Trang chủ Danh tăng Hòa thượng Thích Nhựt Minh (1908 – 1993)

Hòa thượng Thích Nhựt Minh (1908 – 1993)

Hòa thượng Thích Nhựt Minh thế danh là Nguyễn Quang Tống, pháp danh Nhựt Minh, húy Chơn Tảo, hiệu Trí Từ, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, sinh ngày rằm tháng 8 năm Mậu Thân (10-9-1908) tại xã Tân Lợi, tổng Quản Long, quận Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Minh Hải). Ngài sinh trưởng trong một gia đình tín thành Phật giáo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Đồng pháp danh Chơn Từ. Thân mẫu là cụ bà Đặng Thị Nhụy pháp danh Diệu Hương.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Hòa thượng Thích Nhựt Minh (1908 – 1993)

Hòa thượng Thích Nhựt Minh thế danh là Nguyễn Quang Tống, pháp danh Nhựt Minh, húy Chơn Tảo, hiệu Trí Từ, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, sinh ngày rằm tháng 8 năm Mậu Thân (10-9-1908) tại xã Tân Lợi, tổng Quản Long, quận Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Minh Hải). Ngài sinh trưởng trong một gia đình tín thành Phật giáo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Đồng pháp danh Chơn Từ. Thân mẫu là cụ bà Đặng Thị Nhụy pháp danh Diệu Hương.

Hòa thượng Thích Nhựt Minh (1908 - 1993)

Từ ngày còn thơ ấu, Ngài đã được song thân dẫn đến chùa lễ Phật, nên mến thích cảnh thiền môn. Đến năm lên 8 tuổi, Ngài được song thân chấp thuận cho phép xuất gia học đạo tại chùa Từ Phước với vị Hòa thượng trú trì chính là ông nội của Ngài. Trong đạo nghĩa thầy trò còn có tình huyết thống nên Ngài được giáo dục rất chí tình.

Năm Ngài 12 tuổi (1919) Bổn sư viên tịch, khiến Ngài không biết nương tựa vào ai. Nỗi buồn chưa nguôi thì qua năm sau, thân mẫu lại qua đời, Ngài đành phải trở về sống chung với gia đình. Vài tháng sau, cô ruột của Ngài là sư bà Diệu Hạnh, trú trì chùa Quan Âm Phật tại xã An Trạch – Bạc Liêu, biết được hoàn cảnh, bèn cho người tới đón về theo hầu Hòa thượng Thiện Nhựt ở chùa Thiên Ấn để tiếp tục tu học.

Năm 1921, Ngài được Tổ Thiên Ấn cho theo học lớp Đông y tại chùa Long Phước thuộc xã Long Điền, huyện Giá Rai do Hòa thượng Hoằng Nghĩa chủ trì.

Năm 1922, Ngài 15 tuổi, Tổ Thiên Ấn cho thọ giới Sa Di tại giới đàn Sắc tứ Quan Âm Cổ Tự – Cà Mau, được Tổ ban pháp danh Nhựt Minh, và cho đến cầu pháp học hỏi với Tổ Quảng Đạt.

Đến năm 1927, lúc 20 tuổi, Ngài thọ giới Tỳ Kheo tại giới đàn chùa Bửu Linh huyện Cổ Cò. Năm 1932, Ngài tới cầu học với Tổ Bửu Quang chùa Vạn Linh – Cần Thơ. Năm 1937, Ngài tiếp tục tham học với Tổ Chánh Thành chùa Vạn An – Sa Đéc.

Năm 1942, Ngài được cử làm Giáo thọ tại Trường Kỳ chùa Long Phước, xã Long Điền. Năm 1944, Ngài làm Yết Ma A Xà Lê Trường Kỳ chùa Linh Thạnh tại Bá Láng, huyện Giá Rai.

Năm 1945 Cách Mạng Tháng Tám thành công, rồi kế đến Nam bộ kháng chiến, với trách nhiệm Tăng sĩ trước hiện tình đất nước, Ngài tham gia công tác Mặt trận đoàn kết toàn dân, góp phần chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Suốt bảy năm liên tục, Ngài giữ chức Hội trưởng Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bạc Liêu. Tuy lo Phật sự, Ngài vẫn không quên tham cầu giáo lý. Ngài đã cầu pháp với Hòa thượng Huệ Viên tại chùa Vĩnh Hòa tỉnh Bạc Liêu, được ban pháp hiệu Trí Từ.

Năm 1951, trong một cuộc bố ráp của thực dân, Ngài bị bắt đưa về giam lỏng ở Cà Mau. Ít lâu sau, Ngài đã trốn ra vùng tự do gây dựng lại cơ sở. Được một thời gian cơ sở bị bại lộ, Ngài phải rời quê lên Sài gòn. Ngài tham gia vào Giáo Hội Tăng Già Nam Việt trụ sở của hội đặt tại chùa Ấn Quang, và được cử làm Phó Trị sự trưởng phụ tá Hòa thượng Thích Thiện Hòa.

Đến năm 1953, nhận thấy ở các tỉnh miền Tây, phong trào Phật giáo có phần suy yếu, thiếu bóng các bậc Tăng tài hướng dẫn, Giáo Hội cử Ngài làm Tăng trưởng ba tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Với cương vị ấy, năm 1955, Ngài mở đại giới đàn tại chùa Phước Hòa huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Ngài được chư sơn 6 tỉnh miền Tây cung thỉnh vào ngôi vị Đàn đầu Hòa thượng. Giới tử Tăng Ni hơn 100 vị và hơn 1.000 Phật tử được thọ ân pháp vũ của Ngài.

Năm 1956, Ngài xây dựng chùa Đại Giác tại tỉnh Sóc Trăng để làm văn phòng liên lạc cho Phật giáo ba tỉnh nói trên. Năm 1961 Ngài được cử làm Trưởng ban Từ thiện Giáo hội Tăng già Toàn quốc. Năm 1962, Ngài nhận trọng trách mới là Chủ tịch đoàn Như Lai Sứ Giả, tuyển chọn Tăng tài bổ nhiệm trú trì các tự viện và dẫn đầu Ban Hoằng Pháp đi thuyết giảng khắp các tỉnh Nam, Trung. Đây là điểm son trong công tác Phật sự của Ngài.

Năm 1964 – 1966, Ngài dẫn đệ tử ra Long Thành- Đồng Nai khai phá đất đai, lập khu Phật Tích Tòng Lâm. Trong lúc công việc kiến tạo Tòng Lâm đang còn dang dở, thì Hòa thượng Từ Quang, nguyên Hội trưởng Hội Linh Sơn Phật Học tại Sài Gòn ra tận nơi hai lần, thỉnh cho kỳ được Ngài về đảm nhiệm chức vụ trú trì Linh Sơn Cổ Tự đường Cô Giang, gần chợ Cầu Muối. Ngày 01-1-1968 nhân đại hội Phật giáo tổ chức tại chùa Linh Sơn, Ngài được chính thức bầu làm trú trì kiêm Hội chủ Linh Sơn Phật học.

Khi Ngài về nhận nhiệm vụ trú trì, chùa Linh Sơn ở trong tình trạng gần như hoang tàn. Ngài bắt tay vào việc trùng tu, tái thiết liên tục trong ba năm. Cuối năm 1970, công việc hoàn thành. Chùa Linh Sơn trở nên nguy nga tráng lệ do công sức đóng góp của Tăng sinh các Phật học viện Hải Tràng, Huỳnh Kim, Giác Sanh và Phật tử xa gần ở các chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Kho…

Đầu năm 1971 đại lễ khánh thành được tổ chức long trọng cùng lúc với đại giới đàn và lễ thỉnh ngọc Xá lợi Phật Thích Ca do Đại đức Narada người Tích Lan cúng dường thờ tại chùa. Sau cuộc lễ này, Phật học viện Linh Sơn tiếp tục mở lại trong ba năm, có trên 50 Tăng Ni sinh theo học.

Năm 1973, Ngài ra Hòn Nghệ trong vùng biển Kiên Giang xây dựng Bảo tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên, cao 22 mét để cầu an lành cho mọi người qua lại trên biển, nhất là ngư dân. Công việc kiến tạo này gần xong thì miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Năm 1987 Ngài cùng nhiều vị Hòa thượng trú trì các tự viện ở một số tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh đứng ra xây dựng “Tam bảo công đồng tháp” trong khuôn viên Phật Tích Tòng Lâm ở xã An Phước, huyện Long Thành để an trí di cốt hàng trăm vị tôn đức mãn thế. Năm 1989 ngôi tháp đã hoàn thành viên mãn.

Từ năm 1992, sức khỏe của Ngài sút giảm dần. Ngày mồng 7 tháng 3 năm Quý Dậu (28-4-1993) vào lúc 13 giờ 40′ Hoà  thượng Thích Nhựt Minh đã an nhiên thâu thần thị tịch, hưởng thọ 87 tuổi đời, 67 tuổi hạ.

Trích: Tiểu sử Danh tăng Việt Nam thế kỷ XX – Tập 1 (Phật giáo giai đoạn thống nhất Phật giáo lần thứ 2)

Chủ biên: TT.Thích Đồng Bổn

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường