Trang chủ Quốc tế Nước Mỹ đa tôn giáo trong giai đoạn mới

Nước Mỹ đa tôn giáo trong giai đoạn mới

Việc giảm nhẹ các hạn chế về nhập cư, từ những năm 1960 đã tạo điều kiện cho những làn sóng nhập cư đa dạng mới đến Hoa Kỳ. Gần đây, tại Mỹ khi các nhóm tôn giáo trở nên vững chắc hơn, họ thường xây dựng các cơ sở tự viện tôn giáo, bằng cách kết hợp với các tổ chức hiện có hoặc thành lập những tổ chức mới. Do đó, gần đây những diễn biến đã tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho việc Hoa Kỳ thử nghiệm chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Việc giảm nhẹ các hạn chế về nhập cư, từ những năm 1960 đã tạo điều kiện cho những làn sóng nhập cư đa dạng mới đến Hoa Kỳ. Gần đây, tại Mỹ khi các nhóm tôn giáo trở nên vững chắc hơn, họ thường xây dựng các cơ sở tự viện tôn giáo, bằng cách kết hợp với các tổ chức hiện có hoặc thành lập những tổ chức mới. Do đó, gần đây những diễn biến đã tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho việc Hoa Kỳ thử nghiệm chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo trong giai đoạn mới.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Pluralism Project

Hơn bao giờ, ngày nay Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đa dạng về tôn giáo và sắc tộc. Vào đầu thế kỷ 20, làn sóng nhập cư đã biến Hoa Kỳ thành một mô hình của châu Âu thu nhỏ. Nhưng kể từ năm 1965, với thời kỳ mới có lượng nhập cư cao, Hoa Kỳ đã trở thành một mô hình của thế giới thu nhỏ. Chủ nghĩa đa văn hoá mới có những ý nghĩa tôn giáo quan trọng, khi các cộng đồng mới gồm người theo đạo Hindu, đạo Hồi, đạo Phật, đạo Sikh và những nhóm tôn giáo khác đã bén rễ trên đất Mỹ.

Đối với tất cả công dân Hoa Kỳ, việc tạo ra một xã hội đa nguyên thực sự có ý nghĩa nhiều hơn là chỉ thừa nhận sự đa dạng này; có nghĩa là nó thu hút sự đa dạng này vào việc xây dựng một xã hội chung.

Một số nghi ngờ rằng điều này có thể xảy ra và đã một lần nữa tranh luận về các hạn chế nhập cư. Vào đầu thế kỷ 21, cũng như những năm về trước, một lần nữa vấn đề nhập cư và bài ngoại lại được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hoa Kỳ.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Mot nuoc My da ton giao moi 2

Điều gì đã châm ngòi cho thời kỳ nhập cư mới? Vào giữa thế kỷ 20, những đầu thập niên 1950, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu đấu tranh nghiêm túc với sự chia rẽ chủng tộc sâu sắc.

Tại Hoa Kỳ, phong trào đòi quyền công dân cho người da đen đã được tiến hành khi được bầu trên cương vị Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ John F. Kennedy (1917-1963). Khi công dân Hoa Kỳ nhận thức sâu sắc hơn về cấu trúc sâu xa của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, họ đã thấy rằng sự phân biệt chủng tộc tiếp tục định hình luật nhập cư của Hoa Kỳ, loại trừ những người thuộc “Tam giác châu Á-Thái Bình Dương”. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy đã chuẩn bị Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch để “xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc và quốc gia trên cơ sở không liên quan đến bất kỳ đóng góp nào mà người nhập cư có thể thực hiện và không phù hợp với truyền thống chào đón của chúng ta”.

Hoa Kỳ luôn thu hút một lượng lớn người nhập cư, thường được thúc đẩy bởi các sự kiện kinh tế và chính trị trong và ngoài nước. Luật pháp Hoa Kỳ thường dẫn đến những thay đổi không lường trước về bản chất và thành phần của dòng nhập cư.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Mot nuoc My da ton giao moi 3

Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch năm 1965 được ban hành ngay sau khi Đạo luật Dân quyền năm 1964, và Đạo luật về Quyền biểu quyết năm 1965 trong thời đại tự do hoá, nó bãi bỏ hạn ngạch quốc gia về nguồn gốc.

Đạo luật về Quyền công dân bao gồm cụm từ “nguồn gốc quốc gia” như một lớp phân biệt đối xử bị cấm. Được khởi xướng từ cựu Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy, người viết cuốn sách nổi tiếng “A Nation of Immigrants” (Đất nước của những người nhập cư), nó được thực hiện để ban hành sau vụ ám sát bởi em trai của ông, Thượng nghị sĩ tiểu bang Edward Kennedy. Hành động này đã tạo ra cấu trúc của hệ thống nhập cư ngày nay dựa trên các ưu đãi cho việc thống nhất gia đình và các kỹ năng công việc ở mức độ thấp hơn. Nó thiết lập hạn nghạch đầu tiên về nhập cư Tây bán cầu. Các nhà tài trợ dự kiến quy định thống nhất gia đình của biện pháp để mở cửa nhập cư cho người Ý, người Ba Lan và những người châu Âu khác bị loại trừ bởi hệ thống quốc gia nguồn gốc.

Thập niên 1965, từ khắp nơi trên thế giới dòng người đã nhập cư vào Hoa Kỳ. Họ đến từ Mexico, Trung Mỹ và Caribe, từ Châu Phi và Trung Đông. Một lượng lớn người Do Thái mới đến từ Liên Xô cũ. Tín đồ Hồi giáo và Zoroastrian đã đến từ Iran. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng phần trăm cao nhất là ở những người nhập cư từ Châu Á và Thái Bình Dương. Đa dạng như Châu Á, họ đã mang theo nhiều truyền thống tôn giáo của quê hương họ.

Từ Ấn Độ đã có những tín đồ đạo Hindu với đủ mọi dòng chảy và mạch nguồn của truyền thống tôn giáo Hindu. Dần dần họ đã chuyển từ những khu nhà tạm bợ và không gian cho thuê sang những ngôi Thánh đường được thiết kế cầu kỳ và đẹp mắt ở các thành phố như Pittsburgh, Nashville, Atlanta và Detroit. Đến từ Ấn Độ, cộng đồng Kỳ Na giáo đã tạo ra một mạng lưới toàn quốc, xây dựng các cơ sở tự viện tôn giáo và phát động phong trào thanh niên. Những Tín đồ đạo Sikh đã xây dựng ‘Nhà của Đức Chúa Trời’ (Gurdwara), tài trợ cho các hoạt động Drives Blood Cross Blood, và đấu tranh để giành quyền đội khăn xếp của họ, cho dù khi làm công việc mũ cứng hay trong các dịch vụ vũ trang.

Tín đồ Hồi giáo đến từ Pakistan và Ấn Độ, từ Trung Đông và Châu Phi thành lập các trung tâm Hồi giáo. Họ đã gặp những người anh em họ người Mỹ gốc Phi của mình và những người nhập cư Lebanon đã định cư ở Mỹ, và cùng nhau làm việc để thể hiện tiếng nói của mình trong các vấn đề công cộng của Mỹ. Cả hai đều đã tham gia vào các trường công lập và thành lập các trường Hồi giáo tư nhân. Ngày nay, các nhà thờ Hồi giáo đặt trụ sở ở New York, Toledo, Houston, Phoenix và hàng chục thành phố khác.

Những phật tử đến từ Đài Loan và Hồng Kông, những người đã xây dựng một số cơ sở tự viện Phật giáo lớn nhất ở Tây bán cầu – ngôi Đại già lam Tây Lai Phật Quang Sơn (Fo Guang Shan Hsi Lai Temple) rộng 15 mẫu Anh, tọa lạc trên mảnh đất phía Nam vùng đồi núi Hacienda Heights, Los Angeles, California, chùa Ngọc Phật ở phía Tây Nam thành phố Houston, ngôi già lam Trang Nghiêm Tự (Chuang Yen Monastery, 美國紐約莊嚴寺) toạ lạc tại New York, Hoa Kỳ. Phật tử đã đến từ Hàn Quốc qua các tông phái Phật giáo Thiền và Tịnh độ, những người sau này đã thu hút một lượng lớn người Mỹ gốc Âu. Phật tử Thái Lan đã thiết lập một mạng lưới gồm hơn 40 cơ sở tự viện Phật giáo Thái Lan ở nhiều thành phố khác nhau ở Mỹ. Các cộng đồng Phật giáo Việt Nam, Campuchia và Lào đã kiến tạo các cơ sở tự viện Phật giáo ở khắp các thành phố, nơi những người tỵ nạn đến định cư sau chiến tranh Việt Nam.

Những tín đồ Cơ đốc giáo đã nằm trong làn sống người nhập cư mới đến Hoa Kỳ, với những người đến từ các quốc gia Philippines, người Hàn Quốc, người Việt Nam và người Trung Quốc mang đến sự đa dạng mới cho Cơ đốc giáo tại Hoa Kỳ. Họ đã làm tổ chức thời gian trong không gian của những nhà thờ lâu đời, và sau đó dần dần di chuyển vào không gian của riêng họ, với các hội Thánh đang phát triển. Những người nhập cư gốc Tây Ban Nha đã mang những truyền thống Công giáo La Mã sôi động đến Hoa Kỳ, cũng như phong trào Ngũ Tuần (ngày nay là phiên bản đương đại của hội thánh tiên khởi trong Tân Ước) gốc Tây Ban Nha đang phát triển. Thiên Chúa giáo của những người nhập cư từ Cuba và Haiti thường được pha trộn một cách tinh tế và liền mạch với các truyền thống của người Afro-Caribbean.

Không dừng lại ở “Tin lành, Công giáo và Do Thái”, thực tế nước Mỹ hiện đang là đa tôn giáo mới.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Mot nuoc My da ton giao moi 1

Houston, một thành phố nổi tiếng và sầm uất tại Hoa Kỳ có hơn 40 Thánh đường Islam (Masjid) Hồi giáo, 15 ngôi đền Hindu giáo và các cơ sở tự viện Phật giáo từ các truyền thống Phật giáo châu Á và các cộng đồng Phật giáo Âu-Mỹ mới. Thành phố này có Gurudwara, đền thờ đạo Sikh, một ngôi đền Kỳ Na giáo, một trung tâm Hỏa giáo (đạo Zoroastrianism, một tôn giáo cổ của Ba Tư) và một số nhóm đạo Bahá’í.

Ở Silver Spring, Maryland, ngay bên ngoài Đường vành đai Washington D.C., là một đoạn Đại lộ New Hampshire chỉ vài dặm đã trở thành biểu tượng thực tế cho đa tôn giáo mới này. Những người hàng xóm mới lần lượt ngồi cạnh tranh nhau: một cơ sở tự viện Phật giáo Campuchia, một nhà thờ lớn Hồi giáo và Trung tâm Cộng đồng Hồi giáo, một Nhà thờ Chính thống giáo Ukraina, một nhà thờ Môn đệ của Chúa Kitô, Hội truyền giáo Chinmaya của Ấn Độ giáo, một Nhà thờ Công giáo Ukraina và một ngôi đền Gujarati Hindu. Trên đường đi, những tín đồ gốc Tây Ban Nha theo Phong trào Ngũ Tuần, một trào lưu Tin Lành, tín đồ Kitô giáo Việt Nam và những tín đồ đạo Tin Lành Hàn Quốc chia sẻ cơ sở vật chất với các giáo đoàn Trưởng lão, Giám lý và Kitô giáo nói tiếng Anh truyền thống hơn.

Bối cảnh tôn giáo mới của Hoa Kỳ đã tạo ra những thách thức mới cho cuộc thử nghiệm chủ nghĩa đa nguyên của Hoa Kỳ. Kể từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa người dân bản địa và tín đồ Cơ đốc giáo, Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ đã bị thách thức bởi những sự thật và căng thẳng về sự khác biệt tôn giáo. Tuy nhiên, chưa bao giờ thách thức về hiểu biết lại lớn hơn như ngày nay.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Pluralism Project

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

1 bình luận

Thong tin bổ ích

Khanh 20/11/2023 - 16:31

Bài có nhiều thông tin rất bổ ích, cảm ơn tác giả đã dịch bài rất hay.
Tôi thấy tác giả này dịch rất nhiều bài chất lượng, hay và ý nghã

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường