Trang chủ Bạn đọc Món quà của cha tôi

Món quà của cha tôi

Cha và Mẹ vừa làm thầy giáo, vừa làm vị thiên, vị phạm thiên luôn quan sát từng hành động, việc làm, lời nói, hành vi của chúng ta và luôn hướng dẫn cho chúng ta dù những điều nhỏ nhất, cho đến việc lớn.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Cha và Mẹ vừa làm thầy giáo, vừa làm vị thiên, vị phạm thiên luôn quan sát từng hành động, việc làm, lời nói, hành vi của chúng ta và luôn hướng dẫn cho chúng ta dù những điều nhỏ nhất, cho đến việc lớn.

Tác giả: Tuệ Đăng

Tăng sinh Khoa Đào tạo từ xa Khóa 7- HVPGVN

Nhớ đến mùa vu lan, người con Phật nên làm gì xứng đáng cái danh hiệu người con hiếu hạnh, tự tin mình xứng danh đệ tử đức Như Lai, sống và thực hành đúng lời Ngài dạy ngay trong đời sống hiện tại. Hay chính ta lại ta thán: “Ta sống với hạnh hiếu trọn đầy với hai vị Bụt, hai đấng sinh thành, và luôn nhớ ân đức ấy sâu dày”. Đức Phật dạy, qua Kinh Tăng Chi, thuộc chương 4 Pháp trong Phẩm Nghiệp Công Đức, bài Kinh 63, có 4 điều xứng đáng là người con hiếu hạnh cần phải làm, đó chính là “Những gia đình nào, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được xem như có phạm thiên, các đạo sư đầu tiên, các vị thiên đầu tiên, có các bậc đáng được cúng dường. Phạm thiên, các đạo sư đầu tiên, các vị thiên đầu tiên, các bậc đáng được cúng dường là đồng nghĩa với mẹ cha, vì mẹ cha đã giúp đỡ rất nhiều cho con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời này.”[1]

Ngài dạy về 4 pháp cần thực hành để xứng đáng là người con hiếu hạnh, hiếu đức và đầy đủ phẩm hạnh để trao gửi niềm vui cho đời, cho người. Bản thân Ngài đã làm thầy trời người, nhưng không hề quên đi bổn phẩn, khi được tôn giả xứ Kapilavatthu đến thỉnh về thăm đức Vua Suddhodhanna, Ngài liền dẫn 500 vị sa môn cùng trở về để viếng thăm và giảng giải giáo pháp cho đức Vua. Đến khi vua bệnh nặng, được tin báo từ các người đưa tin, lần thứ ba đức Phật cũng trở về quê thăm vua cha, ngay trên giường bệnh, đức Phật hướng dẫn vua Cha thực hành quán chiếu về giáo lý vô thường của thân, tâm, hay khổ đau, các pháp vô ngã, không có gì là ta. Vua cha, tuy nằm trên giường bệnh, với những hơi thở thoi thóp, lắng nghe giáo pháp và thực hành quán chiếu tam pháp ấn, đã chứng ngộ quả vị A la hán và lìa bỏ thế gian đầy ô nhiễm.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Món Quà Của Cha

Chúng ta có làm tròn hạnh hiếu này chưa?

Cũng vậy, Kinh Tăng Chi, chương 4, đức Phật nhấn mạnh đến công ơn dưỡng dục của cả cha và mẹ, chúng ta hàng đệ tử Phật cần thực hành và biết ơn, nhớ ơn, cùng sự đền ơn cho hai đấng sinh thành, đã hi sinh cái tuổi trẻ, mồ hôi, nước mắt để sinh ta, nuôi dưỡng ta. Công ơn ấy, chúng ta nào có thể đáp đền công đức ấy trong mai một. Đức Phật ví Cha và mẹ như “Phạm thiên, vị đạo sư, vị thiên, bậc đáng được cúng dàng.” Thật vậy, Cha mẹ chúng ta sinh ra ta, đỡ nâng đùm bọc, nuôi nấng, chăm lo cho chúng ta từng bữa cơm, từng nét chữ, tập cho ta bước ra đời hòa cùng xã hội, bạn bè, hay hàng xóm phải cư xử như thế nào để không bị người ta mắng vốn: “mày là đứa thất học, thiếu đạo đức.” Ồ đúng vậy, Cha và Mẹ vừa làm thầy chúng ta buổi ban sơ, sau là người bảo bọc ta, cho ta cái áo khi lạnh, cho ta cái mát khi nóng… Hay khi ta ra đời đi làm gặp chuyện chẳng lành thì cha luôn la chúng ta, mẹ lại bảo bọc và lo lắng cho ta, tuy tình thương của người cha là hành động tay chân. Còn mẹ chúng ta lại trao gửi cho chúng ta những lời an ủi, giọng nói trầm ấm, làm cho chúng ta an tâm. Những thành công, hay thất bại trong việc học, công việc, hay trong các mối quan hệ thì cha mẹ chúng ta vẫn ở phía sau tạo điều kiện về vật chất lẫn tinh thần, cùng với đó thầm chúc chúng ta luôn may mắn và suôn sẻ, chính những điều đó khẳng định: Cha Mẹ là vị Phạm Thiên, vị thiên đấy thôi.

Thế nên, Cha và Mẹ vừa làm thầy giáo, vừa làm vị thiên, vị Phạm thiên luôn quan sát từng hành động, việc làm, lời nói, hành vi của chúng ta và luôn hướng dẫn cho chúng ta dù những điều nhỏ nhất, cho đến việc lớn. Vì thế, đức Phật khẳng định, Cha mẹ chúng ta xứng đáng được tôn trọng, yêu thương, cúng dường những món ăn ngon, áo ấm, giường cao, ghế rộng đề huề. Đức sinh thành của hai bậc cao thượng ấy, chúng ta nào có thể báo đáp khi cha mẹ còn sống bên ta, nhưng đó chỉ là hiếu hạnh bậc hạ, đức Phật chưa xem đó là hạnh hiếu cao nhất. Khi nào chúng ta có thể hướng dẫn cho cha mẹ xuất gia và sống đời phạm hạnh thì lúc đó mới xứng danh đại hiếu. Cũng có thể nhiều người đã, đang, sẽ làm tròn chữ hiếu với cha, mẹ mình rồi. Nhưng bản thân chính tôi, đã đi tu từ năm 18, cũng chưa hề mua được gì, hay cả món ngon như bánh ngọt, áo ấm, hay chăm sóc cho cha tôi những ngày cuối đời. Vậy sư trẻ này có được xem là kẻ bất hiếu hay không!

Món quà đáng nhớ nhất khi tôi còn tuổi học trò chính là đồng tiền màu đỏ, 500 VNĐ bằng giấy, ba tôi cho khi tôi vượt qua thử thách uống ba li nước. Có khi lại đi làm về mua cho tôi cây kem lạnh, … Nhớ khi năm học lớp 12, Mỗi chiều tôi đi học thêm các môn học: Toán, lí, hóa thì Cha tôi vẫn chờ tôi về ăn cơm chung cho dù trời lạnh, hay mưa, có khi hơn 10h ông vẫn ngồi đợi, ông lo sợ tôi ham chơi với bạn bè, sẽ hư hỏng. Người cha già, quan tâm con mình như tôi là đứa trẻ con mới học cấp 1, chứ không phải tôi đã học cấp ba. Thế mà tôi nào có biết ơn cha tôi đâu, khi về: “tôi chỉ nói: Sao ba không ăn cơm trước đi, đợi con làm gì!

Cha tôi trả lời: “Ta đợi con về ăn chung cho vui, mẹ mi qua hàng xóm vừa làm, vừa ăn, ăn mình ta ăn không có ngon!

Vì thế, thời gian sau này có lẽ nỗi ân hận của tôi cũng đã muộn rồi. Cha tôi quan tâm tôi từng chút, xứng đáng để được trao lại nụ cười, niềm vui, chứ không phải chỉ là lời trách móc của con mình. Thật vậy, Cha và Mẹ xứng đáng là bậc đáng cúng dường, đáng tôn trọng, tin yêu, và được tặng những món quà đầy ý nghĩa. Mà bản thân tôi thì chưa biết trao tặng cha mình món quà gì đó có ý nghĩa để đền ơn, đáp lại công ơn của cha mình cả! Món quà của cha trao tôi, chắc có lẽ chính là tình thương, sự bảo bọc, quan tâm, tuy biết tánh ông hài hước, và ông hay kể tôi những câu chuyện hài ông Trạng Quỳnh, Ông ba Phi miền tây, … Đó là những món quà mà cha tôi tặng tôi. Chắc có thể tôi khó quên được, tuy biết đó là những chuyện quá khứ, người xuất gia không nên ghi nhớ, nhưng đó là món quà mà cha tôi tặng tôi, nên khó có thể nào quên đi! Có lẽ ông muốn nhắc tôi hãy sống và tu học, nhưng nên có tánh hài hước một chút. Vì như thế tôi có thể mang nụ cười bình an cho mọi người có duyên với tôi.

Giáo pháp của như Lai chưa hề dạy chúng ta sống xa rời đạo đức, hạnh hiếu của con người, và cả nhân loại. Hạnh hiếu có phải là hạnh cao nhất hay không? Chúng ta có làm tròn hạnh hiếu này chưa? Đây là những câu hỏi hiện lên trong tâm trí người con Phật trong tôi. Ông cha ta đã nói: “Hiếu hạnh vi Phật hạnh, hay câu hạnh hiếu vi tiên.”

Thật vậy, Ca dao tục ngữ cũng khẳng định:

Công cha như núi thái sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nên tôi không thể nào quên đi các món quà mà Cha tôi đã tặng tôi được. Món quà ấy, mang ý nghĩa sâu sắc, quý hơn cả vàng bạc thế gian, vì vàng bạc có thể chúng ta đem bán đi, nhưng những lời dạy, những câu chuyện hài của cha kể nhắc nhở tôi cách sống phù hợp đạo đức của một người con, nhất là hạnh của người xuất gia chính là hạnh hiếu, hạnh mà người con Phật cần sống và thực hành để đền ơn, đáp ơn, tri ân. Để đền ơn cha, hay mẹ thì tôi chọn độ người để báo đền ơn đức của cha mẹ tôi bạn tặng.

Câu chuyện có thể kể nhiều thêm, nhưng thôi, mỗi người con đều có những kỉ niệm, những món quà do cha mình tặng, thế nên tôi chỉ gửi gắm chút gì đó trong mùa vu lan hiếu hạnh này thôi. Mong rằng, ai còn cha và mẹ hãy biết trân quý những phút giây hạnh phúc bên cha và mẹ của mình, đừng để khi họ mất đi mới thấy hối tiếc, hay những giọt nước mắt muộn màn!

Kính chúc Chư tôn đức tăng, ni, cùng quý phật tử mùa vu lan đầy sức khỏe và an lạc cả thân, lẫn tâm.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Chú thích

[1] Thích Nữ Thủy Liên, Giáo trình HVPGVN Kinh Tăng Chi Bộ, Chương 4 Pháp, HVPGVN, 2023, tr. 17.

Tác giả: Tuệ Đăng

Tăng sinh Khoa Đào tạo từ xa Khóa 7- HVPGVN

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường