Con đường đi đến các bản làng trong chuyến đi miền trung thân yêu ấy mang cho nhóm vận chuyển quà từ thiện bắt đầu từ Tp.HCM đến các tỉnh miền Trung, cuộc hành trình hơn cả 1000 km, qua đèo núi cao, rồi đến các bản làng nơi sinh sống của người dân tộc thiểu số, nơi cần những bàn tay, tấm lòng san sẻ tình thương...
Tăng sinh Thích Minh Kính Học viên Khoa ĐTTX Khóa VII
Mọi nhân duyên đến với nhà sư trẻ nên trò cũng sắp sếp bước chân đi theo đoàn thiện nguyện của Chư tăng, ni Khất sĩ đi về miền quê xa xôi để trao quà cứu trợ, nơi còn nhiều khó khăn về đời sống vật chất, đường đi tuy cũng có trải nhựa nhưng vô cùng khó khăn, rất cần những tấm lòng tận tâm trao quà và chuyên chở thêm đó là niềm yêu thương khắp miền đất nước.
Chuyến đi này hướng đến Đại lễ Khánh đản 100 năm đức Tổ sư Minh Đăng Quang ra đời (1923-2023) và 10 năm truyền bá giáo pháp tại miền Nam Việt Nam.
Có thể khẳng định “Đi một đàng học một sàng khôn.” Câu tục ngữ ấy đúng mọi sở duyên, sở học, sở hành của mỗi chúng ta, người con Phật dù đi đâu, làm gì cũng chỉ hướng tâm về người thầy dạy đạo, người đem đến cho ta niềm hỉ lạc trong giáo pháp.
Con đường đi đến các bản làng trong chuyến đi miền trung thân yêu ấy mang cho nhóm vận chuyển quà từ thiện bắt đầu từ Tp.HCM đến các tỉnh miền Trung, cuộc hành trình hơn cả 1000 km, qua đèo núi cao, rồi đến các bản làng nơi sinh sống của người dân tộc thiểu số, nơi cần những bàn tay, tấm lòng san sẻ tình thương, một chút vật chất, gạo, muối, mắm, các vật nhu cầu cho cuộc sống. Vì vật chất, phương tiện, các điện thoại thông minh đối với họ luôn xa xỉ, chỉ có những trò chơi dân gian, tắm suối, nhảy dây, bịt mắt bắt dê, … hòa nhập trong tâm những đứa trẻ thơ.
Họ chỉ cần có căn nhà che mưa nắng, có đủ cơm ăn, áo lạnh khi trở trời và họ sống gần gũi thiên nhiên, núi rừng, nhưng người mẹ thiên nhiên luôn đem đến cho họ tình yêu quê hương, tình nghĩa bản làng đầy ắp. Khi gặp trò và vị sư kia, họ tuy chưa đi đến chùa, đi tịnh xá, nhưng họ chắp tay lại chào sư. Chao ôi! Tiếng lòng nhà sư hiểu được, tuy ở miền núi, xa thành thị, nhưng có lẽ họ đã gặp các sư, các thầy và nhận quà rồi, nên họ biết đến nhà sư và trao gửi lời chào thân thương!
Tiếng cười của trẻ thơ tại tỉnh Quảng Trị, xã A-lìa, điểm đến thứ 12 phát quà của đoàn thiện nguyện Hệ phái Khất sĩ. Trò và nhóm nhỏ đến trước để chuyển quà từ thiện, nên nhân duyên trò chuyện cùng các em học sinh bản làng, các em cười tươi với hàm răng trắng, da đen ngăm vì cháy nắng nhưng tinh thần học tập của các em lại đầy ắp ủ về tương lai sáng rạng cho bản làng nói riêng.
Cũng là tương lai cho thế hệ trưởng thành đem đến sự bình yên cho đất nước, vì chính địa phận này tiếp giáp nước Lào. Quãng đường đi đến các xã huyện cách Thành phố hơn 100 km, trên đường đi nhìn về hai bên người dân trồng cà phê và lúa trời, loại lúa phó mặc cho đất và nước mưa, mùa vụ chính họ đều nhờ cậy tất cả vào thiên nhiên.
Điểm đến của đoàn không chỉ là tỉnh Quảng Trị, trước đó đoàn đến và cho quà tại huyện Tây Giang Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, nơi bà con dân tộc vùng cao, nơi tiếp giáp các nước láng giềng. Đúng là đi rồi mới hiểu được những khó khăn của chính quyền với nơi đây, họ vui mừng khi biết tin có đoàn đến trao quà và giúp đỡ tận tình để trao gửi các món quà đến với người dân bản làng.
Khi chúng ta cho đi, tức chúng ta sẽ nhận lại nụ cười của trẻ thơ, hình ảnh ấy quý giá, thiêng liêng. Cái tuổi thơ ai cũng đã trải qua, với nụ cười hồn nhiên, ít suy nghĩ đến vật chất, tinh thần vui vẻ lạc quan đến lạ. Trên đoạn đi cùng với nhóm thiện nguyện xuống quà từ thiện, khung cảnh xung quanh là rừng núi, đi nữa gặp các khe suối trong xanh mát mẻ. Đặc biệt hơn, trên đoạn đi vào xã Ba Tầng, thì gặp ba cô bé hồn nhiên tắm suối, dòng nước trong vắt các em đứng dưới tắm mà không sợ ai la rầy, vì các em đang hòa mình vào thiên nhiên, gần gũi. Các bản làng hai bên đường đều làm bằng nhà Rông, trên người ở, dưới nuôi gà, nuôi heo. Cuộc sống của họ đơn giản, thanh đạm, không bon chen như ở phố thị, cuộc sống chỉ đủ cơm ăn, áo mặc là họ đã thấy vui. Nếu như trò thì cũng chỉ chọn cách sống giản đơn, xa thành phố ồn náo, ở rừng xanh, trồng rau, trồng cây ăn trái và an trú trong lều cỏ, chính sự gần gũi thiên nhiên này đem đến cho ta sự bình yên cả thân và tâm. Vốn dĩ, chẳng ai sinh ra mà lại muốn mình sinh ở nơi biên địa, nghiệp quá khứ của chúng ta đã tạo, nên sinh ra phải ở vùng biên giới, các chú bé, cô bé vùng nông thôn sinh ra không tự nguyện mình phải ở nơi khó khổ như vậy, có chăng duyên của mỗi người, mỗi cuộc đời. Chúng ta đi đến những nơi như vầy, thì tình thương chúng ta sẽ mở rộng và bao la hơn, khi chúng ta ở thành thị sầm uất, nơi có đầy đủ cơm ăn, áo mặc, món ăn phong phú, nên dần dần có thể trở thành con người phung phí với thức ăn, thức uống… Với những đứa trẻ vùng quê, thì có cái bánh chiên với bột đã vui rồi.
Tình thương với muôn vật, người và nhân sinh luôn đọng lại qua cuộc hành trình đến những nơi khó khăn. Cho đi đã là sự nhận lại, có chăng tình thương là sự san sẻ, chia vui, tuy chỉ là những món quà nhỏ, nhưng mang một ý nghĩa tình dân tộc, cũng là sự đóng góp, mong rằng những đứa trẻ vùng quê lớn lên, sẽ trở lại làm thầy giáo, bác sĩ, công an để giúp đỡ các bản làng trở nên đầy đủ tình thương. Với người ở quê, thì món quà nhỏ vẫn giúp họ có đủ nghị lực để đối trị lại qua khó khăn mùa mưa bão. Vật chất không nhiều, nhưng tình thân ái của hệ phái và với bà con đồng bào quý trọng hơn nhiều.
Tăng sinh Thích Minh Kính Học viên Khoa ĐTTX Khóa VII
Bình luận (0)