Trang chủ Quốc tế Vương quốc Phật giáo Bhutan là “thiên đường nơi hạ giới”

Vương quốc Phật giáo Bhutan là “thiên đường nơi hạ giới”

Phật giáo Bhutan tại quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa duy nhất trên thế giới. Những truyền thống Phật giáo Mật tông vẫn được duy trì và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống công dân Bhutan. Vương quốc Phật giáo Bhutan còn được mệnh danh là ‘Thiên đường hạ giới cuối cùng’ với môi trường tự nhiên nguyên sơ và một xã hội phát triển hài hoà.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Bhutan là quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa duy nhất trên thế giới, truyền thống Phật giáo Mật tông được duy trì và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội. Vương quốc Phật giáo Bhutan được mệnh danh là “thiên đường hạ giới cuối cùng’” với môi trường tự nhiên nguyên sơ và một xã hội phát triển hài hòa.

Tác giả: Kalinga Seneviratne
Việt dịch: Thích Vân Phong

Tiềm năng du lịch Phật giáo Bhutan rất lớn bởi văn hoá độc đáo

Được đặt chân hành hương đến Vương quốc Phật giáo Bhutan là mơ ước của rất nhiều du khách, bởi không chỉ để chiêm ngưỡng một Vương quốc xinh đẹp, đáng yêu mến, mà còn thấy tận mắt, nghe tận tai một xã hội an lạc hạnh phúc trong mơ mà bất cứ quốc gia nào cũng mong đạt được. Vương quốc Phật giáo Bhutan tuy không giàu về vật chất, nhưng người dân nơi đây luôn giàu có về niềm tự tin, đức tự chủ và sự thấu hiểu cho nhau.

Bhutan là quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa duy nhất trên thế giới, truyền thống Phật giáo Mật tông được duy trì và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội. Vương quốc Phật giáo Bhutan được mệnh danh là “thiên đường hạ giới cuối cùng’” với môi trường tự nhiên nguyên sơ và một xã hội phát triển hài hòa.

Tiềm năng du lịch ở Phật giáo Bhutan bởi văn hoá độc đáo

Punakha Dzong ở Punakha gần Thimphu là một ngôi chùa Phật giáo lớn và cơ sở giáo dục. Nguồn: Kalinga Seneviratne – Ảnh: 2023

Về chính trị Vương quốc Phật giáo Bhutan, theo cơ cấu quân chủ chuyên chế đang phát triển trở thành một nền quân chủ lập hiến, chỉ mới mở cửa cho du lịch khoảng ba thập kỷ gần đây, đã tiếp thị vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ trên dãy Hymalaya, chủ yếu dành cho du khách mạo hiểm phương Tây và trẻ em châu Á đến đây để leo núi, ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hít thở không khí trong lành.

Vương quốc Phật giáo Bhutan trên dãy Hymalaya đang nỗ lực khôi phục ngành du lịch còn non trẻ của mình, du khách khám phá và trải nghiệm truyền thống Phật giáo Kim cương thừa, đã mở ra tầm nhìn cho ngành du lịch về một thị trường sinh lợi tiềm năng.

“Bhutan là vương quốc Phật giáo Kim Cương thừa cuối cùng trên thế giới. Phật giáo trở thành quốc giáo của Bhutan từ thế kỷ thứ VIII. Trong suốt khoảng thời gian từ đó tới nay, Phật giáo đã định hình nên lối sống, văn hóa cũng như phương thức quản trị nhà nước ở vương quốc này”.

Cư sĩ Dawa Penjor, người điều hành công ty du lịch ‘Lungta’ ở Bhutan, giải thích: “Tại Bhutan, hầu hết tất cả các gia đình, cơ quan chính phủ và công ty tư nhân đều có bàn thờ chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, và bắt đầu hoặc kết thúc một ngày bằng những trì tụng chân ngôn thần chú, những lời cầu nguyện tìm nơi nương tựa vào Diệu pháp của Như Lai, để ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống thường nhật.

Khi du khách thập phương hành hương Vương quốc Phật giáo Bhutan, các bạn sẽ trải nghiệm các yếu tố của lối sống Phật giáo của Vương quốc chúng tôi trong mọi khía cạnh của cuộc hành trình của các bạn”.

Tiến sĩ Dorji Wangchuck, chuyên gia truyền thông người Bhutan, cựu phát ngôn của Đức Quốc vương Bhutan nói rằng, lối sống của Phật tử Bhutan rất hấp dẫn các Phật tử châu Á đến đây trải nghiệm.

Tiến sĩ Dorji Wangchuck nói với Lotus Communications Network (LCN): “Bhutan thực hành lý tưởng Bồ tát đạo theo Phật giáo Kim Cương thừa, không đề cao thuyết hư vô mà đón nhận bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống một cách điều độ, từ bi tâm và lòng bác ái. Nó được thành lập dựa trên Triết lý Trung đạo” (Middle Path Philosophy).

Theo tờ Kuensel của Bhutan, một bài xã luận đã lưu ý sau chuyến hành hương của đoàn Phật tử Việt Nam vào tháng 4/2023 vừa qua: “Có thể chúng tôi chưa nghĩ đến việc tiếp thị Bhutan như một điểm hành hương, nhưng Vương quốc Phật giáo Bhutan tin rằng đây là điểm đến tuyệt hảo. Chúng tôi bảo tồn và phát huy các giá trị Phật giáo, các nền văn hoá, truyền thống và hệ thống tín ngưỡng xung quanh nó, để thu hút được người hành hương. Nhưng nó chắc chắn là điểm bán hàng lớn nhất trong bối cảnh tiếp thị ngày nay”.

Tiến sĩ Dorji Wangchuck nhấn mạnh: “Tôi luôn khẳng định rằng, Vương quốc Phật giáo Bhutan là một điểm đến quan trong cho các cuộc hành hương của phật tử và chúng ta cần quảng bá việc này. Tôi thấy nơi đây có tiềm năng lớn để phát triển nó hơn nữa”.

Tiến sĩ Dorji Wangchuck và Cư sĩ Dawa Penjor đều tin rằng, đạo Phật không nên bị thương mại hoá chỉ vì lợi ích kinh tế thuần tuý, bởi vì nó sẽ đi ngược lại chính những lý do khiến văn hoá Phật giáo (và những người hành hương) muốn đến thăm Vương quốc Phật giáo Bhutan.

Cư sĩ Dawa Penjor chia sẻ với Lotus Communications Network (LCN): “Nơi đây chúng tôi không thể bán rẻ niềm tin đạo Phật của mình dưới dạng hàng hoá hoặc gói du lịch. Những du khách hành hương khám phá Vương quốc Phật giáo Bhutan, giống như bất kỳ người Bhutan nào và điều đó giúp họ kết nối trực tiếp với mọi người. Chuyến viếng thăm Vương quốc Phật giáo Bhutan mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về con đường Phật giáo Đại thừa, lý tưởng Bồ tát đạo được tổ tiên nhiều thế hệ của chúng tôi thực hành, bảo tồn và phát huy”.

Thường niên có đến hàng nghìn người dân Bhutan hương hương chiêm bái Thánh tích Phật giáo Ấn Độ, thậm chí xa hơn như Nepal, Sri Lanka và Thái Lan.

Thậm chí có một số người dân Bhutan họ dành tiền tiết kiệm cả đời để hành hương chiêm bái Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Thái tử Sĩ Đạt Ta toạ thiền dưới cội Bồ đề, thành đạo Vô thượng Chính đẳng, Chính giác hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni, bởi vì như tờ nhật báo của chính phủ Bhutan “Kuensel” đưa tin: “Nguyện cầu của con cái là thực hiện ước mơ của cha mẹ là ít nhất một lần trong đời đến chiêm bái Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng)”.

Nhưng bây giờ dòng người hành hương Phật giáo có thể bị đảo ngược. Cư sĩ Puay Kim Teo, huấn luyện viên ngành Du lịch và Lữ hành tại Singapore (Travel and Tourism Singapore) đã cố gắng thực hiện điều đó khi thành lập ‘Bodhi Travel’ hợp tác với Hãng hàng không quốc gia của Bhutan, Druk Air (KB), nhằm tạo ra các gói du lịch Phật giáo đến Bhutan và các điểm đến các quốc gia Phật giáo khác trên khắp châu Á. Khi đà tăng trưởng đang tăng lên thì đại dịch đã giáng một đòn nặng nề vào các dự án đầu tư du lịch.

Cư sĩ Puay Kim Teo chia sẻ với LCN rằng: “Vương quốc Phật giáo Bhutan là một điểm hành hương, thực sự nó mang tính định vị. Bởi Bhutan chủ yếu theo truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa, vì nét đặc thù này nên nó hấp dẫn những du khách bởi Phật giáo Mật tông này. Tôi đã nghe nói về sự phổ biến của thực hành Phật giáo Kim Cương thừa ở Việt Nam”.

Tuy nhiên, Cư sĩ Puay Kim Teo chỉ ra một số điểm yếu của ngành du lịch Bhutan: “Cá nhân tôi nghĩ có thể Bhutan là một địa điểm du lịch hành hương hấp dẫn, nếu nơi đây có những bậc Đạo sư nổi tiếng. Tuy nhiên, đây là sự phân đôi. Các bậc thầy nên được hỗ trợ vì đạo hạnh và trí tuệ của các Ngài chứ không phải vì du lịch.

Tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề đó bằng cách cố gắng chuẩn bị cho những người hướng dẫn Phật giáo là những người cư sĩ tại gia có kiến thức hoàn hảo về Phật giáo. Họ sẽ lấp đầy khoảng cách giữa hành giả tại gia bình thường và các vị tu sĩ xuất gia trong Tăng đoàn thanh tịnh và hoà hợp. Là người đang vị trí tĩnh lặng, họ có sự linh hoạt hơn trong hành vi của mình”.

Mục đích của Bodhi Travel là giới thiệu Phật giáo chứ không phải giảng giải giáo lý đạo Phật,” Cư sĩ Puay Kim Teo nói, bản thân tôi là một cư sĩ phật tử, và rằng, “khó khăn mà tôi gặp phải là việc đào tạo những hướng dẫn viên du lịch tâm linh đặc thù bản chất đạo Phật như vậy, mang lại cho họ một cuộc sống ‘bền vững’”.

Nếu Vương quốc Phật giáo Bhutan muốn phát triển du lịch văn hoá tâm linh Phật giáo, thì rõ ràng nó sẽ phải bao gồm sự hoà nhập và hội nhập lớn hơn của các gói du lịch với cộng đồng địa phương. Phật giáo Bhutan có hàng nghìn cơ sở tự viện Phật giáo trải rộng khắp mọi miền đất nước có đa số phật tử.

Với lối kiến trúc dzong ở Bhutan – độc đáo và huyền bí, nội thất trang trí nhiều màu sắc rực rỡ, các nghi lễ truyền thống và các lễ hội cũng thế. Chủ nghĩa tự do, bình đẳng của Phật giáo giúp người ngoài có thể hoà nhập với cộng đồng phật tử bản quốc, miễn là thể hiện sự tôn trong đối với văn hoá bản địa.

Tiến sĩ Dorji Wangchuck chia sẻ rằng: “Nếu những du khách thập phương hành hương Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới đến, và lưu trú tại các tu viện, thì cái gọi là hiệu ứng nhỏ giọt sẽ tự động hiện ra đối với cộng đồng địa phương. Trong trường hợp tối thiểu, việc bảo tồn các cơ sở tự viện Phật giáo, do đó đã mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và đất nước”.

Cư sĩ Dawa Penjor giải thích với LCN cách họ phát triển du lịch trọn gói để du khách tìm hiểu và hoà nhập với văn hoá Phật giáo địa phương, đồng thời lợi ích tài chính sẽ được chuyển đến các cơ sở tự viện Phật giáo và cộng đồng địa phương. Trong số các gói du lịch họ đã phát triển có một chuyến tham quan kéo dài một tuần, mang đến cho du khách cái nhìn thoáng qua về văn hoá tinh thần và sức khoẻ của Bhutan kiện khang.

Một gói du lịch khác cho phép du khách “mãi mê vào” tham quan danh lam thắng cảnh Phật giáo, tham gia các nghi lễ, lễ hội. Và thứ ba là gói du lịch “cung cấp cho du khách ‘hành hương’ cái nhìn sâu sắc về cuộc sống độc đáo ở Vương quốc trên dãy Hymalaya huyền bí và truyền thống “Phật giáo Kim Cương thừa linh thiêng” đồng thời cho phép du khách thập phương hành hương khám phá những cảnh quan thật ấn tượng.

Cư sĩ Dawa Penjor nói với LCN: “Đối với các chuyến tham quan của chúng tôi, chúng tôi luôn có sự tham gia của cộng đồng địa phương và thiết kế các gói du lịch của mình mang tính vì lợi ích của họ. Ví dụ chúng tôi sử dụng dịch vụ và chỗ ở địa phương khi du khách tham gia các chuyến hành hương.

Chúng tôi sử dụng nhà nghỉ thay vì khách sạn và cung cấp một khoản doanh thu nhất định của chúng tôi để quyên góp cho các cơ sở tự viện Phật giáo, đồng thời giúp đỡ việc giáo dục đào tạo tu sĩ trẻ, tiếp nối mạch mạch Phật pháp hoằng dương chính pháp Phật đà”.

Tờ báo của chính phủ Bhutan (Kuensel) chỉ ra rằng, nếu Vương quốc Phật giáo Bhutan định tái tập trung xúc tiến du lịch để nhắm vào thị trường châu Á, thì có thể cần phải đào tạo lại kỹ năng của nhân viên du lịch như kỹ năng các ngôn ngữ tiếng Anh, Thái, tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Hàn. . . đào tạo đầu bếp nấu các món ăn chay đơn giản và ngon miệng, cũng như năng lực để tham dự các cộng đồng lớn du khách hành hương.

Tuy nhiên, khách du lịch đến Vương quốc Phật giáo Bhutan rất tốn kém vì “thuế du lịch” mà du khách phải trả cho đại lý du lịch 200 USD mỗi một ngày để có được thị thực. Khoản tiền này được bù đắp vào khách sạn, các chi phí khác và không hoàn lại. Điều này thường được các nguồn chính phủ mô tả là du lịch “giá trị cao, tác động thấp” được đưa ra cùng với các ý tưởng phát triển bền vững.

“Cá nhân tôi nghĩ rằng Vương quốc Phật giáo Bhutan sẽ khó bán do thuế du lịch,” Cư sĩ Puay Kim Teo nói, “người tin rằng việc cung cấp trí tuệ Phật giáo trong một khung cảnh hiện đại sẽ là một giới từ hấp dẫn để Bhutan khám phá. Hãy để Vương quốc Phật giáo Bhutan trở thành một điểm đến chăm sóc sức khoẻ, nơi các giám đốc điều hành làm việc quá sức có thể nghỉ dưỡng và thư giãn. Hãy thành lập các trung tâm chăm sóc sức khoẻ với các lớp tu tập thiền định và các buổi chia sẻ Phật pháp” (IDN-InDepthNews)

Tác giả: Kalinga Seneviratne
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: IDN-InDepthNews

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường