Hoa mùa Phật Đản - Qua dòng sông tĩnh thức / Đâu cánh buồm huyền không / Cội nguồn ta tắm gội / Lòng gạn đục khơi trong.
Hoa mùa Phật Đản - Qua dòng sông tỉnh thức/Đâu cánh buồm huyền không/Cội nguồn ta tắm gội/Lòng gạn đục khơi trong.
Đóa hoa vô ưu nở
Mùa Phật Đản lại về
Ánh hào quang rạng rỡ
Hương sen bước cận kề.
Nghe lời răn của Phật
Gieo hạt mầm từ bi
Mở khai niềm chính đạo
Phật pháp thật diệu kỳ.
Con đường đến hạnh phúc
Hoa hồng đầy chông gai
Trăm năm đời huyễn mộng
Trầm luân một kiếp người.
Khơi dậy niềm an lạc
Lan tỏa tình yêu thương
Thắp sáng bao ánh tuệ
Xua tăm tối miên trường.
Qua dòng sông tỉnh thức
Đâu cánh buồm huyền không
Cội nguồn ta tắm gội
Lòng gạn đục khơi trong.
Tác giả: Tôn Nữ Mỹ Hạnh
Sự tích hợp trí tuệ này vào tâm lý trị liệu không chỉ mở rộng khung lý thuyết mà còn mang đến một cách tiếp cận toàn diện, hướng tới chuyển hóa nội tâm sâu sắc, phát triển trí tuệ và lòng từ bi, thay vì chỉ tập trung giải quyết triệu chứng.
Phật giáo không bao giờ dạy rằng “vong linh” là nguyên nhân của hiếm muộn. Đó là sự giải thích méo mó nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi, rồi bán ra “liệu pháp tinh thần” bằng giá vật chất. Cũng không ai có thể “mở cửa sinh tử” chỉ qua một nghi lễ cúng bái.
Sự phát triển của AI, vốn đang ở tuyến đầu của khoa học và công nghệ hiện đại, vượt ra ngoài phạm vi tiến bộ công nghệ đơn thuần và đòi hỏi sự suy ngẫm sâu sắc về câu hỏi cơ bản của sự tồn tại của con người: “Tâm trí là gì?”.
Cũng vậy, Thực tướng hay bản thể tối hậu trong kinh A Di Đà chính là một chỉnh thể bao gồm cả tính không (bản thể) và tính có (hiện tượng). Hai mặt mày là cùng một thể không tách rời.
Đại sư Vạn Hạnh không chỉ khai thị bản chất thịnh suy giống như giọt sương trên đầu ngọn cỏ mà còn đặt sự thịnh suy trong quá trình biến đổi, từ phía cuối con đường, phía bên kia cuộc đời, phía sau của thực tại hôm nay.
Con đường Nho giáo là con đường triết lý nhân sinh, còn Phật giáo là con đường triết lý bản thể. Những triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong Nho - Phật ảnh hưởng đến lối sống hài hòa, tôn trọng tự nhiên của người Việt.
Tuy nhiên, trong chiều sâu của tư tưởng Thiền tông, quê hương còn mang một tầng nghĩa khác, chính là bản thể giác ngộ, là phật tính sẵn có trong mỗi con người.
Thiên nhiên trong thơ Thiền Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII không chỉ đơn thuần là bối cảnh hay chất liệu nghệ thuật, mà là đối tượng chiêm nghiệm tâm linh, là phương tiện giác ngộ và là biểu hiện của đời sống giản dị, thoát tục.
Bình luận (0)