Trang chủ Quốc tế Khái lược tôn giáo và xã hội Vương quốc Sundan (Indonesia)

Khái lược tôn giáo và xã hội Vương quốc Sundan (Indonesia)

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Biên dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: BuddhaZine

Vương quốc Sunda, một nhà nước cổ của người Sunda ở miền tây Java trải rộng từ eo biển Sunda tới sông Brebes và sông Serayu ở miền trung Java. Vương quốc Hindu giáo và Phật giáo này tồn tại từ năm 669 đến khoảng năm 1579.

Căn cứ trên dữ liệu nghiên cứu cho đến nay, từ thế kỷ 14-15 sau Tây lịch, khi cộng đồng hoàng gia và thủ đô Vương quốc Sudan là thành phố Pakkuan Pajaran đã có hệ thống Tôn giáo riêng.

“Mặc dù họ đã quen thuộc với những giáo lý Từ bi, Bác ái của Phật giáo và Hindu giáo, như được phản ảnh trong một số văn bản chép tay tiếng Sudan cổ đại, nhưng giáo lý của hai tôn giáo này chưa phản ánh rộng rãi trong các di tích khảo cổ học khác nhau”.

Không giống như các di tích của những người cùng thời với họ ở Java, cụ thể là người công dân Vương quốc Majapahit, người công dân Vương quốc Sundan cổ đại không xây dựng các cơ sở tôn giáo phức hợp và hoành tráng, không chế tác các bức tượng thần hoàn hảo, không để lại các bức phù điêu miêu tả các câu chuyện về tôn giáo và các phương tiện nghi lễ rất đơn giản và hiếm thấy.

Ban do Vuong quoc Majapahit

Bản đồ Vương quốc Majapahit

Nếu chúng ta nhìn vào hệ thống tín ngưỡng của dân tộc Vương quốc Sundan cổ đại, chúng ta không biết cơ sở tôn giáo cũng như dân tộc Vương quốc Majapahit. Sự kết hợp hài hòa giữa dân tộc Vương quốc Sundan cổ đại cổ đại với các vị Thần Ấn Độ giáo và các vị Phật, Bồ tát đạo Phật, thậm chí không “thân mật” và không bao giờ nhận ra được dưới dạng những bức tượng phù hợp với đồ tượng học.

Các vị thần chỉ được đề cập trong các sách tôn giáo, nhưng các bức tượng không bao giờ được đặt trong một tòa nhà linh thiêng. Thật vậy, thủ đô của Vương quốc Sundan vẫn còn tại Kawalib Galuh (thị trấn Ciamis ngày nay), có hình dương vật (lingga), biểu tượng của sự sáng tạo, sinh sôi phát triển, thường được biết đến trong nền văn hóa của dân tộc Majapahit, chỉ có dạng như một tảng đá to dựng trên mặt đất, được trang trí các dòng chữ “Sang Hyang Lingga Hyang” và “Sang Hyang Bingba”.

Điển hình như ở Địa điểm khảo cổ Astana Gede, Quận Kawali, Ciamis Regency, Tây Java, Indonesia, cũng có những dòng chữ nhưng không có tượng, liệu các bức tượng đã bị thất lạc, hư hỏng hay đã di chuyển đi đâu thì vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng.

Các bức tượng của các vị Thần Ấn Độ giáo và các vị Phật, Bồ tát đạo Phật cũng đã được tìm thấy ở dân tộc Tatar Vương quốc Sundan, nhưng khi họ so sánh với các hình thức tương tự như từ vùng Đông Java, thì sự phát triển của văn hóa đương đại. Rõ ràng là hình dáng của những bức tượng của Vương quốc Sundan thì “đơn giản” hơn.

Trong khi truy tìm số lượng các bức tượng của các vị Thần Ấn Độ giáo và các vị Phật, Bồ tát đạo Phật cũng rất hạn chế, không phong phú như được tìm thấy ở Đông Java thuộc lãnh thổ cũ của Vương quốc Majapahit, một vương quốc theo đạo Hindu và đạo Phật Đại thừa ở giữa phần phía đông Java, tồn tại từ năm 1293 đến khoảng năm 1527.

Vũ trụ học

Người dân Vương quốc Sundan cổ đại ít nhiều phát triển cùng thời với xã hội Vương quốc Majapahit. Trên thực tế Vương quốc Sundan vẫn tồn tại hơn nửa thế kỷ sau khi Vương quốc Majapahit tan rã từ những năm 1518-1520.

“Vương quốc Sundan đã sụp đổ vào năm 1579, theo các nguồn truyền thống, sự sụp đổ này là do cuộc tấn công của quân đội Hồi giáo Banten vào thủ đô của Vương quốc Sundan ở Pakuan Pajajaran, thành phố thủ đô kiên cố của vương quốc Sunda (nay là thành phố Bogor, Tây Java, Indonesia)”.

Dựa trên những bằng chứng hiện có, thời gian rất lâu người dân của hai vương quốc Sundan- Majapahit đã tiếp cận với nền văn hóa Ấn Độ từ cội nguồn của Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Thật vậy, tác phẩm “Tangtu Panggelaran” là một bản thảo cổ được sáng tác bằng ngôn ngữ Trung Java vào khoảng thế kỷ 16 sau Tây lịch, kể rằng một vị giáo sĩ người Java đã hành hương Ấn độ.

Ban do Vuong quoc Sundan

Bản đồ Vương quốc Sundan

“Chuyến viếng thăm không phải để học tôn giáo ở Ấn Độ, nhưng chứng tỏ vị giáo sĩ có quyền năng hơn nhiều so với các vị thần Ấn Độ”.

Trong cùng một cuốn sách, một miêu tả cũng được tạo ra để giải thích nguồn gốc của việc hình thành một quần đảo ở Java với núi Mahameru là trung tâm của vũ trụ.

Cho đến nay không có tin tức nào về mối quan hệ giữa các vị giáo sĩ Vương quốc Sundan lúc bấy giờ là Nam thiệm bộ châu (南贍部洲, Jambudvīpa). Nếu có các chuyến đi của vị giáo sĩ bên ngoài dân tộc Tatar Vương quốc Sundan, họ sẽ đến thăm các vùng trung tâm và phía Đông Java, như được ghi lại trong tác phẩm “Bujangga Manik” là một trong số những tàn tích quý giá của văn học cổ Vương quốc Sundan. Nó được kể bằng những dòng bát âm – hình thức ẩn dụ của thơ kể chuyện của người Sundan cổ – trong bản thảo lá cọ được lưu giữ trong Thư viện Bodleian của Đại học Oxford ở Anh, kể từ năm 1627 hoặc 1629 (MS Jav. b. 3 (R), xem Noorduyn 1968: 469, Ricklefs/Voorhoeve 1977: 181). Bujangga Manik gồm 29 lá cọ, mỗi lá chứa khoảng 56 dòng 8 âm tiết. Phần cuối cùng của văn bản đã được truyền đi dưới dạng thừa sai. Không chỉ thiếu kết thúc, còn có hai lacunae khác. Lần ngắt đoạn đầu tiên xảy ra sau lá 26, dòng 1476.

Người dân Vương quốc Sun dan cổ đại cho rằng trung tâm cũa vũ trụ là Núi Salak là một ngọn núi ở tỉnh Tây Java, Indonesia. Nhiều nón vệ tinh hiện diện ở sườn phía đông nam và trên chân phía Bắc. Hai miệng núi lửa nằm ở đỉnh. Núi Salak là một địa điểm khảo sát địa nhiệt. Tên gọi Salak xuất phát từ trái cây salak. Trong khi Pakuan Pajajaran là thủ đô của Vương quốc Sundan. Cả dân tộc Sundan cổ đại, dân tộc Java cổ đại đều có những điểm tương đồng, cả hai đều công nhận sự tồn tại của một ngọn núi thiêng, nơi ngự của các vị thần linh, Hyang hoặc Karuhun.

Biên dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: BuddhaZine

* Trích từ tác phẩm “Tatar Sunda Past” của Agus Aris Munandar, NXB Wedatama Widyasastra, 2010.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường