Trang chủ Đời sống Kiếm tìm viên kim cương trên con đường bùn lầy lội

Kiếm tìm viên kim cương trên con đường bùn lầy lội

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Thiên Di

Gudo là Quốc sư của nhà vua trị vì thời đó. Tuy nhiên Ngài thường du hành một mình như một người hành khất lang thang. Một lần, khi đang trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa chính trị của Mạc Phủ[1], thầy đến dần một ngôi làng nhỏ tên Takenaka. Đó là vào một đêm trời mưa tầm tã. Gudo ướt sũng cả người. Đôi hài rơm của thầy đã rã rời thành từng mảnh. Tại một căn nhà ở nông trại gần làng, vị sa môn để ý thấy có bốn hay năm đôi dép qua cửa sổ và quyết định mua một vài đôi dép khô.

Người phụ nữ tặng thầy một đôi dép, thấy thầy ướt sũng như vậy, đã mời trú lại một đêm. Gudo nhận lời và cảm ơn bà ấy. Thầy ở lại và tụng một thời kinh trước bàn thờ của gia đình. Sau đó, người phụ nữ đã giới thiệu thầy với mẹ và các con con của mình. Nhận ra nỗi buồn của tất cả mọi người trong nhà, Gudo hỏi đã có chuyện gì không hay xảy ra.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Thien su Nhat ban 1

Hình ảnh mang tính chất minh họa.

Bà chủ nhà thưa rằng: “Chồng con là một người cờ bạc rồi lại say xỉn. Khi đánh thắng, ông ấy uống rượu và trở nên quá đáng. Khi ông ấy thua lại đi vay mượn tiền bạc của người khác. Đôi khi say quá, lại không về nhà. Con có thể làm gì được đây?”

Gudo nói: “Tôi sẽ giúp ông ấy.” Đây có ít tiền, hãy mua giúp tôi một lít rượu và thức ăn ngon. Rồi bà hãy nghỉ ngơi đi. Tôi sẽ ngồi thiền trước bàn thờ.”

Nửa đêm, khi người chồng trở về nhà, say bí tỉ, anh ta la lớn: “Này, vợ, tôi về rồi, có gì ăn không?”

Gudo nói: “Tôi có cái này cho anh. Tôi bị dính mưa và vợ anh cho phép tôi trú lại đây đêm nay. Đổi lại, tôi đã mua ít rượu và cá, mời anh dùng.

Người đàn ông vui mừng, anh ta uống một hơi và nằm ngay xuống sàn nhà. Gudo ngồi thiền bên cạnh anh ấy.

Buổi sáng khi thức dậy, người chồng đã quên mất chuyện tối hôm qua. Anh ta hỏi Gudo, vẫn đang ngồi thiền: “Ông là ai? Ông từ đâu đến đây?”

Vị thiền sư đáp lại: “Tôi là Gudo ở Kyoto, tôi đang đến Edo.”

Người đàn ông vô cùng hổ thẹn. Anh ta đã rối rít xin lỗi Quốc sư của nhà vua.

Thiền sư  Gudo cười. Ngài giải thích: “Các pháp trong thế gian đều vô thường. Cuộc đời rất ngắn ngủi. Nếu anh tiếp tục rượu chè, cờ bạc, anh sẽ không còn thời gian để hoàn thành bất cứ điều gì và sẽ khiến cho gia đình anh khổ đau thêm”.

Nhận thức của người đàn ông được đánh thức từ giấc mơ đêm qua. Anh ta thưa rằng: “Ngài đúng rồi ạ! Làm sao con có thể báo đáp ơn Ngài vì những lời dạy cao quý này. Xin cho con được tiễn Ngài và mang hành lí của Ngài một đoạn đường.

Gudo đồng ý: “Nếu anh muốn vậy!”

Hai người bắt đầu đi. Đi được khoảng ba dặm, Guno bảo anh quay về. Anh ta cầu xin Gudo: “Chỉ thêm năm dặm nữa thôi ạ.” Họ lại tiếp tục đi. Thầy Gudo lại đề nghị: “Anh hãy về đi.”

Người đàn ông đáp lại: “Sau mười dặm nữa ạ.”

Khi mười dặm đã trôi qua, thầy Gudo nói: “Giờ xin hãy quay về.”

Người đàn ông thưa: “Con xin theo ngài suốt phần đời còn lại.”

Các thiền sư hiện đại ở Nhật Bản xuất phát từ dòng thiền của một vị thiền sư nổi tiếng, người kế vị của Gudo. Ông ấy là Mu Man, người không bao giờ trở lại.

Tác giả: Thiên Di

—–

[1] Mạc phủ Edo (江戸幕府, Giang Hộ Mạc phủ), là chính quyền Mạc phủ ở Nhật Bản do Tokugawa Ieyasu thành lập và trị vì trong thời kỳ từ năm 1603 cho đến năm 1868 bởi các Chinh di Đại tướng quân nhà Tokugawa.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường