Trang chủ Chuyên đề Hòa thượng Thích Minh Châu: Thực tu – thực học và giáo dục con người toàn diện

Hòa thượng Thích Minh Châu: Thực tu – thực học và giáo dục con người toàn diện

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

TT.TS. Thích Tâm Đức
Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện phó Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham luận tại hội thảo về chủ đề: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước” vào ngày 04-11-2021 tại Tp.HCM

Tóm tắt:
Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu là một nhân vật đặc biệt của Phật giáo Việt Nam. Ngài có một nền tảng căn bản về thế học, Phật giáo Đại thừa, xuất dương du học, tiếp thu và phiên dịch kinh tạng Pali thuộc Phật giáo Nguyên thủy, về nước lãnh đạo các trường Đại học Phật giáo, giáo dục con người. Sau ngày đất nước thống nhất, ngoài những công việc quan trọng khác, ngài tiếp tục sứ mệnh thiêng liêng, đó là phiên dịch kinh tạng Pali, xuất bản sách, hoằng pháp, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Hội đồng Chỉ đạo Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam, các Học viện Phật giáo, giáo dục con người theo tinh thần Phật giáo. Ngài là vị Đạo sư thực tu – thực học – giáo dục con người toàn diện.

Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu là một nhân vật đặc biệt của Phật giáo Việt Nam. Ngài có một nền tảng căn bản về thế học, Phật giáo Đại thừa, xuất dương du học, tiếp thu và phiên dịch kinh tạng Pali thuộc Phật giáo Nguyên thủy, về nước lãnh đạo các trường Đại học Phật giáo, giáo dục con người. Sau ngày đất nước thống nhất, ngoài những công việc quan trọng khác, ngài tiếp tục sứ mệnh thiêng liêng, đó là phiên dịch kinh tạng Pali, xuất bản sách, hoằng pháp, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Hội đồng Chỉ đạo Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam, các Học viện Phật giáo, giáo dục con người theo tinh thần Phật giáo.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Hoa thuong Thich Minh Chau 1

Nhân dịp Hội thảo “Giáo hội Phật giáo Việt Nam 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước” người viết có bài tham luận với tựa đề “Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu: thực tu – thực học – giáo dục con người toàn diện”.

Trước hết là lược sử về Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu:

– Ngài sinh năm 1918 trong một gia đình nho giáo tại Nghệ An.

– 1939 đỗ bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương.

– 1940 đỗ tú tài toàn phần tại Trường Khải Định – Huế (nay là Trường Quốc Học).

– Từ năm 1936 ngài làm Thư ký Tòa Khâm sứ tỉnh Thừa Thiên, một năm sau xin thôi việc vì thấy người dân bị xử ép oan sai.

– Từ năm 1936 ngài làm chánh thư ký Hội Phong trào học Phật và cùng sáng lập Đoàn thanh niên Phật học đức dục và Gia đình Phật hóa phổ (tiền thân Gia đình Phật tử sau này).

– 1946 xuất gia và 1949 thọ Cụ túc giới tại chùa Báo Quốc, Huế.

– 1951 làm Hiệu trưởng trường Trung học Bồ Đề, Huế. Tham dự Hội nghị thống nhất PGVN ba miền tại chùa Từ Đàm.

– 1952 du học Sri Lanka.

– 1955 từ Sri Lanka đi Ấn Độ học.

– 1957 gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– 1958 đậu MA; 1961 đậu Ph.D với đề tài “So sánh Kinh Trung A-hàm chữ Hán và Kinh Trung bộ chữ Pali…” (The Chinese Madhyama-Āgama and the Pāli Majjhima-Nikāya).

– 1962-63: Giảng viên ĐH. Bihar, Ấn Độ.

– 4/1964 ngài về nước.

– 1964-65: Phó Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật học Sài Gòn (tại chùa Pháp Hội).

– 1966-75: Viện trưởng ĐH Vạn Hạnh và Tổng Vụ trưởng Vụ Văn hóa – Giáo dục (Giáo hội PGVNTN).

– 1975-76: Di chuyển về Phật học viện Vạn Hạnh (nay là Học viện PGVN tại Tp. HCM cơ sở I, 750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q. Phú Nhuận, TP. HCM).

– 1981 và 1984: Hiệu trưởng trường Cao cấp Phật học tại Hà Nội và tại Tp. HCM.

Tại Học viện PGVN tại TP.HCM, Hòa thượng đã lần lượt tổ chức tuyển sinh và đào tạo được 5 khóa cử nhân Phật học. Các khóa Tăng Ni sinh này đã đáp ứng được nhân sự phục vụ Giáo hội.

– Vận động thống nhất Phật giáo

Năm 1980, Hòa thượng cùng chư tôn HT. Thích Trí Thủ, HT. Thích Trí Tịnh, HT. Thích Thiện Hào, HT. Thích Thiện Châu, HT. Thích Từ Hạnh, HT. Thích Hiển Pháp cùng với các cư sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn Văn Chế, Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm ở phía Nam; chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa ở phía Bắc thành lập Ban Vận động Thống nhất Phật giáo nước nhà. Hòa thượng làm Chánh Thư ký Ban Vận động.1

Đến năm 1981, GHPGVN được thành lập, Hòa thượng được Đại hội suy cử giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký GHPGVN liên tiếp ba nhiệm kỳ I, II và III (1981-1997).2

– Đại biểu Quốc hội

Với uy tín của ngài trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, nên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã giới thiệu Hòa thượng ra ứng cử đại biểu Quốc hội tại đơn vị thành phố HCM. Từ tháng 5 năm 1981-2002, Hòa thượng là đại biểu Quốc hội 4 khóa liền (từ khóa VII đến khóa X), và cũng trong thời gian này Hòa thượng được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Xã hội TP.HCM.3

– 1989: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và 1991 Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam.

– Về đối ngoại: Sau khi về nước từ 1965-1975: Xuất ngoại 4 lần; và sau khi đất nước thống nhất, từ 1982-1996: xuất ngoại 20 lần.

– Về phiên dịch và sáng tác: (i) Ngài đã dịch hầu hết Kinh tạng Pali, được xem là gốc rễ nguyên sơ của Phật giáo và bộ Thắng pháp tập yếu luận, một bộ luận Pali quan trọng giúp làm sáng tỏ lời Phật dạy; (ii) Ngài biên soạn 5 sách tiếng Anh và 21 sách tiếng Việt.

– 2006 Ngài đã lui về hậu liêu an dưỡng tuổi già.

– Đúng vào mùa Vu lan PL.2556, vào lúc 9g sáng ngày 1 tháng 9 năm 2012 (tức 16-7 âm lịch), Ngài đã nhẹ nhàng xả báu thân tại thiền viện Vạn Hạnh, trụ thế 95 năm và 64 hạ lạp.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Hoa thuong Thich Minh Chau 2

Qua lược sử trên, ngoài những công tác quan trọng khác, ta có thể thấy sự đóng góp của ngài cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên phương diện thực tu – thực học – giáo dục con người toàn diện như sau:

1. Ngài đã thể hiện giá trị thực của con người, đó là thực tu và thực học. Ngài rất hiền hòa, luôn tươi cười. Vậy mà vào năm 1994 khi làm trưởng đoàn PGVN tham quan Ấn Độ, đứng trước cây bồ đề tại Bodhgaya, Bihar nơi đức Phật Thích Ca thành đạo, ngài đã khóc nức nở như trẻ thơ lâu năm gặp lại cha già. Cảm xúc của ngài như một sự tri ân công đức quá lớn của đức Phật Thích Ca khi để lại một gia tài đồ sộ với những lời dạy quý báu, giúp con người trong đó có bản thân ngài để giải thoát khổ đau của sinh tử luân hồi. Trước khi xuất dương ngài chưa thông thạo tiếng Anh, vậy mà trong một thời gian ngắn ngài đã khắc phục, nỗ lực và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Phật học bằng ngôn ngữ này và đã thực hiện nhiều chuyến công du Phật sự nước ngoài sau đó mà không cần người thông dịch.

2. Chủ trương của ngài là giáo dục một con người toàn diện, đó là một sự kết hợp giữa kiến thức thế gian và đạo đức Phật giáo ngang qua thể nghiệm thiền định. Năm 1964 Đại học Vạn Hạnh được thành lập với nhiều phân khoa: Phật học, Khoa học xã hội, Giáo dục, Khoa học ứng dụng, trung tâm ngôn ngữ. Ngoài ra, ngài còn cổ vũ cho các hoạt động văn thể mỹ cho sinh viên như bóng đá, văn nghệ, hội hoạ… Năm 1973 tại Đại học Vạn Hạnh, ngài đã mở lớp dạy hành thiền miễn phí cho sinh viên và tôi là một trong những sinh viên đầu tiên theo học và may mắn ít lâu sau đó được làm phụ tá cho ngài về pháp môn này. Ngài rất quan tâm đến pháp môn hành thiền vì chính pháp môn này một khi thể nghiệm mới giúp cho chúng ta hiểu được những thâm ý trong những lời dạy của đức Phật. Sau khi đất nước thống nhất, khi làm lãnh đạo các Học viện Phật giáo, ngài chủ trương giáo dục đủ các truyền thống Phật giáo: Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo bộ phái (còn gọi là Tiểu thừa) và Phật giáo Đại thừa. Về sau này, từ năm 2006 trở đi thì HVPG tại TP. HCM có chia làm các Phân khoa chuyên môn, khác với hướng đi ban đầu của ngài.

3. Phiên dịch Kinh tạng Pali. Có thể nói đây là lời dạy chân lý nguyên sơ của đức Phật Thích Ca; qua đó người học thấy dễ hiểu với lời dạy trong sáng của đức Phật khác nhiều với Hán tạng mà ngài đã cảm nhận tại nước nhà trước khi xuất dương du học. Ngài được ví như ngài Huyền Trang ở Trung Quốc đi thỉnh kinh. Tu học phải đi song hành với nhau. Tu mà không học là tu mù, học mà không tu thì chỉ là đãy sách, học vẹt… Chính việc phiên dịch kinh sách đối chiếu với việc hành thiền làm cho một vị tu sĩ càng thuận lợi hơn trong công việc hoằng pháp khi phải sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý kinh.

Tóm lại, Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, ngoài những công tác quan trọng khác, với những học viện Phật giáo và kinh sách giá trị để lại cho hậu thế, đã thể hiện một tấm gương sáng – thực tu, thực học, giáo dục con người toàn diện – của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Con người giáo dục của ngài còn là một sự góp phần cho độc lập văn hóa Phật giáo Việt Nam. Từ sau năm 1964 với những Kinh tạng Pali được ngài dịch thẳng ra tiếng Việt không phải qua trung gian chữ Hán. Đây là một điều mà trước đó những thiền sư Việt Nam như đời nhà Trần đã nỗ lực, sáng tác thơ ca Phật giáo bằng chữ Nôm để thể hiện tính độc lập văn hóa của nước nhà trước ngoại bang.

TT.TS. Thích Tâm Đức
Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện phó Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham luận tại hội thảo về chủ đề: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước” vào ngày 04-11-2021 tại Tp.HCM

***

1 http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/archive/index.php/t-17649.html
2 http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/archive/index.php/t-17649.html
3 http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/archive/index.php/t-17649.html

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường