Trang chủ Chuyên đề Mối quan hệ giữa Hiển giáo và Mật giáo trong một số dịch phẩm của cố Hòa thượng Thích Viên Thành

Mối quan hệ giữa Hiển giáo và Mật giáo trong một số dịch phẩm của cố Hòa thượng Thích Viên Thành

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Kinh thừa Hiển giáo được coi là Nhân thừa, Mật thừa được gọi là Quả thừa

Một trong những phân biệt khác của giáo pháp Hiển giáo và Mật giáo là quan niệm Kinh thừa Hiển giáo là thừa nhân và Mật thừa là thừa. Gọi Ðại thừa Hiển giáo là thừa Nhân, vì sự tu hành y cứ trên những nhân là sáu Ba la mật, hai thứ tích tập phước đức và trí tuệ… trải qua nhiều đời để thành tựu quả là Phật. Còn Mật thừa là thừa Quả, bởi đặt nền tảng tu hành trên chính kết làm sự khởi đầu và cả quá trình tu tập. Hành giả thiền quán bốn sự thanh tịnh: toàn thể ngoại cảnh đều là cảnh giới của đức Bản tôn.Tất cả những sự vật bình thường đều trở thành những vật phẩm trang nghiêm của cõi Tịnh độ, tất cả chúng sinh đều thành tựu viên mãn, thân họ là thân của đức Lục Độ Tara, thân hành giả cũng trở thành sắc thân của Bản tôn, mọi lời nói đều là chân ngôn, mọi hành động đều bắt nguồn từ tâm từ bi rộng lớn.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 9.2020 Moi quan he giua Hien giao va Mat giao co HT Thich Vien Thanh 1

Tại sao trong Mật thừa lại cho phép thiền quán về bốn sự thanh tịnh. Bởi vì: Nếu trong mọi hiện tượng vốn trong sạch, vốn là Niết Bàn thì sinh tử hiện hữu từ đâu. Bởi vì hiện thể của chúng bị phủ mờ bởi sự bất tịnh của Tâm chấp ngã và chấp pháp. Sự bất tịnh này chỉ có thể rửa sạch bằng chính tư duy nó được giảm dần, tính thanh tịnh bản chất và nội tại của tất cả các pháp được chứng nghiệm như thế.

Như thế sự thiền quán về quả thừa cho phép chứng đạt được bốn thanh tịnh hoàn toàn, thanh tịnh của thân, thân tịnh của môi trường bên ngoài, của mọi tâm niệm và hành động. Thân của hành giả trở thành thân của vị Bản tôn mình đang thực hành. Đó là tính thuần tịnh của thân bởi vì pháp thực hành như thế giúp tịnh hóa mọi che chướng. Mọi quan điểm và chấp trì nhị nguyên về bản thân, về môi trường bên ngoài và các dòng tư tưởng trong tâm, nhân của luân hồi khổ đau, được chuyển hóa thành thanh tịnh hoàn toàn.

Môi trường bên ngoài trở thành tịnh độ của đức Lục độ Tara. Đó là bản chất thanh tịnh vốn có của môi trường bên ngoài. Khi mọi hành động trở thành hành động của Lục Độ Tara, hành giả sẽ mang lại lợi ích vô số cho chúng sinh, giúp giải thoát họ khỏi những khổ đau khôn cùng. Đó là điều hành giả có thể làm trong quán tưởng trong nghi quỹ. Khi các dòng tâm trở nên hòa nhập với tâm Lục Độ Tara, sẽ không còn chút mảy may các che chướng dù là vi tế, người thực hành tích lũy được công đức và trí tuệ vô lượng.

Một luận điểm tranh biện thường được đưa ra bàn luận, vậy phương pháp thiền quán bốn thanh tịnh, quán tự thân trong sắc tướng một vị Phật, một vị Bồ tát, môi trường xung quanh là Tịnh độ của ngài, mọi tư tưởng hiện khởi trong tâm là trí tuệ tối thượng và mọi âm thanh đều là chân ngôn, có dẫn tới Tăng thượng mạn không. Về luận điểm này, trên thực tế ngay khi thiền quán về quả thừa với bốn thanh tịnh như trên, người thực hành đồng thời duy trì Trí tuệ Tính không, tức là thấy bản thân, sắc thân vị Phật Bản tôn, môi trường thanh tịnh bên ngoài, tất cả cũng chỉ là mộng huyễn, không có thực. Như thế việc thiền quán bốn thanh tịnh giúp đạt được sắc thân, còn duy trì thiền quán về tính không của sắc thân giúp đạt được pháp thân. Phương pháp trên thực tế về lý thuyết đối trị triệt để mọi tâm chấp ngã, chấp pháp, tăng thượng mạn dù là vi tế nhất. Đó cũng là lý do Mật thừa được gọi là Kim cương thừa bởi vì là con đường để đạt đến trí tuệ kim cương bất hoại, đạt đến đồng thời hai thân Phật, Phật tính như kim cương bất hoại, không một mảy nhiễm ô bởi phiền não sinh tử.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 9.2020 Moi quan he giua Hien giao va Mat giao co HT Thich Vien Thanh 2

Về phương pháp quán tưởng này, nghi thức Tu Trì Lục Độ Tara ghi rõ như sau: “Công đức của chư Phật khắp mười phương theo ánh sáng này hồi nhập vào tự thân hành giả. Thân, khẩu, ý của hành giả trở thành thân, khẩu, ý của Độ Mẫu.”

“Thiền định xong, hành giả sùng mộ thấy toàn thể pháp giới vũ trụ tức là thân tướng của đức Phật Mẫu Tara và chứng nghiệm một cách thường trực sự đồng nhất với Phật Mẫu Tara.”(8)

Du già Nghi quỹ cũng có luận điểm tương tự: “Hành giả Du Già Tông luôn luôn phải giữ mình sao cho lúc nào cũng tương ưng với hạnh nguyện của Phật: Thân làm thân Phật sự, miệng nói lợi lành, ý thì niệm đức Phật Đại Nhật. Những phương pháp thông thường để đạt được sự tương ưng là:

– Kết ấn thay cho nghiệp thanh tịnh của thân.

– Tụng chú thay cho nghiệp thanh tịnh của khẩu.

– Quán tưởng để có ý nghiệp thanh tịnh.”(9) “Nhờ tâm đại bi của đức Phật khiến chúng sinh sinh Tam mật bình đẳng của Phật: Thân kết khế Ấn, đó là Thân Mật; miệng tụng chân ngôn là Ngữ Mật; ý quán Bản tôn là Ý Mật. Tu hành Tam Mật đó thì được Tam Mật của đức Như Lai gia trì.

Tam nghiệp của chúng sinh và Tam Mật của Như Lai nhập ngã, ngã nhập, vô nhị vô biệt. Đó là Tam Mật dựa vào Tam Mật tương ưng thời sẽ thành tựu mọi Tất Địa.” (10)

Như thế động cơ và xuyên suốt quá trình hành trì giáo pháp Mật thừa chính là mong muốn thực sự mang lại lợi ích cho vô số chúng sinh khỏi bể khổ luân hồi và dẫn dắt họ tới đạo lộ giải thoát. Phương pháp thiền quán Du già Bản tôn được coi là thành tựu nhanh chóng tâm nguyện và mục đích cao quý này. Đó cũng là lý do mà Nghi thức Tu Trì Lục Độ Tara xác quyết rằng: “Tóm lại, Tám thành tựu, tất cả thần lực đều đến quy tụ dưới chân của hành giả nào quán tưởng và sùng mộ đức Phật Mẫu theo lối này, không kể đến những thành tựu nhỏ hơn đến một cách đương nhiên… và hơn nữa chính Phật tính quả vị Vô thượng Bồ đề, vật khó đạt nhất trong cả tam giới, cũng được đặt trong lòng bàn tay của hành giả.”(11).

(tiếp theo kỳ 1, Tạp chí NCPH số 163 và hết)

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 9/2020

——————————

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
8. Sđd, tr.64
9. Du già nghi quỹ, Nguyệt Trí dịch tiếng Việt, Nam Hải Quan Âm Viện, Phật lịch 2541 – 1997, tr.94.
10. Sđd, tr.96
11. Nghi thức Tu trì Lục độ Tara, Mật giáo, Thích Viên Thành biên soạn, Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, Phật lịch 2540 – 1996, tr.64-65.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường