Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Hộ pháp luận: “Không cày mà có cơm ăn”

Hộ pháp luận: “Không cày mà có cơm ăn”

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Thích Nữ Nhuận Anh
Học viên Cao học khóa III, Học viện PGVN tại Tp.HCM
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 11/2021

Trong đời sống hiện đại, vẫn còn một số người suy nghĩ tu sĩ Phật giáo là những kẻ ăn xin cao cấp, lười lao động, họ (những tu sĩ) là gánh nặng của cộng đồng xã hội.

Thời đức Phật, khi có những câu hỏi với tâm ý như trên, Ngài đã dạy: “Tín tâm là hạt giống/Khổ hạnh mưa đúng mùa/Trí tuệ là cày, ách/Tàm quý là cán cày/Tự gìn giữ chính niệm/Là người giỏi chế ngự/Giữ kín nghiệp thân, miệng/Như thực phẩm trong kho/Chân thật là xe tốt/Sống vui không biếng nhác/Tinh tấn không bỏ hoang/An ổn mà tiến nhanh/Thẳng đến không trở lại/Đến được chỗ không lo/Người cày ruộng như vậy/Chứng đắc quả Niết bàn/Người cày ruộng như vậy/Không tái sinh các hữu”(1), đây là điều khẳng định Ngài cùng đệ tử đều có lao động, mang đến kết quả hoàn thiện chính mình, sự tu tập an lạc lan tỏa ra thiện lành khắp nơi để nhân dân được an vui, hạnh phúc..

Tag: Hộ pháp luận, cày ruộng, cơm ăn, đệ tử phật,…

Hàng xuất gia tuy chẳng cày cuốc làm ruộng nhưng đã cày tâm nhổ cỏ tập khí, gieo chủng tử thiện và thu hoạch được quả giải thoát. Chính vì vậy, bố thí tặng phẩm cho người xuất gia đức hạnh, trang nghiêm là bổn phận tăng trưởng phước điền của cư sĩ tại gia. Ngược lại, người tu sĩ sống xứng đáng với sứ mệnh phụng sự Phật pháp thì việc thọ lĩnh cúng dường của đàn na tín thí mới đúng nghĩa.

Trong xã hội có người không ưa loại người chẳng cày ruộng (người xuất gia) mà có cơm ăn. Trước các tranh luận này, tác phẩm Hộ pháp luận biện minh cho đệ tử Phật với tâm đi xuất gia chân chính không phải vì miếng cơm mà vào chùa.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2021 Ho Phap Luan khong cay ma co an 1

Trong hàng xuất gia, có người từ bỏ sự giàu sang, có người có trình độ cao đến thiền môn tu tập cầu sự an tịnh, dù đạm bạc, mặc chắp vá che thân, thế sự không thấy đó sao?

Trong tác phẩm Hộ pháp luận, tác giả Trương Thương Anh dẫn chứng như nơi phố phường, đền thờ bói toán, ngõ hẻm buôn bán, các nghệ sĩ hát ca,… đều là không cày ruộng vẫn có cơm ăn.

Hàng đệ tử Phật đa phần mỗi vị chỉ dùng một bữa, sống tri túc với mục đích kế thừa mạng mạch của Phật pháp, thử hỏi các vị bài xích đòi hỏi chư tăng, ni phải làm ruộng nữa có hợp chăng?

Bên cạnh lúa thóc có lúc được mùa, lúc không mặc dù với số đông làm mà thu hoạch được bao nhiêu, như Lão Tử bảo: “Tôi không làm việc bằng tay chân, mà người dân vẫn đầy đủ” chúng ta thấy đó nhờ vào khí trời đất điều hòa thì được như sở nguyện ý là vậy, cũng khác gì tăng, ni là những bậc xuất thế tu tập theo Phật Đà, mỗi vị có quả vị tu chứng khác nhau, nghiêm trì giới luật, làm các việc khó làm, bỏ những cái khó bỏ, sống trong sự thanh tịnh như vậy mà còn ghét đệ tử Phật tức là ghét Phật Đà là lẽ vì sao?

Tổ Bách Trượng Duy Chính thiền sư: “Đại chúng cùng lão tăng khai điền, lão tăng vì đại chúng nói nghĩa đại pháp”, chư Tổ giảng nói đại pháp cho mọi dân chúng nghe để liễu ngộ điều chân thật ở đời, Tổ sống hòa nhập với mọi người tham gia cùng dân chúng làm việc rồi từ đó giảng dạy đạo đức, bao nhiêu công việc như vậy còn đòi hỏi là ăn mà không cày ư? Các cư sĩ tại gia họ thực hành theo lời giáo pháp Phật, hộ trì Tam bảo sống đơn giản chẳng hao phí bao nhiêu, thậm chí họ còn mang ơn đất nước với mục đích phồn thịnh Phật pháp, như thế đủ để thấy được tâm thành kính của đệ tử Phật hằng mang lại lợi ích cho nhân loại, chứ chẳng ngồi không ăn rỗi.

Hiện nay, trong các chùa chiền, tịnh xá, đệ tử Phật công phu bái sám, làm từ thiện y tế, giáo dục,… mới xin ăn, còn nói ăn bám người khác thì là một góc nhìn méo mó, quá đáng. Người xuất gia tu tập ứng dụng trí tuệ vào chuyển hóa tâm linh và đưa ra các phương thức hóa giải khổ đau cho cộng đồng, vì lợi ích chung, chẳng cầu lợi dưỡng riêng tư, như thế là xứng đáng được nhận cúng dường.

Đức Lão Tử nói: “Ta không làm mà người dân tự giàu. Nếu chẳng phải vì chí ý hòa khí mà chiêu cảm được mùa, dẫu cày nhiều mà làm gì?” quả là vậy, với tâm trí điều hòa, tâm trong sạch hòa điệu với đất trời tất sẽ có cảm ứng, người có tâm hồn thanh tịnh sẽ chiêu cảm thần thánh, hằng cầu mong ước thấy giúp ích cho cộng đồng nhân loại.

Thực tế cho thấy rằng các giảng sư luôn có tâm nguyện truyền bá chân lý của đức Phật đem thông điệp an lành đến mọi người, giúp bản thân tự nỗ lực tháo gỡ những ràng buộc não phiền, biết thực hành mang niềm vui cho mình và người khác, những vị ấy chẳng mong cầu lợi dưỡng, việc cúng dường cho giảng sư là hộ trì Phật, Pháp, Tăng còn nếu dân chúng với tâm niệm mục đích khác hầu thân cận để có lợi riêng thì không nên.

Ngày nay, sự hộ pháp của tu sĩ xuất gia và tại gia rất cần thiết, bởi xã hội càng ngày càng phát triển công nghệ kỹ thuật việc hoằng dương chính pháp cũng nhanh chóng nhưng các thành phần không thích đạo Phật từ đó cũng phát tán và khuyếch đại việc “không cày mà có cơm ăn”.

Bổn phận trách nhiệm cao cả của hàng đệ tử Phật là điều quan trọng, qua các phương tiện tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục, chung tay dựng lên ngôi nhà chính pháp lan tỏa khắp mọi miền đất nước. Vị trí của người trụ trì ngôi tự viện đứng ra hoằng truyền chính pháp của Phật, độ chúng tu học và tạo mọi điều kiện cho dân chúng đến học hỏi, thực tập chân lý Phật hòa đồng cũng với xã hội, đời sống dựa trên sự cúng dường của bá tính, những vật tứ sự có thể đem chia sớt cho người nghèo, đối với cư sĩ tại gia hộ trì cúng tài vật cho chùa để tổ chức các hoạt động phật sự như ấn tống kinh điển, nghiên cứu nhiều tác phẩm về đạo Phật với mục đích đem ánh sáng chính pháp đến mọi nơi. Thời Phật giáo gặp nạn luôn có bậc tôn túc cao tăng xuất hiện, công lao của những vị hộ pháp đã không tiếc thân mạng sẵn sàng hy sinh vì đạo pháp.

Còn chúng ta tăng, ni trẻ và quý phật tử thời nay thì sao?

Cố gắng giữ gìn lời dạy từ đức Phật không để mai một, người học giáo pháp luôn chăm chỉ đúng chính kiến, không mê tín; phát tâm cúng dường các bậc tu sĩ học, thực hành giáo pháp, sau này kế thừa truyền bá chân lý, có tinh thần bảo vệ Phật pháp khi bị bài xích chê bai. Tứ chúng cùng tu, cùng in ấn kinh điển, xây dựng trường học Phật pháp khắp nơi, tạo điều kiện cho dân chúng được tiếp cận. Cư sĩ tại gia có vai trò nữa là hộ trì tăng chúng tu tập, bảo vệ thanh danh, thịnh suy bằng sự nhu thuận, quý kính.

Trách nhiệm lớn lao của vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni phải luôn học tập, hành trì giáo pháp của Phật đạt đến sự tỉnh giác thuần thục tâm, liễu ngộ mọi chân lý trên đời, sống cuộc đời ít muốn vừa đủ, trên xin cầu Phật đạo dưới hóa độ chúng sinh, với tinh thần cao thượng đưa giúp người vượt khỏi bể khổ luân hồi đó là đức hạnh lớn, lòng từ lớn thương yêu hết thảy nhân loại, không phân biệt tầng lớp giàu nghèo,… cứu khổ hết thảy mọi người từ vật chất đến tinh thần. Hầu hết người xuất gia còn phàm nên lỗi lầm nghiệp lực vẫn còn, dù có phạm lỗi thì dựa trên giới luật mà hành xử, cho nên đừng vì một người khiến chúng ta bất kính Tam bảo nếu không đưa đến cái đáng tiếc lớn.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2021 Ho Phap Luan khong cay ma co an 2

Bổn phận là một vị tu sĩ cần có khoảng cách xa với phật tử, nếu gần gũi quá làm cho người tu dễ bị chi phối thói quen của cuộc sống thế tục, làm cho cư sĩ xem nhẹ tăng đoàn, thiếu sự cung kính thậm chí ảnh hưởng việc tu tập của tu sĩ, tâm dao động không yên, các thầy Tỳ kheo dễ bị hiểu lầm với các cô công quả thường đến chùa khiến gia đình cư sĩ phiền não cho là chùa dụ dỗ người thân họ rồi sinh tình cảm,… rồi chuyện này nọ xảy ra, thầy của tôi, chùa làng tôi mà nhiều phật tử khác đến là không được, lòng ích kỷ của cư sĩ suy nghĩ bậy bạ phiền não đủ bề.

Sự thọ nhận cúng dường của hàng tu sĩ hiện nay còn có sự biến tướng, xin vật thực để nuôi thân mạng không bệnh tật, tâm được an mà tu hành, hiện tượng nhận rồi còn đòi hỏi sự cung ứng quá nhiều làm phật tử chán ngán, mất hình ảnh của vị tăng.

Người tu thọ nhận tứ sự đi khất thực sống thiểu dục tri túc, ít mong cầu lại, cúng thứ gì thì dùng thứ đó không đòi hỏi theo nhu cầu riêng tư của mình, nếu không dễ rơi vào giải đãi, phạm giới,… người xuất gia trách nhiệm gánh trên vai lớn hơn cư sĩ tại gia, Phật pháp trường tồn là nhờ vào người tu sĩ tu hành chân chính, đức Phật dạy là người thừa tự pháp của Ngài, còn cư sĩ không kém phần quan trọng luôn làm hết thảy các việc lành, tránh các điều xấu dở, thanh lọc tâm niệm trong sáng giữ ba nghiệp thanh tịnh, siêng năng hành trì tâm ngày càng sáng tỏ, an lành sẽ tạo từ trường cho những người xung quanh cảm nhận sự an lành ấy là hộ pháp thiện lành đúng nghĩa.

Chúng ta đã từng học rằng: “Hỡi các Tỳ kheo, vì lợi lạc số đông, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của loài Trời và loài người. Các người hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng. Hãy truyền bá đạo pháp, hỡi các Tỳ kheo. Đạo pháp toàn thiện, ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, cả trong ý tứ và lời văn, hãy tuyên bố về cuộc sống Thánh, toàn thiện và thanh tịnh…”(2), lời dạy đã khiến cho tăng, ni biết trách nhiệm của mình, ý nghĩa lời tuyên bố khẳng định được mục đích người xuất gia cần phải làm, người xuất gia đầu tiên luôn giữ gìn giới luật nghiêm minh là tấm gương sáng để cho dân chúng noi theo, đạo hạnh này là điều tối trọng nhất của tu sĩ ra hoằng pháp và hộ trì chính pháp. Một khi dân chúng nhìn thấy sự trang nghiêm của vị tu sĩ họ phát tín tâm, thân giáo là hình thức đến sự cảm hóa con người rất nhanh, mức độ thanh cao qua sự tu tập giáo hóa đồ chúng dễ dàng hơn, chính sự thực nghiệm của bản thân tu sĩ trong đời sống thực tiễn sẽ gây cảm tình với dân chúng.

Tăng, ni cần trao dồi kiến thức nội điển và ngoại điển cho thật vững, các phật tử bây giờ trình độ tri thức cao đến chùa mà hàng tu sĩ chúng ta không đủ trình độ dễ gây bất mãn cho họ, khinh thường tăng chúng, cho nên việc giáo dục trong Phật giáo rất quan trọng, bồi dưỡng đào tạo tăng, ni tài để phụng sự Phật pháp, dùng trí tuệ và lòng từ bi của người xuất gia làm sự nghiệp giác ngộ tự thân và người khác ở trong nước cũng như nước ngoài. Với tinh thần hòa hợp tăng đoàn, hành đạo trong chính pháp đầy nhiệt huyết, sống tùy duyên giáo hóa chúng sinh đúng với trách nhiệm là sứ giả của Như Lai.

Có thể nói, trong cuộc sống với bao thăng trầm, đạo Phật có mặt trên cõi đời đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực, tấm gương của đức Phật để lại cho bao thế hệ noi theo và làm theo khiến cho mọi loài chúng sinh hưởng được sự an lạc và hạnh phúc. Mỗi tăng, ni luôn có lý tưởng và sự phát nguyện riêng mà hành Bồ tát đạo, đem đạo vào đời không làm tổn thương đến các tôn giáo khác mà luôn đồng hành cùng nhau để phát triển với mục đích mang sự an lạc hạnh phúc đến cho nhân loại. Chúng ta là tu sĩ luôn giữ chí nguyện suốt đời theo dấu chân Phật hầu báo đáp ơn Phật cũng như cứu độ chúng sinh ra khỏi biển khổ trầm luân.

Thích Nữ Nhuận Anh
Học viên Cao học khóa III, Học viện PGVN tại Tp.HCM
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 11/2021

***
CHÚ THÍCH:
(1) Thích Tịnh Hạnh, Tạp A-hàm 4, “Hiếu Dưỡng”, NXB. Hội Văn hóa giáo dục Linh Sơn Đài Bắc-Taiwan, 2000, tr. 659.
(2) Thích Trung Hậu và Thích Hải Ấn, Đức Phật Thích Ca Đã Xuất Hiện Như Thế, “Lịch Sử Đức Phật Thích Ca”, NXB. Văn hóa Sài Gòn , TP. Hồ Chí Minh, 2009, tr. 355-356.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường