Trang chủ Hỏi Đáp Lạy Phật và ý nghĩa của lạy Phật

Lạy Phật và ý nghĩa của lạy Phật

Lạy Phật thành kính từ tâm sinh ra rất nhiều phúc lành cho người thực hiện. Người lạy Phật, tâm là thanh tịnh, thân là hoạt động.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Lạy Phật thành kính từ tâm sinh ra rất nhiều phúc lành cho người thực hiện. Người lạy Phật, tâm là thanh tịnh, thân là hoạt động.

Lạy Phật và ý nghĩa của lạy Phật là gì?

Theo HT.Thích Thanh Từ trong tác phẩm Bước Đầu Học Phật thì “lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, chỉ vì quý kính công đức trí tuệ của Phật nên chúng ta lạy Ngài. Lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, chỉ vì quí kính một đấng lòng từ bi tràn trề, trí giác ngộ viên mãn. Vì quí kính công đức trí tuệ của Phật nên chúng ta lạy Ngài. Lạy Phật để thấy mình còn thấp thỏi ti tiện, bỏ hết những thói ngạo mạn cống cao. Quí kính gương cao cả của Phật để mình noi theo. Phước đức lạy Phật là tại chỗ đó.

Mặt khác, lễ Phật vì dẹp bỏ ngã mạn – Bản chất con người chúng ta lúc nào cũng tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang, xem cái “tôi” của mình là trung tâm vũ trụ. Đó là tánh xấu khiến mọi người chán ghét, xa lánh, làm tiêu mòn công đức. Phật tử ý thức được điều này, kính lạy Phật, Bồ tát và các bậc tôn túc, để diệt trừ tâm ngã mạn của mình. Kính lạy các Ngài vì tự mình thấy mình không sánh kịp các Ngài, biết mình thấp kém thì tính ngạo mạn từ từ biến mất.

Lay phat tapchinghiencuuphathoc.vn

Lạy Phật thành kính từ tâm sinh ra rất nhiều phúc lành cho người thực hiện.

Khi lạy các Ngài, ta không mong một ân sủng nào, chỉ vì một lòng kính trọng đức hạnh cao cả của các Ngài, tự thấy mình hèn hạ, thấp kém, thế là mọi công đức từ đó phát sinh. Kính ngưỡng và quy hướng về Đấng Giác ngộ là biểu hiện của tự thân đã giác ngộ. Bởi đứa ăn trộm thì phục kẻ ăn trộm giỏi, chàng võ sĩ tập tễnh vào nghề thì nể tay võ sĩ vô địch. Ở đây, việc kính trọng Phật, Bồ tát và các bậc tôn túc thì trong ta luôn có hình ảnh của các vị ấy. Chúng ta muốn dẹp bỏ những tánh xấu, thực hành đức hạnh để tự hoàn thiện mình thì kính lễ những bậc đức hạnh là điều cần thiết vậy.

Lễ Phật vì noi gương – Kính lạy Phật, chính vì chúng ta muốn học tập theo gương của Ngài. Chúng ta phải kính lễ để học tập theo Đức Phật. Bởi vì, Phật là bậc toàn giác, đầy đủ mọi công đức, viên mãn trí tuệ và từ bi.

Các hình thức lạy Phật

Lạy úp 2 bàn tay: Đệ tử mỗi khi cung kính đảnh lễ Phật thường úp mặt xuống 2 bàn chân đức Phật mà hôn.

Lạy ngửa 2 bàn tay: A Nan, hay Xá Lợi Phất… muốn cầu thỉnh Phật thuyết pháp thì trịch áo bày vai hữu, cung kính ngửa đôi bàn tay lễ sát đất, thể hiện sự cầu xin giáo pháp, ngưỡng mong sự thương xót và ban cho.

Vậy 2 ý nghĩa trên cho thấy:

– Nếu lạy Phật để thể hiện sự cung kính thì nên úp 2 bàn tay xuống đất tưởng tượng như hai bàn chân của Phật đang duỗi ra để mình gieo mặt xuống hôn lấy.

– Khi đảnh lễ thỉnh Chư tăng thuyết pháp hoặc trai tăng cúng dường, thì ngửa đôi bàn tay thể hiện sự cầu xin Chư tăng ban cho lời dạy, ban cho ân đức để người lạy, tăng thêm phần phước đức.

Do đó, khi lạy phải “Ngũ thể đầu địa” (5 vóc phải sát đất. Nghĩa là 2 đầu gối ra 2 bàn chân, 2 cùi chỏ ra 2 bàn tay và cái đầu phải sát đất). Đó là hình thức cần phải áp dụng đúng lúc, thích nghi trong phép lễ bái.

Lạy theo kiểu Phật giáo Tây tạng: Chắp tay để từ trán trở lên, khi lạy quỳ xuống và chúi thẳng nằm sấp về phía trước. Ý nghĩa này có lẽ lấy theo thời Phật tổ Đăng Nhiên, ngài Thiện Huệ Bồ Tát cung kính dọn đường cho Phật đi, vì gấp quá còn đọng lại vũng nước, Phật tổ Nhiên Đăng đã đến, ngài Thiện Huệ Bồ Tát không ngại thân mình xõa tóc và trải thân xuống cho Phật đi qua và được thọ ký 91 kiếp sau sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Lạy không sát đất, gối và 2 tay trước chống xổm lên: Như đa số người Trung Quốc. Kiểu lại này có nghĩa là ăn năn, hối hận chuộc lỗi lầm. Như Lương Võ Đế chấp vào sự tướng không đạt lý. Sau cùng nhà vua hối hận cho vẽ bức tượng “Nhà vua quỳ bò, đức Phật ngồi trên lưng”. Ở Việt Nam, vua Lê Hy Tông (1663-1716) Hòa thượng Tông Diễn cảm hóa nhà vua, vua sám hối cho khắc bộ tượng, hiện tại vẫn còn lưu giữ tại chùa Hòe Nhai, Hồng Phúc tại số 19 phố Hàng Than quận Ba Đình, Hà Nội.

Cách lạy mới nhất hiện nay: Khi lạy úp 2 bàn tay xuống đất, chùi thẳng ra trước, xong lạy ngửa 2 bàn tay lên, cuối cùng nắm 2 bàn tay lại rồi đứng lên. Không rõ bắt nguồn từ đâu nhưng được giải thích: úp 2 bàn tay xuống quán tưởng 2 bàn chân đức Phật, ngửa 2 bàn tay có nghĩa là cầu xin đức Phật (hoặc đỡ 2 bàn chân đức Phật), nắm lại có nghĩa giữ gìn giáo Pháp của Phật v.v… Lối giải thích này cũng có ý nghĩa, nhưng xét cho cùng khi lễ Phật thì cung kính ra cung kính, cầu xin ra cầu xin, vâng giữ ra vâng giữ.

Thiện Minh (T/h)

***

Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh tập 31
2. Huyền Ngu & Quảng Tánh: Phật pháp bách vấn, tập I, Nhà Xuất bản Tôn giáo

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

1 bình luận

Trị hôi nách bằng lạy Phật ( kinh nghiệm bản thân)

Lê Nguyễn Cẩm Tú 04/11/2023 - 05:51

Con xin kính chào Quý Sư.
Nay con xin chia sẻ về kinh nghiệm thực tế mà bản thân phát hiện sự nhiệm mầu của việc lạy Phật.
Lúc đấy con rảnh rỗi quá không có việc gì làm, nên nghĩ ra đi lạy Phật. Lúc ấy chỉ nghĩ đơn giản là có việc rồi thì làm cho tốt, chứ chẳng mong cầu gì. Nhưng con thật sự nghiêm túc khi lạy, cố gắng để tâm vào.
Ai bị hôi nách cũng đều biết rằng cái mùi nó gắng bó với bản thân, như cơm ngày 3 bữa, như không khí hít thở, vô cùng quen thuộc.
Ngày đầu con lạy 100 cái, lâu rồi không vận động nên con lạy hơi lâu, 30 phút. Mồ hôi như tắm, và dĩ nhiên là kèm cái mùi.
Ngày 2 con lười nên không lạy.
Ngày 3, con lạy lên 200 cái bù cho hôm qua. Rất mệt, con nằm lăn ra giường. Được một lúc, thấy có gì nó sai sai. Mồ hôi vẫn ra, nhưng không thấy mùi nách đâu cả. Con lúc ấy hoang mang cực kỳ, ngơ ngác không hiểu.
Ngày hôm sau lớp con có tiết thể dục. Con cố tình không dùng lăn nách, vận động cho ra mồ hôi, rồi nhờ bạn con kiểm tra giúp. Đúng là không có mùi nách thật. Lúc này con mới chấp nhận sự thật này.
Được vài ngày vui vẻ lắm ạ, cho đến lúc con cãi nhau với mẹ con. Con lầm bầm trong đầu, trong lúc nóng máu đã xúc phạm Tam Bảo. Ngay lập tức, nách con ngứa. Và dĩ nhiên cái mùi nó quay lại rồi. ( Khoảng thời gian này con ở Đà Lạt)
Hiện con đang ở trọ ở TP HCM. Phòng con không có điều hòa. Vừa rồi con đỡ lười biếng, lại lạy Phật. Nhưng lần này con lạy mấy chục cái thôi, đã hết mùi hôi rồi. Sau cơn lại lười không lạy nữa, kèm theo sa đoạ vào mấy chuyện bậy bậy, được hơn một tuần thì cái mùi quay lại rồi, nhưng không nặng lắm.
Con chia sẻ với Quý Sư chuyện này, hi vọng lúc Quý Sư có giảng đạo thì có thêm mẫu truyện thực để kể cho Đại Chúng nghe. Chuyện này phải tự thân vận động mới hiểu được, con kể cho nhiều người nhưng họ nửa tin nửa ngờ lắm, vì đúng là khó tin quá mà. Nhưng con làm vài lần rồi nên con mới thấy tin tưởng. Không tốn một đồng bạc nào để trị bệnh này, chỉ phải trả giá bằng một vài bữa lạy.
Nếu Quý Sư có kể chuyện này cho Đại Chúng, xin Quý Sư nhấn mạnh chuyện chỉ chuyên tâm làm cho tốt, không mong cầu ạ.
Con đang bị lệch khung xương theo chiều trước – sau, đó ngồi sai tư thế quá lâu năm. Nay con lại định lạy Phật để cho nó quay về vị trí cũ. Khi nào thành công con lại kể cho Quý Sư nghe.
Con cảm ơn Quý Sư đã đọc câu chuyện khó tin của con.

Trả lời

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường