Trang chủ Bạn đọc Mùa Xuân qua ô cửa Thiền Tông

Mùa Xuân qua ô cửa Thiền Tông

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Minh Kính
Khoa Đào tạo Từ xa Khóa 7, Tịnh xá Ngọc Thiền, P.3, Đà Lạt, Lâm Đồng

Chúc nhau một lời hạnh phúc an yên
Dẹp tan phiền não bớt lụy phiền
Người giữ tâm đạo, Pháp tròn viên
Viên minh học Pháp, diệt mê lầm.
Xuân về tâm an yên trong Pháp
Tham, sân ngọn gió ngoài mây thôi

Cái nhìn của Pháp chính qua ô cửa sang thiện, hiền thiện, tâm an yên. Với nhà sư trẻ con nhiều vấn đề tham, sân. Nhưng chư vị thiền sư với cái nhìn khác, thông tuệ, không lụy phiền bởi cảnh duyên. Vì màu sắc bên ngoài không làm các ngài sinh tâm chấp chước. Với các Ngài cảnh là cảnh, duyên là duyên, Pháp chỉ là Pháp, trí tuệ các ngài viên dung, thị và phi với chư vị chỉ để tạo duyên cho các ngài tu tập. Với vị sư trẻ, hay vị thầy trẻ thì cảnh duyên như sắc đẹp của cô gái mặc áo dài, đứng trước gió, nụ cười của cô ấy làm cho vị ấy mất ăn mất ngủ cả tháng.

dong gop cua thien phai truc lam trong viec xay dung va phat trien phat giao viet nam 01

Ngày xưa, chư vị khi chưa đắc đạo thấy núi là núi, sông là sông, nhưng đến khi ngộ đạo các ngài mới nhận ra, chính trên lộ trình thiền định, thiền quán các ngài nhận ra. Núi vẫn là núi, sông là sông, thế chứ ẩn ý ở đây là Pháp với các ngài viên dung, khi đối tâm, tiếp cảnh duyên thì các ngài đã hiểu rõ nhân duyên các pháp vẫn viên minh, tròn đầy, nay vẫn thế xưa vẫn thế:

“Sở duyên bày hiện
Duyên thành Duyên duyên
Mượn gió đưa thuyền
Bát nhã đồng lên.”[1]

Các pháp chỉ là duyên để thấy cái sở duyên, hay duyên duyên nghìn trùng trong Pháp. Vì thế, chư vị thiền sư mượn duyên bên ngoài để nhìn lại tâm mình còn tham, sân, si hay không mà thôi. Với các ngài, Lý tính Bát nhã đã thông qua tuệ quán, qua thiền chứng trên tư duy về pháp, nên các ngài an nhiên, bình thản với mọi ngịch cảnh hay thuận duyên. Vì nghịch hay thuận cảnh để tiếp một đại sự nhân duyên trên con đường tu tập và hoằng Pháp. Thật vậy, cách nhìn phóng khoáng của Sở Tổ Trúc Lâm:

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.”[2]

Vì Sơ Tổ nhìn đời với tâm tùy duyên, thuận hay ngịch cũng chỉ là nhân duyên. Ở đời, khi bạn đói thì cứ ăn, khi buồn ngủ ai ép không cho ngủ, cứ ngủ nhưng tham, sân với muộn phiền bỏ ngoài tai. Cũng vậy, sự an yên chính trong tâm chúng ta chứ không phải ở cảnh duyên bên ngoài. Cho dù, tâm đang phiền não, mà đi tìm cảnh bình yên, lặng gió thì phiền não vẫn là phiền não. Cho dù, ngay khi bạn ở cảnh an yên, tâm thấy vui với cảnh duyên an yên đó chỉ được vài phút nhưng rồi đến khi ngồi thầm lặng dưới gốc cây, cầm ly nước uống, thì những gì đem đến phiền não, muộn phiền vẫn còn nguyên. Lúc đó, lại đi tìm cảnh an yên khác đi nữa thì dính mắc, phiền não vẫn nổi lên như thường. Vì sao, trong tâm người đó, thiếu đi ý thức của chính niệm, sự tỉnh giác với cảnh duyên khi bị người khác la chửi, chê cười hay gặp nghịch duyên, chính bạn không đủ nhận thức để thấy rõ các pháp. Thế nên, Sơ Tổ với thiền định sâu dầy, ngài nhận ra cái duyên bên ngoài chỉ là đối đãi của Pháp và ngài vẫn tự tại. Vì đã khám phá được viên ngọc quý báu nhất ở trong tâm: “Trong nhà có báu thôi tìm kiếm”. Cho dù, bạn đi muôn nơi, nghe ở đâu có vàng, có ngọc quý đều đến đó tìm kiếm thì bạn vẫn không thể thỏa mãn tâm ái dục về vật chất và phiền não của bạn vẫn đầy ắp trong tâm bạn mà thôi.

Cũng vậy, Sơ Tổ sau khi chứng đắc thiền dù là vị vua cai trị cả nước, muôn dân nhưng tinh thần tùy duyên bất biến, bất biến mà tùy duyên nên ngài vẫn an yên, đi hành đạo và độ người với tinh thần đó. Nếu bạn đủ nhận thức, đời bản chất là khổ thì bạn sẽ phiền não, trong tâm bạn luôn đủ thiện pháp và nguyện thực hành các thiện pháp và nỗ lực tu tập qua ô cửa của thiền. Sau khi thể nghiệm tu tập thiền thì tinh thần tùy duyên sẽ làm bạn đồng hành cùng bạn đi suốt cuộc đời. Duyên chỉ là điều kiện để bạn sớm nhận ra hoàn cảnh vô thường, khổ và vô ngã nhanh nhất và bạn sẽ chạm chân đến ô cửa thiền với sự thấy rõ bản chất của Pháp. Vì Pháp vẫn luôn cùng bạn sống và trọn vẹn với bạn từng khoảnh khắc.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Mua Xuan Thien Tong 1

Mùa xuân của Pháp hay thiền nhà đạo là cánh cửa luôn chào mừng bạn, nó gần gũi, là chất xúc tác để bạn sớm giác ngộ, vì ngoài sân hoa mai vẫn nở, chim vẫn hót, lá vẫn rụng đầy sân:

“Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước, một cành mai.”[3]

Thiền Sư với cái nhìn mùa xuân và các pháp vốn vô thường nhưng tâm vẫn an nhiên, điềm tĩnh. Dù cho tuổi mùa xuân hay tuổi đời con người chúng ta không khác vẫn bị chi phối với các pháp. Nên ngài đã nhận định, trên đầu tuổi đã bạc trắng, xuân vẫn mãi là xuân. Chớ cho rằng xuân tàn, hoa mai đã rụng, pháp không thể chứng, đạo không viên dung, hay tâm vô ngã vị tha là không có. Mà thật ra, tuổi già là chuyện đương nhiên của một con người, vậy thôi. Nhân duyên đến hãy đón nhận, ví như đông tàn xuân lại về, vì quy luật của muôn sinh vẫn vậy. Đời người, như giọt sương mai trên cành mai vàng, sớm còn tối lại mất, một khi hơi thở ra mà không hít vào thì đời người sẽ chấm dứt, cũng vậy duyên đến ta nhận, duyên đi ta buông cũng như tinh thần tùy duyên Sơ Tổ Trúc Lâm: “Đói ăn, khát uống, nhọc ngủ liền”.

Mùa Xuân là mùa xuân của hạnh phúc, vậy ta hãy tu tập và sống trọn vẹn với tinh thần muôn duyên, đến hay đi cũng bình thản. Hay học cái nhìn của Thiền sư Mãn Giác qua ô của thiền: “Đêm qua, sân trước một cành mai”. Tham, sân là chuyện nhỏ, mà giác ngộ qua lăng kính thiền Tông là việc lớn.

Tác giả: Minh Kính
Khoa Đào tạo Từ xa Khóa 7, Tịnh xá Ngọc Thiền – P.3, Đà Lạt, Lâm Đồng

***

Chú thích:
[2] https://www.chanhientam.net/phat-su/tam-ta-ng-thi-nh-kinh-qua-ca-i-nhi-n-cua-thie-n-tong-8.html, Truy cập ngày 18/1/2023.
[3] https://dkn.news/van-hoa/thien-su-man-giac-day-de-tu-dieu-gi-trong-bai-ke-cao-tat-thi-chung-noi-tieng.html, Truy cập ngày 18/1/2023.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường