Trang chủ Chuyên đề Một số nét hoạt động nổi bật của Tạp chí và Phân viện

Một số nét hoạt động nổi bật của Tạp chí và Phân viện

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

NHÂN DỊP KỶ NIỆM 30 NĂM PHÂN VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI (PVNCPHVN TẠI HÀ NỘI) VÀ TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC (TCNCPH). LÃNH ĐẠO PVNCPHVN TẠI HÀ NỘI VÀ TCNCPH ĐÃ CHIA SẺ MỘT SỐ NÉT HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA TẠP CHÍ VÀ PHÂN VIỆN:

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2020 Phong van lanh dao 1

Hòa thượng TS Thích Gia Quang
Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội,
Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học:

Những đóng góp của PVNCPHVN tại Hà Nội và TCNCPH trong xây dựng đạo đức xã hội, phát huy truyền thông văn hóa Phật giáo, văn hóa dân tộc

Phật giáo với tư tưởng vô ngã, vị tha, bình đẳng, từ bi đã thấm sâu vào tiềm thức của cư dân Việt. Qua các thời kỳ lịch sử, Phật giáo đều có đóng góp quan trọng cho sự phát triển tư tưởng nền tảng của văn hóa, đạo đức của dân tộc.

Văn hóa Phật giáo đã hòa vào dòng chảy của văn hóa dân tộc, trở thành nhu cầu tâm linh không thể thiếu trong đời sống của đại bộ phận người dân Việt Nam. Những triết lý, giáo lý và giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo phù hợp với văn hóa, đạo đức, lối sống và tính cách của người Việt, trở thành nếp sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày của người dân, qua đó giúp Phật giáo có vị trí và vai trò đối với đất nước và dân tộc.

Tiếp nối tinh thần đó, từ khi thành lập đến nay tròn 30 năm, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học không ngừng xiển dương những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của Phật giáo thông qua việc biên dịch và xuất bản những tác phẩm như Thiền Uyển Tập Anh, Kinh điển Phật giáo, Từ điển Phật học,… và qua từng bài viết, trang viết được thể hiện trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Những ấn phẩm phát hành trong 30 năm qua, là một minh chứng cụ thể cho việc hoằng dương Phật pháp, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức của Phật giáo. Tư tưởng minh triết và những giá trị nhân văn của Phật giáo thêm một lẫn nữa được xiển dương, mang lại sự bình an, hạnh phúc cho mỗi người dân Việt, khẳng định Phật giáo là tôn giáo hòa bình, nhập thế và luôn đồng hành cùng dân tộc.

Những thành tựu nghiên cứu Phật học của PVNCPHVN tại Hà Nội và TCNCPH

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Phân viện và Tạp chí đã trở thành địa chỉ quy tụ các tăng, ni, phật tử, các nhà nghiên cứu, các thiện trí thức trong công tác nghiên cứu Phật học. Có thể kể đến những đóng góp lớn lao, tạo nền tảng trong công tác nghiên cứu Phật học ngay từ những ngày đầu thành lập của một số vị ở những thời kỳ đầu và trong các giai đoạn tiếp theo cho đến hiện tại như: Hòa thượng Kim Cương Tử, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Hòa thượng Thích Gia Quang,… và các nhà nghiên cứu như Giáo sư Hà Văn Tấn, Giáo sư Nguyễn Hùng Hậu,…

Trong 30 năm qua, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã làm nên nhiều kỳ tích, biên soạn, biên dịch và tổ chức xuất bản Kinh, Luật, Luận như: Kinh Phạm Võng, Kinh Phổ Môn, Phật tổ Tam kinh, Bát Nhã Dư Âm, Kinh Chú Thường Tụng, Chư Kinh Nhật Tụng, Tứ Phần Luận tạng,… Biên dịch và xuất bản trên 30 đầu sách về các vấn đề triết học, văn hóa lịch sử Phật giáo và một số luận giải về triết lý Phật giáo. Phát hành được 165 kỳ Tạp chí với chất lượng học thuật cao, đã cung cấp những tri thức Phật học, triết lý duyên sinh, văn hóa, đạo đức Phật giáo đến với bạn đọc, kết nối Phật giáo với đời sống. Kết quả trên đã đem lại lợi ích không chỉ cho việc nghiên cứu Phật học nói riêng mà còn chung cho việc nghiên cứu các giá trị văn hóa của dân tộc, làm cho diện mạo văn hóa Việt Nam thêm phong phú và sâu sắc. Các kết quả nghiên cứu đã thể hiện những giá trị của Phật giáo trên lập trường khoa học, đáp ứng nhu cầu về tri thức và góp phần soi sáng cho một bộ phận người dân Việt trong hành trình đi tìm chân lý và ý nghĩa của Phật giáo.

Những thành quả tốt đẹp trong công tác nghiên cứu Phật học tạo nên sức mạnh nội lực và là hành trang tinh tiến cho chặng đường tiếp theo. Chúng ta tin tưởng rằng, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học sẽ có những bước đi vững chãi, góp phần xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển đi vào chiều sâu bền vững, phụng sự Đạo pháp và Dân tộc.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2020 Phong van lanh dao 2

Thượng tọa Thích Thiện Hạnh
Phó Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội

Những đóng góp của PVNCPHVN tại Hà Nội và TCNCPH cho việc kết nối, hợp tác quốc tế, ngoại giao tôn giáo

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, quá trình hội nhập quốc tế đã có tác động đến các hoạt động của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam mà cụ thể là Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tăng cường các mối quan hệ giao lưu với Phật giáo các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời Phật giáo cũng đóng vai trò to lớn trong giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thể hiện vai trò và ảnh hưởng của mình không chỉ trên phương diện thuần túy tôn giáo mà ở nhiều phương diện khác nhau trong đó có kết nối, hợp tác quốc tế, ngoại giao tôn giáo.

30 năm qua, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội đã phối hợp với các ban, ngành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia các phái đoàn đại diện cho Giáo hội thực hiện các công tác phật sự đối ngoại như viếng thăm ngoại giao, trao đổi giao lưu văn hóa với Phật giáo các nước trên thế giới và khu vực. Tổ chức các Hội thảo Khoa học, các buổi Tọa đàm, trao đổi học thuật…, đón các đoàn, chức sắc Phật giáo của các nước, Phật giáo quốc tế, đến Việt Nam để trao đổi, chia sẻ, giao lưu và hợp tác tôn giáo.

Phân viện Nghiên cứu Phật học tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã phát huy được vai trò trong công tác kết nối hợp tác quốc tế, ngoại giao tôn giáo trong nhiều năm qua đó là tổ chức các hoạt động thông tin, tiếp nhận, cung cấp, tuyên truyền, phổ biến các hoạt động ngoại giao nhân dân, ngoại giao văn hóa một cách chủ động. Thông qua các ấn phẩm tạp chí đã được xuất bản, Tạp chí đã góp phần hoằng truyền và làm nổi bật nét tinh hoa, bản sắc văn hóa của Phật giáo Việt Nam. Đồng thời Tạp chí cũng đã góp phần tuyên truyền về chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về lĩnh vực tôn giáo. Quảng bá hình ảnh đất nước con người và văn hóa Việt Nam, nhằm góp phần mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, thúc đẩy du lịch, tăng cường sức lan tỏa hình ảnh con người và đất nước Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, qua đó khẳng định vị thế, vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế và đối ngoại tôn giáo, góp phần vào sự ổn định và phát triển đất nước.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2020 Phong van lanh dao 3

Thượng tọa Thích Tiến Đạt
Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học

Những đóng góp của PVNCPHVN tại Hà Nội và TCNCPH vào khối Đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, góp phần xây dựng và phát triển đất nước

Đạo Phật có mặt ở Việt Nam hơn 2000 năm, với phương châm “Đạo pháp bất ly thế gian pháp”, tinh thần “hộ quốc an dân” nên ở thời kỳ nào Phật giáo cũng đều đồng hành cùng dân tộc, đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hòa cùng với quá trình phát triển của đất nước, Phật giáo Việt Nam mà tổ chức đại diện là Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng ngày càng phát triển, tiếp tục khẳng định vai trò là một thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng hành, gắn bó với khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong suốt 30 năm qua, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học luôn tuyên truyền và khích lệ tinh thần từ bi, cứu độ chúng sinh của giáo lý đạo Phật, nhằm phục vụ cuộc sống nhân sinh, xây dựng đất nước trên nền tảng đạo đức khoan dung, nhân ái. Với sức mạnh nội lực và với sự quan tâm của Giáo hội, của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã, đang và sẽ luôn phát huy thế mạnh sẵn có trở thành động lực gắn kết xã hội, cùng với chư tăng, ni, phật tử chung tay xiển dương các giá trị đạo đức, nhân văn trong giáo lý Phật đà, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 11/2020

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường