Trang chủ Giáo HộiCác kỳ Đại hội Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đại hội đề cao và khuyến khích Tăng, Ni, Phật tử nỗ lực phát huy tinh thần hòa hợp, đoàn kết các Tăng, Ni, Phật tử, Tự viện trong Giáo hội, thực hiện có hiệu quả chương trình hoạt động gồm 6 điểm của Giáo hội nhiệm kỳ IV.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
SỐ 1153/NQ/HĐTS

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 1997

NGHỊ QUYẾT CỦA

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV Giáo hội Phật giáo Việt Nam họp hai ngày từ 22 đến 23 tháng 11 năm 1997, tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội quy tụ gần 500 Đại biểu của 49 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo trong cả nước.

Đại hội được vinh dự đón tiếp Quý vị khách quý đại diện Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương, Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên Huế, và một số tỉnh, thành khác, Quý vị đại diện Đại sứ quán các nước có quan hệ Phật giáo ở Hà Nội. Đặc biệt Cụ Đỗ Mười Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cụ Lê Quang Đạo, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã quang lâm đến dự và phát biểu trước Đại hội.

Sau hai ngày làm việc khẩn trương trong không khí đoàn kết thống nhất, Đại hội đã nhất trí Quyết nghị:

1. Thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III và chương trình hoạt động nhiệm kỳ IV 1997-2002. (chương trình hoạt động gồm 6 điểm, có văn bản đính kèm).

2. Thông qua dự án tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3. Suy tôn bổ sung Hội đồng Chứng minh gồm 67 thành viên.

4. Suy tôn đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

5. Suy cử Hội đồng Trị sự gồm 94 thành viên và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 34 thành viên.

6. Thông qua danh sách tấn phong giáo phẩm 849 Tăng, Ni gồm 106 Hòa thượng, 374 Thượng toạ, 91 Ni trưởng, 278 Ni sư (có danh sách đính kèm).

7. Đại hội Giáo hội quan tâm đến việc tăng cường hiệu năng quản lý, đạo đức kỷ cương sinh hoạt của Tăng, Ni, Tự viện, góp phần trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.

8. Đại hội đề cao và khuyến khích Tăng, Ni, Phật tử nỗ lực phát huy tinh thần hòa hợp, đoàn kết các Tăng, Ni, Phật tử, Tự viện trong Giáo hội, thực hiện có hiệu quả chương trình hoạt động gồm 6 điểm của Giáo hội nhiệm kỳ IV.

9. Chấp thuận đề nghị của Ban Giáo dục Tăng, Ni và chương trình hoạt động cụ thể của Ban.

10. Đại hội nhất trí bỏ từ “Nam Nữ” trong danh xưng Ban Hướng dẫn Nam Nữ Phật tử, chỉ gọi là Ban Hướng dẫn Phật tử. Ban Hướng dẫn Phật tử có hai phân ban: Phân ban Hướng dẫn Phật tử và Phân ban Gia đình Phật tử. Giao cho Ban Hướng dẫn Phật tử soạn thảo những điều lệ cụ thể đưa vào Nội quy của Ban và trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự duyệt y để ban hành và thực hiện.

11. Đại hội nhất trí với đề nghị 4 điểm của Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp.

12. Đại hội nhất trí với đề nghị của phái Maha Nikaya Khmer Nam Bộ về Chương trình hoạt động của Hệ phái trong 5 năm tới.

13. Đại hội ghi nhận đề nghị của Ban Nghi lễ và Ban Hoằng pháp trình bày trước Đại hội, giao cho 2 Ban nghiên cứu thực hiện.

14. Đại hội ghi nhận tất cả ý kiến của các đại biểu đã trình bày trước Đại hội hoặc trong các bài tham luận đã gửi đến Đại hội.

15. Thông qua các văn kiện:

– Thư gửi Chủ tịch nước.
– Thư gửi Tăng, Ni, Phật tử trong và ngoài nước.

16. Giao Ban Thư ký thuộc Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IV tổng hợp tất cả ý kiến của các đại biểu Tỉnh, Thành hội Phật giáo đưa vào bổ sung Chương trình hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IV và nghiên cứu thực hiện theo những điều kiện khả thi của Giáo hội và pháp luật hiện hành.

17. Đại hội nguyện thực hiện đạo từ của đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến giáo Tăng, Ni, Phật tử ở trong và ngoài nước.

Đại hội bế mạc lúc 17 giờ, ngày 23 tháng 11 năm 1997.

TM. ĐOÀN THƯ KÝ

Hòa thượng THÍCH HIỂN PHÁP

TM. CHỦ TOẠ ĐOÀN

Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH

Trích theo tài liệu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 – 2012) – Nhà xuất bản Tôn giáo 2012.
Người thực hiện: Nguyễn Đại Đồng

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường