Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Hoằng pháp và truyền thông trong kỷ nguyên 4.0

Hoằng pháp và truyền thông trong kỷ nguyên 4.0

Đăng bởi: Tâm Đạt
ISSN: 2734-9195

Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 13 Ban, Viện Trung ương và 63 Ban Trị sự tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo thống kê cả nước có khoảng 53.000 tăng ni; và hơn 18.466 cơ sở tự viện (1).

Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII diễn ra thành công tốt đẹp, tại Đại hội đã có nhiều những bài viết, tham luận đề cập đến sự tác động của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CCMCN4.0), như: TT.Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN trình bày Chương trình hoạt động phật sự nhiệm kỳ VIII (2017- 2022) trong đó nhấn mạnh về cuộc cách mạng công nghệ 4.0, “… những thuận lợi cũng như những thách thức đối với GHPGVN…”; HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban TTTT T.Ư với bài tham luận “Thực trạng, giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đẩy mạnh công tác truyền bá chính pháp trong giai đoạn hiện nay” của Ban TTTT T.Ư; HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư với tham luận “Hoằng pháp là sứ mệnh” của Ban Hoằng pháp T.Ư; HT.Thích Minh Thiện, UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An với tham luận “Quản lý Tăng Ni, tự viện trong thời đại cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0”… đồng thời 09 mục tiêu mà Đại hội VIII Nhiệm kỳ (2017-2022) đề ra và định hướng phát triển tầm nhìn đến năm 2030 của Phật giáo Việt Nam sẽ có những cơ hội và thách thức mới trong kỷ nguyên số, thời Công nghiệp 4.0.

hoang phap va truyen thong trong ky nguyen 4 0

Để không bỏ lỡ cơ hội mà Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại, các tăng, ni, phật tử cần nhận biết và hiểu về Công nghiệp 4.0 như thế nào?

Theo GS.TS Klaus Schwab, người sáng lập và điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho chúng ta hiểu một cách khái quát nhất về bốn cuộc cách mạng công nghiệp, theo ông thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ sử dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 4 đang nẩy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Ông cho rằng, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện “không có tiền lệ lịch sử”, nó sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano (2).

Để đo tốc độ lan truyền của công nghệ, một số chuyên gia sử dụng tiêu chí thời gian mà sản phẩm công nghệ đạt ngưỡng 50 triệu người sử dụng. Theo tiêu chí này, tốc độ lan truyền công nghệ tăng mạnh trong giai đoạn gần đây: Nếu như trước đây để đạt được con số 50 triệu người sử dụng, điện thoại cần 75 năm, radio cần 38 năm, TV cần 13 năm thì gần đây Internet chỉ cần 4 năm và Facebook chỉ cần 3,5 năm (3).

hoang phap va truyen thong 02

Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư này đang làm thay đổi cách thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, tổ chức với tổ chức, cá nhân với tổ chức, quốc gia với quốc gia và giữa thực và ảo,… trong truyền tải thông điệp, thông tin cho nhau, điều đó đặt ra cho GHPGVN cần đổi mới phương pháp hoằng pháp ra công chúng… việc làm chủ công nghệ để tương tác, truyền tải thông điệp, sản xuất nội dung trong kinh Phật, những giáo lý của đức Phật ra bên ngoài tạo sự hứng thú trong tiếp nhận của công chúng đòi hỏi GHPGVN cần có chiến lược đào tạo, tập huấn cho tăng, ni, phật tử những kỹ năng chính như: Kỹ năng nhận diện và tương tác với mạng xã hội, công chúng mạng, công dân mạng,… (trong Cuộc cách mạng đa nền tảng); Kỹ năng ứng dụng công nghệ vào việc biên tập, sản xuất, mô phỏng trong các bài hoằng pháp; Kỹ năng tổ chức vận hành công nghệ trong quản trị, lưu giữ thông tin về tăng, ni, tự viện, phật tử..; Sử dụng các công nghệ họp trực tuyến giữa các khu vực, vùng miền, văn phòng 1 và 2 để giảm thiểu chi phí, thời gian di chuyển(4).

Giải pháp thực hiện cho những vấn đề nêu trên, thiết nghĩ GHPGVN cần thành lập Trung tâm Dữ liệu Thông tin và Công nghệ số để tham mưu trực tiếp cho HĐTS GHPGVN trong việc xây dựng gói dữ liệu lớn Phật giáo Việt Nam (Big Data PGVN), đồng thời hỗ trợ đào tạo các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết cho các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trong cả nước (và quốc tế nếu cần). Nhiệm vụ chính của Trung tâm là lựa chọn những vấn đề cấp thiết, khảo sát và lập các đề án, dự án, kế hoạch tiên phong cho GHPGVN ứng dụng những thành tựu khoa học của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 ứng dụng vào thực tiễn của Giáo hội, vận động các nguồn xã hội hóa để thực hiện những đề án nêu trên, đào tạo chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho các tăng, ni, phật tử trẻ tiếp cận và làm chủ công nghệ.

hoang phap va truyen thong 03

GHPGVN cần tập trung một số mũi nhọn sau có thể triển khai ứng dụng ngay:

– Công nghệ quản trị thông minh, kết nối ứng dụng họp trực tuyến: Công nghệ này giúp lãnh đạo GHPGVN hạn chế việc di chuyển đến các địa điểm khác nhau để họp, từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí…;

– Công nghệ số hóa 3D – Công nghệ E-Tourim: Công nghệ này thực hiện số hóa các chùa – tự viện, dữ liệu, tư liệu để quảng bá những hình ảnh ra bên ngoài trong không gian ảo 3 chiều, giúp công chúng xem và tương tác như đang trải nghiệm tại không gian thực;

– Công nghệ Trường quay ảo: Công nghệ này đồng thời cho phép minh họa nhiều hình ảnh, clip cho mỗi phóng sự, bài giảng, bài thuyết trình, hoằng pháp… giúp cho công chúng đón nhận thông tin chủ động, tích cực và hứng thú hơn;

– Công nghệ mạng thông minh WiCity: Công nghệ này giúp định danh và kiểm soát những khu vực chùa – tự viện có không gian rộng, truyền tải nhiều thông điệp cho mỗi lần công chúng kết nối và truy cập mạng;

– Công nghệ quản trị thông tin tăng, ni, tự viện, phật tử: Đây là công nghệ rất cần thiết cho GHPGVN quản trị tổng thể và chi tiết dữ liệu về tăng, ni, chùa – tự viện, phật tử…;

– Thư viện số: Công nghệ này giúp cho công chúng tiếp cận nhanh nhất, thông minh nhất, không giới hạn về thời gian, địa lí… với các dữ liệu Phật giáo để phục vụ nhu cầu của mình, thay vì phải đi tới hiệu sách, thư viện…

hoang phap va truyen thong 04

– Công nghệ đào tạo trực tuyến E-Learning: Đây là công nghệ giáo dục của hiện tại và tương lai, giúp công chúng có thể học mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn về không gian, vùng miền, địa lý; Tài liệu học đa dạng, học viên không phải cần gặp trực tiếp thầy, hoặc đến trường,… có thể trao đổi trực tiếp qua mạng theo lịch trình đã định hoặc việc giải quyết các vấn đề của học viên có thể thông qua hội đồng khoa học, nhóm chuyên môn để tương tác trực tiếp với học viên qua không gian mạng…

Khi Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra với tốc độ, quy mô và sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… điều này là chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới, do đó GHPGVN cần có những nghiên cứu cụ thể, từ đó đưa ra những định hướng “đúng và trúng” để áp dụng triển khai tới các đơn vị trực thuộc GHPGVN, giúp các đơn vị trực thuộc GHPGVN chuẩn bị tâm thế cho việc tiếp nhận những giá trị hiện đại làm công cụ truyền tải những giá trị “Chân – Thiện – Mỹ – Đức – Trí – Tín” được lưu giữ trong kho tàng Kinh điển của đức Phật ra công chúng, đúng với tinh thần mà các thế hệ Sư Tổ đã gây dựng “đưa Phật giáo ứng dụng vào đời, xây dựng cõi an vui – cực lạc tại nhân gian”.

Tác giả: Kiều Công Thược – Chủ tịch HĐQT Công ty VIRD4.0

Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 1/2018


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. http://phatgiao.org.vn (T11/2017);
2. Tác phẩm “Định danh để xây dựng và phát triển Cộng đồng báo chí minh bạch trên hệ sinh thái Công nghệ – Công nghiệp 4.0”, TG: Kiều Công Thược (Bộ VH, TT&DL: 25/72017) ;
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và Vấn đề đặt ra đối với giáo dục Việt Nam – TS Nguyễn Đắc Hưng – Vụ trưởng Giáo dục, đào tạo và dạy nghề Ban tuyên giáo Trung ương (Nhà xuất bản QĐND – năm 2017);
4. Cuộc cách mạng đa nền tảng (Tác giả: Geoffrey G.Parker, Marshall W.Van Alastyne, Sangeet Paul Choudary)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường