Nghĩ về hai chữ “công” và “đức” của hòm “công đức”
ISSN: 2734-9195
23:47 31/07/2019
Ngày xuân đi chùa suy ngẫm về hai chữ “công đức” cho đúng là điều cần thiết để chiêm nghiệm sau mỗi lần đến chùa. Bởi nhiều người nghĩ rằng, đến chùa chỉ cần bỏ tiền vào hòm công đức là đã “có công đức”
Ngày xuân đi chùa suy ngẫm về hai chữ “công đức” cho đúng là điều cần thiết để chiêm nghiệm sau mỗi lần đến chùa. Bởi nhiều người nghĩ rằng, đến chùa chỉ cần bỏ tiền vào hòm công đức là đã “có công đức” và càng bỏ nhiều nơi, nhiều ban, thậm chí nhiều tiền thì “đức” sẽ càng nhiều.
Ở Việt Nam đa số người dân đến chùa dù ít hay nhiều đều phát tâm công đức, thế nhưng ít ai hiểu được công đức thế nào cho đúng, đặc biệt công đức ở hòm công đức có ý nghĩa như thế nào? Có phải là cứ bỏ tiền vào hòm công đức thì có công, có đức hay không?
Điều này có vẻ nghịch lý với những ngôi chùa không có bóng dáng của hòm công đức, thì người đến chùa không có “công” và có “đức” hay sao? Chùa Tiêu (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), chùa Hội Xá (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội), chùa Bà Nành (phố Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội) v.v... là một trong những ngôi chùa đặc biệt mà hàng chục năm qua chưa từng có bất kỳ một hòm công đức nào. Sư thầy trụ trì chùa Tiêu quan niệm “là người có tâm thì đến cổng chùa, Phật đã biết. Tại sao cứ phải đặt tiền lên trước mặt Phật như vậy?” Có lẽ, trong xã hội hiện đại này, điều đặc biệt như vậy thật khó lòng tin được, nhưng nó đang hiện hữu thực sự.
Trong thời đức Phật tại thế chúng ta không thấy ai đến với đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà cúng dường tiền bạc, thay vào đó họ cúng dường thực phẩm và y áo. Như vậy, để thấy rằng đến chùa bằng tấm lòng thành kính, đến với đức tin, đến để cầu pháp, học đạo đức làm người là đã có công đức rồi. Tuy nhiên, xã hội ngày nay đã khác xưa rất nhiều, người tu sĩ ngày nay cũng cần một khoản tiền “vừa đủ” để phục vụ sinh hoạt cá nhân trong quá trình tu tập như: đi lại, y phục, thức ăn, giường và vật trải giường nằm, thuốc thang.
Hiện nay người phật tử đến chùa hay có thói quen đổi tiền lẻ và để tiền khắp nơi, mong được có công đức, có phước báo, rồi vái lạy xin đủ thứ trên đời. Những người đến chùa trong tình trạng như vậy là đang rời xa lời Phật dạy. Thực ra, số tiền đó chỉ cần công đức một chỗ bằng tấm lòng thành kính là đã có công đức rồi, như vậy vừa trang nghiêm nơi cửa Phật, vừa thể hiện con người văn minh, có trí tuệ. Mùa xuân này đến chùa nhất định phải hiểu được hai chữ “công” và “đức” thì mới xứng đáng là người theo Phật, học Phật và xứng danh là phật tử.
Công đức là hành động hiến tặng tịnh tài, tịnh vật cho người khác, được xem một đức tính cao cả trong tính cách con người, là đức hạnh của một công dân với xã hội. Công đức được thể hiện ở chốn tâm linh và được dùng cho việc duy trì hoặc tu bổ công trình tâm linh, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người chủ trong quá trình giúp đỡ mọi người giải quyết nhu cầu tín ngưỡng tâm linh. Công đức có ý nghĩa quan trọng cho hành giả trong quá trình phát triển tâm từ bi, yêu thương trên con đường tu học Phật pháp.
Công là đối với bên ngoài mà nói; Đức là đối bên trong mà nói. Bên ngoài thường lập công, thì bên trong mới có đức. Có công rồi, thì trong tự tính sinh ra một cảm giác rất vui mừng, có cảm giác vui mừng đó tức là đức.
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng giải thích: “Công đức là tự tính sẵn có, chẳng phải ở ngoài, chẳng do tạo tác. Đã sẵn có thì chẳng có sự bắt đầu, cũng là nghĩa vô sinh; vô sinh tức vô diệt, nên không hết được. Còn phước đức do tạo mới thành, có thành ắt có hoại. Phước đức có số lượng, hưởng dần sẽ hết, công đức không số lượng, nên không hết.” Công đức có được là do tu tâm, thấu rõ bản tâm sáng suốt nơi chính mình rồi từ đó mỗi lời nói, hành động, suy nghĩ đều hợp với đạo lý làm người, làm điều gì cũng không sai trái, không bị dính mắc hay trói buộc. Không có công đức nào bằng công đức của tâm thanh tịnh sáng suốt nhìn thấu sự thật. Ngày nay, chúng ta cũng cần phải tu từ bên trong nội tâm và làm mọi việc thiện lành ở bên ngoài là để hỗ trợ cho sự tu tập đó.
Như vậy, người phật tử khi đi chùa công đức ở hòm công đức là không có công đức mà chỉ có phước đức. Phước đức có được do những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như: bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…hiện có rất nhiều người tuy làm phước rất nhiều, nhưng vì chưa có sự tu tập trí huệ, cho nên vẫn còn bị khổ đau phiền não chi phối. Hoặc có khi bám chấp vào những việc phước thiện đã làm của mình mà gia tăng phiền não.
Cách làm công đức hiệu quả nhất hãy hiểu rằng “hòm công đức” ở chính trong tâm, trong tự thân của chính mình mới là điều mà chúng ta cần cho vào. Vậy phát triển tâm bồ đề, tu tâm thanh tịnh, đoạn trừ phiền não, xả ly tham sân si mỗi ngày để vun bồi hòm công đức của chính mình ngày một tăng trưởng đó mới là công đức đúng chính pháp.
Trong dịp năm mới, đi chùa cầu cho quốc thái dân an, cầu phúc cho gia đình, cũng như việc phát tâm công đức là nghĩa cử cao đẹp của mỗi người. Nhưng nghĩa cử đó cần phải hiểu cho đúng, tránh sai lệch làm mất đi ý nghĩa của việc phát tâm công đức.
Tác giả: Lê Văn ThôngTạp chí Nghiên cứu Phật học - Số tháng 1/2018
Nếu có người thọ trì giới luật, biên chép kinh Pháp Diệu pháp Liên Hoa, đọc tụng cho tới giải nói, phổ biến nghĩa lý của kinh này thì tâm chẳng còn dao động, không sinh sợ hãi, tâm chẳng còn vẩn đục thì không còn đoạ vào bốn đường ác.
Pháp môn Tịnh độ mang lại niềm hy vọng và sự giải thoát dễ dàng cho tất cả chúng sinh. Niệm Phật không chỉ là phương tiện kết nối với Đức Phật A Di Đà mà còn là con đường thẳng tới cõi Cực lạc.
Chuyên mục AI - PHẬT HỌC sẽ mang đến cho bạn đọc luồng gió mới, góc nhìn mới về việc cập nhật hiệu quả những thông tin về giáo lý, Phật pháp, Phật giáo với đời sống…
Sự xuất hiện của đức Phật nhằm thức tỉnh con người hướng đến mục tiêu giác ngộ về sự thật của cuộc đời và vượt lên trên cuộc đời để giải phóng con người thoát khỏi những tối tăm, chìm đắm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời
Tôi nghĩ mãi về hình ảnh “lửa”, đó là "mồi lửa" do bén xăng hay "mồi lửa" trong lòng người. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ với nhân viên của quán khi thanh toán, ông ta đã thiêu rụi cả quán bất chấp trong đó có bao nhiêu người vô tội, bất chấp hậu quả.
Xuyên suốt bài viết, dễ thấy: Đôi bờ vật lý có thể được kết nối bằng những chiếc cầu hữu hình. Nhưng đôi bờ tâm thức - Vọng và Thức, Chấp và Xả - cần được kết nối bằng cây cầu của Từ bi và Trí huệ.
Đức Phật đã chỉ ra rằng sân hận là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khổ đau không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội. Trong Kinh Tăng Chi, Ngài nói: "Sân hận làm con người đánh mất lý trí, không còn nhìn thấy sự thật của mọi sự vật. Khi chúng ta nuôi dưỡng sân hận, chúng ta tự tạo ra một khổ đau vô tận cho chính mình."
Robot có thể mô phỏng hành vi giác ngộ, nhưng đó chỉ là vỏ bọc trống rỗng, không chứa đựng bản chất chân thật. Do đó, giác ngộ mãi mãi thuộc về thế giới của tâm thức, ngoài tầm với của máy móc vô tri.
Phật giáo dạy rằng, người tu hành phải làm chủ tâm trí, không để ngoại cảnh chi phối. Người phóng viên ảnh cũng vậy: cần làm chủ AI như một công cụ, để nó hỗ trợ mình thay vì áp đảo sự sáng tạo cá nhân.
Bài viết của Paul Graham đã đặt ra một vấn đề đáng báo động trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão: Liệu chúng ta có đánh đổi khả năng tư duy của mình lấy sự tiện lợi từ AI?
Bình luận (0)