Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Những điểm tương đồng và dị biệt trong công cuộc chấn hưng Phật giáo ở ba miền

Những điểm tương đồng và dị biệt trong công cuộc chấn hưng Phật giáo ở ba miền

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Kỳ II, tiếp theo Tạp chí NCPH số 169

Những điểm tương đồng và dị biệt trong công cuộc chấn hưng Phật giáo ở ba miền

Thích Nữ Huệ Lộc
Thạc sĩ khóa III Học viện PGVN tại Tp.HCM

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 9.2021 Nhung diem tuong dong va di biet trong cong cuoc chan hung phat giao o ba mien 1

2. Điểm tương đồng giữa ba hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học, An Nam Phật học hội và hội Phật giáo Bắc kỳ

Mặc dù ba tổ chức ở ba miền khác nhau, nhưng để chấn hưng Phật giáo nước nhà nên đều có chung một mục đích. Cả ba hội đều lập cho mình hội quán ở địa điểm thuận lợi, dễ hoạt động, làm trụ sở trung tâm, thành lập cơ quan ngôn luận ra tờ báo chủ lực của hội, tại Nam kỳ thành lập Hội Nghiên cứu Phật học Nam kỳ ở chùa Linh Sơn số 149 đường Douaumont, Sài Gòn, xuất bản tạp chí Từ Bi Âm; tại miền Trung thành lập An Nam Phật học hội tại chùa Trúc Lâm (Huế) cho ra mắt bạn đọc tờ báo Viên Âm; Ở miền Bắc thành lập hội Phật giáo Bắc kỳ, trụ sở chính tại chùa Quán Sứ Hà Nội, xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 9.2021 Nhung diem tuong dong va di biet trong cong cuoc chan hung phat giao o ba mien 2

Như chúng ta biết chủ trương chấn hưng Phật giáo phải đầy đủ hai phương diện là hình thức và nội dung. Về nội dung các hội đều có định hướng đào tạo ra một đội ngũ tăng già đủ tài đủ đức, thông cả về nội điển (những giáo lý Phật giáo) lẫn ngoại điển (tức các môn học về xã hội như kinh tế chính trị văn hóa) tăng sĩ phải thông suốt ngũ minh (y phương minh, nội minh, thanh minh, công xảo minh, nhân minh) [2, tr.79] xứng đáng là thiền gia pháp chủ, dẫn dắt hàng tín đồ, mở các lớp giảng đạo lý, cho Phật tử, hướng tín đồ có niềm tin chính tín với Phật pháp, nhất là bài trừ mê tín, trên báo Đuốc tuệ số 188-189 Ông Phụng khẳng định “mục đích của hội ta là chấn hưng Phật giáo, mà việc chấn hưng không gì bằng bài trừ những tập tục mê tín dị đoan, nó đã làm đổ nát nền Phật giáo nước ta” [6, tr.144] Về hình thức cho xây dựng các cơ sở tự viện, thư viện, giảng đường các ngôi chùa phục vụ công tác giảng dạy cho tăng sĩ.

Trong hoạt động ĐTTT) trước khi có một lớp học và nội dung học chính thức các hội đều có mở những trường nhỏ lẻ. Ở HNKNCPH không mở được lớp học nên Hòa thượngKhánh Hòa phải lập hội Phật học Lưỡng xuyên để có những chương trình đòa tạo tăng sĩ, trước hội này có hội Liên đoàn học xã. Ở Huế, trước khi có chương trình ĐTTT của ANPHH thì có Sơn môn Phật học đường. Tại Bắc kỳ thì có Lớp học canh tân trước, sau mới có cơ sở giáo dục trong HPGBK. Kết quả học tập được kiểm chứng qua các kỳ thi, và phát thưởng đối với những gương mặt tiêu biểu.

Mỗi hội đều thiết kế các công trình phụ (tức cơ sở vật chất) đều có chỗ thờ Phật, tăng phòng, giảng đường, thư viện, nhà ăn, nhà in… trang thiết bị cơ bản phục vụ chấn hưng.

Vận động tịnh tài để thỉnh Đại tạng kinh chữ Hán để nghiên cứu và phiên dịch Kinh sách ra chữ quốc ngữ, thông qua đó chuyển tải thông tin đến các tầng lớp thầm kêu gọi sự hưởng ứng, ủng hộ của mọi người, và cũng để nâng cao trình độ dân trí. Cả ba hội Phật giáo ở ba miền đã biết khai thác công cụ của người Pháp là chữ quốc ngữ để biến thành nguyên liệu chấn hưng Phật giáo, dùng chữ quốc ngữ để viết báo.

Đề cao vai trò người cư sĩ. Hội được thành lập một phần nhờ vào các vị cư sĩ đang làm việc trong bộ máy chính quyền, nội ứng ngoại hợp, đưa đến thành công trong việc thành lập hiệp hội. Tại Nam kỳ Hòa thượng Khánh Hòa hợp tác với ông Trần Nguyên Chấn để lập hội. Tại Huế, Hòa thượng Giác Tiên phối hợp với Tâm Minh Lê Đình Thám, tại miền Băc, sư Trí Hải bắt tay với ông Nguyễn Năng Quốc để hợp tác thành lập hội.

Mục đích chung của ba hội là phục vụ công cuộc chấn hưng Phật giáo thành lập các hội Phật giáo để làm nền tảng cho công cuộc chấn hưng Phật giáo và vận động các hội Phật giáo ba miền để thống nhất Giáo hội tăng già trong toàn quốc bằng cách thành lập Tổng hội Phật giáo. [2, tr.80-84] sư ông Lai cũng đã nhận định “Tổ quốc ta dù ảm đạm vạn phần, suy yếu vạn phần theo chân nối gót, nấp bóng nương chân vạn phần cũng có được một phần tự phụ, tự hào, tự cao quý, tự treo một tấm gương sáng chói cho nhân loại soi chung được, ấy là cái tinh thần tôn giáo liên hiệp” [7, tr.25]

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 9.2021 Nhung diem tuong dong va di biet trong cong cuoc chan hung phat giao o ba mien 3

KẾT LUẬN

Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đã để lại trong lòng hàng hậu bối chúng ta một sự thán phục về ý chí dũng mãnh, cũng như tầm nhìn chiến lược mang tính chính trị song hành cùng thời đại. trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp chia cắt ba miền với ba hình thức cai trị khác nhau Nam kỳ theo chế độ thuộc địa; Bắc kỳ là xứ nửa bảo bộ, nửa thuộc địa; Trung kỳ theo chế độ bảo hộ, các vị Hòa thượng đã vận dụng tất cả tài lực trí lực, phương thức để lập nên cở sở hoạt động ở mỗi vùng miền, tạo chỗ dựa vững chắc để sinh hoạt hội đoàn lập dự án chấn hưng bắt đầu từ việc xây dựng các cơ sở vật chất như phòng đọc chỗ thờ,thư viện giảng đường… cho đến các hoạt động đào tạo người tài, xuất hành nguyệt san.

Tuy mỗi hội đoàn của mỗi miền là khác nhau về quá trình thành lập cho đến các hoạt động của hội, nhưng chung quy lại đều phục vụ cho việc chấn hưng Phật giáo Việt Nam, xa hơn là thống nhất Phật giáo về một mối.

Nguyên nhân dẫn tới chấn hưng Phật giáo là do tín đồ mê tín, tăng suy đồi, thất học, và sự xuất hiện của nhiều tôn giáo mới, cũng vậy trong thực trạng ngày nay Phật giáo không chỉ đối mặt với những nguyên nhân đó mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác từ sự phát triển của các loại hình công nghệ, số hóa và những tệ nạn xã hội. Trước những thách thức đó, những vị tăng ni trẻ hiện nay có phải nên trang bị cho mình hành trang giới đức cũng như trí tuệ và một tâm lý trong tư thế sẵn sàng không? Đó vẫn còn là nỗi trăn trở của nhiều vị tôn túc, và cũng là trách nhiệm của mỗi người tu sĩ.

Thích Nữ Huệ Lộc – Thạc sĩ khóa III Học viện PGVN tại Tp.HCM
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 9/2021

———————————-
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
M. T. Dương, Phong trào chấn hưng phật giáo miền Trung Việt Nam (1932-1951), NXB Đà Nẵng, 2017.
N. Lang, Việt Nam Phật giáo Sử Luận, HCM: NXB Phương Đông, 2012.
Đ. Đ. Nguyễn and M. T. Nguyễn , Phong trào chấn hưng Phật giáo, NXB Tôn giáo, 2007.
T. Q. Nguyễn and B. Đ. Thích, Hòa Thượng Khánh Hòa với phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, NXB Hồng Đức, TP.HCM, 2018.
S. Đ. Ngyễn and Đ. T. Lê, Mấy vấn đề về Phật giáo trong lịch sử Việt Nam, Hà Nội: NXB, Chính trị Quốc gia, 2010.
N. T. Thích , Những đóa hoa Phật giáo Việt Nam, NXB Hồng Đức, TP HCM, 2018.
S. T. Ninh , Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ, NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2020.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường