Trang chủ Đời sống Lưu tích thời gian

Lưu tích thời gian

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Cư sĩ Minh Mẫn

Vesak đã qua suốt tuần lễ con Phật hồ hởi. Sau thời gian dài do dịch bênh và kinh tế không mấy thoải mái, mùa Vesak mà PGVN thường gọi là Đản sinh (một trong Tam hợp), khắp ba miền, tùy khả năng, một số nơi đã làm sáng niềm tin cho một số người chưa hề nghe đến hai chữ”Đức Phật” nơi vùng cao, người dân phía Bắc nhiều nơi chưa từng được diện kiến ngày lễ trọng đại này, ngay cả ở những khu vực ngoại thành Hà Nội.

Huế, Buôn Ma Thuột, Sài Gòn, một số địa phương rực rỡ xe hoa, cờ đèn lung linh dưới ánh quang minh của vũ trụ. Các quốc gia Phật giáo như Thái Lan cũng xem Vesak là lễ hội toàn dân.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Luu tich thoi gian 3

Một năm chỉ có một lần để người con Phật thể hiện lòng thành tri ân đấng cha lành của muôn loài. Với tinh thần nhà Phật, tướng là giả, nhưng không lấy giả để hiển chân thì lòng tri ân nương đâu để biết. Khổ đau nghiệp quả dưới cái quán thông của bậc giác ngộ thì chúng là không thật, nhưng không nhờ giả lấy gì để mong cầu tiến đến giải thoát.

Tự thân cá nhân có thể không cần tướng để phô trương, nhưng cộng đồng xã hội mọi sự không phô trương tướng thì cuộc sống sẽ chìm lặng như thuở hồng hoang. Tùy mỗi thời đai mỗi lĩnh vực mà dụng tướng. Chuyên tu nặng tướng là một trở ngại, sinh hoạt cộng đồng mà không dụng tướng là tự mình bị đào thải. Cá nhân tự tu, không tướng cũng được, trách nhiệm hướng dẫn quần chúng, cương vị trụ trì mà không phô trương ngày kỷ niệm là thiếu trách nhiệm với cộng đồng Phật giáo.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Luu tich thoi gian 4

Trên cao nguyên, một vài vùng sắc tộc đã biết quy y, biết quỳ lễ tụng niệm,biết treo cờ và biết tắm Phật, làm bàn thờ tại nhà. Ở Hải Dương, một vùng ven đô, các cụ bà tự tay thiết lập lễ đài, tổ chức tăm Phật, mọi người mặt tươi như hoa; lần đầu trong đời mới biết Đản sinh là gì, biết tắm tượng Phật là sao, từng giọt lệ tràn theo dòng nước thơm tẩm tưới trên báo thân Bồ Tát sơ sinh.

Không khí vui nhộn khắp ba miền, cũng có những nơi thầm lặng chìm đắm trong vô tư, không một lá cờ, thế mới biết lúc khai lý lịch thảo nào không Tôn giáo. Tư nhân như thế cũng có thể hiểu, chùa là nơi để tín đồ nương tựa, không được hướng dẫn học hỏi giáo lý, chỉ biết cầu an, cầu siêu thì đón mừng đại lễ cũng được xem như buổi “tiến linh” không công.

Giáo hội không khuyến khích thì những vị thụ động cũng chả hứng thú, làm chiếu lệ. Chùa Thanh Quang ngay Hà Nội, tấm băng rôn cũng không làm cho đúng đắn. Phật lịch ghi là Phật lệnh, 2565. Dương lịch ghi là Dướng lịch 2021. Nếu tận dụng đồ cũ , ít ra cũng phải chỉnh sửa ngày tháng, chữ nghĩa cho nghiêm túc. Làm cẩu thả là xem thường Phật giáo, xem thường quần chúng, bôi bác xã hội.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Luu tich thoi gian 2

Tuy là hạt cát nhưng là hạt cát trong khoé mắt quần chúng. Phật giáo đau lòng chăng có những tu sĩ trụ trì tắc trách đến thế sao?

Dẫu sao, mùa Vesak năm nay vẫn sặc sỡ sắc màu làm tươi tinh tinh thần Phật giáo trong một bộ phận quần chúng mệt mỏi vì cuộc sống. Hy vọng, những năm sau, Giáo hội quan tâm, khích lệ các chùa và phật tử nên trang trọng đón mừng biểu tượng đấng Thế tôn ra đời.

Cư sĩ Minh Mẫn ngày 19/05/2022 – PL.2566

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường