Trang chủ Quốc tế Khái lược Đại học Phật giáo Quốc tế Nālanda, Sri Lanka

Khái lược Đại học Phật giáo Quốc tế Nālanda, Sri Lanka

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Biên dịch: Thích Vân Phong
(Nguồn: Đại học PGQT Nāgānanda)

Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục Phật giáo. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn góp phần xây dựng xã hội hòa bình.

Năng lượng giáo dục phát triển trí tuệ “duy tuệ thị nghiệp” đã xuất bản hàng triệu trang sách, bản dịch, các công trình nghiên cứu được công bố và những thư tịch quý báu này vẫn còn lưu giữ trong các thư viện của các ngôi trường Đại học Phật giáo.

Đại học Phật giáo Quốc tế Long Hỷ (Nāgānanda International Institute for Buddhist Studies, 龍喜國際佛教大學, NIIBS) tọa lạc trong khuôn viên ngôi già lam cổ tự Manelwatta, Bollagala, Kelaniya, Sri Lanka là một trong những trường Đại học Phật giáo Quốc tế thứ 10 trên thế giới, lần đầu tiên sau 800 năm lịch sử giáo dục Phật giáo. Đầu kỷ nguyên Tây lịch thứ nhất cho đến thế kỷ 13, có 9 ngôi trường Đại học Phật giáo trên thế giới. Đại học Phật giáo Quốc tế Nāgānanda được thành lập vào thế kỷ 21.

Dai hoc Phat giao Quoc te Nagananda Sri Lanka 0

Khu đất đẹp như một bức tranh trong khuôn viên ngôi già lam cổ tự Manelwatta rộng 40 héc ta, được Cư sĩ J. R. Jayewardene (1906-1996), đệ nhị Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka và đệ nhất phu nhân Elina Jayewardene (1913-2007) đã cúng dường để góp phần giáo dục đào tạo tăng tài.

Theo tài liệu lịch sử ghi chép, vùng đất này trước đây gọi là “Rajawatta” nằm trong khu vực được đức Quốc vương Naga Maniakkitha cúng dường trong chuyến viếng thăm “Kelanipura” của đức Phật.

Sở hữu đất đai này, trước tiên được dâng cúng cho ngôi già lam cổ tự Welivita Sangaraja, nơi Hòa thượng Kandakkaliye Dhammakiththi Nayaka thera trụ trì, người đã khởi xướng các hoạt động phật sự phát triển ngôi già lam cổ tự này. Sau khi Hòa thượng Kandakkaliye Dhammakiththi Nayaka thera già yếu, Hòa thượng Kirinde Sri Dhammananda Nayaka Thera, trụ trì ngôi già lam Sri Lanka Maha Viharaya tại Malaysia đề nghị cử Thượng tọa Tiến sĩ Bodagama Chandima Thera, Tăng trưởng Phật giáo Tăng già Sri Lanka tại Đài Loan làm trụ trì ngôi già lam cổ tự Manelwatta vào năm 2002, chịu trách nhiệm kế tục phát triển phật sự.

Thượng tọa Tiến sĩ Bodagama Chandima Thera đã xây dựng các chương trình ngắn hạn về nghiên cứu Phật học, một học viện đào tạo cho tỳ kheo ni và một bệnh viện Ayurvedic. Bước đầu tiên thành lập Đại học Phật giáo Quốc tế Nāgānanda, Viện Nghiên cứu Phật học Quốc tế Nāgānan được đặt đá xây dựng vào tháng 08 năm 2013, hoàn thiện vào năm 2016.

Công trình xây dựng Đại học Phật giáo Quốc tế Nāgānanda bao gồm giảng đường, tòa nhà hành chính, thư viện và hội trường lớn với sức chứa 1.500 chỗ. Ngoài ra, còn có khu ký túc xá có thể cung cấp chỗ trọ cho 750 chư tăng, nam và nữ sinh viên. Viện Phật học đã được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục Đại học Sri Lanka vào tháng 12 năm 2015.

Ngôi trường Đại học Phật giáo này còn có chỗ lưu trú tạm thời cho khoảng 300 sinh viên ngoại quốc học tập tại Sri Lanka. Các sinh viên đến từ các quốc gia Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Hồng Kông và Trung Quốc…

Sau khi hoàn thành, Đại học Phật giáo Quốc tế Nāgānanda sẽ gồm các khoa: Phật giáo và Triết học, Y dược, Khoa học xã hội, Phật giáo nhập thế, Phật giáo cổ đại.

Khoa Nghiên cứu sinh Đào tạo sau đại học

Mục tiêu cơ bản của khoa nghiên cứu sinh đào tạo sau đại học là mở rộng chân trời mới của nghiên cứu Phật học, nhấn mạnh đồng đều về các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn, thông qua các nghiên cứu chuyên sâu và nghiên cứu liên quan chặt chẽ đến các nguồn chính và minh bạch của các nguồn khác. Hơn nữa, các chương trình nghiên cứu sinh sẽ không bị giới hạn trong các lĩnh vực truyền thống và các môn học được nghiên cứu chủ yếu trên cơ sở lý thuyết ở hầu hết các trường đại học và cơ sở giáo dục bậc cao tại Đảo quốc Phật giáo Sri Lanka.

Các chủ đề nghiên cứu sẽ được lựa chọn phù hợp trên yêu cầu của xã hội hiện đại, bởi một số lượng lớn, các nghiên cứu được thực hiện tại các trường đại học và viện nghiên cứu hiện nay, chỉ có thể tạo ra sự nghi vấn trong phát triển trí tuệ. Dường như họ không đóng góp nhiều cho sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội và đạo đức tâm linh của nhân loại, vốn là mục tiêu chính của Phật giáo đáp ứng nhu cầu này rất sớm.

Các vị học giả Phật giáo cổ đại đã kết hợp một số chủ đề liên minh vào hệ thống giáo dục và văn hóa Phật giáo để đạt được mục đích ban đầu của Phật giáo là phát triển nhân loại. Vì vậy, các môn học như Āyurveda, Chiêm tinh học, Nghi lễ, Nhạc lễ, các truyền thống tôn giáo khác, Nghệ thuật và Kiến trúc, Nông nghiệp, Lão khoa, Thực phẩm và Dinh dưỡng, v.v. trong các chương trình khoa nghiên cứu sinh đào tạo sau đại học sẽ được học tập và nghiên cứu liên quan đến triết học và văn hóa Phật giáo.

Dai hoc Phat giao Quoc te Nagananda Sri Lanka 2

Các khoa truyền thống hệ Phật giáo:

Hệ Pali và Sanskrist (Phạn) – Khoa nghiên cứu hệ Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.

I. Hệ Phật giáo Pali:

– Lịch sử của văn học Pali ở các quốc gia Phật giáo Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia.

– Kinh tạng Pāli – chữ cái, tầm quan trọng, cấu trúc, nội dung.

– Chú giải văn học Pāli – Aṭṭakthā, Tika, Saṅgahagantha, Ganṭhipada, Nigandu, Parikathā .

– Văn học Phật giáo dân tộc Sinhalese – Các tác phẩm Paraphrase sáng tạo, Các tác phẩm xuất bản.

– Văn học Pāli ở các quốc gia Phật giáo Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Lào.

– Các bản thảo Pāli ở Sri Lanka.

– Pāli Grammar: Tất cả các khía cạnh của ngữ pháp truyền thống Pāli với các truyền thống của Kaccāyana, Moggallāyana và Saddanīti (Burmese). Cách tiếp cận ngôn ngữ học về ngữ pháp Pāli với các tác phẩm hiện đại.

– Thành phần và dịch thuật: Thành phần của văn xuôi Pāli và các bài thơ liên quan đến Vuttodaya và Subodhālaṅkāra. Dịch Pāli của văn xuôi và thơ.

II. Hệ Phật giáo Sanskrit (Phạn):

– Lịch sử văn học Phạn ngữ Ấn Độ và Sri Lanka.

– Văn hóa Vedic (Veda) (1600-600 trước kỷ nguyên Tây lịch) giới thiệu văn học
cổ điển tiếng Phạn.

– Giới thiệu văn học Phạn ngữ.

– Văn học Phật giáo tiếng Phạn – Tôn giả Mahāyāna Sanskrit, nguồn Vaipulyasūtras Mādhyamaka, nguồn Vijñānavāda, nguồn Tantrayāna.

– Sansrit Grammar: Tất cả các khía cạnh của ngữ pháp tiếng Sanskrit có liên quan đến Sārasvata.

– Các văn bản Phạn ngữ.

– Các nguồn gốc về Phạn ngữ.

– Nghệ thuật của Phật giáo; Nguồn Sanskrit liên quan đến nghệ thuật chuyên nghiệp – ví dụ như Chiêm tinh, Āyurveda, Âm nhạc, Nghệ thuật và Kiến trúc, Thơ ca.

– Cách tiếp cận ngôn ngữ học đối với ngữ pháp tiếng Sanskrit liên quan đến các tác phẩm hiện đại.

– Thành phần và dịch thuật: Thành phần văn xuôi và thơ của tiếng Phạn liên quan đến Vṛttaratnākara và Kāvyādaṛsa. Dịch về văn xuôi và thơ của tiếng Phạn.

– La Mã hóa Pāli và Phạn.

– Các ký tự Nāgarī, Burmese và Campuchia.

Thu vien Dai hoc Phat giao Quoc te Nagananda Sri Lanka 1

Khoa Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng:

I. Hệ Phật giáo Trung Quốc:

– Lịch sử văn học Trung Quốc từ thế kỷ thứ nhất.

– Trung Hoa cổ đại. Bản dịch Trung Hoa cổ đại hệ Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Sūtras).

– Các bản dịch Hán ngữ cổ đại về các nguồn hệ Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna Sūtras).

– Văn phạm cơ bản của ngôn ngữ cổ đại Trung Hoa.

– Đọc và hiểu các tóm tắt từ nguồn gốc Phật giáo Trung Hoa.

II. Hệ Phật giáo Tây Tạng:

– Lịch sử văn học Phật giáo Tây Tạng.

– Các văn bản Phật giáo Tây Tạng cổ đại: Tanjur và Kanjur.

– Các tác phẩm Tây Tạng cổ đại thuộc Tantrayana hay Vajrayana.

– Văn phạm cơ bản của ngôn ngữ cổ điển Tây Tạng.

– Đọc và hiểu các tóm tắt từ các nguồn gốc Phật giáo Tây Tạng cổ đại.

Khoa Thực hành và Ứng dụng Phật giáo

– Phòng Tôn giáo so sánh: Khoa học, Lịch sử, Kiến trúc Phật giáo, Phương pháp thực tập Thiền Phật giáo, Khoa học Xã hội và Đạo đức Phật giáo, Phòng Quản lý và Truyền thông Phật giáo.

– Y học Phật giáo…

Hợp tác quốc tế

Đại học Trung tâm Nghiên cứu Tây Tạng, Saranath, Varanasi, UP, Ấn Độ

Trường Cao đẳng Phật giáo Hungary (Dharma Gate Buddhist College)

Học Viện Chohankook Han Eui, Hàn Quốc

Đại học Sư phạm Thượng Hải, Trung Quốc
(Shanghai Normal University, 海師範大學)

Đại học Trung Hoa, Đài Loan
(Chung Hua University, 中華大學)

Đại học Quốc lập chính trị
(National Chengchi University, 國立政治大學)

Đại học Sumy State, Ukraine

Người chịu trách nhiệm công trình xây dựng Đại học Phật giáo Quốc tế Nāgānanda là Thượng tọa Tiến sĩ Bodhagama Chandima Thero. Giám đốc điều hành đương nhiệm Đại học Phật giáo Quốc tế Nāgānanda, Thượng tọa Tiến sĩ Bodhagama Chandima Thero, Phương trượng Trụ trì Tu viện Manelwatta Viharaya, Bollegala, Kalaniya,Sri Lanka, Sri Lanka.

Hòa thượng Tịnh Không, người ủng hộ phật sự, tài trợ cho Thượng tọa Tiến sĩ Bodhagama Chandima Thero trong hoạt động phát triển, hoằng dương chính pháp trên toàn thế giới. Ngài chia sẻ rằng: “Bây giờ tuổi tôi đã già, sức yếu, không thể thêm chương trình mới. Thượng tọa Tiến sĩ Bodhagama Chandima Thero, tuổi trẻ tài cao, có nhiều năng lực để thực hiện các hoạt động phật sự. Vì vậy, Thượng tọa hãy tiếp tục với các hoạt động phật sự, cống hiến vì sự lợi lạc cho nhân loại, tôi sẽ ủng hộ hết mình tất cả các hoạt động phật sự”.

Biên dịch: Thích Vân Phong
(Nguồn: Đại học PGQT Nāgānanda)

***

Lip video

Đại học Phật giáo Quốc tế Nāgānanda Sri Lanka
(Nāgānanda International Institute for Buddhist Studies, NIIBS)

https://www.youtube.com/watch?v=N7UepIqqe3M
https://www.youtube.com/watch?v=ytyTt3oI3iw
https://www.youtube.com/watch?v=bEml9m1hpR4
https://www.youtube.com/watch?v=GRZjF5Jz4Uc

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường