Trang chủ Bạn đọc Mầm giác nở hoa

Mầm giác nở hoa

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Bùi Thị Kim Loan

Hai năm covid quả là khó khăn cho tất cả mọi người, gia đình tôi cũng không ngoại lệ, kinh tế khó khăn, nguồn thu ít hơn so với trước, trong khi chi tiêu ngày càng tăng, đã có lúc vợ chồng lớn tiếng cãi cọ nhau, không khí gia đình nhiều lúc khá căng thẳng.

Cứ mỗi lần thấy mặt chồng là tôi cứ nhớ mấy tháng nay anh ấy chưa đưa tiền cho tôi, công ty anh ấy thì rơi vào tình trạng không thu hồi được công nợ. Nên tôi cũng đành cắn răng chịu đựng, và đến lúc vợ chồng không còn nói chuyện gì với nhau nữa. Tôi phải chạy vạy khắp nơi để đóng tiền học cho con, trong lòng tôi là những chuỗi ngày oán hận đầy tăm tối. Tôi oán trách sao tôi lại lấy phải người chồng không che chở nổi vợ con mình, lại còn ỷ lại vào gia đình vợ???

Rồi bỗng có một ngày, không biết cơ duyên nào xui khiến, tôi nhắn tin hỏi thăm một chị bạn đã lâu rồi không liên lạc.

Hai năm trước chị ấy ly hôn, kết thúc khoảng thời gian hơn 20 năm chung sống với kết quả là hai cô con gái xinh xắn, đáng yêu. Gia đình bốn người họ từng đến nhà tôi chơi nhiều lần, một gia đình vui vẻ dễ thương, không ai nghĩ được là họ có thể chia tay. Tôi nghĩ phải có lý do gì đó không thể cứu vãn được, chị mới chia tay chồng.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Mam Giac No Hoa 1

Tôi chỉ muốn hỏi thăm và nói chuyện cho khuây khỏa. Tôi hỏi chị cuộc sống sau ly hôn của chị có ổn không. Chị kể, lúc này chị đã cân bằng, không còn buồn mà thậm chí cảm thây cuộc sống có ý nghĩa. Chị kể chị tìm đến phật pháp để tìm cách đối trị lại những phiền não của mình, bây giờ chị sống rất tích cực và giúp đỡ nhiều người đến với các khóa tu để lĩnh hội những lời dạy của đức Phật.

Khóa tu, nghe hai từ đó lòng tôi như vỡ òa, đúng rồi, đấy là điều mà tôi đang cần lúc này nhưng trước đó tôi lại không nghĩ ra. Trong đầu óc chứa đựng toàn tương lai mịt mù của tôi đúng thật là nên có một ngọn đèn soi sáng.

Một điều may mắn nữa là sắp có khóa học thường niên, chị hướng dẫn tôi đăng ký khóa học và tôi đã hoàn thành thủ tục nhập học ngay tắp lự. Tôi cảm ơn cơ duyên đã đưa tôi đến với lớp học này, chắc là vũ trụ cũng nghe những lời khẩn cầu của tôi mà đưa đến những tín hiệu tốt. Từ lúc đấy, trong tư tưởng của tôi có những chuyển biến rõ rệt. Tôi vừa học vừa tìm hiểu thêm trong kinh sách, trên youtube những lời dạy của đức Phật, mặc dù tôi chưa có đủ năng lực để hiểu hết nhưng chỉ cần những gì tôi hiểu đã như dòng suối mát tưới vào cánh đồng khô hạn. Những suy nghĩ tiêu cực dần dần được thay thế bằng những niềm vui tìm thấy được trong sự lĩnh hội phật pháp.

Đã bao nhiêu năm chìm đắm trong những oán hờn, mỗi khi cuộc sống lâm vào cảnh khó khăn, tôi lại than thân trách phận, trách người, tại sao tôi lại kém may mắn như vậy. Từ lúc biết trở về nhìn lại chính mình, tôi đã hiểu rằng mọi việc xảy ra đều là việc cần phải xảy ra, nếu là hạnh phúc hay khổ đau thì cũng phải điềm nhiên đón nhận, xem nó là một phần trong cuộc hành trình và phấn đấu vượt qua. Những gì xảy ra cũng không phải là ngẫu nhiên mà đó cũng do “nhân quả” mà có được. Tôi cảm thấy mình cần phải sống tốt hơn, bớt gây nghiệp và tạo nhiều phước báu hơn. Những lời Phật dạy như dòng nước trong tắm gội tâm hồn, gieo những mầm thiện lương vào trong cuộc sống.

Cũng nhờ Phật pháp, tôi hiểu rõ hơn về chân lý “vô thường”. Để từ đó biết được không có gì là mãi mãi ở lại với chúng ta, cái gì rồi cũng sẽ thay đổi. Tiền bạc, của cải, nhan sắc, tuổi trẻ, sức khỏe … rồi một ngày cũng sẽ bỏ ta mà đi, chỉ có công đức hay thiện nghiệp chúng ta gieo mới ở lại với ta mãi. Tôi chợt nghĩ vì lý do gì mà vợ chồng tôi đã trở nên nông nỗi này, cũng chỉ vì tiền thôi mà tôi ngày càng đánh mất đi sự dịu dàng của một người phụ nữ, tôi chì chiết đay nghiến chồng, làm cho cuộc sống gia đình như là địa ngục. Tôi chợt vỡ lẽ, tiền rồi sẽ kiếm lại được, nhưng những hố sâu ngăn cách do khẩu nghiệp gây ra nó sẽ như một vết thương sâu, có lành lại cũng sẽ để lại vết sẹo.

Khai sáng tôi nhất có lẽ từ chữ “buông”, buông những sân si, tà niệm, buông những tham lam, trách giận, oán hờn, buông hết những thứ chỉ chuốc lại đau buồn cho bản thân . Từ khi buông bỏ những chấp niệm, không cố tham cầu những thứ “vô thường”, tôi cảm thấy tâm mình vô cùng an yên. Không hy vọng, không mong cầu thì sẽ không thất vọng, bằng lòng với những thứ mình có được trong phút giây hiện tại.

Tôi cũng không tiếc nuối về một quá khứ huy hoàng không bao giờ túng thiếu như bây giờ nữa, càng không quá lo lắng về một tương lai chưa có gì là chắc chắn. Tôi thuyết phục chồng chi tiêu tiết kiệm, hạn chế tất cả những thứ không cần thiết. Thay vì dành thời gian để chì chiết nhau, chúng tôi cùng tìm kiếm giải pháp để tăng thu nhập. Không khí gia đình dần ấm áp trở lại, các con tôi cũng không còn phải sợ sệt mỗi khi cha mẹ cãi nhau.

Tôi luôn biết ơn cái cơ duyên đã đưa tôi đến việc tìm hiểu phật pháp. Những gì tôi hiểu chỉ như là hạt cát giữa đại dương bao la nhưng đã mang lại cho gia đình tôi một cuộc sống bớt đi rất nhiều phiền não. Bên cạnh việc tìm lại được sự an vui trong tâm hồn, tôi cũng khiến cho những người bên cạnh tôi vui vẻ vì đã mang đến những năng lượng tích cực thay vì tiêu cực như trước đây. Khi ta nói những lời dịu dàng thì đâu có ai quát nạt chúng ta phải không nhỉ?

Khi tiếp xúc càng nhiều với Phật pháp, tôi nghe như những mầm giác trong tim mình đang nở thành những đóa hoa xinh.

Tác giả: Bùi Thị Kim Loan
Công Ty Gốm Sứ Minh Phát, Thuận An, Bình Dương

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường