Trang chủ Bài viết nổi bật Phật giáo dấn thân: Tầm nhìn, kỳ vọng và thận trọng

Phật giáo dấn thân: Tầm nhìn, kỳ vọng và thận trọng

Tầm nhìn của Phật giáo về sự hưng thịnh rất hấp dẫn, và cũng như thế, nghĩa vụ của chúng ta là làm cho thế giới ngày càng thêm tươi đẹp hơn - nhưng giáo lý đạo Phật cần được bổ sung bằng một lý thuyết hoàn hảo về sự cải cách xã hội

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Tầm nhìn của Phật giáo về sự hưng thịnh rất hấp dẫn, và cũng như thế, nghĩa vụ của chúng ta là làm cho thế giới ngày càng thêm tươi đẹp hơn – nhưng giáo lý đạo Phật cần được bổ sung bằng một lý thuyết hoàn hảo về sự cải cách xã hội.

Tác giả: Seth Zuihō Segall
Việt dịch: Thích Vân Phong

Tôi ủng hộ sự hiểu biết về giá trị của sự an nhiên tự tại, thực tế và nhân văn về Phật giáo, nghĩa là, Phật giáo như một lối sống nâng cao sự an lạc, thịnh đạt của cá nhân và xã hội. Khi nói đến sự phát triển cá nhân, tôi muốn nói đến đời sống thoả mãn về mặt cảm xúc, có ý nghĩa, giàu có về mặt tâm lý và quan tâm đến các khả năng đạo đức và thẩm mỹ trong từng thời điểm. Những cuộc sống đón nhận các giá trị Phật giáo về từ bi, bác ái, bình đẳng, chuyển hoá tam độc tham, sân, si thành tam vô lậu học giới, định, tuệ, trung thực, kiên nhẫn, kiên trì, bao dung độ lượng và đánh giá cao trí tuệ Phật giáo về sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta với tất cả chúng sinh và Hành tinh.

Cuộc sống được định hướng bởi đạo đức nhân văn hay quan tâm đến nhân loại, sự vật và điều kiện nằm trong vòng đời của chúng ta. Khi nói đến sự an lạc thịnh đạt tập thể, ý tôi là cùng tạo ra những điều kiện xã hội cho phép mọi người cùng phát triển thịnh vượng. Chúng ta cùng chung trách nhiệm với nhau và chịu trách nhiệm trong việc tạo ra thế giới ngày thêm tươi đẹp mà chúng ta muốn các thế hệ con cháu chúng ta kế thừa.

Tôi nghĩ chúng ta nên xem lại những hành động cá nhân mà chúng ta thực hiện như một cuộc mua trái phiếu cho tương lai mà chúng ta sẽ sống. Chúng ta chi tiêu mỗi một USD đều mua trái phiếu cho tương lai: những gì chúng ta đang mua trái phiếu có thực sự lành mạnh và có lợi ích hay không? Công ty sản xuất nó có quan tâm đến người lao động và môi trường hay không? Nó vận động hành lang cho điều gì ở Washington? Nghề nghiệp mà chúng ta đã chọn có góp phần mang lại hạnh phúc cho người khác hay chỉ khiến chúng ta trở nên giàu to? Thực phẩm chúng ta ăn có hỗ trợ việc chăn nuôi công nghiệp vô nhân đạo không? Nhà của chúng ta có sử dụng năng lượng tái tạo hay không? Mỗi cuộc trò chuyện mà chúng ta tham gia cũng góp phần làm cho tương lai trở nên tươi đẹp hơn hoặc tồi tệ hơn.

Chúng ta cũng có thể cùng với những người khác tham gia hành động tập thể để thay đổi dư luận, kiến nghị chính phủ hoặc duy trì các tổ chức theo đuổi công lý. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải làm như thế với cách đúng đắn. Chúng ta không nên chống lại hay ghét bỏ người khác mà nên được thúc đẩy bởi đạo đức nhân văn về sự xả kỷ vị tha, hay quan tâm đến mọi người.

Chúng ta nên tránh tình trạng xảy ra sự tranh cãi với người khác – lý lẽ không bao giờ thay đổi tâm hồn – nhưng chúng ta luôn có thể gieo hạt giống lành mạnh, giải thích cách thức và lý do tại sao chúng ta nhìn mọi thứ khác đi. Và có những cuộc trò chuyện này có nghĩa là lắng nghe cũng như giải thích. Chúng ta có điều gì đó để học hỏi từ mọi người, thậm chí – đặc biệt có thể – những người mà chúng ta không đồng tình.

Cuối cùng chúng ta cần một lý thuyết thực tế về việc cải cách xã hội. Các xã hội không bao giờ có thể tự canh tân mà chỉ có thể phát triển từ nơi hiện tại khi điều kiện cho phép. Một số người cho rằng chúng ta cần những giải pháp mang tính cách mạng – nhưng sau Cách mạng Nga, Đế quốc Nga vẫn rất Nga; sau Cách mạng Pháp, Đế quốc Pháp vẫn là nước Pháp. Tôi ước mình có thể lạc quan hơn về lý thuyết cho rằng nếu chúng ta đốt cháy mọi thứ, thứ gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh từ đống tro tàn, nhưng không có ví dụ lịch sử nào xảy ra về điều này.

Chúng ta cần một tầm nhìn dài hạn về sự cải cách xã hội. Việc bãi bỏ chế độ nô lệ, thiết lập quyền bầu cử của phụ nữ, hôn nhân đồng tính và chăm sóc sức khoẻ do nhà nước tài trợ đều là những dự án dài hạn với thời gian từ 50, 75 và 100 năm, để đạt được các mục tiêu ban đầu và thậm chí đến nay đã hoàn thành toàn bộ các dự án này, và bây giờ ngay cả toàn bộ các mục tiêu này ở khắp mọi nơi trên thế giới vẫn chưa được hoàn thành.

Tại sao với sự ủng hộ từ phong trào bãi nô Anh, Quốc hội Anh ban hành Đạo luật buôn bán nô lệ vào năm 1807, theo đó bãi bỏ việc buôn bán nô lệ trong đế quốc mà không phải 25, 50 hay 100 năm trước đó? Tại sao Tu chính án 15 (Đề xuất ngày 26 tháng 2 năm 1869, phê chuẩn ngày 3 tháng 2 năm 1870) Quyền bầu cử của các công dân Hoa Kỳ sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế, dựa vào lý do chủng tộc, màu da hay tình trạng nô lệ trước đây. Hiến pháp Hoa Kỳ đảm bảo cho nam giới da đen có quyền bầu cử chứ không phải phụ nữ? Câu trả lời cho những câu thắc mắc này chỉ ra một danh sách dài bởi các biến cố lịch sử – những thay đổi về thái độ, niềm tin, thói quen, chuẩn mực, đạo đức, công nghệ, kinh tế, nhân khẩu học và quan hệ quốc tế phải diễn ra trước khi những dự án này có thể đạt được kết quả. Tất cả các phong trào này cũng đòi hỏi những đội tiên phong tận tâm làm việc để huy động dư luận trong thời gian dài, nhưng chỉ điều đó thôi thì không bao giờ là đủ.

Phat giao Dan than Tam nhin Ky vong va Than trong

Ảnh minh họa: Internet.

Khi chúng ta nhìn vào chiều hướng lịch sử – về sự hưng thịnh và suy tàn của Athens và Rome; hoặc hai thiên niên kỷ Chính quyền tập trung duy nhất của quyền lực Trung Quốc từ thời nhà Hán đến Tập Cận Bình (習近平); hoặc 500 năm Chế độ chuyên quyền Đế quốc Nga từ Ivan Bạo chúa (tại vị 1547-1575), Nữ hoàng đầu tiên của Đế quốc Nga Ekaterina (tại vị 1725-11727) cho tới các thể chế đương đại trên thế giới.

Chúng ta không thấy dần dần có sự chuyển động nào hướng tới những xã hội tương sáng hơn và hạnh phúc hơn – mọi thứ chỉ là sự thăng trầm thay đổi liên tục. Giấc mơ hiện đại của chúng ta về việc thúc đẩy xã hội hướng tới sự bình đẳng hơn về chính trị và kinh tế, chuyển biến lịch sử theo hướng công bằng hơn, là một phần quan trọng của thời hiện đại. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng mọi phong trào tiến bộ đều tạo ra một phản ứng dữ dội – giống như đối với Cách mạng Pháp, sự Phản ứng Thermidorian (Tiếng Pháp: Réaction thermidorienne hay Công ước thermidorienne, “Công ước về nhiệt độ”) là thuật ngữ phổ biến, trong sử ký của Tiếng Pháp Cách mạng, trong khoảng thời gian từ khi lật đổ Maximilien Robespierre vào ngày 9 Thermidor II, tức ngày 27 tháng 7 năm 1794 – có thể lấn át tiến trình hướng tới sự công bằng hơn nếu hành động xã hội không đi kèm với sự khôn ngoan mà Aristotle gọi là phronesis hay lý trí thực tế.

Điều này cũng tương tự với tất cả các phong trào, nhằm cải thiện tình trạng xã hội – Dự án Nho giáo do Khổng Tử (551-475 trước CN) thời Xuân Thu – Chiến Quốc sáng lập ở Trung Hoa, dự án Giáo sĩ trong Cải cách Tin Lành, dự án Bolshevik trong Cách mạng Nga 1917 và dự án Tin Lành trong Phong trào Điều độ: Một phong trào xã hội Hoa Kỳ trong những năm 1820 và 1830 thúc đẩy việc cai rượu. Ở đó các phong trào tiên phong đã cố gắng cải cách xã hội bằng cách thuyết giảng, chỉ trích, trừng phạt nghiêm khắc, làm xấu xí hình ảnh và tẩy chay – và Tổng cục Trại giam (Gulag, ГУЛаг), hệ thống trại cải tạo bằng lao động, lần lượt chịu sự quản lý của Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô, Bộ Nội vụ Liên Xô, Bộ Tư pháp Liên Xô trong thời gian từ năm 1930-1960 cũng như máy chém. Những nỗ lực tiến bộ nhằm cải cách người Mỹ bằng cách tịnh hoá họ khỏi tội lỗi bởi những hành vi phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, phân biệt tuổi tác, ghê sợ đồng tính luyến ái và sự kỳ thị chuyển giới có sự tương đồng đáng kể với các cộc thập tự chinh trong quá khứ.

Dù cố gắng cách mấy để tiên phong trong các phong trào, người ta vẫn ngoan cố chống lại việc ép buộc phải cải tiến. Họ không muốn bị mắng mỏ, bị sỉ nhục, bị dèm pha, thú nhận tội lỗi hoặc bị biến thành ‘nhóm người cải thiện hơn’. Họ chỉ muốn có cuộc sống yên ổn mà bản thân không bị ai ép buộc và can thiệp. Hiện nay phần lớn chủ nghĩa dân tuý cánh hữu phản kháng và phẫn nộ này trước những nỗ lực biến họ thành những người ‘văn minh’ hơn.

Điều này không có nghĩa là không bao giờ thành công trong cải cách. Phong trào ôn hoà đã làm giảm đáng kể mức tiêu dùng rượu bia của người Mỹ.

Cuộc Cải Cách Tin Lành hay Cải cách Kháng nghị đã kêu gọi những người tin kính Chúa quay lại với Lời Chúa trong Kinh Thánh thay vì đi theo những giáo luật, giáo lệ của giáo hội thời trung cổ. Từ đó, những nước tiếp nhận Tin Lành như Anh, Đức, và các nước Bắc Âu đã có những tiến bộ vượt bậc về kinh tế xã hội, vượt trên những nước không cải cách như Pháp, Ý, và các nước Nam Âu. Những phong trào này là tất cả các khía cạnh của dự án dài hạn mà chúng tôi gọi là nền văn minh: biến những kẻ say xỉn tỏ thái độ cộc cằn và thô bạo, cãi vả thành những người phù hợp với xã hội mang tính lịch sự.

Tuy nhiên, nền văn minh cũng có cái giá của nó và chúng ta không nên ngạc nhiên khi mọi người phẫn nộ với giới tinh hoa có ý định cải thiện họ. Đây là lập luận ủng hộ việc áp dụng một cách tiếp cận nhân đạo hơn để cải thiện nền văn minh với ít sự trách mắng, miệt thị và tẩy chay hơn – nhiều củ cà rốt hơn là cây gậy; củng cố tích cực hơn là trừng phạt; ‘Thiên Chúa yêu bạn’ (God loves you) hơn lửa địa ngục và hoả diệm sơn.

Chúng ta sẽ không bao giờ xoá bỏ Chủ nghĩa Tư bản hay Chủ nghĩa tân Tự do (chủ nghĩa tự do thể chế), cũng như chưa ai từng xoá bỏ chế độ phong kiến hay Chủ nghĩa trọng thương (mercantilism, là tư tưởng và chính sách kinh tế hình thành ở Anh và Pháp trong thế kỷ 17 cùng với sự phát triển của tư bản thương mại). Một ngày nào đó, Chủ nghĩa Tư bản hay Chủ nghĩa tân Tự do sẽ phát triển thành một thứ khác – giống như chủ nghĩa phong kiến tiến hoá thành chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng thương phát triển thành chủ nghĩa tư bản. Thay vì nói về việc xoá bỏ sở hữu tư nhân, động cơ lợi nhuận, chủ nghĩa toàn cầu hoá hay các tập đoàn đa quốc gia, hãy noi về việc thiết lập các giới hạn và dần dần chuyển đổi quyền lực kinh tế tư bản bằng cách tăng cường các quyền lực “đối kháng” – các liên đoàn lao động, các nhóm môi trường, các cơ quan giám sát chống độc quyền của chính phủ, các tổ chức chính trị, các bên ủng hộ việc tính thuế luỹ tiến. Điều này đòi hỏi một sự tiến hoá trong hiểu biết của chúng ta về đạo đức nhân văn và đạt đến sự đồng thuận mới về ý nghĩa của việc trở thành những người đạo đức nhân văn trong một thế giới có mối liên hệ sâu sắc. Có lẽ các bạn nghĩ Ứng cử viên sáng giá nhất năm 2020 của đảng Dân chủ Bernie Sanders và Thượng nghị sĩ bang Massachusetts, Elizabeth Warren. Nhị vị ứng cử viên đảng Dân chủ Bernie Sanders và Thượng nghị sĩ bang Massachusetts, Elizabeth Warren đã không giành chiến thắng bởi sơ bộ đa số cử tri của đảng Dân chủ không muốn họ làm như thế.

Nếu chúng ta muốn đến nơi mà hai ứng cử viên Bernie Sanders và Elizabeth Warren có thể giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ, rất nhiều người sẽ phải nghĩ khác về những gì tốt nhất cho xã hội, và điều này đòi hỏi một dự án giáo dục dài hạn – một dự án mà có thể mất nhiều thế hệ mai sau.

Các bạn có thể nghĩ rằng chúng ta không có thời gian cho việc ấy – sự nóng lên toàn cầu sẽ chấm dứt nền văn minh mà chúng ta biết trước khi chúng ta đến nơi đó. Điều này có thể đúng – nhưng nó không làm thay đổi những quy luật chi phối cách xã hội phát triển. 99% tất cả các loài từng sống trên hành tinh hiện đã tuyệt chủng. Không có lý do gì, theo quan điểm tiến hoá, điều đó lại không thể xảy ra với chúng ta.

Không có gì đảm bảo thành công. Lịch sử không cho chúng ta nhiều lý do để tin vào những kết thúc có hậu. Nhưng đối với Phật tử – thành công hay thất bại – công việc của chúng ta luôn giống nhau – tiếp tục xuất hiện, tiếp tục thiền định trong chánh niệm, tiếp tục phản ứng thích hợp trong từng thời điểm và tiếp tục được thông báo về kết quả hành động của bản thân.

Tầm nhìn của Phật giáo về sự hưng thịnh rất hấp dẫn, và cũng như thế, nghĩa vụ của chúng ta là làm cho thế giới ngày càng thêm tươi đẹp hơn – nhưng giáo lý đạo Phật cần được bổ sung bằng một lý thuyết hoàn hảo về sự cải cách xã hội. Hôm nay tôi trình bày cụ thể tầm nhìn thấm đẫm chủ nghĩa thực dụng của ông John Dewey (1859-1952), nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ. Ông là một trong những người đầu tiên phát triển triết học về chủ nghĩa thực dụng và là một trong những người sáng lập tâm lý học chức năng, các ý tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và cải cách xã hội. Ông là một đại diện tiêu biểu của trào lưu tân giáo dục (progressive education) và chủ nghĩa tự do. Ông là một nhà hoạt động – một thành viên sáng lập Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (American Civil Liberties Union, ACLU) và Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (National Association for the Advancement of Colored People, NAACP). Chỉ từ bi tâm thôi thì chưa đủ và phải được cân bằng trí tuệ quang minh tỏa rạng như vầng nhật nguyệt.

Tôi đưa ra tầm nhìn này để các bạn nhận xét.

Tác giả: Seth Zuihō Segall
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Secular Buddhist Network

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường