Việt dịch: Thích Vân Phong
Ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự (실상사, 實相寺), thuộc giáo khu thứ 17 của Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, tọa lạc tại 50, Jangseon-ri, Seongsan-myeon, Namwon-gu, Jeollabuk-do, Tây Nam Hàn Quốc, được kiến tạo vào thời Tân La (Silla), Hưng Đức Vương tam niên, thế kỷ thứ 9 (828), Chứng Giác Đại sư (증각대사, 證覺大師) hay Hồng Trắc Quốc sư (홍척국사, 洪陟國師) khai sơn, một trong Thiền phái Cửu Sơn.
Về mặt hành chính, ngôi cổ tự thuộc về Namwon-si, nhưng trên thực tế, nó nằm gần Hamyang-gun, Gysangnam-do.
Hầu hết các chốn thiền môn tự viện Phật giáo ở Hàn Quốc đều được xây dựng theo thế dựa núi, rừng cây xanh tươi, điều độc đáo của ngôi Thật Tướng cổ tự toạ lạc giữa cánh đồng ở Sannae-myeon, Namwon-si, nằm cạnh suối Mansucheon, chảy từ Trí Dị san (지리산, 智異山).
Truyền thuyết rằng việc kiến lập ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự là Chính khí Quốc gia Hàn Quốc, nhằm ngăn chặn dòng chảy của Đế quốc Nhật Bản xâm lược, vì vậy theo Phong thủy Địa lý, một ngôi Già lam Phật địa được thiết lập.
Tuy nhiên, vào thời Joseon (Triều Tiên), ngôi Thật Tướng cổ tự bắt đầu suy tàn dần. Một thời điểm nào đó, vào đầu hoặc giữa thời đại Joseon (Triều Tiên), ngôi chùa đã bị hỏa hoạn thiêu hủy và đóng cửa.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, chốn thiền môn này gặp khó khăn do các trận chiến giữa các đảng phái chính trị và lực lượng bạo lực trên vùng Trí Dị san (지리산), nhưng không có thiệt hại nào đến ngôi cổ tự và tài sản văn hóa.
Theo truyền khẩu trong dân gian rằng, cuộc xâm lược thứ hai vào tháng 8 năm 1597, Triều Tiên gọi là Đinh Dậu tán loạn (정유재란, 丁酉再亂), sử Nhật gọi là Khánh Trường chi dịch (けいちょうのえき), ngôi Thật Tướng cổ tự đã bị quân đội Nhật Bản phóng hoả đốt cháy, có rất nhiều chuyện kể trong dân gian liên quan đến cướp biển Nhật Bản. Ngoài ra, thiên hạ còn truyền tụng rằng: “Khi Nhật Bản trỗi dậy, ngôi Thật Tướng cổ tự bị sụp đổ”.
Năm Đinh Dậu tái biến loạn, ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự gần như hoàn toàn bị phá hủy, vào đầu thế kỷ thứ 18, Triều Tiên Túc Tông năm thứ 26 (1700) được tái thiết.
Cuối thế kỷ thứ 19, Triều Tiên Cao Tông năm thứ 19 (1882), ngôi cổ tự bị hỏa hoạn chìm trong biển lửa, chỉ còn sót lại một số tòa nhà. Ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự, bộ sưu tập thời đại Silla (Tân La) thống nhất, tác phẩm Bách Trượng Am được công nhận đệ thập (10) Quốc bảo, và một Bảo tháp bằng đá 3 tầng, cao 5 mét, và 11 báu vật khác.
Từ năm 1966 đến năm 2005, công việc khai quật đã được thực hiện, trong quá trình này, một ngôi Đại Già lam cổ tự bằng gỗ và tuyệt mỹ được tìm thấy ở độ sâu khoảng 23,3m ở một bên thềm đá móng. Kích thước của viên đá này nhỏ hơn một chút (dưới 1m), nhưng ước tính có một ngôi Cổ tự bằng gỗ rất lớn, bởi vì nó lớn hơn ngôi cổ tự bằng gỗ thứ 9 Hoàng Long cổ tự (Hwangnyong-sa).
Ngoài ra, cho đến nay đã có 30 địa điểm đã được tìm thấy, các gian nhà đã được xác định Già lam cổ tự. Trong số đó, tòa nhà ước tính là một thắng lợi được tìm thấy là một tòa nhà rộng lớn với 714㎡ ở phía bắc và phía nam, và 7 tòa nhà ở phía đông và phía tây. Để tham khảo, "Điện Cần Chánh" trong Cảnh Phúc cung là 630㎡.
Mặc dù lịch sử thực tế hiện nay là rất nhỏ, nhưng các cuộc khảo sát khác nhau, cho thấy một khía cạnh vượt quá mong đợi. Trong thời gian đó, có những khu vườn khổng lồ được kiến tạo vào triều đại Goryeo được bảo tồn gần như hoàn toàn trong điều kiện hoàn hảo. Ban đầu nó là nơi để thiết kế một tòa nhà mới để xây dựng lại lịch sử thực tế.
Nó thực sự quy mô và mỹ thuật cao. Theo kết quả của cuộc khai quật, một ao có hình Elíp phẳng với đá Granit dày trên sàn, một đường thoát nước, và một cơ sở vườn. Đặt biệt, trung tâm ao, và liên quan các công trình đường thủy rất quan tâm đến quy mô, điều kiện hoàn hảo và phong cách kiến trúc tuyệt đẹp.
Một ao có chiều dại 16,05 mét và chiều rộng 8,06 mét được xây dựng bằng cách xếp phẳng khoảng một dãy đá cứng trên sàn nhà, và xung quanh xây dựng cùng loại đá cứng. Ở giữa sàn nhà, không giống các khối đá khác, một viên đá có ánh sáng màu xanh. Điều này dường như chỉ ra một điểm tham chiếu khi xác lập hồ sơ cho di tích.
Có sử dụng nguyên liệu thiên nhiên chống thấm nước. Ngoài ra, đường ống thoát nước dài 42,6 mét và chiều dài của hình dạng cong này là chiều dài 13,8 mét và chiều rộng 1,0 mét.
Hiện nay ngôi Già lam cổ tự là tài sản văn hóa của địa phương, tuy ngôi Già lam cổ tự không tọa lạc trên núi, nhưng trong các cánh đồng rộng bao la, bao quanh bởi rừng cây xanh tươi đẹp đã phác thảo nên một dấu ấn rất ấn tượng về cảnh quan.
Khi lạc vào chốn Thiền môn cổ tự này phải qua vòm Loan nguyệt Giải thoát kiều, sau đó là Liễu Cung kiều, du khách sẽ nhìn thấy bức tượng đá Thủ Hộ Thần theo truyền thống Phật giáo Hàn Quốc.
Du khách đến thưởng lãm ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự, như phong cảnh danh thắng cổ tích, Xuân quý, Hạ quý, Thu quý, Đông quý, bốn mùa cảnh sắc vô cùng hấp dẫn, tao nhân mặc khách thường ca ngợi nơi đây như bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp.
Do đó, trước khi bắt đầu giai đoạn của khu vực để tìm hiểu ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự, nếu tour du lịch khách đoàn, hướng dẫn viên du lịch sẽ thuyết minh về ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự và nhân văn địa lý; nếu cần sự trợ giúp phải tham khảo thêm về ngôi Già lam cổ tự này, du khách đề nghị hướng dẫn thêm chi tiết của các điểm tham quan.
Khách du lịch sẽ có dịp chụp ảnh, ghi lại những kỷ niệm đẹp, với tâm hồn thanh thản từng bước chân an lạc hạnh phúc, vòng quanh hành hương chiêm bái ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự.
Tháng 03 năm 2013, một Giáo sư thuộc Đại học Hựu Thạch, Hàn Quốc đã chia sẻ: Ngôi già lam “chủ yếu được kiến tạo theo thế phong thủy để áp chế Nhật Bản”. Giáo sư cho biết trong bài báo của mình rằng; nguyên sơ kiến tạo ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự tại Trí Dị sơn, Toàn La Nam đạo (Jeollanam-do), Tây Nam bộ Hàn Quốc, với mục đích là “Chính khí Quốc gia Hàn Quốc, nhằm ngăn chặn dòng chảy của quân Nhật Bản xâm lược”.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.silsangsa.or.kr
Bình luận (0)