ISSN: 2734-9195
13:11 23/09/2023
ĐĐ.Thích Đạo Thịnh - Phó Trưởng Ban TTTT T.Ư - GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN huyện Ba Vì, NS.Thích Đàm Liên, Phó Trưởng BTS GHPGVN huyện cùng Chư tôn đức tăng, ni, phật tử Phật giáo huyện Ba Vì cũng về tham dự buổi lễ cầu siêu.
Ngày 22/09/2023 (08/08/Quý Mão), BTS GHPGVN huyện Ba Vì tổ chức buổi lễ cầu siêu cho 56 nạn nhân trong vụ hỏa nạn tại số nhà 37 ngõ 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và lễ cầu siêu cho 7 nạn nhân trong trận lũ tại thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai cùng các nạn nhân tai nạn giao thông tại huyện Ba Vì trong những năm qua..
Trong không khí trang nghiêm, thành tâm của đông đảo nhân dân, phật tử, buổi lễ cầu siêu diễn ra theo các nghi thức truyền thống của Phật giáo. Các tăng ni, phật tử và người dân cùng cầu nguyện siêu độ và cầu an cho các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn ở phố Khương Hạ vào đêm 12/9 đã khiến 56 người tử vong và hàng chục người bị thương. Cầu nguyện cho quốc thái dân an, mọi người, mọi nhà được bình an, hạnh phúc.
Đây là hoạt động có ý nghĩa về mặt tâm linh không chỉ xoa dịu phần nào những mất mát, nỗi đau cho thân nhân các nạn nhân, mà còn là sự sẻ chia từ cộng đồng để tưởng nhớ và bày tỏ niềm thương cảm với những người xấu số.
Thông qua nghi lễ cầu siêu và tưởng niệm cũng đã truyền đi thông điệp về phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc; lan tỏa tinh thần từ bi cứu khổ của Đạo Phật, cũng như lòng yêu thương, tinh thần chia sẻ của người dân Việt Nam.
Buổi lễ cầu siêu được tổ chức là hoạt động tâm linh trong nghĩa cử phụng sự chúng sinh một cách thiết thực do Ban Thường trực BST GHPGVN Tp.Hà Nội hướng tâm chỉ đạo, BTS GHPGVN huyện Ba Vì nhất tâm hưởng ứng và tổ chức thực hiện.
Đại đức Thích Đạo Thịnh - Phó Trưởng Ban TTTT T.Ư - GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN huyện Ba Vì chủ trì nghi lễ, NS.Thích Đàm Liên, Phó Trưởng BTS GHPGVN huyện cùng Chư tôn đức tăng, ni, phật tử huyện Ba Vì cùng hiệp tâm cầu nguyện: “Thực hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, nhằm chia sẻ trách nhiệm với xã hội, làm vơi bớt nỗi đau thương cùng gia đình các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn tại chung cư mini ngõ 29/70 phố Khương Hạ, BTS GHPGVN huyện Ba Vì tổ chức lễ cầu nguyện cho các nạn nhân tử vong được vãng sinh an lạc quốc, người bị thương tổn được bình an, tai qua nạn khỏi”.
Chư tăng, ni, phật tử tham dự cầu siêu 56 nạn nhân trong vụ hoả nạn phố Khương Hạ.
Hoạt động tâm linh của Phật giáo huyện Ba Vì, nhằm chia sẻ nỗi đau buồn, mất mát của các gia đình trong vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng vừa qua, đồng thời cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, Phật giáo huyện Ba Vì và Chư tăng chùa Khai Nguyên cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Thăm, tặng quà các gia đình nạn nhân; chỉ đạo cứu chữa kịp thời những người đang bị thương; quyên góp tiền của, vật dụng hỗ trợ các gia đình có người tử vong, người bị nạn...
Đức Phật đã chỉ ra rằng sân hận là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khổ đau không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội. Trong Kinh Tăng Chi, Ngài nói: "Sân hận làm con người đánh mất lý trí, không còn nhìn thấy sự thật của mọi sự vật. Khi chúng ta nuôi dưỡng sân hận, chúng ta tự tạo ra một khổ đau vô tận cho chính mình."
Trong khi AI mang lại tiềm năng hỗ trợ nghiên cứu tôn giáo, nó cũng đặt ra những thách thức đạo đức và triết học cho các tôn giáo truyền thống. Mối quan hệ này tiếp tục tiến hóa, đem lại cái nhìn mới mẻ về vai trò của tôn giáo trong thời đại AI.
Thiện nam, thiện nữ không chỉ thọ trì kinh Pháp Hoa dũng mãnh, tinh tấn mà còn thực hành 6 pháp Ba la mật, bố thí, trì giới nghiêm chỉnh, nhẫn nhục, thiền định, quán sát trí tuệ, công đức này thù thắng vô biên.
Qua triết lý "Phật tại tâm," vua Trần Thái Tông đã mở ra một hướng đi dung dị mà sâu sắc cho người học Phật: hướng tâm trở về, trực ngộ chân lý ngay trong sự tỉnh thức của chính mình.
Đức Phật đã chỉ ra rằng sân hận là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khổ đau không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội. Trong Kinh Tăng Chi, Ngài nói: "Sân hận làm con người đánh mất lý trí, không còn nhìn thấy sự thật của mọi sự vật. Khi chúng ta nuôi dưỡng sân hận, chúng ta tự tạo ra một khổ đau vô tận cho chính mình."
Robot có thể mô phỏng hành vi giác ngộ, nhưng đó chỉ là vỏ bọc trống rỗng, không chứa đựng bản chất chân thật. Do đó, giác ngộ mãi mãi thuộc về thế giới của tâm thức, ngoài tầm với của máy móc vô tri.
Phật giáo dạy rằng, người tu hành phải làm chủ tâm trí, không để ngoại cảnh chi phối. Người phóng viên ảnh cũng vậy: cần làm chủ AI như một công cụ, để nó hỗ trợ mình thay vì áp đảo sự sáng tạo cá nhân.
Bài viết của Paul Graham đã đặt ra một vấn đề đáng báo động trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão: Liệu chúng ta có đánh đổi khả năng tư duy của mình lấy sự tiện lợi từ AI?
Giữa đêm trường, lời tâm sự của bậc chân tu cao niên, bên thềm lễ hội. Giữa không gian miền quê bao la, bao quanh sóng nước dập dềnh, một đêm trên một cù lao thú vị, đáng nhớ!
Nếu như có người muốn thấu rõ tất cả chư Phật mười phương ba đời, thì hãy quán sát tính pháp giới. Pháp giới là chân như thật quán, chỉ tâm thức quán. Tất cả hết thảy cảnh giới đều do tâm tạo ra.
Bình luận (0)