Trang chủ Tự viện-Chùa Ngôi chùa Trấn Quốc (Hồ Tây) cổ kính 1.500 năm tuổi

Ngôi chùa Trấn Quốc (Hồ Tây) cổ kính 1.500 năm tuổi

Thủ đô Hà Nội xưa nay được biết đến là một vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử hàng nghìn năm, không chỉ có danh lam thắng cảnh, mà còn có rất nhiều đền, chùa, đặc trưng cho một nền văn hóa tâm linh bao đời tiếp nối. Trong đó, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và lâu đời nhất nhì Thăng Long – Hà Nội đó là chùa Trấn Quốc, một điểm dừng chân có giá trị về tâm linh, lịch sử, lẫn kiến trúc, đã tồn tại gần 1.500 năm.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Thủ đô Hà Nội xưa nay được biết đến là một vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử hàng nghìn năm, không chỉ có danh lam thắng cảnh, mà còn có rất nhiều đền, chùa, đặc trưng cho một nền văn hóa tâm linh bao đời tiếp nối. Trong đó, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và lâu đời nhất nhì Thăng Long – Hà Nội đó là chùa Trấn Quốc, một điểm dừng chân có giá trị về tâm linh, lịch sử, lẫn kiến trúc, đã tồn tại gần 1.500 năm.

Thủ đô Hà Nội xưa nay được biết đến là một vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử hàng nghìn năm, không chỉ có danh lam thắng cảnh, mà còn có rất nhiều đền, chùa, đặc trưng cho một nền văn hóa tâm linh bao đời tiếp nối. Trong đó, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và lâu đời nhất Thăng Long – Hà Nội đó là chùa Trấn Quốc, một điểm dừng chân có giá trị về tâm linh, lịch sử, lẫn kiến trúc, đã tồn tại gần 1.500 năm.

tapchinghiencuuphathoc chua tran quoc 1

Cảnh quan chùa Trấn Quốc

1. Vài nét lịch sử của chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội). Chùa có lịch sử gần 1500 năm và được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội. Dưới thời nhà Lý và nhà Trần, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.

Theo Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này.

tapchinghiencuuphathoc chua tran quoc 3

Trong chùa Trấn Quốc

Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay. Chùa Trấn Quốc toạ lạc trên một hòn đảo duy nhất của một hồ nước ngọt lớn nhất ở Hà Nội.

Chùa Trấn Quốc theo hệ phái Bắc Tông. Bên trong điện chùa thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Bà Quan Âm. Chùa cũng có ban thờ Quan Bình, Quan Vũ, Chu Thương, Đức Ông và các thị giả.

2016: Chùa Trấn Quốc được báo Daily Mail bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

2017: Tạp chí Wanderlust xếp chùa Trấn Quốc vào vị trí thứ ba trong danh sách 10 ngôi chùa đẹp nhất, hài hòa với thiên nhiên.

2019: National Geographic vinh danh chùa Trấn Quốc trong danh sách những ngôi chùa Phật giáo có kiến trúc đẹp nhất thế giới, xứng đáng là điểm đến tâm linh không thể bỏ lỡ.

Những giải thưởng quốc tế này không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam mà còn khẳng định vị thế của chùa Trấn Quốc như một biểu tượng văn hóa, một điểm đến tâm linh thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế.

2. Kiến trúc chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc dù đã qua bao đợt trùng tu theo sự chuyển mình của đất nước nhưng nơi này vẫn không làm mất đi nét đặc trưng của nguyên tắc kết cấu và kiến trúc Phật giáo. Từ trên cao nhìn xuống, chùa được xếp theo hình chữ Công (工) với 3 ngôi chính: Tiền đường, Nhà Thiêu hương và Thượng điện. Ngoài ra, Bảo tháp hay còn gọi là Cửu phẩm liên hoa chính là kiến trúc đặc biệt nhất của nơi này.

Nhà Tiền đường trong chùa Trấn Quốc

Tòa Tiền đường được xây dựng về phía Tây, đằng sau có nhà Tam bảo, hai dãy hành lang hai bên của nơi này là nhà thiêu hương và thượng điện để thờ rất nhiều các pho tượng đẹp và độc đáo. Nổi bật nhất có lẽ là tượng phật Thích Ca Nhập Niết bàn được làm bằng gỗ và sơn son thiếp vàng (đây được bình chọn là bức tượng Niết bàn đẹp nhất Việt Nam). Cùng với đó là rất nhiều pho tượng phật được đúc bằng đồng sáng lung linh.

tapchinghiencuuphathoc chua tran quoc 2

Những pho tượng bằng đồng tại Chính điện

Thượng điện ở chùa Trấn Quốc

Đằng sau của thượng điện có một gác chuông được xây dựng thành căn nhà 3 gian, xây bằng gỗ cùng mái ngói đỏ vảy cá tạo nên nét cổ kính. Bên phải của gác chuông là nhà thờ Tổ, bên phải là nhà bia. Chùa Trấn Quốc hiện nay còn lưu trữ 14 tấm bia, trên những tấm bia này khắc các bài thơ của những vị tiến sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ. Những tấm bia lưu lại dấu ấn lịch sử của chùa, mang giá trị văn hóa lâu đời của Hà Nội.

Bảo tháp trong chùa Trấn Quốc

Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng vào năm 1998, đến năm 2003 thì hoàn thành và tạo thành khu vườn tháp của chùa. Tòa Bảo tháp này bao gồm 11 tầng, có diện tích khoảng 10.5m2. Phía bên trong bảo tháp thờ tượng phật A Di Đà được làm bằng đá quý.

Ngoài ra, trong tháp còn có khoảng 66 pho tượng khác. Bên trên tòa tháp còn được đúc một tòa sen 9 tầng (cửu phẩm liên hoa) được làm bằng đá quý sáng lấp lánh, tựa như bông sen đang nở rộ và tỏa ngát hương thơm. Tổng thể ngọn Bảo tháp làm tăng vẻ uy nghi, linh thiêng cho ngôi chùa nhưng vẫn giữ được nét mềm mại của lối kiến trúc tổng thể.

tapchinghiencuuphathoc chua tran quoc 4

Bảo tháp lục độ đài sen tại chùa Trấn Quốc

tapchinghiencuuphathoc chua tran quoc 5

Một số tháp khác tại chùa Trấn Quốc

Cây bồ đề chùa Trấn Quốc

Mỗi khi nhắc đến chùa Trấn Quốc, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến cây bồ đề lớn được chiết từ cây Đại bồ đề Đạo Tràng. Đây là nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ngồi hành đạo từ cách đây 25 thế kỷ. Cây bồ đề mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh. Đó là biểu tượng của tấm lòng nhân ái, vị tha đối với con người và là biểu trưng cho trí tuệ của đức Phật.

Còn rất nhiều ý nghĩa tâm linh liên quan đến cây này. Cây bồ đề có ý nghĩa biểu trưng cho trí tuệ của đức Phật, cùng với tấm lòng nhân ái, vị tha của ngài đối với con người. Qua gần 60 năm kể từ ngày ông Prasat trao tặng, cây bồ đề đã được các vị sư trụ trì chăm sóc cẩn thận và vô cùng kỹ lưỡng mới có thể tươi tốt như ngày hôm nay. Bóng râm của cây bồ đề cũng khiến cho khung cảnh và không khí trở nên thoáng mát hơn.

tapchinghiencuuphathoc chua tran quoc 6

Cây bồ đề tại chùa Trấn Quốc

3. Những địa danh nổi tiếng quanh chùa Trấn Quốc

Đền Quán Thánh

Du lịch tâm linh tại Hà Nội nhất định không thể bỏ qua điểm đến đền Quán Thánh – một trong “tứ trấn” của Kinh thành Thăng Long. Trải qua nhiều mốc thời gian, nhiều triều đại lịch sử thế nhưng đền Quán Thánh vẫn giữ được nét đẹp văn hóa, kiến trúc độc đáo, tô điểm thêm cho màu sắc cổ kính của Thủ đô.

Hoàng thành Thăng Long

Gắn liền với sự phát triển của Thăng Long – Hà Nội xưa, Hoàng thành Thăng Long là một trong những quần thể di tích thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Đặc biệt, trong hệ thống di tích lịch sử của Việt Nam, Hoàng thành Thăng Long đóng một vai trò hết sức quan trọng. Du khách đến với địa điểm này có thể tham quan các công trình nổi bật như: Đoan Môn, Bắc Môn, Điện Kính Thiên, khu khảo cổ học…

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Du lịch Hà Nội nhất định phải dành thời gian viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lưu giữ thi hài của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Bên ngoài lăng được trồng những hàng tre xanh ngát, tạo nên bối cảnh yên bình, tĩnh lặng. Lăng Chủ tịch mở cửa phục vụ du khách vào các sáng thứ 3,4,5,7 và Chủ nhật hằng tuần.

Phố cổ Hà Nội

Dạo quanh khu phố cổ, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ kính, thưởng thức các món ngon đặc sản là trải nghiệm mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Hà Nội. Phố cổ Hà Nội tọa lạc ở phía Bắc và phía Tây của hồ Hoàn Kiếm. Mỗi con phố buôn bán một mặt hàng nhất định, bạn có thể dạo quanh để mua sắm, chụp hình… Ngoài ra, du khách cũng nên dành thời gian thưởng thức ẩm thực phố cổ với một số món như: chả cá Lã vọng, mỳ vằn thắn Đinh Liệt, phở Bát Đàn…

Bảo Vy tổng hợp

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 8585 2222 – 0914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

Thượng tọa Thích Đạo Thịnh

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 8585 2222 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường