Trang chủ Quốc tế Khái lược lịch sử Phật giáo Cộng hòa Séc

Khái lược lịch sử Phật giáo Cộng hòa Séc

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Alexandra Kallay
Biên dịch: Thích Vân Phong
(Nguồn: 佛門網)

Đạo Phật ra đời tại Ấn Độ cách nay khoảng gần 26 thế kỷ. Dù là một quốc gia tương đối nhỏ, ánh đạo vàng từ bi trí tuệ Phật giáo mới du nhập gần đây, chủ yếu là Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng và Phật giáo Việt Nam, nhưng tại Cộng hòa Séc đã có một cộng đồng phật tử khá lớn, chiếm khoảng 0,05% dân số quốc gia đa đảng theo chế độ cộng hòa đại nghị này.

Tất nhiên, các lý thuyết và nguyên lý cơ bản của đạo Phật trên khắp thế giới là giống nhau. Tại Cộng hòa Séc, các phật tử tin tưởng vào chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo, những người có trách nhiệm duy trì mạng mạch Phật giáo và truyền bá chính pháp phật đà. Theo số liệu điều tra dân số năm 2011, Cộng hòa Séc có gần 7.000 người phật tử. Cộng hòa Séc nổi tiếng là một xã hội tự do và phát triển cao. Đây là một trong những quốc gia ít tôn giáo nhất trên thế giới, với khoảng 50% người dân quốc gia đa đảng theo chế độ cộng hòa đại nghị này được xác định theo chủ nghĩa vô thần.

Tuy nhiên, quốc gia này cũng là một trong những nơi tập trung nhiều nhất các cơ sở liên kết người theo đạo Phật đầu tiên ở Châu Âu.

Truyền thống tôn giáo đầu tiên xuất hiện tại Cộng hòa Séc (thời điểm bấy giờ gọi là Tiệp Khắc) được những người Tỵ nạn Kalmyk từ khu vực phía tây Mông Cổ mang đến Tiệp Khắc vào khoảng năm 1920, sau những biến cố về chính trị và tôn giáo trong thể kỷ XX, đời sống tôn giáo ở Tiệp Khắc có nhiều xáo trộn. Do vậy, đạo Phật ở Tiệp Khắc không thể phát triển một cách hữu cơ so với nhiều quốc gia phương Tây khác trong gần 40 năm.

Tong thong dau tien cua Cong hoa Sec Vaclav Havel

Tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Séc Václav Havel

Trong thời gian này, cả đạo Phật và Ấn Độ giáo đã được truyền bá đến phương Tây. Được thúc đẩy bởi một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, sự chuyển đổi các luật tục xã hội và sự dần suy giảm trong thế giới quan Cơ Đốc giáo truyền, nên các xã hội châu Âu khao khát các hình thức tri thức và giá trị thay thế cũng như các hình thức tôn giáo khác, như đạo Phật chẳng hạn. Một số nhà truyền giáo hàng đầu của đạo Phật ở Tiệp Khắc vào nửa đầu thế kỷ 20 bao gồm Tiến sĩ Leopold Procházka, phật tử người Tiệp Khắc, doanh nhân lớn, nhà phát minh và tác giả của một số cuốn sách về đạo Phật, nhiếp ảnh gia Fráň Drtikol, và yogi Tomáš hay Cư sĩ Květoslav Minařík (1908-1974).

Nửa sau của thế kỷ 20, sự quan tâm về đạo Phật ở phương Tây không còn giới hạn trong cộng đồng học giả nữa mà đã trở thành một trào lưu phổ quát, nhờ vào dòng người nhập cư từ các quốc gia đa số theo đạo Phật.

Đến những thập niên 1970, truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông đã được truyền vào xã hội Cộng hòa Séc khiến cho các giáo lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đạo Phật tiếp cận được cuộc sống đương đại cùng những lý tưởng thế tục của nó.

Tại một số quốc gia như Austria, Denmark, Greece, Hungary, và Poland, Phật giáo Kim Cương thừa đã trở thành tôn giáo được chính thức công nhận.

Sau cuộc Cách mạng Nhung năm 1989, con người cảm thấy mất mát nhiều giá trị tâm linh, vì vào thời điểm đó, họ đa phần sống trong chủ nghĩa duy vật. Điều này có thể là nguyên do lý giải mức độ quan tâm ngày càng tăng lên đối với đạo Phật sau Cách mạng Nhung. Tại Cộng hòa Séc hiện nay nhiều người chia sẻ rằng đạo Phật là tôn giáo duy nhất mà họ chấp nhận.

Cách mạng Nhung, một cuộc cách mạng bất bạo động chống chế độ Cộng sản độc tài của nhân dân Tiệp Khắc diễn ra từ ngày 16 tháng 11 năm 1989 đến ngày 29 tháng 12 cùng năm và dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa đã kéo dài 41 năm tại nước này. Sự kiện này nằm trong chuỗi sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại khắp các nước Đông Âu khác trong năm 1989.

Đầu tháng 12 năm 1989, những hàng rào dây thép gai trên biên giới với Tây Đức và Áo được dỡ bỏ. Ngày 10 tháng 12, chủ tịch nước Gustav Husak đã chỉ định một chính phủ mới, sau đó ông từ chức. Alexander Dubček, người từng lãnh đạo phong trào Mùa xuân Praha trước đây được cử làm phát ngôn viên của chính phủ nước Cộng hòa Tiệp Khắc, vào ngày 28 tháng 12. Ông Václav Havel (1936-2011) được bầu làm tổng thống mới của Tiệp Khắc. Một tháng sau, Tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Séc (nhiệm kỳ 1993-2003) diễn kiến Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã được Václav Havel mời đến) cùng với Đức Giáo hoàng John Paul II) tham dự và phát biểu chào mừng tân niên.

Tổng thống Václav Havel và Đức Đạt Lai Lạt Ma gần như ngay lập tức chia sẻ một mối quan hệ mật thiết thắm tình Đời ý Đạo. Đức Đạt Lai Lạt Ma lần lượt đến thăm thủ đô Prague hơn 10 lần và Tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Séc Václav Havel thường tu tập thiền định cùng với nhà lãnh đạo tâm linh Phật giáo Tây Tạng trong các cuộc tiếp xúc.

Duc Dat Lai Lat Ma va Tong thong dau tien cua Cong hoa Sec Vaclav Havel

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Séc Václav Havel

Năm 2000, Tổng thống Václav Havel chia sẻ: “Theo tôi, chuyến thăm đầu tiên của đức Đạt Lai Lạt Ma (đến Cộng hòa Séc) là sự kiện rất quan trọng đối với nhân dân và đất nước. Bởi vì đức Đạt Lai Lạt Ma tỏa ra một thứ năng lượng tích cực. Nhiều người đã nói với tôi rằng, dường như đối với họ, khoảng thời gian nào đó, đức Đạt Lai Lạt Ma đã mang đến một nguồn sáng cho môi trường của chúng ta”. (The Dalai Lama Center)

Nhờ mối quan hệ mật thiết thắm tình Đời ý Đạo giữa đức Đạt Lai Lạt Ma với Tổng thống Václav Havel và thủ đô Prague, sự phát triển của đạo Phật tại Cộng hòa Séc đã được xác lập bởi mối quan tâm của hai nhân vật này: cụ thể là sự kết hợp giữa chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa tâm linh thế tục, nhân quyền và mối quan tâm đến khoa học.

Sự phát triển này cũng khiến nhân dân Cộng hòa Séc có cái nhìn thân thiện hơn với đạo Phật vì tôn giáo này là đồng minh tâm linh đối với sự trỗi dậy của Cộng hòa Séc với tư cách là một quốc gia độc lập đang tìm kiếm sự công nhận và vị thế trên thế giới. Trong số các phong trào Phật giáo nổi bật ở nước này thì Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông do ngài Lạt Ma Ole Nyahl người Đan Mạch lãnh đạo chiếm ưu thế cả.

Sang thiên niên kỷ mới, sau những năm 2000 Phật giáo Việt Nam mới được giới thiệu đến Tiệp Khắc, do một số Việt kiều sinh sống tại Cộng hòa Séc. Năm 2006: bắt đầu các hoạt động Phật sự tại Séc với sự đảm trách của Ban chấp hành Lâm thời phật tử. Năm 2007: Hội Phật tử Việt Nam tại CH Séc được thành lập. Hội là thành viên của Hội Người Việt Nam tại Cộng hòa Séc. Hội là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hội được sự công nhận của Bộ Nội vụ Séc. Ngày 9/6/2020 Bộ văn hoá Cộng hòa Séc đã chính thức ra văn bản quyết định công nhận Hội Phật tử Việt Nam tại Séc là tôn giáo chính thức.

Hiện nay, đạo Phật đã mang đến con đường thực hành tâm linh và mang lại ý nghĩa cao đẹp hơn cho nhân dân Cộng hòa Séc. Nhiều người trong cộng đồng đã trở thành thiền giả, giảng sư Phật học. Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài phải đi, nhưng đạo Phật hiện nay đã trở thành một phần của cảnh quan tâm linh Cộng hòa Séc, đồng thời nó sẽ phát triển mạnh mẽ ở nước này trong nhiều thập niên tới.

Tác giả: Alexandra Kallay
Biên dịch: Thích Vân Phong
(Nguồn: 佛門網)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường