Trang chủ Chuyên đề Hòa Thượng Tế Xuyên – Thích Doãn Hài

Hòa Thượng Tế Xuyên – Thích Doãn Hài

Trong suốt cuộc đời, Hòa thượng luôn hoan hỷ dìu dắt Tăng Ni và Phật tử trên con đường tu học. Ngài luôn thực hiện hạnh từ bi hỉ xả, tận tụy vì đạo pháp và làm rạng rỡ tông phong lịch đại Tổ sư Tế Xuyên nói riêng, Phật giáo nước nhà nói chung.

Đăng bởi: Phí Thanh Hoa
ISSN: 2734-9195

Cuộc đời của Hòa thượng Tế Xuyên – Thích Doãn Hài

Hòa Thượng Tế Xuyên – Thích Doãn Hài thế danh là Dương Văn Hiển, pháp danh Thông Hiển, hiệu Doãn Hài, sinh năm Giáp Tuất (1874) tại làng Mai Xá, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà. Thân phụ là cụ Dương Văn Học, thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Nữ. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho thanh bạch nơi thôn quê. Từ nhỏ Ngài đã được theo đòi bút nghiên nơi cửa Khổng sân Trình.

Hòa Thượng Tế Xuyên – Thích Doãn Hài Từ năm 1889 đến năm 1892

Năm lên 15 tuổi (1889), sau một buổi học, thầy trò quây quần đàm đạo nhân tình thế sự, nhân đề cập, tán thán công đức và đạo hạnh Sư Tổ chùa Bảo Khám ở làng Tế Xuyên trong hạt, Bồ Đề tâm của Ngài bỗng nhiên nẩy nở, tựa như túc duyên tự xa xưa nay hội đủ nhân duyên khởi phát. Ngài bèn xin song thân cho xuất gia đầu Phật, tìm đến Sư Tổ đệ nhị xin quy y thọ giới. Được Sư Tổ hứa khả, Ngài chí tâm tu học, sớm tối ra vào hầu hạ Bổn sư, siêng năng cần mẫn. Do đó, Ngài được nghiệp sự và huynh đệ quý mến.

Năm 16 tuổi Ngài thọ giới Sa Di. Những tưởng con đường tu học của mình có cơ thăng tiến dưới sự hướng dẫn của Tổ Sư. Không ngờ ngày rằm tháng 2 năm Canh Dần (1891) nghiệp sư viên tịch, Ngài bơ vơ ở tuổi 17 đạo lực còn non yếu. May sao huynh trưởng của Ngài là Hòa thượng Phổ Tụ đã là vị Thượng tọa trong sơn môn, được kế vị là Tế Xuyên đệ tam Tổ, hết lòng dìu dắt Ngài trên con đường tu học.

TCNCPH HTTeXuyenThichDoanHai

Hòa Thượng Tế Xuyên – Thích Doãn Hài (1874-1958)

Hòa Thượng Tế Xuyên – Thích Doãn Hài Từ năm 1893 đến năm 1926

Năm Quý Tỵ (1893) Ngài 20 tuổi được thọ Cụ Túc giới tại Đại giới đàn tổ chức ở bản tự, với pháp danh Thông Hiển. Một thời gian sau, Ngài được sư huynh gửi lên chùa Bồ Đề ở Gia Lâm làm thị giả Sư Tổ trú trì là Hòa thượng Nguyên Biểu để sớm tối tiện bề tu học.

Năm Bính Ngọ (1906) Sư Tổ Bồ Đề viên tịch, Ngài lại lên Tổ đình Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang tiếp tục tham học với Hòa thượng Thanh Hanh. Sau đó Ngài trở về quê nhà trú trì chùa Tế Cát tiếp độ chúng sinh, giáo hóa thiện tín thập phương, đồng thời trợ giáo Tổ Phổ Tụ truyền pháp, giữ kỷ cương Tổ đình Tế Xuyên.

Năm Bính Dần (1926) Hòa thượng Phổ Tụ viên tịch, Ngài được sơn môn suy tôn làm đệ tứ Tổ Tế Xuyên Bảo Khám Tự, tiếp tục sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, san khắc kinh điển, luật tạng như bản Thiền Lâm Bảo Huấn, Tăng Hộ, Tâm Tạng, Địa Tạng mà Tổ đệ tam đang làm dở.

Từ đó Ngài là thạch trụ đống lương của sơn môn. Ngài thường được chư Tăng tôn vinh ngôi chủ Hạ trong các khóa an cư tại Tổ đình, hoặc có năm tại chùa Quán Sứ – Hà Nội. Ngài kiêm luôn chức Chánh chủ giảng. Trong các trai hội lớn, Ngài được cung thỉnh thượng tòa Chứng minh.

Hòa Thượng Tế Xuyên – Thích Doãn Hài Từ năm 1934 cho đến lúc viên tịch

Năm 1934 tại Bắc kỳ, phong trào chấn hưng Phật giáo được phát động. Ngài không quản tuổi cao sức yếu, chẳng những bản thân nhiệt thành hưởng ứng tham gia, mà còn vận động Tăng Ni, Phật tử trong sơn môn. Ngài còn đi tới các chùa, các Tổ đình khác vận động các bậc trưởng lão kỳ túc trong các sơn môn tham gia.

Sau khi Hội Bắc Kỳ Phật Giáo ra đời và xuất bản báo Đuốc Tuệ để làm cơ quan phổ biến Phật pháp, Ngài được Hội mời làm Phó Chủ bút, phụ tá cho Hòa thượng Trung Thứ đương nhiệm Chủ bút.

Năm 1936, Hòa thượng Chủ bút viên tịch, Ngài tiếp nối duy trì tờ báo, lãnh trách nhiệm Chủ bút, quy tụ được rất đông chư Tôn đức Tăng Ni và cư sĩ, nhà văn viết bài cho tờ báo, góp nhiều công sức cho việc hoằng dương chánh pháp, xây dựng nền văn hóa dân tộc. Tờ Đuốc Tuệ dưới quyền Chủ bút của Ngài xuất bản liên tục cho đến ngày Cách Mạng Tháng Tám thành công.

Trong thời gian làm chủ bút báo Đuốc Tuệ, Ngài được Hội Bắc Kỳ Phật Giáo cung thỉnh giữ luôn chức Chánh trú trì chùa Quán Sứ, nơi đặt trụ sở của Hội.

Năm 1951, các phái đoàn Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam họp đại hội tại chùa Từ Đàm – Huế thực hiện nguyện vọng chung của Tăng Ni và Phật tử toàn quốc là thống nhất Phật giáo dưới danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, Ngài được đại hội cung thỉnh làm Chứng minh Đạo sư.

Năm 1952, Ngài lãnh đạo sơn môn trùng tu Tổ đình Tế Xuyên thành một tòng lâm khang trang, qui mô như ngày nay vẫn còn. Tiếp đó Ngài cho trùng tu các chùa ở Tế Cát, Văn Xá, Nam Xá… là những ngôi Tam Bảo mà Ngài đã có thời làm trú trì.

Ngày 17 tháng 11 năm Mậu Tuất (1958) pháp thể khương an, tinh thần minh mẫn, Ngài vẫn cùng đệ tử và tín đồ mừng lễ vía Đức Phật A Di Đà. Qua sáng hôm sau, Ngài ra trai đường niệm thực, chứng cháo sáng, thụ trai xong, Ngài an nhiên tĩnh tọa vãng sanh Tây phương, hưởng thọ 85 tuổi đời, 64 hạ lạp.

Trong suốt cuộc đời, Hòa thượng luôn hoan hỷ dìu dắt Tăng Ni và Phật tử trên con đường tu học. Ngài luôn thực hiện hạnh từ bi hỉ xả, tận tụy vì đạo pháp và làm rạng rỡ tông phong lịch đại Tổ sư Tế Xuyên nói riêng, Phật giáo nước nhà nói chung.

Trích: Tiểu sử Danh tăng Việt Nam Thế kỷ XX – Tập 1 (Gia đoạn chia đôi đất nước)
– Chủ biên: TT.Thích Đồng Bổn

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường