Trang chủ Đời sống Hàn Quốc: Hiện trạng chung sống liên tôn

Hàn Quốc: Hiện trạng chung sống liên tôn

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả Giáo sư Youngsang Won
Việt dịch Thích Vân Phong
Nguồn 법보신문

Gần đây, khi đọc những bài báo viết, việc lo ngại về việc mở rộng các di tích Thiên Chúa giáo một cách táo bạo, được đăng tải trên trang báo Phật giáo Hàn Quốc 법보신문 với các chủ đề: “Triều Tiên có phải là một quốc gia Thiên Chúa giáo không?” (조선이 가톨릭 국가였나). “Thủ đô Seoul có phải là ‘Thánh địa Vatican’ ở Roma chăng? (서울시, 로마 ‘바티칸 시티’ 조성하려는가?). “Chúng ta cần phải thoát khỏi ‘Hoài cựu Tôn giáo’ chỉ bám vào lịch sử bách hại và tử vì đạo” (박해•순교 역사에만 매달리는 ‘회상 종교’ 벗어나야). Tôi đau lòng khi các vị thiện thần hộ pháp, những người có phần phẫn nộ, đang bày tỏ cảm giác rằng thế giới Phật giáo đang bị khủng hoảng. Thực tế là nơi công cộng đang bị giới hạn như một địa điểm linh thiêng cho một tôn giáo là một vấn đề không chỉ trong Giáo hội Thiên Chúa giáo mà còn đối với các chính trị gia không có ý thức đúng đắn về lịch sử. Vì vậy, cần phải chỉnh sửa lại theo góc nhìn Phật giáo.

Theo cục thống kê công bố, tổng dân số Hàn Quốc năm 2014 là 50,424,000 người. Phật giáo chính thức truyền vào bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ thứ tư (năm 373) và trở thành tôn giáo dân tộc đã tồn tại hơn 1700 năm, có tầm vóc ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống văn hóa và xã hội của dân tộc Hàn Quốc. Hàn Quốc hiện có 20 triệu phật tử (dân số gần 50 triệu) và 20 nghìn cơ sở tự viện trên toàn quốc.

Phật giáo Hàn Quốc vốn gắn liền với sự thịnh suy, thăng trầm của vận nước. Thế kỷ 20, từ khi đất nước Hàn Quốc đuổi giặc ngoại xâm giành lại nền độc lập, Phật giáo phải đối phó với nhiều thách thức thời đại. Một thời gian dài Phật giáo bị lãng quên nơi rừng sâu núi thẳm, nay thị thành Phật giáo hòa quyện cùng cộng đồng xã hội. Thiền phái Tào Khê là một trong những tông phái đã đóng vai chủ lực trong quá trình hoằng dương chính pháp trong suốt chiều dài lịch sử quốc gia Hàn Quốc.

Như trên đã nêu, ánh đạo vàng Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực, Tự do, Bình đẳng đã lan tỏa đến Bán đảo Triều Tiên, vùng Đông Bắc Á này hơn 17 thế kỷ. Không phải là trước đó không có các tôn giáo.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Han Quoc Hien Trang Chung Song Lien Ton 1

Như trong tác phẩm ‘Tam quốc Sử ký’ (삼국사기, 三國史記), ‘Loan Lang Bi Tự Văn’ (난랑비 서문, 鸞郞碑 序文), Thôi Trí Viễn (최치원, 857-900), một nhà thơ, nhà văn người Triều Tiên nổi tiếng sống vào thời kỳ Tân La Thống nhất tiết lộ rằng, Phật giáo đã bản địa hóa, dung hợp bởi ba tôn giáo có trước đó và nói rằng: “Có một Đạo Huyền diệu ở Hàn Quốc được gọi là sự ‘Phong lưu’ (풍류). Có lẽ phong cách nghệ thuật này đã trở thành một lực lượng tiếp thu và triển khai, không chỉ có Nho giáo và Phật giáo mà cả Thiên Chúa giáo, đạo Tin Lành và các tôn giáo mới. Những người theo đạo Phật đã làm nở rộ tinh hoa, tư tưởng Phật giáo ở Bán đảo Triều Tiên bằng tinh thần sáng tạo nghệ thuật và “cơ chế bản địa hóa” (khế cơ, khế lý) của chính họ”.

Đại sư Nguyên Hiểu (원효대사, 617–686) đã dung hợp các ‘Pháp’ (다르마, Dharma) và thiết lập một hệ thống triết học độc đáo tại Bán đảo Triều Tiên mà cả thế giới có thể tự hào. Như vậy, các cuộc nghiên cứu của của Hàn Quốc không tiêu biểu cho bất kỳ hệ tư tưởng nào.

Đức hạnh, công nghiệp và pháp ngữ của Đại sư Nguyên Hiểu lưu danh vạn thế, mãi mãi được sự tôn kính, nhân dân đời đời kính yêu và tôn vinh là một vị Cao Tăng của Hàn Quốc.

Mặt khác, Phật giáo đã trở nên phong phú với những ý tưởng được quốc tế hóa thông qua Con đường Tơ lụa (실크로드), Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên đã tiếp nhận chúng vì mục đích hoàn thành một quốc gia cổ đại.

Thật vậy, Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị nội địa và quốc tế. Chúng ta có thể thuyết minh gì ở một quốc gia cổ đại ngoại trừ Phật giáo? Phật giáo đã trở thành kim chỉ nam cho văn hóa và đời sống của Bán đảo Triều Tiên.

Chính vì truyền thống lịch sử này mà các tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể được truyền tải như là di sản thông qua Phật giáo. Có thể xem đạo Phật như là một Tôn giáo? Từ xa xưa cho đến thời hiện đại, tại châu Âu, Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành đã xung đột về chính trị và tôn giáo, họ đã thống nhất được nguyên tắc tách Tôn giáo và Nhà nước, đảm bảo lãnh thổ của riêng mình với tư cách là Tôn giáo. Họ đang gây ra sự hiểu lầm bằng cách xem Phật giáo qua góc nhìn riêng theo quan điểm của họ. Nó còn được gọi là Phật giáo Tin Lành, nhưng hiện nay nó đang định cư ở phương Tây thông qua việc cùng tồn tại với các tôn giáo mặc khải với tinh thần “tất cả pháp không cố định” (무유정법, 無有定法) của Phật giáo.

Tôi chấp nhận mà không do dự bởi việc phát thanh truyền hình của Cơ đốc giáo phương Tây được phát sóng công cộng. Mặt khác, các nhà phê bình nói rằng đài phát thanh truyền hình truyền tải thông điệp tôn giáo một cách thiên vị. Tuy nhiên, trong xã hội phương Tây, điều gì tồn tại sau thế giới của chủ thuyết ‘hệ tư tưởng và tôn giáo Hê-brơ’ (헤브라이즘, Hebraism), vốn tập trung vào Cựu ước của ‘Kinh Thánh’ (성경) và thế giới ‘Thiên Chúa giáo’ (예수교), lấy trọng tâm là Tân Ước? Ngay cả du khách thập phương hành hương, đó đây khắp nơi đô thị xứ Kim Chi đều có Thánh đường Thiên Chúa giáo nguy nga tráng lệ? Cũng như những ngôi già lam cổ tự rêu phong, trơ gan cùng tuế nguyệt, ẩn sâu trong rừng sâu núi thẳm, hài hòa cùng thiên nhiên, sơn xuyên tú lệ, tọa lạc rải rác khắp trên Bán đảo Triều Tiên. Với cách nghiên cứu Phật học, tôi đang trải nghiệm thực tế rằng, nếu tôi mở rộng tâm trí của mình, tôi có thể tiếp thu và chắt lọc tinh hoa bất kỳ nền văn hóa nào trên thế giới. Xét cho cùng, đạo Phật ở Bán đảo Triều Tiên đã đóng vai trò là một tôn giáo, nhưng nó cũng vừa đóng vai trò như một người bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa bản sắc dân tộc. Điều trọng đại này này đã đánh dấu mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử Đạo pháp, Dân tộc Hàn Quốc.

Ở phương Tây, Học thuyết tôn giáo được gọi là giáo điều (도그마, dogma) mang tính độc đoán. Bản chất chủ nghĩa giáo điều vốn cố hữu của sự tùy tiện. Đây là đặc điểm của các tôn giáo thờ Đức Chúa. Đạo Phật cũng hình thành các hệ phái khác nhau, và trên thực trên thực tế, ai có nghiên cứu Phật học đều biết “Tinh hoa của đạo Phật là phi giáo điều” bởi Giới luật là đạo đức và luật áp dụng trong đời sống của tăng ni và phật tử. Ai nghiên cứu giới luật của Phật giáo đều ngạc nhiên về tính cách dân chủ trong đó.

Tuy nhiên, từ thực tế của quá khứ cũng như hiện tại có thể thấy rằng, khi tính giáo điều mang tính độc đoán của các tôn giáo phương Tây trở nên phổ biến trong xã hội, thì sự chung sống hòa bình giữa các tôn giáo có thể sụp đổ và biến thành địa ngục trần gian. Để xã hội Hàn Quốc vốn đã nêu gương về một xã hội đa văn hóa, đa tôn giáo, không rơi vào tình trạng mâu thuẫn và xung đột giữa các tôn giáo, mỗi người phải phản ánh sâu sắc lập trường của mình.

Tác giả Giáo sư Youngsang Won
Việt dịch Thích Vân Phong
Nguồn 법보신문

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường