Trang chủ Văn hóa Lăng mộ Thánh Mẫu bên dòng sông Tô

Lăng mộ Thánh Mẫu bên dòng sông Tô

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Văn Hậu – Hội VNDG Hà Nội

Dân tộc Việt Nam có truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thảo với cha, mẹ, ông bà, tổ tiên.

Văn hóa xây lăng mộ có ý nghĩa cội nguồn, là hình tướng biểu hiện của ý nghĩa tri ân, là nét đẹp văn hóa của cộng đồng mà còn là điểm tựa giáo dục thế hệ trẻ. “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Mỗi vùng quê thường đều có dấu tích, lăng mộ của các triều đại Nhà Lê có lăng mộ ở Lam Sơn (Thanh Hóa), Lý có khu mộ ở Đình Bảng (Bắc Ninh), Hà Nội có mộ các vua Trần có lăng mộ ở Hưng Hà (Thái Bình): Công chúa Từ Thục, Từ Huy ở Ninh Sở (Huyện Thường Tín), công chúa Hạo Nương ở Hồng Hà (Huyện Đan Phương)… và ngay ngõ 277 cuối phố Quan Hoa (Quận Cậu Giấy) cũng tồn tại khu lăng mộ thờ Lý Thánh mẫu Tằng Thị Loan sinh ra Thánh Láng, vị cao tăng xứ Đoài này được dân gian hóa là Phật là Thánh, là Vua… thuộc dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) du nhập vào đất Việt khoảng năm 580 sau CN.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lang mo Thanh Mau ben dong song To 2

Thánh Mẫu Tằng Thị Loan

Chùa Hoa Lăng (xưa là chùa Ba Lăng) tương truyền được xây từ thờ vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Quan Đô Sát Từ Vinh, phụ thân của Thánh Láng, xâm phạm tôn thất của Diễn Thành Hầu, đã bị Đại Điên giết chết, bà Loan bỏ nhà đi tu ở chùa, hàng ngày đi quyên giáo, khuyến thiện.

Sau khi viên tịch dân làng Kẻ Giấy (An Hòa) chôn ở sau chùa:

Tháng Tư chính kỵ mồng Mười
Hai làng phụng sự muôn đời khói nhang
(ca dao)

Chùa Hoa Lăng xưa xây theo kiểu chữ Công, năm 1952 tu sửa lại hậu cung theo kiểu chuôi vồ trên khu đất cao hướng nhìn thẳng vào Quảng Phúc Môn của kinh thành Thăng Long. Đời Lý – chắc chùa dựng bằng tranh tre sơ sài. Đến đời vua Lý Thần Tông (1128-1138), người vẫn được coi là kiếp sau của Từ Đạo Hạnh đã cho xây chùa kiên cố, quy mô. Nhà vua dựng tượng mẹ là Thánh phụ (Từ Vinh) và Thánh Mẫu (Tằng Thị Loan) để thờ, cấp 5 mẫu ruộng để cho các sư cày cấy lấy hoa lợi cho việc hương đăng.

Hàng năm vào ngày kị Thánh Mẫu (10-4 Âm lịch) đoàn các cụ từ chùa Láng sang mang lễ, đọc văn tế:

…Đức lớn mênh mang
Từ nhân siêu Việt
Sinh ra vẫn tấm thân vàng ngọc
Sắc đẹp sánh Tiên chung ngọc kính
Nam Việt đương kỳ thịnh vượng
Dấu tích linh thiêng còn để trời Nam….

Qua nhiều năm loạn lạc đã nhiều lần đúc, chuông đều bị mất, nay còn quả chuông “Hoa Lăng tự chung” cao 0,8m đường kính 0,5m đúc ngày 13 tháng 3 năm Thành Thái thứ hai (1890). Nội dung bài văn chuông ca ngợi ngôi chùa “Nam thiên cự tích tự hiệu Ba Lăng, nhất phương thắng cảnh thiên cổ danh lam.

Trong quả chuông cũng ghi lại mối quan hệ giao hảo giữa nhân dân hai xã An Hòa và Yên Lãng mỗi nơi góp 56 quan tiền.

Bài minh ghi:

– Chuông là vật quý – Mọi vùng đều treo dưới thông tứ phủ – Trên thấu cửu trùng tiếng vàng danh khắp – Pháp bảo truyền xa – Đạo trong hội tụ- Tuyên pháp giảng kinh – An hòa thịnh vượng – Muôn đời bền lâu, công đức không mai một, tiền tài chẳng uổng phí. Nay tập hợp công đức đã thành, chuông lớn dài lâu, nông dân hoan hỉ…Thỉnh chuông, âm lượng ngân vang tựa Thần Long. nhạ khí pháp giác đủ đầy, chấn hưng được tam giáo nhân tâm….

Lễ hội chùa Hoa Lăng gắn liền với lễ hội chùa Láng vào ngày 7 tháng 3. Đoàn rước đến cống Cót, tất cả đều qua cầu sau khi kiệu Thánh (Từ Đạo Hạnh) phải lội qua sông. Với việc kiệu “độ hà” này người ta giải thích rằng, cống Cót là chỗ Đại Điên ném xác Từ Vinh xuống, như là phần mộ của ông, vì thánh không được bước qua mộ cha nên phải độ hà….Sau khi kiệu thánh sang sông, bộ đô kiệu nội thay vai, từ đây đoàn rước đi nhanh. Kiệu Thánh đến ngõ Vụt, cách chùa Duệ 30 mét, Làng Dịch Vọng Tiền (làng Vòng Tiền) từ hôm trước đã rước sư Đại Điên sang chùa Thánh Chúa, ở làng Dịch Vọng Hậu, để “chơi” với Bõ Bông, sáng ngày rước kiệu Đại Điên về và để bảo đảm an toàn cho tượng nhà sư, bèn dấu tượng xuống một cái hầm, giếng xây trước cửa chùa, có tường hoa bao quanh và cuộc “đấu pháo” bắt đầu.

Trước hết, một tràng pháo của làng Láng nổ, thế rồi pháo thăng thiên cứ thế mà hướng sang chùa Thánh Tổ. Làng Vòng Tiền cũng nổ pháo chĩa sang đoàn rước như để bảo vệ Đại Diên, cũng đủ thứ pháo lia tít trên trời. Cuộc đấu pháo kéo dài đến nửa tiếng. Đây là lễ “đấu thần” và cuộc “đấu pháo” độc đáo không có trong bất kỳ một lễ hội nào trong vùng. Sau cuộc đấu pháo, kiệu của 9 làng: Làng Láng, Thành Công, Thủ Lệ, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Mọc Quan Nhân, Mọc Hạ Đình, Trung Kính và An Hòa….Thánh Láng được vào sân rồi hạ xuống trước bái đường, khi đó trong chùa đèn nến sáng trưng, tất cả đứng sau kiệu bái lễ. Tiếp, ông lệnh đem chuỗi tràng hạt từ kiệu đình vào hậu cung cáo Phật rồi đưa ra quàng vào tượng Thánh, với ý nghĩa là Đạo Hạnh đã tu đắc đạo….
Sinh thời trai trẻ, Thánh từ giao du nhiều nơi cùng hai người bạn là Không Lộ và Giác Hải, dân gian quen gọi là Tam Thánh Tổ.

Một vài thống kê:

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lang mo Thanh Mau ben dong song To 1

Ngày 23/5/1994, chùa Hoa Lăng xã Dịch Vọng được sáp nhập vào Thị trấn Cầu Giấy (nay là phường Quan Hoa). Ngày 3/11/1995, nhân dân làm lễ khánh thành, dâng hương, rước tượng Thánh Phụ, Thánh Mẫu từ chùa Quan Hoa về chùa Hoa Lăng. Sau hai đợt đại trùng tu vào các năm 2009 (24/9/Kỷ Sửu) và năm 2012 ngày (2/2 Đinh Dậu), nhà nước đầu tư trên 20 tỷ đồng để giải tỏa, xây lầu chuông, nhà thờ tổ, nhà mẫu, tịnh xá, vườn hoa, cây cảnh. Đặc biệt là Lăng mộ Đại Thánh Tổ Mẫu Tằng Thị Loan. Sau 2 năm thi công, công trình văn hóa tâm linh, tôn nghiêm đáp ứng tâm nguyện của hàng nghìn phật tử và nhân dân Quan Hoa được hoàn thành.

Chùa Hoa Lăng nơi thờ Thánh mẫu nằm trong cụm Di tích gắn với lễ hội chùa Láng xưa, được coi là một trong những lễ hội lớn đã kéo dài suốt 10 thế kỷ. Đó là sự kết nối giữa văn hóa xứ Đoài giao thoa với văn hóa Thăng Long – Hà Nội.

Tác giả: Văn Hậu – Hội VNDG Hà Nội
Số 8 tổ 9 N119/68 P.Quan Hoa, Q.Cầu Giấy, Tp.Hà Nội

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hà nội nghìn xưa (1971), Sở VVTT Hà Nội
2.Lịch sử P.Láng Thượng (1971), Lưu hành nội bộ
3. Chùa Hà Nội (1997).NXB Hà Nội
4. Lễ hội Thăng Long (2001),NXB Hà Nội
5.Lịch sử Phường Quan Hoa (2015),NXB Lao Động, Hà Nội.
6.PGS.TS Nguyễn Tá Nhí dịch (2011) Văn tế chùa, đền miếu tại Yên lãng huyện Từ Liêm triều Khải Định (1921)
7.TS Trương Đức Quả dịch (2017) Văn chuông Hoa Lăng tự chung, triều Thành Thái (1890)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường