Phật dạy La Hầu La

Đăng bởi: Tâm Đạt
ISSN: 2734-9195

La Hầu La được xuất gia học đạo lúc 7 tuổi, do đó ý nghĩ, lời nói, hành động còn thô tháo.

Phật bảo La Hầu La rằng: “Con hãy về ở tịnh xá Hiền Độ, giữ miệng nhiếp ý, siêng tu giới hạnh”. La Hầu La vâng theo lời Phật về ở tịnh xá Hiền Độ 90 ngày, sám hối ăn năn hành trì ngày đêm không dừng nghỉ. Đức Phật đến thăm và bảo La Hầu La rằng: Con hãy bưng chậu nước sạch đến đây để rửa chân cho ta.

Phat day la hau la 1

La Hầu La vâng lời rửa chân cho Phật. Khi rửa chân xong, Phật hỏi La Hầu La: Con có thấy nước rửa chân trong chậu kia không? Kính bạch Thế Tôn, con thấy nước ấy đã dơ bẩn rồi! Vậy nước ấy có thể dùng để ăn uống, súc miệng hay rửa mặt được không? Kính bạch Thế Tôn, nước ấy không thể dùng xài bình thường được vì đã nhiễm bẩn nhơ đục. Phật dạy tiếp: Ngươi là con ta, cháu nội vua Tịnh Phạn, nay đã xuất gia học đạo giác ngộ giải thoát, bỏ sự vui sướng tạm bợ ở đời, làm Sa môn Thích tử, nếu không siêng năng tinh tấn, giữ thân miệng ý trong sạch thì phải bị phiền não tham, sân, si làm vẩn đục tâm ý, cũng như nước dơ kia không thể dùng được!

Nói xong Phật dạy tiếp: Con hãy đổ chậu nước dơ kia đi! La Hầu La liền vâng lời làm theo. Phật nói: Chậu kia nay đã không còn nước dơ bẩn nữa, vậy có thể dùng để đựng đồ ăn uống được không? Kính bạch Thế Tôn, không thể dùng được vì đã nhiễm bẩn.

Phật dạy La Hầu La: Con cũng như vậy, tuy làm Sa môn mà không giữ gìn thân miệng ý trong sạch, giống như cái chậu dơ kia, không thể đựng đồ ăn uống được.

Nói xong, Phật lấy chân đạp mạnh cái chậu khiến nó chạy lăn tròn, nghiêng ngả qua lại vài lần rồi mới dừng lại. Phật bảo La Hầu La: Con bây giờ có còn tiếc cái chậu này không? Kính bạch Thế Tôn, cái chậu rửa chân kia là vật không còn giá trị nữa. Trong thâm tâm con, tuy có tiếc rẻ đôi chút nhưng nó không còn làm cho con quyến luyến nữa. Phật bảo La Hầu La: Con cũng như vậy, tuy làm Sa môn nhưng không nhất tâm tu hành để thân miệng ý làm não loạn khiến nhiều người buồn phiền, khi chết đọa ba đường dữ, các bậc Hiền thánh không ai thương tiếc giống như cái chậu kia. La Hầu La khi nghe lời Phật dạy, lấy làm hổ thẹn và ăn năn sám hối những lỗi lầm đã phạm phải.

Đây là câu chuyện mang đậm chất triết học Phật giáo trong nền văn hóa giáo dục Phật giáo Ấn Độ, thể hiện nhân cách đạo đức sống của một người tu hành vì lợi ích tha nhân. Trong cuộc sống, người thầy giỏi là người khéo léo chỉ dạy tùy theo căn cơ trình độ hiểu biết của mọi người. Đức Phật đã dùng phương tiện thiện xảo bằng cách hỏi đáp để cho La Hầu La phải dùng trí tuệ soi sáng mới nhận ra bí quyết tu hành.

Phat day la hau la 2 1

Thế Tôn, trong phương pháp giáo dục của Ngài đối với các đệ tử theo nguyên tắc “khế cơ”, “khế lý”, “khế thời”, vừa “khích lệ”… lại vừa vận dụng các thí dụ với các hình ảnh cụ thể, quen thuộc trong công việc thường ngày để hướng dẫn chỉ dạy cho người nghe thấy được tác hại của nó mà quyết tâm dứt trừ. Hình ảnh nước dơ trong chậu là ẩn dụ cho phiền não tham sân si của mỗi người, nhằm giúp ta quán xét lại chính mình, bởi lỗi lầm phát sinh là do không chánh niệm tỉnh giác trong từng phút giây. Tu là sửa, là gội rửa thân tâm dính mắc vào mọi hiện tượng, sự vật rồi sinh ra chấp trước mà thấy có ta, người, chúng sinh, nên chịu luân hồi sống chết trong vô số kiếp, không có ngày ra khỏi.

Chúng ta thật diễm phúc thay mới được Thế Tôn sử dụng những phương pháp giáo dục rất thực tế, rõ ràng minh bạch, dễ hiểu nhằm thức tỉnh tâm loạn động mà quay lại sống với tâm Phật sáng suốt ngay nơi thân này. Khi các đệ tử của Ngài bị ràng buộc bởi bóng tối vô minh thì Phật dùng ánh sáng trí tuệ để chuyển hóa, khi khổ đau thì dùng hạnh phúc để xóa tan bao phiền muộn.

Qua câu chuyện trên, Thế Tôn đã chỉ cho chúng ta một phương pháp giáo dục rất khoa học và nhân bản nhằm đánh thức tiềm năng của mỗi người mà biết cách làm chủ bản thân qua thân, miệng, ý.

Thế Tôn đã xuất hiện ở đời như một nhà giáo dục mang sắc thái đậm chất con người qua nhiều câu chuyện ngụ ngôn, thí dụ nhằm khai mở trí tuệ tự tâm mà chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Tác giả: Thích Đạt Ma Phổ Giác

Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 3/2018

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường