Trang chủ Đời sống Những huyền thoại về ngọc Xá lợi

Những huyền thoại về ngọc Xá lợi

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Pháp Vương Tử

Ngọc xá lợi, cũng gọi là Ngọc Xá lỵ hay Xá Lợi Phật – là toàn thân tro cốt của đức Phật Thích Ca – Mâu Ni sau hỏa thiêu tạo thành hình dạng như những hạt đậu, rất cứng chắc đến nỗi “dùng búa đá đập thì kỳ lạ thay chày đá vỡ tan mà xá lợi không mảy may hao tổn”. Những ai có tín tâm thì chỉ cần một niệm tưởng thành kính thì xá lợi tự vỡ ra ứng với “tín niệm” của người đó. Những viên xá lợi cứng chắc ấy lại trơn láng đẹp đẽ, óng ánh chiếu sáng như ngọc nên được gọi là Ngọc Xá Lợi.

Ngọc Xá Lợi là kết quả của quá trình huân tu Giới – Định – Tuệ rất khó đạt được – mà Đức Phật Thích Ca đã thành tựu cho nên nó là “Ruộng phước tối thượng trên đời”. Trong cuốn Luận Đại trí độ, quyển 59 nói: “Cúng dường Xá Lợi Phật, cho dù nhỏ như hạt cải cũng được phước báo vô lượng vô biên”. Trong Ngọc xá lợi cũng chia hai loại:

Một là: Toàn thân Xá Lợi, tức Xá Lợi nguyên vẹn thân thể của, chư vị Thánh tăng, những người đã đạt được giải thoát mà theo hạnh nguyện muốn lưu lại toàn thân xá lợi như Phật Đa Bảo, lục tổ Huệ Năng. Ngài Cựu Ma La thập lưu lại Xá Lợi lưỡi.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc nhung huyen thoai ve ngoc xa loi 1

Xá lợi Phật. Ảnh: St

Ở Việt Nam có Thiền sư Vũ Khắc Minh để lại toàn thân Xá Lợi. Sau Pháp nạn 6-11-1963 dưới chính quyền Ngô Đình Diệm, Tỳ kheo hích Quảng Đức (1897 – 1963) đã vị pháp thiêu thân lưu lại xá lợi là quả tim. Và hiện nay quả tim ấy đang được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Nhà nước giữ gìn cẩn trọng vì đó không chỉ là gia bảo của Phặt giáo mà còn là một Quốc bảo của nước ta.

Hai là: Toàn thân xá lợi. Đó là tro cốt toàn thân sau hỏa thiêu. Thực ra trước đây người ta không tin rằng có xá lợi Phật. Mãi đến năm 1898, nhà khảo cổ học người Pháp là ông W.C Pepé tiến hành khai quật khảo cổ tại vùng Pipráva, phía nam Nepal đã tìm thấy một cái hộp bằng đá, một lớn một nhỏ, trong mỗi hộp đều có chứa những viên Xá lợi. Trong bình đá nhỏ dạng hình cầu chia thành hai phần: nửa phần trên khắc niên đại vua A-Dục còn gọi là vua ASôKa được ghi bằng văn tự Brahmi. Nội dung được dịch như sau: “Đây là xá lợi của đức Phật. Phần Xá lợi này do bộ tộc SãKya, nước Srãvasti phụng thờ”. Kết quả của việc khảo cổ này đã minh chứng những gì từng được ghi lại trong Kinh Trường A Hàm và ở một số bộ Kinh khác về việc phân chia Xá lợi Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại Ấn Độ sau khi Phật nhập diệt hoàn toàn là sự thật.

Thi hài đức Phật được dân chúng và các đệ tử của Ngài trân trọng để lại bảy ngày trước khi tổ chức lễ Trà tỳ chính thức (hỏa táng); chủ lễ là Tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Việc phân chia xá lợi khi đó có nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh vì ai cũng muốn dành phần xá lợi để “được dựng tháp cúng dường”. Nhưng cuối cùng các bên cũng thỏa thuận được với nhau mà người đúng ra dàn xếp và tổ chức thành công việc phân chia xá lợi là Bà la môn giáo có tên là Dona (theo Hòa thượng Thích Minh Châu).

Rồi đến thời vua A Dục thống nhất Ấn Độ, vua khai quật tháp xá lợi ở nước La-ma-già và 7 nước khác, lấy xá lợi phân chia thành 84.000 phần để trong 84.000 bảo tráp, rồi kiến lập 84.000 bảo tháp để phụng thờ trong toàn cõi Ấn Độ lúc bấy giờ.

Trong Kinh Công đức tâm Phật lại ghi việc phân xá lợi làm hai loại, khác với phân loại mà phần đầu bài biết đã đề cập. Đó là

1 – Sinh thân Xá lợi, gồm di cốt nguyên vẹn của Phật, Thánh tăng gồm cả toàn thân xá lợi và toái thân xá lợi (tro cốt).

2 – Pháp thân Xá lợi, còn gọi là pháp tạng xá lợi, tức là Giáo pháp, giới luật do đức Phật dạy. Loại xá lợi này hiển thị sau khi Phật diệt độ bởi các Thánh tăng, phật tử nhận thức rằng Giáo pháp và giới luật do Phật chế định tồn tại mãi làm chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh, nó không khác gì đức Phật còn tại thế, không khác gì thân cốt xá lợi nên gọi giáo pháp và giới luật là pháp tạng xá lợi hay pháp xá lợi. Thực ra, khi đức Phật còn tại thế, qua những lời giảng nói, thuyết pháp được chép lại gọi là Kinh thì Ngài có đề cập tới Xá lợi Phật và pháp xá lợi và còn coi “Pháp xá lợi mới là xá lợi đích thực”(!) Ngoài ra còn có xá lợi răng Phật, xá lợi tóc Phật… cũng nằm trong phân loại là sinh thân xá lợi mà thôi!

Sự linh nghiệm của xá lợi Phật xưa nay xẩy ra rất nhiều. Trong cuốn Truyện cao tăng (quyển 1) mục ghi chép chuyện cao tăng người Việt là Khương Tăng Hội (Ngài là người nước Khương Cư, tức vùng Trung Đông bây giờ. Lịch sử Phật giáo Việt Nam coi Ngài là người đầu tiên tới truyền bá đạo Phật trước cả Mâu Tử và Tỳ ni đa lưu chi. Chuyện kể vào lúc bấy giờ vua nước Ngô là Tôn Quyền (thời Tam Quốc ở Trung Hoa) vốn không tin Phật giáo nên đã triệu Khương Tăng Hội vào cung để hỏi xem Phật giáo có sự linh nghiệm gì. Tăng Hội nói: Trong vòng ba tuần sẽ cầu được Xá lợi Phật có hào quang chiếu diệu vô cùng. Quả nhiên sau 21 ngày Khương Tăng Hội cầu được xá lợi. Chỉ do thành tâm mà cảm nhận được xá lợi Phật từ trên trời xuống. Tôn Quyền đã sai lực sỹ dùng chày đá đập xá lợi thì chày đá vỡ tan mà ngọc xá lợi không hề hao tổn. Tôn Quyền cho xây chùa Kiến Sơ và dựng tháp thờ Xá lợi, đến nay vẫn còn.

Sự kiện cầu xá lợi có cảm ứng như vậy rất nhiều được ghi lại trong Tam bảo cảm thông lục; Quảng hoằng minh tập, Pháp uyển châu lâm…

Tuy nhiên, thay vì chạy theo những giá trị có phần … hư ảo, chúng ta hãy quay về nương tựa Pháp thân xá lợi tức là giáo pháp và giới luật của Phật để lại nhằm nỗ lực hành trì để chuyển hóa khổ đau như lời đức Phật căn dặn được ghi lại trong Kinh rằng: “Pháp thân xá lợi mới là xá lợi đích thực”.

Tác giả: Pháp Vương Tử

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường