Trang chủ Bạn đọc Gia tài của mẹ

Gia tài của mẹ

Những ai đã từng ở bên cạnh mẹ già, mới hiểu và thương mẹ mình nhiều hơn, vì mẹ sẽ già đi theo năm tháng. Cũng vậy, với những người mẹ, dù con có hư đốn, hay giỏi giang, thành công hay thất bại thì con vẫn mãi là con của mẹ.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195
Những ai đã từng ở bên cạnh mẹ già, mới hiểu và thương mẹ mình nhiều hơn, vì mẹ sẽ già đi theo năm tháng. Cũng vậy, với những người mẹ, dù con có hư đốn, hay giỏi giang, thành công hay thất bại thì con vẫn mãi là con của mẹ.

Tác giả: Tuệ Đăng
Tăng sinh – Khoa học Viện Từ Xa- Khóa 7, HVPGVN

Vu lan tháng 7, những người con hiếu hạnh hướng về người cha, người mẹ để tỏ lòng hiếu ân, tri ân. Ngày rằm tháng 7 là ngày lễ vu lan báo hiếu, không phân chia cấp bậc xã hội hay nghề nghiệp nào cả, ai cũng có thể hướng về cha, mẹ mình để tỏ lòng hiếu thuận, trao gửi nụ cười và niềm hiếu hạnh.

Tháng 7, chính là những khoảnh khắc tuyệt vời cho những người con luôn nhớ về nguồn cội, nơi chính chúng ta được sinh ra đời, nơi miền quê chôn nhau cắt rốn, khoảnh khắc tiếng trẻ thơ khóc òa khi được Người mẹ hiền trao tặng cho tấm thân tứ đại mạnh khỏe.

Này những đứa con xa quê, có khi nào quý vị biết tranh thủ về thăm quê nhà, thăm lại cha hay mẹ mình, hay chỉ là gọi vài cuộc điện thoại hỏi thăm sức khỏe, vì công việc mưu sinh, vì tiền bạc, vì hạnh phúc của gia đình nhỏ mà quên đi cái gốc xưa gia đình lớn, cũng là nơi chúng ta sinh ra đời.

Tapchinghiencuuphathoc.vn Gia Tai Cua Me

Tháng Bảy Vu lan sau cơn mưa ngẫm nhìn lá vàng nhớ mẹ hiền.

Có chăng, cũng chỉ vài người ở quê, không sống xa gia đình, không bôn ba nơi phố thị, mới gần gũi cha và mẹ mình thôi. Riêng con, một người xuất gia trẻ lại sống xa quê, xa gia đình cách đây đã hơn 10 năm. Chỉ dịp nào gia đình có giỗ, con mới sắp xếp được thời gian về thắp nén nhang, tụng thời kinh cúng dỗ cho cha thân sinh và sẵn đó thăm mẹ được vài hôm. Chắc có lẽ, nhân duyên người tu là lo cho bá tính, gửi gắm tình thương của người mẹ già cho nhân sinh thì mới có thể đền đáp công sinh dưỡng, nuôi nấng 18 năm của mẹ hiền được.

Kinh Vu Lan Bồn có viết:

“Công dưỡng dục thâm ân dốc trả,
Nghĩa sinh thành đạo cả mong đền…”

Hay câu:

Ngày Rằm tháng Bảy mỗi năm,
Vì lòng hiếu thảo ân thâm phải đền, …
Ngõ cúng dường chư Phật, chư Tăng
Ấy là báo đáp thù ân
Sinh thành dưỡng dục song thân buổi đầu…

Thật vậy, con luôn nhớ ghi tạc lời mẹ dặn khi chọn con đường xuất gia phạm hạnh. Bởi ở đời, bôn ba đầy khốn khó, người mẹ già tần tảo sớm hôm kiếm đồng tiền, bát gạo nuôi dạy con và mong ngóng cho con mình trở nên bậc thành nhân chi mỹ. Công dưỡng dục của mẹ, con nào có báo đáp được ân sâu, ngày tháng trôi qua, tóc mẹ ngày càng bạc đi, da nhăn, chân tay gầy guộc vì sương gió. Tôi còn nhớ, khi tôi học cấp ba, mẹ tôi thường thức rất khuya, dậy lúc 3h giờ sáng, khi cả hai anh em tôi còn say giấc nồng thì mẹ đã cặm cụi bếp củi, nấu hai ba loại chè, để kịp đi chợ sớm. Ngày nào cũng vậy, mẹ vẫn tần tảo mà chưa hề có lời than trách con.

Đến khi tôi đi xuất gia, ngày đó mẹ vui lắm, dẫn tôi về chùa Sùng Đức ở Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận để nhờ gì gửi gắm cho người bạn đồng tu. Nhưng cơ duyên tôi không đủ, nên không thể theo quý thầy Bắc Tông học đạo, cơ duyên ấy lại cho tôi gặp vị sư trẻ Hệ Phái Khất Sĩ, theo màu vàng huỳnh y, chân đất ôm bát đi trì bình.

Chắc có thể gia tài mà mẹ tôi muốn trao truyền đó thôi, chính là muốn tôi đi tu theo gót chân của người gì ruột, em của bà. Gia tài ấy có thể là món quà đặc biệt mà tôi nhận, cũng có thể nó giúp ích cho chính tôi và cho những ai hữu duyên với tôi. Có lần, tôi làm mẹ rất buồn, vì mẹ sống ở đời, hiểu rõ cuộc sống, sự gian nan và những mánh khóe của người đời để kiếm cơm, kiếm tiền, nên mẹ khuyên tôi lo tu học, đừng có yêu đương, gái gú để rồi về đời mà khổ. Bà cứ dặn dò tôi hoài, mỗi khi gọi điện về hỏi thăm sức khỏe của bà và công việc, cuộc sống, cũng như khi ba tôi mất, không có ai trò chuyện, quan tâm như khi ông thân lúc còn sống.

Vậy mà, do nghiệp lực, chưa hiểu sâu sự đời, tôi đã làm cho mẹ phải khóc, phải buồn. Chắc có lẽ đó là bài học lớn trong cuộc đời xuất gia của tôi, mà chắc gì riêng tôi, cũng sẽ có một số huynh đệ cũng về đời vì nghiệp duyên xuất gia chưa trọn hạnh như tôi đã từng. Vì tuổi trẻ thường hay hiếu động, hay chạy theo tiếng gọi của con tim, quên mất trên đầu mình đã cạo sạch tóc, đã chấp nhận mặc áo lam, áo nâu, hay huỳnh y và những chí nguyện xuất trần thượng sĩ buổi ban đầu. Nên họ hay tôi ở lứa tuổi bồng bột, dễ sa ngã và làm cho cha, mẹ phải buồn khổ. Thế nên người xưa mới nói:

“Ai có mẹ xin đừng làm mẹ khóc,
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!”

Câu nói ấy, phù hợp trong hoàn cảnh của tôi, của những ai đã phạm sai lầm, đã làm cho mẹ mình phải khóc vì những lỗi lầm, hay vì sự lựa chọn sai lầm, bỏ chiếc áo để chạy theo những ham muốn thế tục.

Vào năm 20 tuổi, khi đó tôi là chú sa di, bà có lên thăm tôi và viếng chùa, để biết nơi tôi tu học như thế nào. Bà hãnh diện lắm, vì cảnh chùa khang trang, ở ngay thành phố du lịch, thành phố hoa Đà Lạt. Tôi và bà chụp chung 1 tấm hình kỉ niệm, chắc đó là món quà, cũng là thời gian duy nhất bà sắp xếp để thăm chùa và các sư.

Gia tài bà trao tặng tôi là cả lời giáo huấn, lời dặn dò, cũng chính những động lực giúp tôi viết về bà, món quà người mẹ già trao tặng cho tôi. Bà chưa trao tặng tôi vàng hay bạc, hay cái gì quý báu, nhưng những lời động viên, những lời chia sẻ chân thật của bà mới làm tôi phải ghi nhớ trong tâm và chính mình phải biết sách tấn bản thân nhiều hơn trên con đường tu học. Những lời dạy của bà mới thật sự quý giá, có thể đánh bật cả quả núi cao ngàn trượng.

Những ai đã từng ở bên cạnh mẹ già, mới hiểu và thương mẹ mình nhiều hơn, vì mẹ sẽ già đi theo năm tháng, kể cả lúc đã đi xuất gia, với con đều có hình ảnh và những lời dạy của mẹ.

Một chút chia sẻ với ngôn ngữ vụng về, lủng củng, con chỉ mong gửi gắm chút gì đó những câu chuyện nhỏ, những bài học mà con đã gặp phải để nhắn nhủ hãy biết trân trọng cha và mẹ của mình. Đừng để đến khi hai đấng sinh thành từ biệt cõi đời này rồi mới ân hận, thì lúc đó những giọt nước mắt trên má của những đứa con bất hiếu sẽ muộn mằn và không có nhiều ý nghĩa.

Khi Ta còn cha mẹ thì ta còn sự sống, còn niềm vui, còn có hạnh phúc. Một khi hai đấng sinh thành mất đi, thì cuộc đời của chúng ta sẽ thiếu đi nụ cười, sự hạnh phúc.

Kính chúc chư tăng, ni, phật tử mùa Vu Lan an yên, hạnh phúc!

Tác giả: Tuệ Đăng
Tăng sinh – Khoa Học Viện Từ Xa- Khóa 7, HVPGVN

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường