Trang chủ Danh tăng Hai thiền sư chùa Đậu: Đạo Chân và Đạo Tâm

Hai thiền sư chùa Đậu: Đạo Chân và Đạo Tâm

Câu chuyện về hai vị thiền sư nổi tiếng Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường sau 100 ngày không ăn, không ngủ, dù linh hồn đã lên cõi Phật, song còn để lại nhân gian một thân thể bất hoại, còn gọi là “xá lợi toàn thân”, được lưu truyền đời này qua đời khác.

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Câu chuyện về hai vị thiền sư nổi tiếng Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường sau 100 ngày không ăn, không ngủ, dù linh hồn đã lên cõi Phật, song còn để lại nhân gian một thân thể bất hoại, còn gọi là “xá lợi toàn thân”, được lưu truyền đời này qua đời khác.

Tác giả: Nguyễn Thuý Anh

Tiểu sử hai thiền sư

tapchinghiencuuphathoc thien su dao chan dao tam 1 5

Nhục thân Thiền sư Đạo Chân (tức Vũ Khắc Minh) tại chùa Đậu – Hà Nội Ảnh: St

Thiền sư Đạo Chân tục danh Vũ Khắc Minh, sinh ngày 15 tháng 11 khoảng 1579 xã Gia Phúc, huyện Phúc Khê. Sư theo học với Hòa thượng Đạo Long, người xã Thạch Lỗi, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Sư trụ trì chùa Pháp Vũ cũng tên chùa Thành Đạo, địa phương gọi là chùa Đậu vì ở làng Đậu, hiện nay thuộc thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Tp.Hà Nội.

Trước khi sắp tịch, Sư tọa thiền trong thất nhỏ cho đến khi tịch. Sư tịch khoảng năm 1638, thọ khoảng 59 hay 60 tuổi. Thấy thân Sư không thối rữa, tín đồ để lại thờ cho đến ngày nay vẫn còn. Vẻ vui nhè nhẹ trên gương mặt của Sư khi thị tịch mãi hơn ba trăm năm vẫn còn, người nay gọi là nụ cười hạnh phúc.

Thiền sư Đạo Tâm tục danh Vũ Khắc Trường, sinh ngày 15 tháng 8 không biết năm, là cháu kêu Thiền sư Đạo Chân bằng chú, cùng một quê quán. Sau khi Thiền sư Đạo Chân tịch, Sư thay trụ trì chùa Pháp Vũ vào khoảng năm 1639. Vì Sư có làm tấm bia khắc nói về Thiền sư Đạo Chân nên biết năm ấy Sư đã thế trụ trì.

Khi sắp tịch, Sư cũng vào thất ngồi thiền rồi thị tịch, xác thân của Sư vẫn không thối rữa, tín đồ để nguyên tôn thờ. Sau này bị một trận lụt năm Ất Mão, xác thân Sư bị ngập đến đầu có hư đôi chút, dân chúng tô đắp lại nên không còn nguyên vẹn như xưa.

Hai vị tu tập theo lối thiền tịnh song tu.

Câu chuyện hai vị thiền sư

tapchinghiencuuphathoc thien su dao chan dao tam 1 1

Nhục thân hai thiền sư tại chùa Đậu Ảnh: St

Chuyện kể rằng, khoảng thế kỉ XVII, vào một ngày nọ, thiền sư Vũ Khắc Minh (mà nhân dân trong vùng quen gọi ngài là cụ sư Rau – nhà sư thường chỉ ăn rau trừ bữa) bước vào trong am và nói với các đệ tử rằng: “Mang cho ta một chum nước uống và một chum dầu để thắp. Khi nào thấy dứt tiếng mõ hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thi thể của ta đã hỏng, thì dùng đất lấp am đi, còn ngược lại thì dùng sơn ta bả lên thi thể…”.

Dứt lời, cụ bước vào am tọa thiền, chỉ còn nghe vẳng ra tiếng mõ tụng kinh suốt ngày này qua ngày khác. Tròn trăm ngày, các đệ tử không nghe thấy tiếng mõ nữa, vội mở cửa am ra thì thấy ngài vẫn ngồi đấy như đang trong lúc tọa thiền. Hai chân xếp vào nhau đúng tư thế thiền định, còn hai tay hơi bị xệ xuống. Nhớ lời thầy dặn, họ vội lấy sơn ta bả lên thi hài.

Cũng theo lời kể lại, vào khoảng hơn 10 năm sau, đại sư Vũ Khắc Trường dường như biết trước được số mệnh của mình đã hết, ngài cũng vào am gõ mõ tụng kinh rồi hóa một cách lạ lùng như vậy.

Câu chuyện về hai vị thiền sư nổi tiếng Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường sau 100 ngày không ăn, không ngủ, dù linh hồn đã lên cõi Phật, song còn để lại nhân gian một thân thể bất hoại, còn gọi là “xá lợi toàn thân”, được lưu truyền đời này qua đời khác. Người dân ở làng Gia Phúc ai cũng biết và kể chuyện này. Những vị sư trụ trì chùa Đậu cũng nắm rõ truyền thuyết và kể lại cho người viếng chùa nghe.

Khoa học nghiên cứu

tapchinghiencuuphathoc thien su dao chan dao tam 1 2

Ảnh: St

Năm 1983, hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã được khoa học khẳng định chứng minh chụp bằng X-quang, nhục thân của hai vị không có vết đục đẽo, không có hiện tượng hút ruột, hút não và các khớp xương dính chặt với nhau ở thể tự nhiên. Mỗi nhục thân cân nặng 7kg.

Bác sĩ Trần Quốc Bình, nguyên Trưởng khoa E Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết: “Khoa học thế giới ngày nay đã khẳng định: muốn ướp xác phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện (phải có thuốc để bảo quản, phải hút ruột, hút não, phải để xác trong hòm kín”. Điều đặc biệt là với một người bình thường, để lưu xác cần phải có những điều kiện trên nhưng hai vị Thiền sư chùa Đậu không cần đến những yếu tố tác động khoa học đó.

Sau khi nhập định, trải qua vài chục năm, áo vải của hai vị Thiền sư bị mục, rơi rụng lộ ra thiền sư chỉ còn da bọc xương. Các thiện tín đã mặc cho thiền sư một lớp áo vải bằng sơn ta, trải qua bao năm tháng nhưng người dân trong làng Gia Phúc từ nhiều đời qua vẫn thấy lớp áo ấy còn nguyên vẹn như ngày đầu.

Ý nghĩa

tapchinghiencuuphathoc thien su dao chan dao tam 1 4

Nhục thân Thiền sư Đạo Tâm (tức Vũ Khắc Trường)

Các bậc cao tăng đắc đạo, thấu đạt ý nghĩa của đạo Phật đã dùng hình ảnh viên tịch để lại nhục thân của mình để chứng minh sự tu tập chứng đắc, chứng ngộ, để con người đời nay và đời sau có niềm tin vào ánh sáng của phật pháp với triết lí vô vi (từ bi, hỉ xả), gieo nhân gặt quả, vượt lên trên hết là Tính Không của đạo Phật, giải thoát và giác ngộ.

Hình ảnh nhục thân của các vị Thiền sư như một minh chứng sống về thánh nhân siêu thoát, thấu triệt viên mãn giáo lí Phật Đà.

Tác giả: Nguyễn Thuý Anh (t/h)

***

Tham khảo

Sách “Thiền uyển tập anh”, Lê Mạnh Phát, Viện nghiên cứu Phật học, Nhà xuất bản Văn học, năm 1990

Sách “Thiền sư Việt Nam”, Thích Thanh Từ, DL 1999 – PL 2543

https://phatgiao.org.vn/them-nhung-ly-giai-ve-nhuc-than-cua-thien-su-chua-dau-d34500.html
https://bianvn.com

https://chonthieng.com/nhan-vat/thien-su-dao-chan-va-dao-tam/

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường