Việc một vị tu sĩ Phật giáo sử dụng Facebook, mang theo điện thoại di động hoặc lên chuyến tàu du hành sang trọng đi hành hương khắp thế giới là điều cực kỳ bất thường. Nhưng Thượng tọa Nandaka (thầy Unan) vị tu sĩ Phật giáo Myanmar, đã trải nghiệm thế giới phương Tây, đã giúp thầy Unan thu hẹp khoảng cách giữa các học trò của mình ở một quốc gia vốn từ lâu đã bị cô lập với phần còn lại của thế giới.
Tác giả: Paula Pecorella Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: semesteratsea.org
Việc một vị tu sĩ Phật giáo sử dụng Facebook, mang theo điện thoại di động hoặc lên chuyến tàu du hành sang trọng đi hành hương khắp thế giới là điều cực kỳ bất thường. Nhưng Thượng tọa Nandaka (thầy Unan) vị tu sĩ Phật giáo Myanmar, đã trải nghiệm thế giới phương Tây, đã giúp thầy Unan thu hẹp khoảng cách giữa các học trò của mình ở một quốc gia vốn từ lâu đã bị cô lập với phần còn lại của thế giới.
Năm 2011, khi được sự tín nhiệm cao và đã bổ nhiệm Đại đức Nandaka trụ trì tu viện Sein Yadana tọa lạc tại kinh đô Phật giáo cổ đại Mandalay, Myanmar, một nhà tài trợ đã cúng dường cho thầy Unan một chiếc điện thoại di động để giữ liên lạc với những người bên ngoài đến viếng thăm tu viện. Từ đó, thầy Unan đã tạo ra một Facebook và một địa chỉ email với nỗ lực truyền bá thông tin và hướng dẫn học trò của mình về sức mạnh của công nghệ.
“Theo quy chế của chốn tùng lâm, thực sự các vị tu sĩ Phật giáo không thích hợp khi để giữ điện thoại di động và máy vi tính. Nó chỉ dành cho những người thuộc tầng lớp thượng lưu”, thầy Unan giải thích. “Nhưng thời đại ngày nay đang thay đổi, nếu chúng ta không bắt kịp thời gian, chúng ta bị tụt lại phía sau và nhưng chúng ta không muốn như thế”.
Những phật tử truyền thống vốn luôn phát nguyện thanh bần lạc đạo và không quan trọng quá của cải vật chất là liều thuốc độc cho tâm hồn thanh thản tự tại. Tuy nhiên, thầy Unan cho biết, thầy coi trọng công nghệ thông tin là cánh cổng để người dân Myanmar có trình độ học vấn và tiếp cận kiến thức cao hơn.
“Khi tôi đến đây, tôi biết cách quý vị sử dụng Internet. Quý vị sử dụng Internet rất hữu ích nhưng ở đất nước tôi thì rất ngược lại”, thầy Unan tâm sự “người dân của tôi, sinh viên của tôi, họ chưa biết các sử dụng Internet. Thực sự họ chỉ sử dụng Internet chỉ để giải trí. Họ chưa bao giờ truy cập một trang web giáo dục. Họ chưa bao giờ biết cách tìm nguồn kiến thức. Họ chưa bao giờ được biết Internet thực sự là một thư viện tri thức”.
Thầy Unan năm nay 41 tuổi, tuổi ngoài tứ tuần khi chính phủ Myanmar dỡ bỏ lệnh trừng phạt và bắt đầu cho phép du lịch. Thuở thiếu niên 12 tuổi, khi Hòa thượng bản sư đưa ra hai lựa chọn, một là Anh ngữ, hai là chiêm tinh học, thầy Unan đã chọn lựa đúng sở thích của mình. Bởi ngày nay thầy nhận ra rằng việc dạy tiếng Anh cho người dân Myanamar dễ dàng như thế nào cộng với việc sử dụng công nghệ và tốc độ Internet phù hợp.
“Ngày nay Anh ngữ đóng vai trò quan trọng hơn các ngôn ngữ khác. Nếu các bạn muốn học tiếng Anh, các bạn không cần phải đến lớp, các bạn có thể cài đặt nhiều nguồn trong điện thoại của mình”.
Với thầy Unan, điều đó không những đúng, mà nó giúp thiết lập được mối quan hệ cộng sinh khi thầy Unan đã hình thành với nhiều học trò của mình, trong khi thầy dạy Anh ngữ thì ngược lại, họ dạy thầy cách sử dụng công nghệ mới.
“Thực sự tôi không biết sử dụng Facebook, tôi cần phải học rất nhiều,” thầy giải thích “Là một nhà sư, thực sự nó xa lạ với những nhà truyền thông, nhà báo, nhưng hiện nay tôi biết cách chụp ảnh và cách đăng lên Facebook, cách viết ý kiến và bình luận”.
Trong 5 năm sau, thầy Unan có hàng trăm bạn bè trên Facebook, điều này cho phép thầy giữ liên lạc với mọi người trên khắp thế giới. Jeff Whittall, một người bạn của thầy Unan và là bác sĩ của du thuyền MV World Odyssey, đã phản ánh về tác động của công nghệ đối với tình bạn với nhau giữa họ. Jeff Whittall tâm sự:
“Trước khi thầy Unan biết sử dụng Internet và Facebook, mỗi năm chúng tôi phải mất công gửi một lá thư cho anh ấy đến kinh đô Phật giáo cổ đại Mandalay và sau đó chúng tôi chờ để nhận hồi báo. Năm 2015, khi chúng tôi chuẩn bị chuyến đi trở lại xứ chùa tháp Myanmar, chúng tôi đã có thể liên lạc nhanh hơn nhiều. Thử tưởng tượng, việc cố gắng sắp xếp ai đó ở bến cảng mà chúng tôi sẽ cập bến khó khăn hơn nhiều (nếu không có Facebook Messenger), nhưng bây giờ khi chúng tôi đến nơi thì thầy Unan đã ngồi đó chờ đón tôi”.
Mặc dù sự thích nghi với công việc và sử dụng Facebook thật tiện lợi trong cuộc sống của thầy Unan, nhưng không phải tất cả học trò của thầy đều có thể hiểu được tầm quan trọng bởi tác động của nó nhiều mặt khác. Thầy lo lắng rằng những điều phiền toái sẽ đầu độc sự trong sáng của họ nếu họ không học cách sử dụng công nghệ một cách hợp lý.
Thầy Unan khuyến tấn các học trò của mình: “Đừng lãng phí thời gian quý báu của các con chỉ để sử dụng Facebook vì công nghệ cao này không chỉ nhằm để giải trí. Mục đích của công nghệ cao là cung cấp cho các con kiến thức cao hơn, giáo dục cao hơn chứ không trở thành nô lệ của công nghệ với những hoạt động chỉ thuần giải trí”.
Trong bài giảng dạy, thầy Unan khuyến khích học trò làm theo sự dẫn dắt của thầy và tin rằng thế kỷ 21 là “Kỷ nguyên tri thức” với kiến thức của con người hiện đang ở mức đỉnh cao. Thầy cũng thừa nhận rằng Internet vẫn còn rất chậm và xa tầm đối với nhiều người sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh hơn ở Myanmar hiện nay, nhưng dù sao vẫn phải lạc quan về tương lai.
Thầy Unan nói: “Khi chúng ta có Internet tốt, nếu chúng ta biết sử dụng công nghệ thông tin một cách có chính niệm thì chúng ta có thể biết sử dụng Internet như một ngân hàng tri thức của mình. Để đánh thức đất nước dân tộc, tôi cần có thời gian, tôi cần tạo ra nhiều môi trường hơn như thế này. Đó là mục tiêu của tôi”.
Tác giả: Paula Pecorella Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: semesteratsea.org
Bình luận (0)