Trang chủ Văn hóa Một thoáng Côn Sơn

Một thoáng Côn Sơn

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Phạm Thị Ngoan
Trường THPT Nguyên Hồng, Tp.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Ở xứ Đông (tỉnh Hải Dương) có danh sơn Phượng Hoàng gắn liền với những năm tháng của nhà chính trị, quân sự, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi sau khi ông rời bỏ mũ áo chốn quan trường để về quê ngoại sống cuộc đời ẩn dật, thanh bạch và vui vầy với cỏ cây mây nước- đó là thắng tích Côn Sơn thuộc phường Cộng Hòa, Tp.Chí Linh.

Canh sac Con Son scaled

Cảnh sắc Côn Sơn

Những ngày cuối năm này, không gian cảnh sắc Côn Sơn thật thanh bình và yên ả. Cánh rừng bạt ngàn thông reo vi vu trong gió, hoa cỏ ngát hương, chim chóc nô đùa… Chúng tôi lạc vào một không gian xanh biếc với núi rừng, hồ nước mênh mang và kiến trúc cổ kính, trầm mặc. Có lẽ ống kính máy ảnh cũng không thể nào tả hết những khoảnh khắc, đường nét tuyệt mỹ ấy. Ai đã một lần ghé thăm nơi này chắc hẳn sẽ tìm được cho mình những giây phút thật thư thái. Phải chăng cũng vì vậy mà mấy trăm năm trước Nguyễn Trãi đã chọn Côn Sơn để ẩn cư?

Con Son vang ve ngay cuoi nam

Côn Sơn vắng vẻ ngày cuối năm

Với tôi, về Côn Sơn cũng như là được trở về với quá khứ thời thơ ấu, những kỷ niệm ngày còn nhỏ đâu dễ lãng quên, tôi thường được bố mẹ dẫn đến chơi vào những ngày lễ hội tháng Giêng, cũng có khi một nhóm bạn rủ nhau đạp xe gần 20 cây số về đây chỉ để mua một chiếc vòng đeo tay, ăn que kem và được hòa vào dòng người đông đúc, vãn cảnh rừng thông điệp trùng.

Chỉ mất khoảng nửa ngày là du khách có thể khép kín một lịch trình cho chuyến khám phá Côn Sơn với những điểm đến văn hóa tâm linh kết hợp tham quan khu sinh thái chốn ngàn thông cổ thụ. Mùa này Côn Sơn trở nên thưa vắng, những hàng quán lèo tèo ngóng đợi du khách. Như thường lệ, bao giờ các đoàn khách cũng vào dâng hương tại các khu đền, chùa, thắp nén tâm nhang thành kính dâng lên đức Phật và người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Các nhà sư ở đây kể rằng, chùa Côn Sơn (Thiên Tư Phúc tự) được khởi dựng vào thời Trần. Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh và chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang, chùa Côn Sơn tỉnh Hải Dương là một trong bốn trung tâm lớn của Thiền phái Trúc Lâm. Đặc biệt, chùa còn tấm bia đá cổ có tên “Thanh hư động”. Tương truyền đó là bút tích của nhà vua Trần Huệ Tông khi về thăm Côn Sơn năm 1373. Đây cũng là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang – vị tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp bằng đá cao 3 tầng, bên trong đặt xá lợi và tượng Huyền Quang.

chua Con Son noi To de tam Huyen Quang tu hanh

Chùa Côn Sơn, nơi Tổ đệ tam Huyền Quang tu hành

Lễ chùa xong là lúc đoàn chúng tôi thong thả dạo bước trong không gian nhuốm màu huyền thoại, cùng nhau đi bộ qua gần một nghìn ngàn bậc đá giữa rừng thông già trên núi Phượng Hoàng, cảm nhận thiên nhiên núi rừng thơ mộng, hùng vĩ. Thăm giếng Ngọc phía chân núi, nước giếng Ngọc có màu trong xanh và mát lạ kỳ. Nhiều du khách thường lấy nước giếng Ngọc để uống và rửa mặt với quan niệm nguồn “nước thánh” này sẽ giúp cho con người được mát mẻ và gột rửa hết bụi trần. Tôi cũng tự tay múc một gầu nước dưới giếng Tiên lên, vục tay hắt những giọt nước mát lạnh vã lên mặt, cầu mong cho tâm hồn được nhẹ nhõm, mọi ưu phiền sẽ mau chóng xua tan.

Men theo các bậc đá, chúng tôi đến dòng suối chảy quanh năm, nơi đó còn có Thạch Bàn (tảng đá lớn) được cho là địa điểm xưa kia người anh hùng Nguyễn Trãi vẫn lui tới ngắm cảnh, làm thơ và “tức cảnh” sáng tác “Côn Sơn ca”: “Côn Sơn suối chảy rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi. Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”

Buoi som o ho Con Son

Buổi sớm ở hồ Côn Sơn

Hành trình leo núi vãn cảnh, du khách cũng gặp một khu đền thờ lớn, là nơi thờ Trần Nguyên Đán – ông ngoại của Nguyễn Trãi và một khu nền nhà cũ là nơi ở của Nguyễn Trãi trong những ngày ông về Côn Sơn ẩn cư.

Den tho Nguyen Trai

Đền thờ Nguyễn Trãi

Càng lên cao cảnh vật, không gian Côn Sơn càng như mở ra để đón nhận lòng người. Mùi nhựa thông dìu dịu lan tỏa khắp không gian, những thác nước quanh năm róc rách, tuôn ra những bọt trắng loà. Đồng thời cũng được tham quan, thưởng thức các sản vật địa phương như cốm, bánh đa, hạt dẻ rừng, bánh đậu xanh Hải Dương…

Rung thong vi vu

Rừng thông vi vu

Về Côn Sơn, tôi được biết thêm truyền tích đẫm màu huyền bí. Chúng tôi dừng chân trên đỉnh núi Phượng Hoàng, nơi có Bàn Cờ Tiên. Truyện kể rằng: Núi rừng Côn Sơn thường có mây mù bao phủ, một hôm những người dân trong vùng lần theo lối mòn trong mây mù lên núi dạo chơi, tới gần đỉnh núi, nghe có tiếng người cười, nói rất vui vẻ. Lạ thay, khi đến nơi mọi người đều ngạc nhiên vì trong lầu không có một bóng người nào, chỉ thấy bàn cờ đang đánh dở dang. Nhân dân cho rằng: Trên đỉnh Côn Sơn là nơi trời đất nối liền bằng mây mù, sương phủ, các tiên ông trên trời đã cưỡi mây xuống đánh cờ, thấy có người đến, các tiên ông bay về trời. Bởi vậy mà có tên là Bàn Cờ Tiên.

Nửa ngày cho chuyến hành hương về Côn Sơn là chưa đủ để tìm hiểu hết những điều kỳ thú của thắng tích song cũng đã đam lại cho chúng tôi đầy kỷ niệm khó quên. Hẹn một ngày sẽ trở lại chốn này.

Phạm Thị Ngoan – Trường THPT Nguyên Hồng, Tp.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường