Không có dự tính

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Trưởng lão Thích Thông Lạc
Trích: Mười hai cửa vào đạo

Chúng ta hãy đọc kỹ những đoạn kinh Tương Ưng dưới đây, để biết hành động sống của chúng ta có giải thoát hay không giải thoát, làm việc thiện có lợi ích phước báo hay không, mà đức Phật đã dạy: “Này các thầy Tỳ kheo, nếu người nào còn bị vô minh chi phối, dự tính làm phước lành, thức của người ấy đi đến phước lành, nếu người ấy dự tính làm phi phước lành, thức của người ấy đi đến phi phước lành, nếu người ấy dự tính làm bất động lành, thức của người ấy đi đến bất động lành”.

Qua lời dạy này, chúng ta thấy rất rõ, nếu một người tu sĩ làm việc thiện thì tâm người ấy hướng về việc thiện, chớ không thể hướng về giải thoát được, cũng như làm một việc bất thiện thì tâm người ấy hướng về việc bất thiện, chớ không thể hướng về sự giải thoát được.

Cho nên ở đây chúng ta dựa theo nhân quả mà xét một người tu sĩ, thì biết họ tu tập giải thoát hay không giải thoát.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Khong co du tinh 1

Làm việc thiện thì hưởng phước báo của việc thiện, làm việc ác thì phải thọ chịu quả khổ đau của việc làm ác đó. Không thể làm một việc này mà hưởng kết quả một việc khác được.

Nếu chúng ta đoạn tận VÔ MINH thì chúng ta có giải thoát như lời đức Phật dạy: “Này các thầy Tỳ kheo, khi nào vị Tỳ kheo đoạn tận vô minh, minh được sanh khởi. Vị ấy do vô minh đoạn tận, minh sanh khởi, không dự tính làm phước lành, không dự tính làm phi phước lành, không dự tính làm bất động lành. Do không có dự tính, không có dụng ý, vị ấy không chấp thủ một sự gì ở đời. Không chấp thủ, vị ấy không sợ hãi. Không sợ hãi, vị ấy hoàn toàn tịch tịnh. Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”. (150 Tương Ưng tập 2)

Đọc qua lời của Phật trên đây, chúng ta hiểu rất rõ, đức Phật không có dạy chúng ta lạy lễ Phật nhiều để lập công bồi đức, mà cũng không dạy chúng ta làm việc thiện để được hưởng phước báo rồi mới diệt vô minh để được giải thoát, mà đức Phật dạy: Muốn giải thoát thì ngay đó phải vào diệt VÔ MINH. Diệt vô minh thì không còn chấp thủ bất cứ một pháp nào, dù thiện hay ác. Không chấp thủ thì không còn sợ hãi, mà không còn sợ hãi thì tâm hoàn toàn tịch tịnh. Tâm hoàn toàn tịch tịnh thì: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”.

Lời đức Phật dạy trên đây rất rõ, nếu một người còn vô minh, mà đem hết sức mình ra làm những việc thiện để cầu được phước báo nhân thiên; để cầu hưởng được những công đức lợi lạc cho mình, cho người; để được sự an vui giải thoát, điều này không bao giờ có. Vì còn vô minh nên dù làm thiện pháp hay phi pháp đều không giải thoát, chỉ uổng phí cho một đời tu tập mà thôi.

Vì VÔ MINH nên dù làm điều thiện vẫn bị chấp thủ, do chấp thủ làm thiện nên người ấy thường sợ hãi, do sợ hãi nên không giải thoát. Có đúng như vậy không quý vị?

Cho nên một người đoạn tận vô minh, làm những việc gì họ đều không chấp thủ, do không chấp thủ nên họ không sợ hãi. Không sợ hãi nên được giải thoát. Những lời dạy trên đây của đức Phật rất quan trọng, nếu chúng ta chỉ cần phá vỡ vô minh, đạt được minh thì giải thoát hoàn toàn. Vì tâm chúng ta không còn chấp thủ nên MINH mới có, còn chấp thủ thì minh không bao giờ có.

Cho nên tâm còn sợ hãi là tâm còn chấp thủ, tâm còn chấp thủ là tâm vô minh. Một người chưa biết, chưa tu học theo Phật pháp thì còn vô minh. Cho nên mọi người trên thế gian còn khổ đau là do chấp thủ, nên hoàn toàn họ còn vô minh.

Trong 12 nhân duyên, quan trọng nhất là vô minh và minh, nhờ đó chúng ta mới dễ xác nhận một người chứng đạo và một người chưa chứng đạo. Chứng đạo là một người phải sạch VÔ MINH, khi vô minh sạch thì MINH hiện tiền.

Một người chứng đạo ai chửi mắng hay làm bất cứ một việc gì họ vẫn thản nhiên, TÂM BẤT ĐỘNG, còn một người chưa chứng đạo thì đụng việc cũng dễ sân hận phiền não, v.v…​ Khi tâm còn phiền não sân hận là còn VÔ MINH, khi nào tâm hết sân hận phiền não là MINH.

Bởi còn dự tính làm việc này việc khác là còn CHẤP THỦ, nên còn VÔ MINH. Ngược lại, làm một việc gì chúng ta cần làm là cứ làm, chớ đừng dự tính, làm trong sáng suốt, việc gì ra việc nấy và thành công tốt đẹp, đó là làm trong MINH. Cho nên làm trong minh là làm không có DỰ TÍNH trước. Trong hiện tại thấy điều gì cần làm là cứ làm, đó là làm việc trong minh. Do làm không dự tính nên không chấp thủ, không chấp thủ thì không sợ hãi, không sợ hãi thì giải thoát hoàn toàn.

Trưởng lão Thích Thông Lạc
Trích: Mười hai cửa vào đạo

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường