Trang chủ Bạn đọc Ngôi chùa linh thiêng nhất nằm trong chính ta

Ngôi chùa linh thiêng nhất nằm trong chính ta

Ngôi chùa linh thiêng nhất nằm trong mỗi chúng ta. Đó là nơi ẩn náu của tâm hồn, nơi ta có thể tìm thấy sự bình an, tĩnh lặng và kết nối với bản thân sâu thẳm nhất.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Ngôi chùa linh thiêng nhất nằm trong mỗi chúng ta. Đó là nơi ẩn náu của tâm hồn, nơi ta có thể tìm thấy sự bình an, tĩnh lặng và kết nối với bản thân sâu thẳm nhất.

Tác giả: Diệu Linh

Tại sao ngôi chùa linh thiêng nhất lại nằm trong chính con người?

Tâm hồn con người là nơi chứa đựng những giá trị cao đẹp nhất: lòng yêu thương, sự trắc ẩn, lòng vị tha, sự sáng tạo, và trí tuệ.

Ðạo Phật cho rằng, mọi chúng sinh đều bình đẳng, nghĩa là đều có khả năng thành Phật. Bởi vì chúng sinh tuy lượng số vô lượng, nhưng loài nào cũng mang nơi mình yếu tố tròn đầy sáng suốt của bản thể. Một ngày mai, vô minh diệt hết, bản tính thanh tịnh sáng suốt hiển hiện, chúng sinh có thể thành Phật.

tapchinghiencuuphathoc ngoi chua linh thieng nam trong chinh ta 3

Phật giảng: “Tất cả chúng sinh đều có phật tính, vì phiền não ngăn che nên không thể thấy được. Mỗi người trong cuộc sống mọi phiền não chúng ta trải nghiệm đều là biến tướng của phật tính. Chúng được hiển lộ ra bên ngoài đó là nghiệp ưu não riêng từng người”.

Đức Phật giảng pháp nhiều đề tài khác nhau nhưng rồi cũng quy về chỉ ra tính Phật của bản thân từ đó giúp cho chúng sinh thấu hiểu đạt sự giác ngộ, giải thoát.

Để có được tính giác ngộ chúng ta dựa vào sự nhận biết ra cái mình hiểu lầm, chấp chặt vào cái giả tạm của thế gian cho là thật, chính nhờ biết sai nên việc đúng hiển bày, đức Phật nói: “Ai có tâm thì đều có thể thành Vô thượng Bồ đề”. Quả thật được sáng tỏ, chúng ta một khi cầu giác ngộ hẳn nhiên bắt đầu từ tâm mình là trên hết, bản thân luôn nhìn lại chính mình để thấy tính giác là con đường đi đúng của người tu tập giải thoát.

tapchinghiencuuphathoc ngoi chua linh thieng nam trong chinh ta 2

Điều này cũng phù hợp với giáo lý tâm từ bi của đạo Phật. Từ bi là bước chân đầu tiên và cuối cùng của đạo Phật. Nó là một phẩm chất thuộc tâm thức đi đôi với trí tuệ, hệ quả của tâm giải thoát, tuệ giải thoát, có công năng làm cho cuộc đời vơi khổ và thoát khổ, trôi chảy hết sức tự nhiên trong đời sống hàng ngày của chư vị giác ngộ.

Đó là một loại năng lượng tích cực để chuyển hóa tự thân và chuyển hóa cuộc đời đi đến hoàn thiện. Có thể nói rằng từ đầu chí cuối, hạnh tu của người con Phật không gì khác là mở rộng tâm từ bi.

Cuộc đời đức Phật là hiện thân trọn vẹn của trí tuệ và từ bi mà nhìn từ góc độ nào người ta cũng cảm nhận được. Trí tuệ là chân trời cho tâm từ bi tuôn chảy. Chúng ta khó thấy hết bầu trời trí tuệ của đức Phật, nhưng tâm từ bi của Ngài thì bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận ra. Nghĩ nhớ về đức Phật do đó là nghĩ nhớ về đức từ bi mà Ngài đã thể hiện xuyên suốt cuộc đời của Ngài.

tapchinghiencuuphathoc ngoi chua linh thieng nam trong chinh ta 1

Khi ta hướng về bên trong, ta mới có thể tìm thấy sự bình an và tĩnh lặng, ta có thể thoát khỏi những ồn ào náo nhiệt của thế giới bên ngoài, tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.

Khi ta lắng nghe tiếng nói bên trong, ta có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình, về những mong muốn và giá trị của mình, kết nối với chính mình sâu thẳm nhất.

Hãy vun bồi bên trong đủ đầy bên ngoài sẽ an yên! Hãy nhớ rằng ngôi chùa linh thiêng nhất nằm trong chính ta. Bản thân mỗi người là may mắn, là phước lành nhất cho chính mình.

Tác giả: Diệu Linh

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường