Trang chủ Hỏi Đáp Con người có thể biết được kiếp trước không?

Con người có thể biết được kiếp trước không?

Con người có thể biết được kiếp trước không? - Với tâm thanh tịnh vị ấy hướng đến "Lậu Tận Mình" vị ấy biết như thật với sự đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ tâm vô lậu giải thoát, tuệ giải thoát, chứng đạt và an trú.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Câu hỏi: Người tu chứng có thể biết được kiếp trước của mình không? Cơ chế để biết hay không biết về kiếp trước, được vận hành như thế nào?

Trả lời: Trải qua mấy ngàn năm, lịch sử của các tông phái của đạo Phật cũng đã “tam sao thất bản”, và cũng khó tránh khỏi các kiến giải riêng của một số bậc tôn túc có kinh nghiệm học thuyết hay các vị thiền sư thiên về thiền định, các vị ấy có cái nhìn về các giá trị của đạo Phật qua góc nhìn của “tưởng tri” trong khi đó đức Phật đã từng tuyên bố “Ta là liễu tri”.

Cho nên qua góc nhìn của cái thấy, cái biết “tưởng tri”, đã dựng lên những gì mà thế tôn trước đây đã vứt bỏ nó như vứt bỏ một đôi giày rách, không có giá trị thiết thực hiện tại cho sự khổ đau của thực tại. Nhớ lại hồi còn tại thế của Thế Tôn, Ngài đã đi tìm và cầu đạo, tham kiến với rất nhiều bậc hiền trí, bậc chân nhân, những bậc đã có được những bước thắng lợi lớn trong công cuộc hành pháp của mình.

Người đầu tiên khai thị và triển khai nội tâm giúp cho Thế Tôn đạt được cái thấy, cái biết bao la của tâm thức, cái thấy cái biết ấy đã mở ra một thế giới của “không vô biên xứ tưởng”, trong nội tâm cũng như những gì xung quanh của Thế Tôn trở nên vắng bặt, trải dài không có khái niệm của giới hạn, không có gì khởi đầu và cũng không có sự kết thúc trong một ý niệm, tất cả đã trở thành hư không.

“Không vô biên xứ tưởng” là một bước khởi đầu cho một thế giới trong vô sắc giới, nó đưa hành giả vào mê hồn trận trong các thế giới tiềm ẩn ở phía sau trong kho tàng của “tưởng tri”.

Lúc bấy giờ Thế Tôn đã đạt được cái thấy biết của “không vô biên xứ tưởng” một cách viên mãn với lực tưởng vừa đủ để đạt được, khi Thế Tôn xuất định để trở về với thế giới thực tại của cái thấy biết ý thức thì điều bất ngờ đã xảy ra làm cho Thế Tôn bừng tỉnh.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc nguoi tu chung co biet duoc kiep truoc khong 1

Thế Tôn kiểm chứng trong các dục tâm thức của Ngài vẫn còn nguyên vẹn, không được giải quyết trong cái thấy biết của “không vô biên xứ tưởng”, Ngài đã thất vọng từ bỏ những gì mà mình hành, đã đạt được trong quá trình tiếp nhận luồng tư tưởng mà Ngài đã từng hy vọng, đã từng tin, nó sẽ cho Ngài cái mà Ngài cần.

Thế Tôn tiếp tục truy tìm cho bằng được những gì Thế Tôn mong cầu, Ngài đã gặp được bậc cao nhân của Bà la môn giáo, họ mang đến cho Thế Tôn một cái thấy biết khác công phu hơn, có chiều sâu hơn, có công năng hơn đối với ” không vô biên xứ tưởng”, đó là một thế giới của “thức vô biên xứ tưởng”, đó là quá trình của sự chuyển tiếp của sự thấy biết của thế giới vô sắc.

Thế Tôn với trí tuệ vượt bậc cũng không có khó khăn gì khi đạt được cái thấy biết của “thức vô biên xứ tưởng”, cái thức vô biên này đã mang đến cho Thế Tôn một cái thấy biết rõ ràng hơn bằng thế giới của thức tưởng trong không gian của “không vô biên xứ tưởng”.

Cái thức này không có biên xứ được hiểu biết và cảm nhận qua thức của tưởng. Khi Thế Tôn xuất định để trở về thực tại, khi quán sát tâm dục thì Thế Tôn thấy rằng con đường đi đến “thức vô biên xứ tưởng” này không giải quyết được các vấn đề mà Thế Tôn đưa ra cần phải được giải quyết.

Một lần nữa sự thất vọng đã đến và sự khao khát thỏa mãn nhu cầu của Thế Tôn không chịu khuất phục, Ngài cũng nghĩ rằng cái thấy biết của “thức vô biên xứ tưởng” này cũng là cái thấy biết vô giá trị không mang đến lợi ích gì trong tâm thức đầy dục vọng có trong Thế Tôn, nó vẫn là những vật dụng không còn giá trị như những đôi giày rách.

Thế Tôn một lần nữa từ bỏ bậc đạo sư của mình để ra đi tìm cái mà Thế Tôn cần, rồi một bậc đạo sư nữa đã được Thế Tôn tìm đến để cầu đạo, vị đạo sư này khai thị và giới thiệu cho Thế Tôn một trạng thái tâm thức vượt trội hơn, có công năng bước xa hơn về nhận thức là cái thấy biết của “vô sở hữu xứ tưởng”.

Đây là một dạng tâm thức vượt qua sự chấp thủ của “thức vô biên xứ tưởng”, một cái thế giới tâm thức không có bóng dáng của sáu giác quan của tâm thức tưởng đó là sắc thức tưởng, thọ thức tưởng, tưởng thức tưởng, hành thức tưởng và thức thức tưởng.

Trong thế giới của “vô sở hữu xứ tưởng” thì sự có mặt của chấp thủ thức vô biên vắng bặt, nơi đó cho Thế Tôn thấy được một trạng thái tâm thức tịch tĩnh vượt qua xúc tưởng hỷ lạc do “chấp thủ” thức vô biên xứ tưởng đưa đến.

Khi Thế Tôn xuất định để trở về với giây phút thực tại, quán sát trên tâm thức dục thì những gì Thế Tôn trước đây còn thì bây giờ ngay đến khi trạng thái “vô sở hữu xứ tưởng” đã thành tựu nhưng không mang đến đoạn diệt các dục trong tâm, Thế Tôn thất vọng từ bỏ bậc đạo sư của mình ra đi để tầm cầu đạo xuất.

Rồi một lần nữa Thế Tôn cũng tìm được một hệ tư duy mới, siêu xuất hơn của một bậc đạo sư, đó là trang thái tâm thức của “phi tưởng, phi phi tưởng xứ tưởng”, đến đây Thế Tôn không còn gì để mà thấy biết nữa, cái thấy biết bây giờ cũng vắng bặt, không thức tưởng vượt qua mọi sở hữu của thức tưởng để trở thành đối tượng của tưởng (phi tưởng), cái cảm nhận tâm thức “phi tưởng” là vượt qua “không vô biên xứ tưởng” là (tưởng sắc tưởng), vượt qua “thức vô biên xứ tưởng” là (tưởng thức tưởng) và vượt qua “vô sở hữu xứ tưởng” là (tưởng thức tưởng).

Cái trạng thái phi tưởng này đã mở ra cho Thế Tôn cảm nhận được trạng thái sắp sửa đi vào đó là “phi phi tưởng xứ tưởng” là một trạng thái tâm thức đoạn diệt (tưởng thọ tưởng) hay còn gọi là (diệt thọ tưởng định), đây là cảnh giới thiền định cao nhất của Bà la môn lúc bấy giờ mà Thế Tôn đã đạt được không có khó khăn, không có mệt nhọc.

“Phi tưởng, phi phi tưởng xứ tưởng” (diệt thọ tưởng định) là trạng thái tâm thức tịch diệt chứ không phải là trạng thái tịch tĩnh vì ở đây không có sự hiện diện của các thức tưởng, đó là năm thủ uẩn của tâm thức tưởng, tất cả đã bị tịch diệt chỉ còn lại một thức uẩn tưởng duy nhất còn làm việc đó là (hành thức tưởng), vì còn hành thức tưởng nên sắc thức tưởng còn, cho nên trong thời của Thế Tôn các bậc Bà la môn đạt được cảnh giới “phi tưởng, phi phi tưởng xứ tưởng” là một chuyện cũng không mấy ai đạt được thành quả ấy.

Nếu đạt được thì bậc ấy khi nhập định không còn ý thức để tác ý xuất định được và chìm vào giấc ngủ tịch diệt, để lại nhục thân bất thối, sắc thân của vị ấy không bị chi phối bởi pháp vô thường chi phối mãnh liệt nữa, mà nó bị chậm lại bởi pháp tưởng chi phối mạnh mẽ hơn.

Chỉ có Thế Tôn mới dùng được ý thức để tác ý xuất định, lúc bấy giờ làm kinh ngạc các bậc tôn túc trong giới Bà la môn. Khi xuất định được trạng thái “phi tưởng, phi phi tưởng xứ tưởng” Thế Tôn trở lại với thực tại thì cái năng lực dục của tâm thức của Ngài vẫn còn nguyên vẹn không một pháp nào được đoạn diệt bởi “phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng” đưa đến.

Từ đó Thế Tôn không hoan hỉ với các pháp môn thiền định của các đạo sư Bà la môn lúc bấy giờ, Ngài quyết định đi tìm chân lý cho đời mình bằng tất cả sự nhiệt huyết tầm cầu giải quyết sinh tử khổ đau.

Qua những bài học đã học được, Thế Tôn tuyên bố rằng chúng sinh là “tưởng tri” còn ta là “liễu tri”. Tại sao chúng ta phải đề cập đến những vấn đề tưởng tri này, vì trong thế giới của tưởng tri có vô số học thuyết ra đời định nghĩa, diễn giải, triển khai nó một cách triệt để, thậm chí cố ý làm cho nó lệnh lạc đi những giá trị công phu do thiền định mang đến.

Trong các học thuyết khi định nghĩa về một năng lực giải thoát hay trí tuệ của một bậc A la Hán thì thường nói lên ba năng lực siêu phàm của bậc giải thoát đó là “Tam Minh”, cái gì là “Tam Minh”?

Phải nói rằng minh thứ nhất đó là “Túc Mạng Minh”, minh thứ hai đó là “Thiên Nhãn Mình”, minh thứ ba là “Lậu Tận Mình”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc nguoi tu chung co biet duoc kiep truoc khong 2

Đến đây khi đánh giá hay phân tích mổ xẻ để giới thiệu đến cho nhân loại hiểu được về “Tam Minh” thì các kinh sách hay các học thuyết hay học giả thường nói rằng:

Minh thứ nhất là “Túc Mạng Minh”, tùy theo mong muốn ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, bốn đời, một trăm đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại thành kiếp, ta nhớ rằng tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ như thế này, sau khi chết tại chỗ kia, ta được sinh ra tại chỗ nọ, tại chỗ ấy ta có tên như vậy, dòng họ…

Khi nói minh thứ hai là “Thiên Nhãn Minh”, là nói đến với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên, thấy các chúng sinh, ta biết rằng chúng sinh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ người thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ chúng sinh làm việc ác hạnh thì khi thân hoại mạng chung phải sinh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ, địa ngục, còn chúng sinh nào làm việc thiện hạnh thì khi thân hoại mạng chung thì được sinh lên các thiện thú, thiên giới cõi đời này.

Minh thứ ba “Lậu Tận Mình”, như thật biết rõ với sự đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong đời hiện tại, tự mình với thắng trí, ta chứng ngộ vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát chứng đạt và an trú.

Như vậy với sự hiểu biết về tam minh với siêu nhiên mà các bậc vô lậu giải thoát thì không thể nghĩ lường nhưng chúng ta nên nhớ và thận trọng khi đặt hết niềm tin vào một vấn đề gì đó mà vấn đề ấy đã được Thế Tôn cảnh báo trước đây mấy ngàn năm. “Này các tỷ kheo các ông chớ có vội tin vào các vấn đề như sau:

(1) chớ có vội tin vào một điều gì, chỉ vì điều ấy đó là truyền thuyết.

(2) Chớ có vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thuyết.

(3) Chớ có vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

(4) Chớ có vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.

(5) Chớ có vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

(6) Chớ có vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

(7) Chớ có vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

(8) Chớ có vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với định kiến của mình.

(9) Chớ có vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó được sức mạnh và uy quyền ủng hộ.

(10) Chớ có vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

Thật là những gì mà Thế Tôn đã cảnh báo nó cho chúng ta thấy hầu như các giá trị mà các tôn túc, các bậc chân nhân hay các giá trị học thuyết kinh sách đều có thể đưa chúng ta đến có một sự nhận thức sai lệch, hoang tưởng, mê hoặc mang tính chất siêu hình, siêu nhiên như đã nói ở trên mà kinh điển hay các nhà học giả và các trường phái tôn giáo Bà la môn khi trình bày diễn giải về Tam Minh của một bậc Chánh đẳng Chánh giác.

Hầu như tất cả các tư duy ấy đều làm lệch đi ý nghĩa giá trị năng lực của trí tuệ của tâm vô lậu. Như đã nói ở trên bốn dòng tâm thức của thiền định vô sắc giới, “không vô biên xứ tưởng” “thức vô biên xứ tưởng” “vô sở hữu xứ tưởng” “phi tưởng, phi phi tưởng xứ tưởng”, đây là bốn năng lực siêu nhiên của tâm thức tưởng mà chỉ có trong thế giới vô sắc mới có được các giá trị siêu nhiên này, nó là một phần của ngũ uẩn, đó là tưởng thức uẩn.

Trong năm uẩn để vận hành nhân quả này thì có đến hai thức để định hướng và giải quyết tất cả các vấn đề sinh diệt trong nhân quả đó là tưởng thức uẩn và thức thức uẩn, giữa hai thức này đức Phật phân định rõ ràng tính riêng biệt để khẳng định giữa “tưởng tri” và “liễu tri”.

Tưởng thức uẩn là tưởng tri không có gì là sai biệt, còn thức thức uẩn thì sao? Có phải là “liễu tri” chăng? Đức Phật đã nhìn thấu đạt về giá trị của thức thức uẩn này một cách triệt để. Nói đến ý thức, có hai trạng thái tâm thức của ý thức, đó là ý thức vô minh và ý thức có minh. Một trạng thái ý thức liệt tuệ (vô minh), Thế Tôn cũng bảo trạng thái ý thức vô minh ấy vẫn là “tưởng tri”, còn ý thức có minh, có giác ngộ, có phòng hộ, Thế Tôn bảo đó là “Liễu tri”.

Ở đây lúc bấy giờ các tôn giáo Bà la môn đa phần lấy trạng thái tâm thức của “tưởng tri” làm thước đo cho sự chứng đạt phạm hạnh, họ đề cao giá trị siêu nhiên năng lực giải thoát được các kinh sách hay các nhà truyền giáo tuyên truyền qua mấy ngàn năm khi tán thán và bàn luận về Tam Minh.

Với Bà la môn giáo dưới trí tuệ góc nhìn của “Tưởng tri” thì “Túc Mạng Minh” và “Thiên Nhãn Minh” được các Bà la môn giáo mô tả hay được diễn giải theo lối trừu tượng và có phần siêu hình mà năng lực siêu nhiên của trạng thái tâm thức của “thức vô biên xứ tưởng” mới thấy biết như thật về các đời quá khứ và cũng như thấy được các hạnh nghiệp của chúng sinh.

“Thức vô biên xứ” là sự giao thoa (xúc tưởng) giữa năm thức tưởng của ngũ uẩn (nhân sinh quan) tương tác lên ngũ uẩn đã hiện hữu lưu xuất trong vũ trụ quan, mỗi uẩn đều có tầng số và lưu xuất các dữ liệu do ngũ uẩn tưởng của nhân sinh quan tương tác vào các tầng số ngũ uẩn của vũ trụ quan và được lưu xuất tại đó.

Mỗi kiếp nhân sinh quan được kiến tạo của sự sinh diệt được diễn ra trong vô lượng kiếp sẽ được lưu xuất liên tục trong sự tuần hoàn của vô thường sinh diệt biến hoại của các pháp, “trạng thái tâm thức tưởng của Thức vô biên xứ tưởng” sẽ thấy biết như thật trong sự vận hành của các tầng số thức tưởng của ngũ uẩn giữa (nhân sinh quan và vũ trụ quan).

Nhưng ở đây trạng thái trí tuệ của Tam Minh mà Thế Tôn muốn diễn giải theo trí “liễu tri” của Ngài thì khác hẳn với các trí tuệ của các Bà la môn giáo. Trí tuệ của “Liễu tri” được thắp sáng bởi ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp, với trí “liễu tri” thì phải thấy biết như thật bằng ý thức có minh, có giác ngộ, có hướng thượng.

Nên Thế Tôn có nói lên ý nghĩa của “liễu tri” như sau, “Này các tỳ kheo pháp của ta, ta phải tác thành mắt và ta tác thành ý, có nghĩa là pháp của ta không phải đi vào các lộ trình của thiền định mà là sự nhận biết như thật của con mắt đang thức và ý phải tư duy (đó là sắc giới) còn thiền định thì con mắt phải khép, ý thức phải dừng (đó là vô sắc giới)”.

Dưới góc nhìn và nhận định về Tam Minh của Thế Tôn được diễn tả một cách chân thật và thiết thực hiện tại mà chúng ta có thể dễ hiểu qua sự hiểu biết của ý thức.

“Túc mạng minh” được Thế Tôn nhận định rằng vị ấy với trí tuệ siêu nhiên, vị ấy thấy biết như thật thân mạng này được sung mãn bởi có khinh an, tâm có hỷ lạc vì ly dục sinh, thân này có được năng lực kham nhẫn đến tận cùng sinh mệnh, chịu đói, chịu khát, chịu nóng bức, chịu lạnh giá, chịu muỗi mòng, chịu được sự bức bách bởi những lời chửi rủa, lăng mạ, vu khống, đánh đập.

Như vậy với “Túc Mạng Minh” được Thế Tôn diễn giải một cách rõ ràng dễ hiểu và mang tính thiết thực hiện tại. Với “Thiên Nhãn Minh” vị ấy hướng đến chúng sinh, vị ấy biết được tâm của chúng sinh, giải thoát hay chưa giải thoát, tâm chuyên chú hay tâm tán loạn, tâm có an trú hay tâm điên đảo, tâm có tham hay tâm không có thẩm, tâm có sân hay không có sân, tâm có si hay tâm không có si.

Với tâm thanh tịnh vị ấy hướng đến “Lậu Tận Mình” vị ấy biết như thật với sự đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ tâm vô lậu giải thoát, tuệ giải thoát, chứng đạt và an trú. Như vậy cho chúng ta thấy được hai luồng tư tưởng và quan điểm khác biệt giữa “tưởng tri” của các nhà Bà la môn giáo và “liễu tri” của Thế Tôn.

Tác giả: Sa môn Quang Hạnh

Ghi chú: Những trao đổi, lập luận, quan điểm thể hiện chính kiến, cách hành văn và tư duy riêng của tác giả. Tạp chí NCPH đăng tải để rộng đường trao đổi, mang tính học thuật, phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử Phật giáo.

Tạp chí mong nhận được các trao đổi, luận giải, đối chiếu với kinh sách để phục vụ công tác nghiên cứu học thuật Phật giáo.

Tiêu đề (*): Do BBT Tạp chí NCPH đặt

1 bình luận

NGƯỜI TU CHỨNG

PHẠM THỊ ÁNH HỒNG 03/06/2024 - 21:24

Theo con thì NGƯỜI TU CHỨNG LÀ NGƯỜI có TÂM TỪ BI, TÂM YÊU THƯƠNG ĐA HƯỚNG, TÂM KHÔNG SỢ HÃI TRƯỚC CẢM THỌ VÀ ÁC PHÁP. Biết tất cả nhưng như không biết, chỉ khi nào cần thiết mới chứng tỏ điều biết là sự thật, là chân lý ! ..

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường