Trang chủ Quốc tế Lịch sử quan hệ Tây Tạng-Monyul

Lịch sử quan hệ Tây Tạng-Monyul

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Tiến sĩ Tsewang Dorji
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Borderlens

Tranh chấp Trung-Ấn về biên giới Ấn Độ-Tây Tạng là một trong những tranh chấp địa chính trị gây tranh cãi nhất ở châu Á. Xung đột có thể bắt nguồn từ Vương quốc bí ẩn ở Tây Tạng, biến mất không một vết tích như một vùng đệm chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ngay khi Trung Quốc đã chiếm đóng Tây Tạng, Trung Quốc bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của họ ở vùng Hymalaya. Các chiến lược gia Trung Quốc mô tả Tây Tạng là “lòng bàn tay” của họ với Ladakh, Nepal, Sikkim, Bhutan và Arunachal Pradesh là “năm ngón tay”. Kết quả là, kiểm soát Tây Tạng để khẳng định yêu sách của họ đối với Arunachal Pradesh.

Hình 1 Hội Trường Ấn Độ Trung Quốc Tại đèo Bum La

Hội trường Ấn Độ-Trung Quốc tại đèo Bum La (bang Arunachal Pradesh)

Mối quan hệ lịch sử giữa Tây Tạng và Monyul (Tibet’s Historical Relations with the Monyul)

Mối quan hệ lịch sử giữa Tây Tạng và Monyul có thể bắt nguồn từ khi thành lập Đế quốc Tây Tạng. Bài viết này tập trung vào quan hệ giữa Tây Tạng-Monyul vào cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20. Theo các nguồn tài liệu đầu tiên của Tây Tạng, Monyul nằm ở phía nam của Tây Tạng. Nó còn có tên gọi là Lho-Mon, vành đai phía nam của Tây Tạng.

Trước khi xuất hiện các Vương quốc Bhutan và Sikkkim, Lho-Mon được gọi là những người sống ở miền nam Tây Tạng. Theo các nguồn lịch sử của Bhutan, Sikkim và Tây Tạng, Lho-Mon được gọi là cư dân ở miền nam Tây Tạng, bao gồm người Bhutan và người Monpa. Lho có nghĩa là phía nam trong tiếng Tây Tạng và Mon dùng để chỉ những người sinh sống trong khu vực.

Một trong những nguồn lịch sử quan trọng bởi mối quan hệ Tây tạng với Monyul vào thế kỷ 17, có thể được tìm thấy trong tiểu sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 (Thams cad mkhyen pa Blo BzangrinchenTsangsdbyangsrgyamtsho’ithung mong phyi’irnam par thar pa du ku la phrothubrabgsal ser gyisnye ma glegs bam dang po). Tiểu sử được viết bởi Desi Sangye Gyatso (1653-1705). Đầu tiên nó được xuất bản bởi nhà in mộc bản Ganden Phuntsokling ở Lhasa.

Năm 1981, được tái bản tại Gangtok, một thành phố nằm ở Sikkim, Ấn Độ. Cuốn tiểu sử này ghi lại cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ sáu từ những năm 1683 đến 1701. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ sáu (Tseyang Gyatso) sinh năm 1683 tại Mon Urgenling, hiện nay thuộc quận Tawang của Arunachal Pradesh. Desi Sangye Gyatso khẳng định ông là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm – Ngawang Lobsang Gyatso, đã thành lập Chính phủ Gaden Phodrang vào năm 1642, trở thành Vị lãnh đạo tinh thần và chính trị của Tây Tạng. Văn bản này đã chứa đựng những ghi chép lịch sử quan trọng về mối quan hệ giữa Tây Tạng-Monyul trong chính phủ Ganden Phodrang của Tây Tạng.

Hình 2 Các Vị Tăng Sĩ Trẻ đang Tu Học Tại Tu Viện Tawang

Các vị tăng sĩ trẻ đang tu học tại Tu viện Tawang (Galden Namgyal Lhatse), bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ

Kể từ thế kỷ 17, Tu viện Tawang (Galden Namgyal Lhatse) là một trong những đơn vị hành chính biên giới quan trong nhất của Chính quyền Ganden Phodrang (chữ Tạng: དགའ་ལྡན་ཕོ་བྲང) là bộ máy chính phủ của người Tạng thành lập vào năm 1642 bởi Dalai Lama thứ 5 với sự hỗ trợ từ Hãn Güshi của Khoshut. Lhasa trở thành thủ đô của người Tạng vào đầu thời kỳ này nên còn gọi là Chính quyền Lhasa. Điều này được minh họa bởi hai Sắc lệnh năm 1680-1731. Những Sắc lệnh này được soạn thảo bằng tiếng Tây Tạng. Sắc lệnh năm 1680 được ban hành bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Việc ban hành Sắc lệnh 1731 là sự tái khẳng định Sắc lệnh 1680, khẳng định vùng Lho-Mon, vành đai phía nam của Tây Tạng, một vùng biên giới quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng tăng lữ Phật giáo vùng Lho-Mon. Trong Hiệp ước Simla (1914) Tu viện Tawang (Galden Namgyal Lhatse), bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ được nhượng lại cho Ấn Độ thuộc địa Anh.

Hình 3 Bưu điện Chhudangmu, Nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 được Tiếp đón Vào Năm 1959 Bởi Assam Rifles

Bưu điện Chhudangmu, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 được tiếp đón vào năm 1959 bởi Assam Rifles (AR), là lực lượng bán quân sự lâu đời nhất ở Ấn Độ với vai trò chính là bảo vệ một phần biên giới phía đông bắc của Ấn Độ.

Việc quản lý chính trị của Monyul được kiểm soát bởi Chính phủ Gaden Phodrang của Tây Tạng, Chính phủ Gaden Phodrang được thành lập năm 1642, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm – Ngawang Lobsang Gyatso trở thành Vị lãnh đạo tinh thần và chính trị của Tây Tạng.

Năm 1680, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm – Ngawang Lobsang Gyatso đã ban hành một Sắc lệnh và giao nhiệm vụ cho Marag Lama Lodoe Gyatso và Thủ lĩnh Tsona Dzong Namkha Drukdhak để củng cố Chính phủ của Monyul. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm – Ngawang Lobsang Gyatso đã giao nhiệm vụ cho Marag Lama Lodoe Gyatso xây dựng một tu viện ở Monyul. Ngài Marag Lama Lodoe Gyatso đã tự mình chủ động xây dựng Tu viện Tawang (Galden Namgyal Lhatse). Sau đó, nó trở thành trung tâm của cường quốc tâm linh và chính trị của Chính phủ của Monyul, được cai trị trực tiếp bởi Lhasa, thủ đô truyền thống của Tây Tạng. Dưới sự chỉ đạo của Sắc lệnh năm 1680 do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm – Ngawang Lobsang Gyatso ban hành, Tu viện Tawang (Galden Namgyal Lhatse) dưới sự quản lý của Chính phủ của Monyul.

Dựa trên Sắc lệnh năm 1680, Chính phủ Tây Tạng đã giới thiệu hệ thống Hành chính ba mươi hai Tsho (32 đơn vị) ở Monyul và bổ nhiệm người đứng đầu các đơn vị tương ưng (Tshogan). Cơ quan hành chính Tu viện Tawang (Galden Namgyal Lhatse) có thẩm quyền thực hiện và thu thuế trên toàn vùng Monyul.

Tu viện Tawang (Galden Namgyal Lhatse) nổi lên như là trung tâm của cơ quan ra quyết định hành chính, bao gồm nhiều lớp Hội đồng. Shi Drel là cơ quan ra quyết định cao nhất, một Hội đồng gồm bốn đại diện, bao gồm các nhà quản lý giới cư sĩ Phật tử tại gia và hàng tu sĩ xuất gia của Văn phòng Giáo hội Phật giáo, trụ sở Trụ sở tại Tu viện Tawang (Galden Namgyal Lhatse), vị phương trượng trụ trì và Hội đồng Quản trị của Tu viện Tawang (Galden Namgyal Lhatse). Những đại diện này đóng vai trò ra quyết định cao nhất ở Monyul. Shi trong tiếng Tây Tạng là bốn và Drel có nghĩa là Hội đồng, Hội đồng bốn người. Cơ quan ra quyết định cao nhất theo theo là Tawang Druk Drel, hay Hội đồng sáu người, bao gồm hai đại diện từ Tsona Dzong và được thêm vào Hội đồng bốn người.

Cả Shi Drel và Druk Drel, Hội đồng bốn và sáu người đều có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến biên giới, thuế khóa, luật pháp và trật tự xã hội của Monyul.

Hình 4 Holy Chorten Tại Khinzemane, Ấn Độ, Nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 Dừng Chân Nghỉ Ngơi đầu Tiên Trên đường Tỵ Nạn Trung Cộng 1959

Holy Chorten tại Khinzemane, Ấn Độ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 dừng chân nghỉ ngơi đầu tiên trên đường tỵ nạn, năm 1959 từ Tây Tạng đến Ấn Độ.

Các thành viên chủ chốt của cả hai Hội đồng đều do Nội các Lhasa bổ nhiệm, trong khi các vấn đề nhỏ được quyết định bởi các Hội đồng mở rộng như Hội đồng bảy và chín người, những thành viên của họ được bổ nhiệm từ 32 đơn vị tsho. Các Hội đồng này quản lý bốn quận lớn như Monyul, bao gồm 32 đơn vị Hội đồng làng. Hệ thống Hành chính và Chính trị ở Monyul này do Nội các Lhasa quản lý cho đến khi ký kết Hiệp ước Simla (1914).

Hiệp ước Simla và Chuyển đổi Chính trị của Monyul (The Simla Convention and Monyul’s Political Transformation)

Hiệp ước Simla đã làm thay đổi bản đồ Chính trị của Monyul. Hiệp ước Simla (1914) đã được ký kết và đóng dấu bởi Đặc mệnh Toàn quyền Tây Tạng Ngài Lonchen Gaden Shatra Paljor Dorjee và Thư ký của Chính phủ Ấn Độ thuộc địa Anh, Ngài Arthur Henry McMahon. Trong Hiệp ước Simla, các đại biểu Tây Tạng và Anh quốc đã thảo luận và phân định địa giới giữa Tây Tạng và Biên giớ Đông Bắc Ấn Độ. Cuối cùng, trưởng đàm đàm phán của Anh là Arthur Henry McMahon thảo ra thứ gọi là đường McMahon nhằm vạch biên giới Tạng-Ấn, đồng nghĩa với cho người Anh sáp nhập 9,000 km² lãnh thổ truyền thống của Tây Tạng tại miền nam, tương ứng với cực tây bắc của bang Arunachal Pradesh thuộc Ấn Độ hiện nay.

Tại Hiệp ước Simla, Ngài Arthur Henry McMahon, Ngoại trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Vương quốc Anh đã ghi chú vào biên bản Ghi nhớ về tiến trình Đàm phán từ ngày 25 tháng 12 năm 1913 đến ngày 30 tháng 4 năm 1914, liên quan đến biên giới Ấn-Tạng ở Đông Hymalaya:

“Sau cuộc thảo luận kéo dài giữa ông Charles Bell và các đồng nghiệp Tây Tạng của tôi, ông Charles Bell và tôi đã trao đổi các ghi chú, đề ngày 24 và 35 tháng 3, cuối cùng đã hình thành trên một bản đồ tỷ lệ lớn, một biên giới được xác định minh bạch kéo dài khoảng 850 dặm dọc theo hướng Đông Bắc. Biên giới của Ấn Độ, từ Phân chia Irrawaddy-Salween ở phía đông đến Bhutan ở phía tây. Việc ký kết một thỏa thuận liên quan đến vùng đất rộng lớn của quốc gia bộ lạc này, và sự chấp nhận của nhân dân Tây Tạng về một ranh giới được công nhận, sẽ làm giảm nhẹ trách nhiệm và củng cố vị thế của chúng tôi về phương diện vật chất, đến nỗi tôi không thể coi định nghĩa thế này về Indo-Biên giới Tây Tạng không phải là kém phần quan trọng và có giá trị nhất trong các kết quả đã đạt được nhờ công việc của Hiệp ước Simla” (Như đã ghi trong The North-Eastern Frontier – A Documentary Study of the Internecine Rivalry between India, Tibet and China by Parshotam Mehra).

Tại Hiệp ước Simla, một quốc gia Tây Tạng độc lập và có chủ quyền đã nhượng lại hợp pháp vùng Tawang (một phần lịch sử của Tây Tạng có người ở Monpa) cho Ấn Độ thuộc địa Anh. Tuy nhiên, ngay cả sau Hiệp ước Simla, Chính phủ Tây Tạng đã thực thi quyền lực trên thực tế đối với Tawang.

Năm 1951, dưới sự lãnh đạo của Thiếu tá Ralengnao Khathing, Ấn Độ đã kiểm soát hoàn toàn Tawang. Sau đó, khu vực Tawang được sáp nhập vào Cơ quan biên giới Đông Bắc.

Hình 5 Bảo Tháp Gorsam Chorten, Zemithang, Arunachal Pradesh, Ấn Độ

Bảo tháp Gorsam Chorten, Zemithang, Arunachal Pradesh, Ấn Độ

Tuy vậy, Trung Quốc coi Đường McMohan là ranh giới bất hợp pháp giữa Tây Tạng và Ấn Độ. Khẳng định này đã được chính thức ghi lại trong cuốn sách với tiêu đề “Bức thư ngày 15 tháng 11 năm 1962 của Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai gửi các nhà lãnh đạo các nước châu Á và châu Phi về vấn đề biên giới Trung-Ấn” (Premier Chou En-lai’s letter to the leaders of Asian and African countries on the Sino-Indian Boundary Question on November 15, 1962). Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai kiên quyết giữ vững quan điểm về vấn đề này, ông đã trình bày rằng “Tại khu vực phía động, khu vực tranh chấp với Chính phủ Ấn Độ ở phía Bắc đường thông tục truyền thống luôn thuộc về Trung Quốc. Khu vực này bao gồm Monyul, Loyul và Lower Tsayul, tất cả đều là một phần của khu vực Tây Tạng”. Kể từ đó, Trung Quốc khẳng định yêu sách của họ đối với bang Aunachal Pradesh của Ấn Độ.

Hình 6 Mạng Lưới đường Bộ ở Arunachal Pradesh, Ấn Độ.

Mạng lưới đường bộ ở Arunachal Pradesh, Ấn Độ.

Mặc dù có những ghi chép lịch sử lâu dài về mối quan hệ Monyul của Tây Tạng, nhà cầm quyền Trung Quốc coi đường McMahon là ranh giới bất hợp pháp giữa Tây Tạng và Ấn Độ. Để khẳng định điều này, Trung Quốc tuyên bố rằng Hiệp ước Simla đã được ký kết với “Chính quyền địa phương của Tây Tạng”. Trên thực tế, thuật ngữ Chính quyền địa phương của Tây Tạng được Trung Quốc áp dụng lần đầu tiên khi Ký kết Thỏa thuận Mười bảy Điểm vào năm 1951 liên quan đến việc Trung Quốc, liên quan đến việc (PRC) viện cớ đàm phán về vấn đề Tây Tạng. Theo trình tự thời gian, Hiệp ước được tập hợp vào năm 1913-1914. Các đại biểu của Anh quốc, Tây Tạng và Trung quốc đã tham gia Công ước bình đẳng.

Bằng cách khám phá các nguồn lịch sử có niên đại từ cuối thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, về mối quan hệ của Tây Tạng với Monyul, không có tài liệu nào đề cập đến sự can thiệp chính trị của Trung Quốc đối với các vùng Hyamalaya dọc theo biên giới Ấn Độ-Tây Tạng trước khi Trung Quốc xâm lược Tây Tạng vào năm 1950.

Hình 7 Đội Borderlens Tại Thác Chumi Gyatse Nổi Tiếng, Tawang, Arunachal Pradesh, Ấn Độ

Đội Borderlens tại thác Chumi Gyatse nổi tiếng, Tawang, Arunachal Pradesh, Ấn Độ

Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng, yêu sách của họ đối với Arunachal Pradesh, Ấn Độ là một phần không thể tách rời của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã làm sai lệch hơn nữa mối quan hệ lịch sử lâu dài giữa Tây Tạng và Monyul.

Tác giả: Tiến sĩ Tsewang Dorji
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Borderlens

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường