Trang chủ Đời sống Nơi trở về

Nơi trở về

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Trưởng lão Thích Thông Lạc
Trích sách: Lòng Yêu Thương

Trong cuộc sống hằng ngày con người đối xử với con người bằng LÒNG YÊU THƯƠNG thì thế gian này là Thiên đàng, Cực lạc. Nếu trên thế giới mọi người đều biết yêu thương nhau thì thế giới đâu còn chiến tranh, xã hội đâu còn có tranh chấp và gia đình đâu còn có cãi cọ hơn thua.

Cho nên LÒNG YÊU THƯƠNG rất quan trọng đối với cuộc sống của con người hơn ngàn vàng. Bởi vậy, LÒNG YÊU THƯƠNG không thể đổi bằng tiền bạc, của cải tài sản mà bằng cả trái tim; bằng cả một tâm hồn chân thật.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Long Yeu Thuong Noi Tro Ve 1

Bởi vậy, “NƠI TRỞ VỀ” của mọi người không phải là nơi giàu sang, danh lợi, tiền bạc, của cải, ruộng đất nhiều mà nơi LÒNG YÊU THƯƠNG. Chỉ có lòng yêu thương chân thật mới là nơi trở về của mọi người:

“Một cô bé mồ côi cha mẹ sống cùng bà ngoại trong một căn phòng nhỏ trên gác. Một đêm, căn nhà bỗng bốc cháy và người bà đã thiệt mạng trong khi cố gắng cứu cháu gái của mình, ngọn lửa lan nhanh, và cả tầng trệt của căn nhà nhanh chóng chìm vào biển lửa.

Những người hàng xóm gọi điện cho đội cứu hỏa, rồi đứng đó nhìn trong vô vọng, mà không thể xông vào nhà bởi ngọn lửa đã chặn kín mọi lối vào. Cô bé tuyệt vọng kêu khóc cầu cứu bên cửa sổ trên gác. Lúc ấy trong đám đông lại có tin đồn rằng: “Lực lượng cứu hỏa sẽ đến chậm vài phút vì họ đang bận chữa cháy ở nơi khác”.

Đột nhiên người đàn ông xuất hiện cùng với chiếc thang. Ông dựng chiếc thang tựa vào chiếc tường của ngôi nhà, rồi nhanh chóng tiến vào bên trong. Và ông trở ra với cô bé ở trên tay mình. Ông trao cô bé cho những người đang dang tay chờ bên dưới rồi mất hút vào màn đêm.

Mọi người điều tra và thấy rằng cô bé chẳng còn người thân nào cả. Vài tuần sau một cuộc họp được tổ chức để quyết định xem ai là người sẽ chăm sóc và nuôi nấng cô bé.

Một cô giáo muốn nhận nuôi cô bé. Cô đưa ra lý do rằng mình có thể bảo đảm cho em một nền giáo dục tốt. Một người nông dân nhận chăm sóc cô bé vì ông cho rằng cô bé sẽ khỏe mạnh và thoải mái khi được sống ở nông trại. Những người khác cũng đưa ra những lý do thuận lợi để được nhận nuôi cô bé. Cuối cùng một người dân giàu có nhất thị trấn đứng dậy và nói: “Tôi có thể mang đến cho cô bé này tất cả những điều kiện thuận lợi mà mọi người vừa đề cập, cộng với tiền bạc và tất cả những gì mà tiền có thể mua được”.

Trong suốt buổi thảo luận, cô bé vẫn im lặng, mắt nhìn xuống sàn nhà.

“Còn ai có ý kiến gì khác nữa không?”, Ông chủ tịch lên tiếng.

Một người đàn ông từ cuối phòng bước lên phía trước. Bước đi của ông chậm chạp và có vẻ đau đớn. Khi đã đến trước mặt mọi người, ông bước thẳng đến chỗ cô bé và đưa đôi bàn tay ra. Mọi người vô cùng kinh ngạc. Bàn tay và cả hai cánh tay của ông đều bị phỏng trầm trọng.

Cô bé òa khóc:

“Đây chính là người đã cứu cháu!”.

Rồi cô bé quàng tay quanh cổ người đàn ông, như đang giữ chặt lấy cuộc sống thân thương, như em đã làm trong cái đêm định mệnh ấy. Rồi cô bé gục đầu vào vai người đàn ông và khóc nức nở trong giây lát. Sau đó em ngước nhìn lên và mỉm cười với ông.

“Cuộc họp đến đây là kết thúc”, người chủ tọa tuyên bố.

(Khuyết Danh)

Câu chuyện tuy đơn sơ nhưng bằng những giọt nước mắt yêu thương mà không ai cầm được những xúc động. Vì LÒNG YÊU THƯƠNG ông mới xông vào nhà lửa để cứu cháu bé thoát nạn, vì LÒNG YÊU THƯƠNG mà cháu bé chờ người đã cứu mình trong lửa đỏ và cuối cùng họ lại gặp nhau trong LÒNG YÊU THƯƠNG.

NƠI TRỞ VỀ đã khiến cho nhiều người phải rơi nước mắt trước tấm LÒNG YÊU THƯƠNG không thể diễn tả bằng lời mà bằng trái tim của con người. Đúng vậy, người đàn ông cứu cháu bé bằng trái tim YÊU THƯƠNG, và cháu bé chỉ nhận LÒNG YÊU THƯƠNG ấy bằng trái tim YÊU THƯƠNG của mình. Chúng ta đừng hiểu trái tim yêu thương chỉ có trai gái, mới dùng danh từ này. Đấy là hiểu một cách không cao thượng, không trong sạch, còn phàm phu tục tử, tâm còn bị chi phối giữa nam và nữ, tâm không có lối thoát ra khỏi tình nhục dục thấp hèn. Cho nên hiện giờ nói đến lòng yêu thương từ trái tim thì mọi người đã hiểu lòng yêu thương từ trái tim một cách sai lầm. Trái tim yêu thương ở đây là LÒNG YÊU THƯƠNG chân thật từ trong tận đáy lòng sâu thẳm của con người.

Trên đời không có một vật gì đánh đổi LÒNG YÊU THƯƠNG được, dù tiền của, vàng bạc, ngọc ngà, châu báu như núi, như rừng cũng không đánh đổi được nó.

Trong cuộc đời chúng ta thường thấy, những người giả dối hay mượn LÒNG YÊU THƯƠNG để lợi dụng nhau. Nói YÊU THƯƠNG là để lợi dụng công sức của người khác; nói YÊU THƯƠNG là để chiếm đạt tiền bạc, của cải, tài sản, ruộng vườn, đất đai; nói YÊU THƯƠNG là để lợi dụng tình dục, nói YÊU THƯƠNG là để lợi dụng bằng mọi thứ khác nữa. Khi lợi dụng những người khác được như vậy, để rồi họ giữ gìn được những gì?

Tất cả những gì trên thế gian này đều vô thường, ngay cả bản thân của mình còn giữ gìn không được thay, huống là những vật gì khác.

Hiện giờ chúng ta đang sống trong điên đảo tưởng nên chạy theo ảo ảnh, dục vọng của các pháp thế gian, để rồi tự chuốc lấy toàn những sự khổ đau. Có phải vậy không quý vị?

Ai cũng biết các pháp đều vô thường, đó là một sự thật đương nhiên, không ai dám phủ nhận lời nói này. Nhưng tại sao chúng ta cả tin đến đi mù quáng không thấy các pháp vô thường như thật để đem sự sống cao quý của mình chạy theo ảo ảnh mà thọ lấy muôn ngàn sự khổ đau.

Trên thế gian này các pháp đều vô thường, nhưng có một pháp không vô thường, nó đang ngự trị trong lòng của chúng ta, nó mãi mãi không bao giờ mất. Vậy quý vị có biết nó là pháp gì không?

Đó là LÒNG YÊU THƯƠNG của chúng ta đấy quý vị ạ! LÒNG YÊU THƯƠNG hơn tất cả mọi thứ trên đời, nó là một sức mạnh vô biên mà cuộc sống của con người không thể thiếu được. Nếu ai biết trao tặng LÒNG YÊU THƯƠNG của mình là biết đem lại sự bình an, yên vui, hạnh phúc cho mình, cho người khác.

Trưởng lão Thích Thông Lạc
Trích sách: Lòng Yêu Thương

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường