Trang chủ Văn hóa Hồn cổ “tháp thiêng” trên dãy Yên Tử

Hồn cổ “tháp thiêng” trên dãy Yên Tử

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Nghiêm Xuân Hoàng
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2022

Những ngày đầu Xuân, có dịp hành hương, viếng thăm thắng cảnh trên dãy núi Yên Tử chiêm nghiệm không gian tôn giáo, hồn cổ “tháp thiêng” Yên Tử.

Chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên, Am Ngọa Vân, chùa Hoa Yên để tìm hiểu về giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của các khu vườn tháp, để chiêm bái các tháp nơi lưu xá lợi, tro cốt nhục thân của các vị tăng, ni từng tu hành trên dãy Yên Tử qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 1.2022 Hon co Thap Thieng tren day Yen Tu 5

Vườn tháp chùa Hồ Thiên

Chùa Hồ Thiên (xã Bình Khê, thị xã Đông Triều) nằm ở phía nam núi Phật Sơn, được xây dựng trên núi Trù Phong ở độ cao 580m so với mặt nước biển.
Đầu năm 2020, khu vườn tháp được trùng tu với nhiều hạng mục quan trọng, đường kết nối giữa sân nhiễu các tháp với nhà tổ và khu nhà thất được lát đá theo lối cổ.

Khu vườn tháp chùa bao gồm 01 tháp lục giác 9 tầng xây bằng chất liệu gốm đất nung, các hoa văn họa tiết trang trí xung quanh tháp theo mẫu gốm đất nung thời Trần; 01 tháp bằng gạch và 05 tháp bằng đá xanh mịn không vân thớ.

Vườn tháp chùa Hoa Yên

Vườn tháp Huệ Quang là vườn tháp trung tâm, trong đó có tháp của đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, có gần 100 ngọn tháp bao quanh. Bao gồm có 40 tháp mới được trùng tu năm 2002 bằng xi măng phía sau tháp Huệ Quang, 25 tháp gạch nằm rải rác trên sân vườn tháp, 15 tháp đá, trong đó có một ngọn tháp bằng đá xanh, còn lại là tháp bằng đá gạo, có một số ngôi tháp đã bị đổ chỉ còn lại là dấu tích.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 1.2022 Hon co Thap Thieng tren day Yen Tu 1

Tháp Huệ Quang là một ngọn tháp cao 6 tầng được ghép bằng đá, sân tháp hình vuông có tường bao quanh 4 mặt. Trong lòng tầng 2 của tháp đặt tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, cao 62cm, bằng chất liệu đá cẩm thạch, trong tư thế một nhà sư ngồi thiền định.

Ngoài ra còn cụm tháp Hòn Ngọc nằm trên một gò đất khá rộng, bằng phẳng, gồm 9 ngọn tháp, bao gồm cả tháp đá và gạch, tháp của những nhà sư tu hành ở đây từ cuối thời Lê cho đến đầu thời Nguyễn còn 3 ngọn tháp đá và 6 ngọn tháp gạch.

Vườn tháp chùa Quỳnh Lâm

Chùa Quỳnh Lâm tọa lạc trên núi Tiên Du, xưa kia là nơi các vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đều đã về tu hành. Thời Trần, do có vị trí là cửa ngõ kết nối trung tâm Phật giáo Yên Tử, Ngọa Vân, Hồ Thiên với các ngôi chùa khác trong vùng và các chùa ở vùng đồng bằng Bắc bộ, nên chùa được mở rộng và đầu tư xây dựng thành một trung tâm Phật giáo quan trọng.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 1.2022 Hon co Thap Thieng tren day Yen Tu 2

Chùa Quỳnh Lâm là một trong những ngôi chùa có nhiều tháp, với 59 tháp và phế tích tháp, trong đó có một số tháp đã được trùng tu, ngôi tháp Tuệ Đăng của cụ Chân Nguyên chưa trùng tu (còn nguyên).

Vườn tháp Am Ngọa Vân

Di tích Ngọa Vân ngày nay là một quần thể chùa tháp lớn được bố trí thành 3 lớp trên núi Bảo Đài. Thời Trần, khi thượng hoàng Trần Nhân Tông đến với núi rừng Yên Tử để tu hành, Ngài đã tạo dựng ở đây một am nhỏ để tu thiền, sau khi Ngài tịch các thế hệ nối tiếp đã xây dựng thêm ở đây nhiều công trình Phật giáo phục vụ cho việc tu hành.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 1.2022 Hon co Thap Thieng tren day Yen Tu 3

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 1.2022 Hon co Thap Thieng tren day Yen Tu 4

Tháng 12/2021, khu quần thể di tích Am Ngọa Vân được khánh thành trùng tu với nhiều hạng mục như Tam bảo, nhà tăng, nhà khách, các công trình phụ trợ khác và đặc biệt là khu vườn tháp vẫn giữ được nét cổ kính, trầm mặc với thời gian.

Khu vườn tháp gồm 7 tháp, chính giữa là tháp Phật hoàng, bên cạnh là tháp Đoan Nghiêm và tháp Bảo Sái; các tháp còn lại là của các vị tu hành tại đây qua các thời kỳ.

Nghiêm Xuân Hoàng
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2022

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường