Trang chủ Quốc tế Pakistan: Hội thảo Chuyên đề giới thiệu các địa điểm du lịch Phật giáo

Pakistan: Hội thảo Chuyên đề giới thiệu các địa điểm du lịch Phật giáo

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Nước Cộng hoà Hồi giáo Pakistan sẽ tổ chức Hội thảo với thời gian 3 ngày về nghệ thuật Phật giáo Gandhara Pakistan nhằm thúc đẩy sự hoà hợp hơn nữa giữa các quốc gia trong khu vực theo đạo Phật và không theo đạo Phật, bao gồm cả việc bảo tồn các di tích Phật giáo cổ đại.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Globa

Hội thảo chuyên đề với chủ đề “Ngoại giao Văn hoá: Phục hồi Nền văn minh Gandhara và Di sản Phật giáo Pakistan” (Cultural Diplomacy: Reviving Gandhara Civilization and Buddhist Heritage in Pakistan), với sự tham gia của nhiều nhà ngoại giao, chuyên gia quảng bá du lịch, chuyên gia về tình hữu nghị đa tôn giáo và nhiều chuyên gia khác đến từ các quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Nepal, Hàn Quốc, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

64ac6018a4576 From Dawn Com

Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Phật giáo quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang tham quan triển lãm hiện vật Bảo tàng Quốc gia Pakistan. Ảnh: dawn.com

Tổng thống nước Cộng hoà Hồi giáo Pakistan Arif Alvi cho biết, Pakistan hy vọng sẽ nỗ lực tăng cường thúc đẩy ngoại giao thông qua du lịch tôn giáo. Trong bài phát biểu tại Hội thảo chuyên đề, Tổng thống Arif Alvi lưu ý rằng sự hận thù, phân cực và xung đột đang gia tăng trên thế giới, khiến những người muốn thúc đẩy đối thoại giữa các quốc gia và các nền văn hoá trở nên cấp bách hơn.

Sự kiện này được tổ chức bởi các Lực lượng Đặc nhiệm của Thủ tướng Chính phủ Pakistan về Du lịch Gandhara, Viện Nghiên cứu Chiến lược Islamabad (ISSI), Tổng cục Khảo cổ học và Bảo tàng Quốc gia Pakistan, Chính phủ Khyber Pakhtunkhwa.

Người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm của Thủ tướng về Du lịch Gandhara, Tiến sĩ Ramesh Kumar Vankwani nói rằng, sự kiện này nhằm thúc đẩy hoà bình, hoà hợp giữa các tôn giáo và bầu không khí chào đón khách du lịch đến Pakistan.

Whatsapp Image 2023 04 13 At 13.06.53

Tiến sĩ Ramesh Kumar Vankwani. Ảnh: pakistanhinducouncil.org.pk

Tiến sĩ Ramesh Kumar Vankwani nói: “Mục tiêu của Hội thảo chuyên đề là nâng cao nhận thức toàn cầu, về ý nghĩa lịch sử và văn hoá của nền Văn minh Gandhara và Di sản Phật giáo Pakistan. Sau sự kiện trọng đại này, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc thi nghệ thuật Phật giáo Gandhara Pakistan cấp quốc gia, để thu hút sinh viên và nghệ sĩ tham gia quảng bá du lịch văn hoá nghệ thuật Phật giáo Gandhara trong và ngoài nước.” (Pakistan Today, Dawn).

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lumbini Bauddha University (LBU), Nepal, Giáo sư Tiến sĩ Hridaya Ratna Bajracharya bày tỏ niềm vui khi đến tham dự Hội thảo chuyên đề tại Islamabad, thủ đô của Pakistan.

“Phật giáo Đại thừa mà chúng tôi thực hành ở Nepal đến từ Vương quốc Phật giáo cổ đại Gandhara đến đất nước của chúng tôi và tôi vô cùng cảm động khi hiện diện ở nơi Thánh địa Phật giáo này. Đây là một di sản cổ đại và di sản mà chúng ta đang chia sẻ giữa Kathmandu và Pakistan,” Giáo sư Tiến sĩ Hridaya Ratna Bajracharya nói. “Mọi người đã đi từ Vương quốc Phật giáo cổ đại Gandhara đến Nepal qua Tây Tạng và bây giờ chúng tôi tỏ lòng tôn kính Thành phố cổ đại Taxila – trung tâm Phật giáo lớn và các khu vực khác bằng cách đến thăm những nơi này. Đây là nơi từ đó ánh sáng đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng lan toả khắp thế giới.” (Dawn)

Nhà sư Malaysia, Jue Chenk ủng hộ quan điểm này, nói rằng các Phật tử từ khắp nơi trên thế giới nên hành hương chiêm bái Thánh địa Phật giáo Pakistan. Sư Jue Chenk chia sẻ rằng: “Tôi rất xúc động, không thể diễn tả được. Tôi rất ấn tượng với lòng hiếu khách của người dân Pakistan; đây là một quốc gia xinh đẹp. Pakistan có một lịch sử quý giá”. (Dawn)

Bản đồ Sự Phát Triển Của Phật Giáo ở Châu Á

Bản đồ sự phát triển của Phật giáo ở châu Á. Ảnh: wikipedia.org

Vương quốc Phật giáo cổ đại Gandhara là một trong những khu vực quan trọng nhất đối với sự phát triển của đạo Phật sơ kỳ, khi nó lan rộng ra ngoài vùng tây bắc Ấn Độ, nơi nó bắt nguồn. Nằm giữa Pakistan và Afghanistan ngày nay, Vương quốc Phật giáo cổ đại Gandhara từng tổ chức giao thương thịnh vượng giữa các đế chế Hy Lạp và Ba Tư ở phía Tây, Ấn Độ ở phía Nam và phía đông, và Trung Hoa ở phía bắc và phía đông, tất cả được kết nối bởi Con đường Tơ lụa, đi về phía bắc và sau đó về phía đông qua Đôn Hoàng vào miền trung Trung Hoa.

Các thành phố được phát hiện ở vùng Vương quốc Phật giáo cổ đại Gandhara, trưng bày các yếu tố nghệ thuật từ nhiều nền văn minh và thời kỳ, cung cấp manh mối thường chi tiết cho các nhà khảo cổ học về cuộc sống và tập quán thời đó. Những bức tranh, tác phẩm điêu khắc, đồ gốm và đồng tiền xu đều mang đến cái nhìn thoáng qua về một quá khứ chưa bị mất dấu tích.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Globa

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường