Người Khmer là một tộc người đã và đang sinh sống cùng hòa hợp với các dân tộc anh em khác trong khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Người Khmer phần lớn tập trung sống đông đúc tại các tỉnh Nam Bộ.
Tác giả: Danh Đồng
Người Khmer có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ chữ viết tiếng nói riêng của dân tộc mình và chúng tôi rất tự hào về ông cha của mình đã thiết ra nền văn hóa độc đáo mang tính biệt truyền riêng của bổn tộc. Nói về văn hóa Khmer thì vô số kể không thể nào diễn tả hết được và điều đặc biệt hơn thế nữa là bản sắc riêng này vô cùng đượm nét mang đậm âm hưởng tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc. Một trong những dân tộc được mọi miền biết đến với nền kiến trúc thật ấn tượng Khmer.
Người Khmer mặc nhiên là theo tôn giáo Phật (Nam tông Khmer) bởi vì từ lúc lọt lòng mẹ đến khi nhắm mắt xuôi tay về với ông bà thì chúng ta đều thấy và đều công nhận rằng có sự hiện diện của các vị sư một trong những chỗ dựa tinh thần vững chắc cho đồng bào dân tộc Khmer. Đó là một điều chúng ta và cả muôn miền mặc nhiên công nhận. Người Khmer thà để bụng mình đói chứ không để các sư thiếu thốn. Người Khmer tuy còn lắm vất vả nhưng vẫn nuôi sống các vị sư và kể cả học hành trau dồi giáo lý đến nơi đến chốn. Một điều làm tôi rất tự hào và hạnh diện về Khmer.
Chính vì thế bất cứ lễ hội hay nghi lễ phong tục, tín ngưỡng nào chúng ta đều bắt gặp hình ảnh tôn nghiêm của quý ngài (Sư Khmer) đến chứng minh và hành lễ cho bổn sóc của mình.
Từ bởi lẽ ấy ở đây tôi xin trích dẫn về tục cầu an tại gia “ Pi Thi Sôt Mon Ph’tes” của người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer Kiên Giang nói riêng (Srok Kom Pong Kro Bây – huyện Gò Quao làm điển hình).
Khi gia chủ mừng tân gia hay liên hoan hỷ sự mọi việc đều thỉnh các vi sư đến đọc kinh cầu an tại nhà của mình. Theo trích truyện kể rằng:
Thời Phật còn tại thế có một gia đình nọ hạ sinh được một đứa con trai khá bụ bẩm, nhưng vì nghiệp duyên cậu bé ấy không sống nổi bảy ngày. Gia đình xuất thân từ người tri thức họ tộc Bà La Môn nên biết được điều này và vô cùng lo sợ cho hoàn cảnh sinh li từ biệt của con trai mình. Vì tình phụ tử thiêng liêng vì lòng trìu mến con dại của người mẹ nên người cha đành thỉnh mời Đức Thế Tôn giải đáp những thắc mắc của riêng mình về những Vu Thuật vừa nêu trên khi chưa có lời giải đáp. Sau khi hiểu được chi Pháp cao thâm này vị thiện giả ấy thỉnh ý Thế Tôn cho phép thỉnh chư tăng đến nhà để thọ thực và đọc kinh cầu an cho gia đạo đặc biệt là cho cậu con trai yêu quý của họ.
Vì lòng thành kính trong Tam Bảo mà cậu bé ấy thấm được lời kinh tiếng kệ cộng hưởng được phước báu phát sinh tự tạo của mình nên nhờ oai lực Tam bảo mà cậu con trai nhà Bà La Môn thọ mạng được dài hơn và giải thoát được nạn kiếp phát sinh từ Quỷ Dạ Xoa.
Từ đó người Khmer chúng tôi luôn đặt trọn niềm tin và thực hiện đúng theo tinh thần cốt truyện này.
Bắt đầu buổi lễ thì gia chủ phải mời Achar (Thầy hướng dẫn nghi thức) cùng các cụ ông trong Phum Sóc thiết trí “Bai Sây” (Lễ vật cúng của người Khmer hình trụ được làm từ thân và lá cây chuối). “Pe” (Lễ vật cúng của người Khmer hình vuông nhỏ bằng chén ăn cơm được làm từ thân và lá cây chuối). “Chom” ( Lễ vật cúng của người Khmer hình trụ được làm từ thân và lá cây dừa nước).” Sla Thor” (Lễ vật cúng của người Khmer hình cầu được làm từ thân, bông và lá cây dừa). Bông hoa và trái cây, nước hoa thơm cùng nhang đèn, những lễ vật phục vụ nghi thức lễ cũng như vật dụng phụ tùng giúp lễ này mặc nhiên phải có và không thể thiếu được. Đó là nghi thức bất duyệt của người Khmer. Họ rất chân chất mộc mạc và giản dị thiết trí những lễ vật cúng phục vụ buỗi lễ đều là những vật dụng cây cối mọc quanh nhà, từ đó họ những người Khmer muốn gửi một thông điệp rằng chúng tôi tôn quý tôn tổ gia tộc của mình và chúng tôi tin tưởng rằng họ vẫn ở trong và hòa mình với thiên nhiên để hỗ trợ chúng ta. Điều đặc biệt hơn nữa là họ muốn nhắn nhủ chúng ta phải trân quý thiên nhiên và bảo vệ chúng có như vậy cuộc sống của chúng ta mới an lạc và hạnh phúc hơn. (Triết lý sống của người Khmer).
Sau khi đã thiết trí xong thì Achar bắt đầu tuyên ngôn kệ thỉnh lễ đến các vị thần, các bậc hữu ân, bằng một mâm cơm đạm bạc nhưng có đầy đủ lễ nghi trang trọng người Khmer gọi là “ Pi Thi Sene Chăs Tum” (Cúng cơm ông bà) kế đến Achar sẽ thắc dây “Ph’lok” một đoạn dây chỉ trắng kết thành sợi bông to với hàm ý xin được nghe những điều tốt lành từ các bậc thiện trí. Nó bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian của dân tộc. (Sẽ trích dẫn trong bài viết sau).
Tiếp đến gia chủ sẽ dâng vật thực đến chư tăng thọ lãnh buổi Ngọ.
Sau khi chư tăng độ ngọ xong thì Achar sẽ hướng dẫn gia chủ cùng quý phật tử trong phum sóc thực hiện nghi thức cầu an với các bước thực hiện như sau: Thọ trì Tam quy và Ngũ giới, tác bạch thỉnh chư tăng cầu an kèm theo bát nước hoa thơm lừng tượng trưng cho sự thanh khiết của Giáo Pháp. Những điều ấy người Khmer tin rằng sẽ trừ đi những điều rủi ro tai hại ô nhiễm trong thân tâm giúp tâm của con người chúng ta sẽ trong sạch an lạc và hướng đến chánh niệm một cách tinh tấn nhanh chóng hơn.
Các sư đọc kinh xong một hồi khởi đầu dai dẳng và văng vẳng tức thì và cũng là lúc kết thúc hồi đầu thì các vị sẽ nghĩ trong thanh tịnh, tiếp đó Achar sẽ đưa vật thực cúng “Pe” nhằm phân phối chia đều ra tám hướng xung quanh nhà của gia chủ. Riêng Pe lớn nhất sẽ đặt ngay dưới chân bàn thiên ngoài trời ngụ ý hợp lại tám phương và ban bố những điều tốt lành cho gia chủ xua đuổi những điều không may ra khỏi khu vực này. Đây là theo quan niệm dân gian và sự tín thành của người Khmer.
Sau khi thực hiện xong nghi thức này Achar sẽ trải chiếu mới và mời gia chủ lên ngồi trên chiếu mới này đồng thời thắp nến Ria sây một cặp sáng rực trên “Bai Sây” để thỉnh chư tăng đọc kinh Lơk Ria Sây (Cầu an tăng trưởng tiếp nối …)
Những bài kinh mang âm hưởng sắc thái của người Khmer như đưa chúng ta vào từng thế giới huyền bí của sự tìm tòi và học hỏi những đặc sắc âm hưởng rõ nét của người Khmer.
Kết thúc buổi lễ cầu an là lời giáo huấn của các vị sư cùng với những lời tâm sự trao đổi đàm pháp an vui giáo lý cũng như kinh nghiệm sống giữa bà con trong phum sóc trước khi đọc kinh hồi hướng đến các bậc hữu ân.
Kết thúc buổi cầu an duyên sự thì gia chủ sẽ thỉnh tất cả các vật tế lễ lên trưng cất trên bàn thờ gia tiên một cách trân trọng thể hiện sự tôn thờ phụng cúng của người Khmer. Ở đây chúng ta thấy rõ sự hòa quyện giữa lễ nghi tôn giáo gắn liền với phong tục tập quán tín ngưỡng của dân tộc., một điều rất đặc biệt mà người Khmer đã tinh tấn trí tuệ trưng dụng giữa giáo lý và truyền thống dân tộc.
Nhưng cho dù như thế nào đi chăng nữa người Khmer chúng tôi luôn vận dụng, phát huy và uyển chuyển các giá trị văn hóa độc nhất vô nhị này đi đến cực cuối cùng đó là sự Đoàn kết – Tinh tấn – Phát triển.
Điều tuyệt thế hơn nữa khi chúng ta nhận ra rằng “điểm dừng cuối cùng của buổi lễ chính là bản hùng ca trong nền văn hóa đặc sắc của dân tộc nhằm nhắn gửi thế hệ con cháu hãy ra sức bảo tồn giá trị tối thượng tôn quý của dân tộc và cùng phát huy chúng rõ nét đoàn kết kiến thiết hướng dẫn bổn sóc chúng ta thoát nghèo bền vững đúng theo Chánh pháp và Pháp luật của nhà nước góp phần xây dựng phum sóc an lành và văn minh”.
Các giá trị văn hóa này sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian và không thể nào phai nhòa theo năm tháng cũng chính bởi những điều có lẽ ấy.
Tác giả: Danh Đồng Nguồn link: http://phatgiaonamtongkhmer.org/net-doc-dao-ve-tuc-cau-an-cua-nguoi-khmer-nam-bo-a-20752.aspx
Bình luận (0)