Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu (Pew Pew Research Center, PRC) có trụ sở tại Washington, DC, cung cấp dữ liệu về tình hình tôn giáo ở 6 quốc gia: Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan. Trong khi phần lớn người dân ở cả 6 quốc gia đều chấp nhận những người thuộc tôn giáo khác nhau, nhiều quan điểm khác nhau đã được bày tỏ một cách cởi mở."
Tác giả: Justin Whitaker Việt dịch: Thích Vân Phong
Báo cáo được công bố vào ngày 12 tháng 9 vừa qua, báo cáo đã khảo sát hơn 13.000 trường hợp người đã trưởng thành từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2022.
Báo cáo chuyên đề “Đạo Phật, Hồi giáo và Đa nguyên tôn giáo ở Nam và Đông Nam Á” (Buddhism, Islam, and Religious Pluralism in South and Southeast Asia), cho thấy đạo Phật đóng vai trò quan trọng trong ba quốc gia đa số người dân theo Phật giáo, giống như Hồi giáo đóng vai trò quan trọng ở hai quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo. Ở Singapore, một quốc gia đa tôn giáo hơn, tôn giáo đóng vai trò ít quan trọng hơn trong đời sống và sự quan tâm thường trực của người dân.
Về phương diện tích cực đối với các thành viên của các tôn giáo quốc nội khác, Malaysia xếp thứ nhất, với với 62% số người được hỏi rằng, sự đa dạng khiến đất nước của họ trở thành một nơi hoàn hảo hơn để sinh sống, và chỉ có 4% trả lời rằng điều đó khiến đất nước tôi trở nên tồi tệ hơn. Sri Lanka gần kết quả với Malaysia, với 62% đồng ý rằng sự đa dạng đã giúp ích, trong khi 6% cho rằng điều đó khiến đất nước trở thành một nơi sinh sống tồi tệ hơn.
Hai Vương quốc Phật giáo Campuchia và Thái Lan đều có ít người bày tỏ niềm tin rằng, sự đa dạng khiến đất nước của họ trở thành một nơi sinh sống hoàn hảo hơn, với tỷ lệ lần lượt là 31% và 19%.
Singapore - quốc gia nhỏ bé nổi bật số lượng người dân nói rằng, họ xem tôn giáo khác tương thích với xã hội của họ cao nhất. Gần chín trong số mười người trả lời rằng đạo Hồi, Kitô giáo, Ấn Độ giáo, tôn giáo truyền thống Trung Hoa, và tín ngưỡng địa phương/tôn giáo bản địa đều tương thích với nhau. Nhìn chung các quốc gia khác có cảm nhận tích cực về các tôn giáo khác, với Vương quốc Phật giáo Campuchia là một ngoại lệ, nơi chỉ có 43% người dân coi Hồi giáo là tương thích với xã hội của họ, 44% xem Kitô giáo là tương thích, và 29% coi Ấn Độ giáo là tương thích.
Trong số các quốc gia theo đạo Phật, người dân Campuchia cũng được xếp hạng là ít có khả năng chấp nhận việc cải đạo vì đức tin của họ, với 92% nói rằng điều đó là không thể chấp nhận được. Ở đây, một lần nữa người dân Singapore thể hiện thái độ khoan dung nhất, chỉ có 36% Phật giáo đồ trả lời rằng, việc rời bỏ đức tin của họ là không thể chấp nhận được.
Nhìn vào các Phật giáo đồ nói riêng, cuộc khảo sát cho thấy những thanh thiếu niên phật tử tại các quốc gia Campuchia, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan đều chấp nhận việc chuyển đổi đức tin khỏi tôn giáo của họ hơn những thế hệ phật tử cao niên.
78% Phật giáo đồ trẻ hơn (18–34 tuổi) chấp nhận chuyển đổi từ Phật giáo, so với 53% những phật tử từ 35 tuổi trở lên. Ở Thái Lan, 46% thanh thiếu niên phật tử chấp nhận quy y theo đạo Phật, so với chỉ có 26% phật tử cao niên.
Tại Sri Lanka và Campuchia, mức độ chấp nhận ở các lứa tuổi thấp hơn và sự khác biệt giữa các nhóm tuổi cũng thấp hơn.
Phật giáo đồ Sri Lanka nổi bật bởi sự tôn trọng đối với những nhân vật giáo phẩm lãnh đạo các tôn giáo lớn. Trong cuộc khảo sát, khi được phỏng vấn họ thường cầu nguyện hoặc tôn kính ai, 100% Phật giáo đồ Sri Lanka trả lời rằng đức Phật, 39% nói Thánh Allah, 57% nói chúa Giêsu Kitô và 84% nói Thần Ganesh.
Tín đồ Hồi giáo tại Sri Lanka cũng tương tự trong lời cầu nguyện của họ: 71% người dân cho biết họ cầu nguyện hoặc tỏ lòng tôn kính đức Phật, 100% cho Thánh Allah, 69 phần trăm cho chúa Giêsu Kitô, và 62% dành cho Thần Ganesh.
Tương tự như thế, những tín đồ Thiên Chúa giáo cũng cầu nguyện và tôn kính nhiều nhân vật tôn giáo khác nhau: 61% tôn kính đức Phật, 41% tôn kính Thánh Allah, 99% tôn kính chúa Giêsu Kitô và 48% tôn kính Thần Ganesh.
Cuộc khảo sát theo thời gian cũng cho thấy đôi khi có những thay đổi đáng kể về tôn giáo ở đảo quốc Singapore. Ví dụ, vào năm 1980 Phật giáo đồ chiếm 27% dân số, vào năm 2000 tăng lên hơn 40%, chỉ giảm trong hai thập kỷ qua xuống còn 31%. Tín ngưỡng truyền thống/Đạo giáo của Trung Hoa đã giảm sụt đáng kể, năm 1980 từ 30% dân số và vào năm 2000 xuống chỉ còn 9%. Trong khi đó, những người không theo tôn giáo hay Cơ đốc giáo nào đã chứng kiến trong bốn thập kỷ qua với sự gia tăng ổn định.
Theo dữ liệu điều tra dân số gần đây, 31% người dân độ tuổi trưởng thành ở Singapore xác định họ là phật tử, 20% không theo tôn giáo nào, 19% theo đạo Thiên Chúa và 15% theo đạo Hồi. 15% còn lại bao gồm người theo đạo Hindu, đạo Sikh, đạo Lão và những người theo tôn giáo truyền thống Trung Hoa, cũng những tôn giáo khác.
Tác giả: Justin Whitaker Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global - BDG
Bình luận (0)