Đường về Xứ Phật - Tập 8 (Phần 2/3)

THỜI KHÓA TU TẬP

Câu hỏi của Từ Hạnh

Hỏi: Kính thưa Thầy! Thời khóa tu tập hằng ngày của con xin Thầy từ bi hoan hỷ chỉ dạy cho, để con tu tập được kết quả tốt.

Buổi khuya:

3,15’ con thức dậy

3,30’ con bắt đầu tu tập

1- Định Niệm Hơi Thở, con bắt đầu thở đều 5 hơi thở mỗi hơi thở 3”, thở xong con đi kinh hành suốt 30’ rồi tiếp tục ngồi lại ổn định 15’ thư giãn. Sau khi thư giãn xong rồi bắt đầu thở lại 15’ cứ một khoảng thời gian là 5 hơi thở và tiếp tục tu như vậy đến 5’, đây là giai đoạn thứ nhất trong buổi sáng.

2- Con tiếp tục tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định 5’ vừa đi kinh hành vừa câu hữu Tứ Vô Lượng Tâm, tránh vô tình làm đau khổ chúng sanh, cứ 5’ này tu xong con lại tiếp tục tu 5’ khác cho đúng 30’ rồi con xả nghỉ. Đây là giai đoạn thứ hai tu tập trong buổi sáng.

3- Con xả nghỉ 30’ ngồi thư giãn con nhắc tâm: “Tâm phải thư giãn nghỉ ngơi, vô sự thanh thản, an lạc không được nghĩ lung tung, thân và các cơ buông thẳng xuống, tự nhiên, không được gồng, gò bó, hai chân phải buông thẳng ra, thoái mái, dễ chịu”.

Trong thời gian thư giãn câu pháp hướng con thường nhắc, nhất là: “cảm giác toàn thân an lạc, tôi biết tôi đang thư giãn và cảm giác toàn tâm an tịnh, tôi biết tôi đang thư giãn”. Đó là hai câu con ưng ý nhất lúc ngồi nghỉ thư giãn và có kết quả nhất. Đây là giai đoạn thứ ba, con tu tập buổi sáng.

4- Nếu tâm con không được tỉnh táo còn buồn ngủ, thiếu sáng suốt thì con lại đi kinh hành và tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định câu hữu với Định Vô Lậu, thường nhắc tâm buông xả hết không có gì là của ta, là ta, các pháp trên thế gian này là vô thường, vô ngã, vì vô thường, vô ngã là khổ đau và tất cả các pháp đều trở về không, không còn có một chút xíu nào cả của ta.

Nếu con còn thấy buồn ngủ, không được tỉnh táo thì con dụng ba cách để đuổi hôn trầm, thùy miên:

- Chạy lúp xúp tại chỗ. 

- Đi tắm.

- Tập hít đất 10 lần đến 20 lần.

Đây là giai đoạn thứ tư mà con đã tu tập vào buổi sáng.

5- Sau khi được tỉnh thức hoàn toàn, con tiếp tục tu tập ở tư thế ngồi kiết già, lưng thẳng, tâm gom chặt vào hơi thở, không có niệm khác xen vào, tức là tâm được an ổn trong hơi thở thì con dùng pháp hướng tâm bằng câu: “tâm phải bất động trước các pháp thế gian, phải giống như tâm Phật, buông xả hết, không được buồn, vui, yêu, ghét, sợ hãi, lo lắng v.v.. Tất cả các pháp trên thế gian này, chẳng có gì là ta, của ta, nếu còn thấy là ta, của ta là ta còn ngu si, vô minh, điên đảo, là tự trói buộc chặt mình vào những sợi dây sanh tử và luân hồi v.v..”.

Kế tiếp con lại quán xét Tứ Vô Lượng Tâm, tư duy tìm cái tốt của người khác và tìm cái xấu của con, để tăng trưởng lòng thương yêu mọi người và dẹp bỏ những thói hư tật xấu của mình.

Con luôn luôn tu tập nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả và cố gắng hàng phục tâm mình trong quả khổ ác để chuyển nghiệp báo ác nghiệt trong con cho được nhẹ nhàng, thoái mái và tâm hồn con được thanh thản, an lạc.

Con thường hay sợ rắn, nên thời gian tu tập Định Vô Lậu con thường như lý tác ý nhắc tâm: “Tâm đừng sợ rắn nữa, rắn không cắn người, rắn rất hiền lành, rắn rất đáng yêu thương, ta là người thiện tu theo pháp Phật, ta không làm ác, không hại rắn và các loài vật khác và ta tin rằng: không bao giờ có loài ác thú và rắn độc nào cắn hay giết hại ta, ta hãy bình tĩnh và không bao giờ sợ hãi nữa’’. Đây là giai đoạn tu tập thứ năm của con buổi sáng.

6- Con nhắc tâm như vậy vài lần rồi xả nghỉ, thư giãn nhưng con sợ rơi vào vô ký nên thỉnh thoảng nhắc tâm thanh thản, vô sự các cơ buông thẳng xuống hết, tâm phải thoải mái dễ chịu và an lạc. Đây là giai đoạn thứ sáu của con tu tập thời khóa vào buổi sáng.

7- Khi xả xong nghỉ 30’ con tiếp tục tu 5 hơi thở như chu kỳ trước đúng 30’. Đây là giai đoạn thứ 7 của thời tu buổi sáng.

Buổi sáng:

Từ 5’ đến 1giờ 30’ 

8- Đến đây là 5 giờ sáng, con lao tác quét sân và thỉnh thoảng con nhắc tâm: “Tôi quét sân tôi biết tôi đang quét sân”. Đây là giai đoạn tu tập thứ 8 của con buổi sáng.

Sau khi lao tác xong, con tiếp tục tu lại giai đoạn một, bắt đầu từ:

Từ 7 - 8,30’ cho đến 10 giờ.

Từ 10 - 12 giờ thọ thực, đang ăn cơm con cũng nhắc tâm tỉnh thức trong khi đang ăn cơm: “Tôi ăn cơm, tôi biết tôi đang ăn cơm”.

Từ 12, 30’ - 1, 30’ tịnh chỉ.

Buổi chiều:

Từ 2 - 3,30’ chấp tác, lao động và tu tập như trên đến 5 giờ.

Buổi tối:

Từ 7 - 8,30’ con tu tập như các buổi ở trên, đến 9 giờ tịnh chỉ (đi ngủ).

Kính thưa Thầy, trong thời gian tu tập cũng như ngoài thời gian tu tập của con, đôi khi con còn bị thất niệm quá nhiều, có lúc con đi, con vẫn biết con đang đi, nhưng mắt nhìn quanh và ý xoay chỗ khác, hoặc con chìm trong làm và say xưa quên mất chánh niệm 1’ có khi đến 3’. Và rất thường xảy ra, con không biết cách thức làm sao hàng phục cho tâm luôn luôn tỉnh thức đừng thất niệm, xin Thầy chỉ dạy cho con, con quyết tâm tu tập đến nơi đến chốn.

Có lúc con mệt không còn giữ được sức tỉnh, tâm tán loạn dẫn đến sự bất an, nếu con không ra ngoài làm việc thì thức tỉnh cao hơn và tâm con rất an ổn tưởng chừng như không có điều gì lay chuyển tâm con được.

Sau mỗi thời gian tu tập, con đều hồi hướng cầu siêu cho mọi linh hồn người đã chết được siêu thăng Tịnh Độ và cầu an cho mọi người trên hành tinh được tai qua, nạn khỏi, bịnh tật, tiêu trừ và phát nguyện độ tất cả chúng sanh đều thành Phật đạo.

Cúi xin Thầy theo thời khóa trên đây con tu tập có đúng hay sai xin Thầy mở lượng từ bi chỉnh lại để con tiếp tục tu tập có kết quả làm chủ sự sống chết và luân hồi.

Đáp: Con thành lập thời khóa chưa rõ ràng, giờ giấc tu tập chưa cụ thể, tuy các pháp môn có thực hiện đúng như lời trong kinh Nguyên Thủy Phật đã dạy, nhưng tu quá sức, vì còn phải sống hòa hợp với mọi người. Chính vì con quá nôn nóng tu mau giải thoát, khi nghiệp lực của con như một khối đá ngàn ký lô mà sức con chỉ có nâng được một ký lô mà muốn mau thì làm sao được. Tu tập con phải biết đặc tướng của con, tức là phải biết sức lực của mình, tu vừa với sức của con thì có kết quả ngay liền, con nên nhớ lời Phật dạy: “Pháp của Ta không có thời gian, tu là có kết quả liền”.

Thầy sẽ thành lập một thời khóa cơ bản để con nương theo đó và tùy lượng sức của con mà thay đổi cho phù hợp, để sự tu hành thu ngắn thời gian không phí mất vô ích. Dưới đây là thời khóa tu tập chung chung con cần phải sửa đổi sao cho tu tập tốt.

THỜI KHOÁ TU TẬP

SÁNG: 7:00 – 7:30

Thở đều 5 hơi thở, hơi thở phải bình thường, trong tư thế ngồi kiết già lưng thẳng, tâm chú ý hơi thở rất kỹ, theo dõi từng hơi thở một không để mất hơi thở, tức là thất niệm, xong 5 hơi thở đứng dậy đi kinh hành, đếm mỗi bước đi từ 1 đến 20 bước, giữ tâm biết từng bước đi kinh hành rất rõ ràng.

Trước khi thở đều 5 hơi thở, phải như lý tác ý hướng tâm nhắc, “Tâm phải chú ý rất kỹ từng hơi thở một, không được xao lãng’’ hoặc “Tâm phải bám chặt hơi thở, không được lơi lỏng”. Con nên nhớ kỹ trong thời gian chỉ tu 5 hơi thở mà thôi, không tu nhiều hơn, khi mới bắt đầu tu tập lần đầu tiên. Sau khi nhiếp tâm trong 5 hơi thở xong thì đứng dậy đi kinh hành.

Trước khi đi kinh hành cũng phải như lý tác ý hướng tâm: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đang đi kinh hành’’, trong 20 bước con nên hướng tâm bốn lần, mỗi lần 5 bước.

Liên tục thay đổi hai tư thế ngồi kiết già và đi kinh hành, hơi thở và bước đi tu tập đúng 30’, tức là đúng 7,30’ xả nghỉ.

TỪ: 7h30 – 8h30

Sau khi tu tập 30’ xong, liền xả nghỉ thư giãn, ngồi chơi trong tư thế thường, nhưng lại thường thỉnh thoảng nhắc tâm: “Tâm phải thư giãn, nghỉ ngơi, vô sự thanh thản và an lạc, tâm không được nghĩ ngợi lung tung, thân và các cơ buông thẳng xuống, tự nhiên không được gồng hay gò bó, hai chân phải buông thẳng ra, tự nhiên thoái mái, dễ chịu’’.

Nhắc xong câu pháp hướng này thì thân tâm phải buông thẳng nhẹ nhàng và tự nhiên. Kế tiếp thỉnh thoảng, con nên nhắc câu này nữa: “Cảm giác toàn thân an lạc tôi biết tôi đang thư giãn”, hoặc câu “Cảm giác toàn tâm an lạc, tôi biết tôi đang thư giãn”.

Sau khi thư giãn nghỉ ngơi đúng 30’ con lại tiếp tục tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.

TỪ: 8:00 – 8:30

Đi kinh hành tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác câu hữu Tứ Vô Lượng Tâm. Vừa đi vừa chú ý bước chân vừa nhắc: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi phải giữ gìn tránh không cho giậm đạp lên chúng sanh” rồi đếm bước đi từ 1 cho đến 20 bước, đúng 20 bước dừng lại, ngồi nghỉ xả hơi 2’. Khi xả nghỉ 2’ xong, liền đứng lên tiếp tục đi kinh hành trở lại và nhắc tâm: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đang đi kinh hành” hoặc “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi giữ gìn không giậm đạp lên chúng sanh’’, hướng tâm như vậy, rồi tiếp tục đếm bước đi từ 1 cho đến 20 bước rồi xả nghỉ, khi ngồi nghỉ đúng 2’ rồi lại tiếp tục đi kinh hành như trên và cứ thế, vừa đi vừa nghỉ cho đến đúng 30’ mới xả nghỉ.

TỪ: 8:30 – 9:00

Khi xả nghỉ, ngồi chơi hoặc nhổ cỏ hoặc may vá. Tâm có vọng tưởng hay không vọng tưởng cũng tốt, đừng nên lúc nào cũng ức chế tâm không cho vọng tưởng xen vào là không tốt phải để tâm tự nhiên của nó, đừng bắt ép nó thái quá, muốn mau mà thành chậm. Nhớ không được tập trung quá nhiều mà sanh ra mỏi mệt lười biếng, hôn trầm, buồn ngủ, thân lờ đờ uể oải, tâm thẫn thờ, khó chịu. Đó là tu quá sức thành ra tu sai.

Tu vừa với sức mình là tu đúng pháp, tu tốt. Tu ít quá, thừa sức làm mất thì giờ phí uổng; tu nhiều quá thì căng thẳng thân tâm, sanh ra bệnh tật không tốt.

Ví như người lên dây đờn, chùng thì không thành tiếng, căng quá thẳng thì đứt dây, chỉ có lên dây vừa là phát âm tiếng tốt đúng nhịp. Cho nên, thời gian xả nghỉ phải để tự nhiên như người chưa bao giờ tu.

TỪ: 9:00 – 9:30

Sau khi xả nghỉ tâm được tỉnh thức hoàn toàn mới nên tiếp tục tu tập Định Vô Lậu, ngồi kiết già, lưng thẳng dùng pháp hướng tu tập Tứ Bất Hoại Tịnh: “Tâm phải bất động trước các pháp thế gian, phải giống như tâm Phật, phải buông xả hết không được buồn, vui, yêu, ghét, giận, hờn, thù, oán, ham muốn và sợ hãi v.v.. Tất cả các pháp trên thế gian này chẳng có gì là ta, của ta, nếu ta còn thấy là ta, là của ta, là ta còn vô minh, điên đảo, ngu si, là ta đã tự buộc chặt ta vào những sợi dây sanh tử luân hồi và khổ đau muôn kiếp”.

Kế tiếp quán xét Tứ Vô Lượng Tâm, tìm cái tốt của mọi người và quan sát các tật xấu, thói hư của mình để cố gắng khắc phục sửa chữa. Sau khi quán xong, kế tiếp ta dùng pháp hướng nhắc tâm như lý tác ý: “Tất cả mọi người ai ai cũng đều là những người tốt, không có ai là người xấu cả, họ thường giúp ta mọi mặt, lúc nghịch duyên cũng có lúc thuận duyên, để ta tùy theo các pháp mà lập đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng và nhờ đó tâm ta mới được giải thoát ra khỏi biển đời đầy cay đắng, khắc nghiệt và đau khổ này. Ta luôn luôn phải nhớ ơn của mọi người, ơn nghĩa ấy rất sâu dầy, nhờ có các duyên thuận, nghịch của họ ta mới thấy tâm hồn mình thanh thản, an lạc và vô sự. Cho nên, ta không có cớ gì oán giận, thù ghét họ. Đời ta được giải thoát như thế này thì ta hãy xem họ là ân nhân tốt nhất trong đời sống tu hành của ta”.

Kế tiếp, con phải tu tập nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả và tư duy, suy nghĩ cách thức nào để hàng phục những hành động thân, miệng, ý ác của mình để hằng ngày chuyển hóa những hành động ác, để trở thành những hành động thiện. Và nhờ biết chuyển hóa như vậy, nên chuyển hóa được nghiệp báo khổ đau, bệnh tật, tai nạn và chuyển hóa cả nghiệp báo luân hồi sanh tử được nhẹ nhàng và thoái mái.

Nếu tâm ta thường hay sợ ma, sợ bóng đêm, sợ rắn, chuột, đỉa và các loài vật khác nữa, thì trong thời gian tu tập Định Vô Lậu ta nên quan sát các loài vật đều hiền lành không có loài vật nào hung ác, chúng cắn ta chỉ vì bảo vệ sự sống của chúng mà thôi, khi bị tấn công hoặc bị giậm đạp lên chúng, chúng đau đớn mà phản ứng bảo tồn sự sống nên mới cắn chúng ta. Tùy theo nhân quả và nghiệp báo của chúng, nên chúng mới có những hình dạng và màu sắc hoa đốm khiến cho chúng ta thấy có loài vật không sợ nhưng có loài lại thấy rất sợ hãi. Muốn không sợ hãi, ta nên dùng pháp hướng như lý tác ý: “Tâm đừng nên sợ rắn, rắn không cắn hại người hiền đâu, ta là người hiền tu theo đạo Phật, ta không làm ác, làm hại, làm khổ đau chúng sanh, thì quyết chắc không bao giờ có ác thú và rắn độc hại ta được, ta hãy bình tĩnh và không bao giờ sợ nữa”.

Nếu tâm thường sợ ma và bóng đêm thì ta nên nhắc: “Đức Phật đã dạy thế giới siêu hình không có, tức là không có linh hồn người chết, mà đã không có linh hồn người chết thì ma là cái gì? Ta quyết định không sợ ma, vậy không có ma, ma chỉ là một bóng dáng tưởng tượng của người còn mê tín lạc hậu mà thôi. Từ đây, tâm ta không được sợ ma nữa, phải dạn dĩ, can đảm và chẳng hề sợ gì cả’’.

Kế tiếp, ta tu tập dùng pháp hướng như lý tác ý để diệt ngã, xả tâm chấp ngã: “Thực phẩm là món ăn bất tịnh, uế trược, ta phải chừa tánh ưa thích ăn ngon”, và ta tác ý câu khác nữa: “Thân, thọ, tâm và các pháp này đều là do duyên hợp, không có cái gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta, nên từ đây về sau, ta không được chấp ngã, coi trọng ngã, yêu quí ngã, lo lắng cho ngã”.

Ngã là một trong nhiều duyên của nhân quả, của các pháp hợp lại thành thân ngũ uẩn, nó tiếp xúc các trần tạo thành một thế giới khổ đau trong đó chẳng có gì là của ta, là ngã của ta hết. Ta phải thông suốt hiểu biết đó là một khối đau khổ hay gọi là thế giới khổ đau đang mở ra, biết rõ như vậy, ta phải xa lìa nó, từ bỏ nó, viễn ly nó.

TỪ: 9:30 – 10:00

Tu Định Niệm Hơi Thở câu hữu pháp hướng như lý tác ý về vô lậu. Trước tiên, ta phải ngồi kiết già, lưng thẳng, sau khi thân tâm đã an ổn, rồi dùng pháp hướng tâm như lý tác ý: “Sáu thức phải bám chặt vào tụ điểm, biết hơi thở ra, vô cho rõ ràng”. Hướng tâm xong, rồi hít một hơi thở dài chậm chậm để gom tâm, kế tiếp thở hơi thở bình thường khoảng độ 5 hơi thở, rồi lại hướng tâm một lần: “Tôi thở, tôi biết tôi đang thở”, khi hướng tâm lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa. Sau khi thở 5 hơi thở xong, thấy thân tâm an lạc thì theo pháp hướng tâm như lý tác ý nhắc tâm: “Quán ly tham tôi biết tôi đang hít vô, quán ly tham tôi biết tôi đang thở ra’’, tiếp tục lại thở 5 hơi thở nữa, rồi lại hướng tâm nhắc: “Quán ly sân tôi biết tôi đang hít vô, quán ly sân tôi biết tôi đang thở ra’’. Hướng tâm xong câu này, ta lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa, rồi lại hướng tâm nhắc: “Quán từ bỏ tâm si tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm si tôi biết tôi thở ra’’, kế tiếp lại thở 5 hơi thở nữa, rồi lại hướng tâm nhắc như trước: “Quán từ bỏ ngã mạn tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ ngã mạn tôi biết tôi thở ra’’, lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa, rồi lại hướng tâm như lý tác ý nhắc tâm như trên: “Quán từ bỏ tâm nghi tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm nghi tôi biết tôi thở ra”, tiếp tục ta lại thở 5 hơi thở nữa, rồi lại cũng nhắc tâm như: “Quán từ bỏ ái kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán tử bỏ ái kiết sử tôi biết tôi thở ra”, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa, rồi hướng tâm như trên: “Quán từ bỏ sân kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ sân kiết sử tôi biết tôi thở ra’’, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm nhắc như trên: “Quán từ bỏ thân kiến kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ thân kiến kiết sử tôi biết tôi thở ra’’, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm: “Quán từ bỏ nghi kiết sử tôi biết tôi hít vô, Quán từ bỏ nghi kiết sử tôi biết tôi thở ra’’, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như trên: “Quán từ bỏ mạn kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ mạn kiết sử tôi biết tôi thở ra’’ rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và cũng hướng tâm như trên: “Quán từ bỏ hữu tham kiết sử tôi biết tôi hít vôquán từ bỏ hữu tham kiết sử tôi biết tôi thở ra’’ rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như trên: “Quán từ bỏ vô minh kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ vô minh kiết sử tôi biết tôi thở ra’’, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như trên: “Thân này không phải là ta, tôi biết tôi hít vô, thân này không phải là ta, tôi biết tôi thở ra’’ , rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và nhắc tâm như trên: “Thân này không phải của ta, tôi biết tôi hít vô, thân này không phải của ta, tôi biết tôi thở ra’’, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như trên: “Thân này không phải là tự ngã của ta, tôi biết tôi hít vô, thân này không phải là tự ngã của ta, tôi biết tôi thở ra”.

Sau khi dùng pháp hướng về thân xong, thì chúng ta lại tiếp tục dùng pháp hướng như lý tác ý về thọ, khi hướng tâm về thọ xong, ta dùng pháp hướng về tâm, khi dùng pháp hướng về tâm xong, ta dùng pháp hướng về các pháp, nhưng có điều ta nên nhớ: lúc nào ta cũng phải nương theo hơi thở khéo tác ý như vậy, thì sự lợi ích và kết quả rất lớn cho hành giả.

Khi tu Định Niệm Hơi Thở và câu hữu pháp hướng vô lậu về thân, thọ, tâm, pháp như trên đã xong, ta lại tiếp tục tu tập Định Niệm Hơi Thở và câu hữu pháp hướng vô lậu thân, thọ, tâm, pháp như sau: “Thân này bất tịnh tôi biết tôi hít vô, thân này bất tịnh tôi biết tôi thở ra’’, rồi lại thở 5 hơi thở và hướng tâm như trên: “Thân này vô thường tôi biết tôi hít vô, thân này vô thường tôi biết tôi thở ra’’ , rồi lại tiếp tục tu tập 5 hơi thở nữa và lại hướng tâm như trên: “Có thân là khổ, tôi biết tôi hít vô, có thân là khổ, tôi biết tôi thở ra’’ , rồi lại tiếp tục tu tập thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như trên: “Thân này vô ngã, tôi biết tôi hít vô, thân này vô ngã, tôi biết tôi thở ra’’.

Sau khi tu tập Định Niệm Hơi Thở và câu hữu pháp hướng vô lậu về thân xong, chúng ta lại tiếp tục tu tập như trên, nhưng thay vào thân bằng thọ, tâm và pháp. Trong thời gian tu tập, chúng ta đều phải nương theo hơi thở và khéo léo, thiện xảo như lý tác ý như vậy thì chúng ta sẽ thấy kết quả thân tâm an lạc vô cùng.

Cuối cùng nên nhớ kỹ, cứ cách 5 hơi thở thì phải hướng tâm nhắc một lần: “Cảm giác toàn thân an lạc, tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân an lạc tôi biết, tôi thở ra’’, rồi lại tiếp tục tu 5 hơi thở nữa và hướng tâm: “Cảm giác toàn tâm an tịnh tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn tâm an tịnh tôi biết tôi thở ra’’, rồi lại thở tiếp 5 hơi thở nữa và hướng tâm nhắc: “Tâm như cục đất tôi biết tôi hít vô, tâm như cục đất tôi biết tôi thở ra’’.

TỪ: 10:00 – 12:00 (thọ thực)

TỪ: 12:00 – 2:00 (tịnh chỉ)

--o0o--

BUỔI CHIỀU:

Từ 2:00 – 2:30 (Định Niệm Hơi Thở tu tập theo thời khóa như lúc 7:00 – 7:30).

Từ 2:30 – 3:00 (xả nghỉ thư giãn tu tập đúng như lúc 7:30 – 8:00).

Từ 3:00 – 3:30 (đi kinh hành tu tập đúng như lúc 8:00 – 8:30).

Từ 3:30 – 4:00 (xả nghỉ ngồi chơi và tu tập đúng như lúc 8:30 – 9:00).

Từ 4:00 – 4:30 (Định Vô Lậu tu tập như lúc 9:00 – 9:30).

Từ 4:30 – 5:00 (Định Niệm Hơi Thở câu hữu pháp hướng Vô Lậu, tu tập như thời gian lúc 9:30 – 10:00).

Từ 5:00 – 6:00 (lao tác quét dọn).

Từ 6:00 – 7:00 nghỉ ngơi.

--o0o--

BUỔI TỐI:

Từ 7:00 – 7:30

Từ 7:30 – 8:00

Từ 8:00 – 8:30

Từ 8:30 – 9:00

Từ 9:00 – 9:30

Từ 9:30 – 10:00

Tu tập như buổi sáng.

Từ 10:00 – 2:00 ( tịnh chỉ).

--o0o--

BUỔI KHUYA:

Từ 2:00 - 2:30

Từ 2:30 – 3:00

Từ 3:00 – 3:30

Từ 3:30 – 4:00

Từ 4:00 – 4:30

Từ 4:30 – 5:00

Tu tập như buổi chiều.

Từ 5:00 – 7:00 (lao tác).

Tuy thời khoá tu tập đã thành lập xong, nhưng giờ giấc còn phải tùy ở mọi hoàn cảnh và đặc tướng của mọi người, cần phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và cơ thể để sự tu hành có kết quả tốt, đến đây thời gian tu tập trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ được chia ra là hết.

Xin quý vị lưu ý: về Định Niệm Hơi Thở, nếu quý vị đã từng tu tập về hơi thở do sự hướng dẫn sai, bị gom tâm ức chế quá nhiều để ngăn vọng tưởng, gây căng thẳng thần kinh, nặng mặt, nhức đầu, thì không nên tu tập về hơi thở nữa, chỉ nên tu tập thân hành niệm ngoại và cố gắng xả tâm “ly dục, ly ác pháp”.

THẤT NIỆM

Câu hỏi của Từ Hạnh

Hỏi: Kính thưa Thầy! Ngoài thời tu tập ra, con còn bị thất niệm nhiều, vậy con phải tu như thế nào? Và cách thức nhiếp tâm như thế nào, để vọng tưởng không xen vào được? Và muốn kéo thời gian dài ra từ một giờ, đến hai ba giờ, con phải tu tập như thế nào, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ?

Đáp: Con nên tu tập làm chủ trong thời khóa tu tập mà thôi, đừng để thất niệm trong giờ tu, còn ngoài giờ tu, con hãy trả tâm con về trạng thái bình thường của nó đừng bắt ép nó nhiều quá, mất tự nhiên.

Trong thời khóa tu tập mà còn thất niệm, như vậy do con tu không đúng cách, theo các điều kiện như sau:

  1. Tu tập quá sức của mình.
  2. Ham tu nhiều, mà tu không đúng cách, ví dụ: người mới tu nên đi kinh hành nhiều mà lại ngồi nhiều thì không đúng.
  3. Lười biếng không đi kinh hành. 
  4. Chưa tập luyện ổn định hơi thở bình thường.
  5. Chưa tập hơi thở gom tâm.
  6. Thay vì tu 5 hơi thở lại tu 10 hơi thở.
  7. Không phòng hộ sáu căn, thường để tâm phóng dật.
  8. Sống không đúng giới luật của Phật.
  9. Không sống độc cư trọn vẹn, còn thích vui.
  10. Nên trực tiếp với thiện hữu tri thức hướng dẫn.

Mười điều trên đây cần phải lưu ý trong khi tu tập Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác là phải hết sức nhiệt tâm, nếu thiếu nhiệt tâm thì tu tập vẫn bị thất niệm. Bị thất niệm, tức là thiếu nhiệt tâm và tu tập quá sức của mình. 

HỒI HƯỚNG

Câu hỏi của Từ Hạnh

Hỏi: Kính thưa Thầy! Hết mỗi giờ tu con hồi hướng cầu siêu, cầu an và phát nguyện như vậy có đúng không thưa Thầy? Trong kinh sách Đại Thừa dạy, mỗi khi ăn cơm xong cũng như ngồi tu thiền hoặc niệm Phật, tụng kinh v.v.. đến khi xả ra đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh được sanh về Tịnh Độ, chúng con đã từng quen hồi hướng như vậy có đúng không xin Thầy chỉ bảo cho chúng con được rõ?

Đáp: Tâm con còn phàm phu, tham, sân, si, mạn, nghi, còn ngăn che, thương, ghét, giận, hờn, phiền não, v.v.. còn rất nhiều sự đau khổ, gặp duyên còn chướng ngại, chính hiện giờ, con đang chung sống với chị em, thế mà con còn không tùy thuận được để mọi người vui vẻ với nhau. Tâm con chưa thanh tịnh, chưa trong sạch, còn ô nhiễm quá nhiều, vậy con hồi hướng cầu siêu, cầu an cho người khác, với tâm như vậy thì phỏng có ích lợi gì được cho ai? Hay chỉ là một hình thức suông. Sự hồi hướng như vậy chẳng ích lợi gì cho con mà cũng chẳng ích lợi gì cho người khác, chỉ nói lên sự không thành thật, sự dối trá của con mà thôi.

Con đang tu tập, tâm con chưa thanh tịnh mà con muốn hồi hướng cho người khác thì hồi hướng tâm nào? Tâm xấu hay tâm tốt, tâm tốt thì con chưa có, còn đang tu tập, còn tâm xấu thì không lẽ hồi hướng cho họ sao?

Tâm con chưa thanh tịnh, còn quá nhiều khổ đau mà hồi hướng cho người thì hóa ra con hồi hướng sự bất tịnh, uế nhiễm, sự khổ đau cho người khác, như vậy có đúng không?

Người tu sĩ đạo Phật làm thật, nói thật, nghĩ thật, cớ đâu lại làm giả, nói giả, nghĩ giả. Con đừng nghe theo kinh sách phát triển, những gì kinh sách phát triển đều dạy chúng ta làm những hình thức từ bi, bác ái bên ngoài, đó là làm giả, nghĩ giả, nói giả để lừa đảo, lường gạt người thiếu hiểu biết, nên lầm tưởng làm như vậy là trải tâm từ bi vô lượng, vô biên thương xót khắp cùng chúng sanh, để tỏ ra mình là Bồ Tát thừa độ nhiều người, đó là một điều đi ngược lại và phỉ nhổ vào Phật giáo Nguyên Thủy. Ý đồ của kinh sách phát triển là dìm Phật giáo Nguyên Thủy xuống cho là ngoại đạo Tiểu Thừa (xe nhỏ) ích kỉ, nhỏ hẹp chỉ chở một mình, không độ ai hết, không làm từ thiện, không thương xót ai cả, không dạy người tu hành chỉ lo tu cho mình.

Chủ trương của Phật giáo Nguyên Thủy là khi tu xong mới độ người, còn chưa tu xong thì không dám độ ai. Vì độ như vậy là tự giết mình mà còn giết người khác, bằng chứng hiển nhiên hiện giờ, các nhà kinh sách phát triển đã giết mình mà còn giết nhiều người khác nữa, không những giết một đời người mà còn giết nhiều thế hệ con người.

Bởi sự lừa đảo của kinh sách phát triển tự dối mình, dối người bằng những ngôn ngữ lặp đi lặp lại của lời người xưa, để rồi chịu chết trong sự đau khổ từ kiếp này sang kiếp khác, không có làm chủ được sanh, già, bệnh, chết.

Sự hồi hướng của kinh sách phát triển dạy là sự dối trá, để kết thúc câu trả lời này, con hãy đọc lại bài kinh Ước Nguyện của Phật đã dạy trong kinh Trung Bộ: “Khi nào chúng ta giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì sẽ hồi hướng cho mình, cũng như cho người khác sẽ có kết quả tốt đẹp”. Đó chính là hồi hướng tâm thanh tịnh tốt của chúng ta đến mọi người, còn giới luật chưa nghiêm chỉnh thì xin đừng hồi hướng cho ai hết.

Mười bảy điều ước nguyện trong kinh Sa Môn Quả thuộc Trường Bộ kinh nên sống đúng giới luật đừng vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào thì ước nguyện cho mình cho người đều có hiệu quả.

TIÊU CỰC

Câu hỏi của Từ Hạnh

Hỏi: Kính thưa Thầy, con muốn giữ hạnh đi khất thực ngày một bữa, nhưng thân con bệnh thấp khớp, tâm con còn yếu chưa xả ly ghét bỏ được thân này, vì vậy con cần phải có thời gian nhàn rỗi thư giãn, tu tập sức tỉnh thức, gạn lọc lậu hoặc, diệt ngã, xả tâm cho tốt và pháp hướng phải có hiệu quả, ngược lại ra ngoài lao động nhiều, mệt mỏi tu tập rất khó, sức tỉnh thức mất dần, pháp hướng tâm không được hiệu quả.

Con thích tu hơn, dù miếng ăn có cực đơn điệu mà tâm thanh thản hơn là ăn ngon, mà bị bất an, khó tu.

Kính thưa Thầy, những ý kiến trên đây là của con có đúng không? Xin Thầy mở lòng từ bi chỉ dạy chỗ sai quấy để con sớm diệt trừ, phát huy cái tốt, cái cần cho sự tu tập ở ngày nay cũng như ngày mai, con xin thành kính tri ân.

Đáp: Hạnh đi xin ăn là đức hạnh cao quý và giải thoát nhất của vị tu sĩ đạo Phật, là Chánh Nghiệp của bậc thánh tăng, chứ không phải những loại người đi xin ăn thường tình (xin tiền), nó có nhiều ý nghĩa trong đường tu tập giải thoát của đạo Phật. Nhờ đức hạnh đi xin này mà kết quả xả tâm ly dục, ly ác pháp rất dễ dàng, cụ thể và rõ ràng, đi xin ăn ngày một bữa, không xin tiền xin bạc, chỉ xin thực phẩm vừa đủ ăn trong một bữa, đó là thánh hạnh của bậc chơn tu Phật giáo, chứ người thường tình thế gian không thể sống như vậy được. Hạnh đi xin ăn có nhiều ý nghĩa của cuộc sống giải thoát như:

  1. Giải thoát được thân, tâm không bận tâm lo đời sống ăn uống hằng ngày như: nấu, nướng, trồng, trỉa, gặt, hái v.v..
  2. Gieo duyên lành với chúng sanh, hay nói cách khác là tạo mối liên hệ để dẫn dắt chúng sanh tu hành giải thoát sau này, gọi là hóa duyên độ chúng sanh.
  3. Diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp.
  4. Lập hạnh nhẫn nhục.
  5. Lập hạnh tùy thuận.
  6. Lập hạnh xả vật chất.
  7. Lập hạnh giải thoát tâm phóng khoáng như hư không.
  8. Lập hạnh phòng hộ sáu căn.
  9. Lập hạnh thiểu dục tri túc.
  10. Cuộc sống trầm lặng và đơn giản giữa mọi người.

Đó là 10 điều lợi ích của đức hạnh đi khất thực, nó vừa trực tiếp với các đối tượng nhưng lại ngầm bên trong tâm gián tiếp lập đức hạnh thánh tăng của một người tu sĩ đạo Phật, có một đời sống, bằng những hành động sống, thật sự đạo hạnh của người tu sĩ chân chánh.

Theo như mọi người tu thiền định hiện giờ, họ tự nghĩ: phải sống nhập thất suốt ngày này qua ngày khác, không làm việc gì cả, chỉ có chuyên ròng tu tập mà thôi. Với ý nghĩ này, không đúng với tinh thần buông xả của đạo Phật. Tại sao vậy? Tại vì ở trong thất tu tập như vậy, tức là ức chế tâm, trái ngược lại đạo Phật là đạo xả tâm (ly dục, ly ác pháp), nên hạnh đi khất thực là một hành động tu trực tiếp đối với các pháp để xả tâm của mình, trừ trường hợp lúc nhập định mà thôi.

Thời đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo phải đi khất thực vào buổi sáng trước giờ ngọ, ngay cả những người già yếu cũng phải đi xin ăn, chính như đức Phật đã già tám mươi tuổi mà vẫn còn đi xin ăn hằng ngày như những vị tỳ theo khác.

Đi khất thực vào buổi sáng có tu tập được gì không? Có mất thời gian tu tập không?

Lấy thời gian buổi sáng đi khất thực là phải nói rằng: chính buổi sáng là thời gian tu tập nhiều nhất, nhất là giao tiếp với các pháp, người tu sĩ nhờ có các đối tượng để tu tập xả tâm như:

  1. Đi khất thực, khi ra khỏi tu viện các thầy tỳ kheo cần phải phòng hộ sáu căn, mắt nhìn xuống, tai nghe sự hoạt động trong thân, ý phải giữ gìn chánh niệm trong hành động bước đi, đó là ngăn ác pháp (Tứ Chánh Cần), khi tâm có khởi niệm gì, đều phải quán vô lậu quét sạch, tức là diệt ác pháp.
  2. Giữ tâm trong chánh niệm tỉnh giác, (thân hành niệm nội ngoại), hơi thở hoặc bước đi.
  3. Trải tâm từ trên bước đi, tránh giậm đạp chúng sanh (Tứ Vô Lượng Tâm từ, bi, hỷ, xả).

Trong một ngày, một đêm tu tập có ba thời tu trong cảnh tịnh (chiều, tối, khuya) còn thời gian buổi sáng tu trong cảnh động phòng hộ và xả tâm trong các đối tượng. Chiều, tối, khuya tu rất dễ, chỉ có buổi sáng tu rất khó. Ba thời tu “tỉnh thức”, một thời tu “chánh niệm”. Nhờ có chánh niệm mới diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp.

Bởi vậy, cố tránh ngoại cảnh để tu, tức là trốn tâm mình, trốn tâm mình khó mà thực hiện được chánh niệm, chánh niệm không thực hiện được thì tâm không bao giờ xả, mà tâm không xả được thì làm sao ly dục, ly ác pháp được, mà không ly dục, ly ác pháp được thì làm sao nhập được Bất Động Tâm và nhập được SơThiền, nhập Bất Động Tâm chẳng được thì làm sao nhập Sơ Thiền được. Nhập Bất Động Tâm chẳng được thì dù có tu ngàn kiếp cũng chẳng làm chủ được sanh tử luân hồi.

Hiện giờ, trong đất nước chúng ta không thể thực hiện hạnh đi khất thực được, vì những bậc thầy tổ đã chịu nhiều ảnh hưởng giáo lý kinh sách phát triển Bà La Môn, nên đã bỏ hạnh đi khất thực từ lâu. Tu như các thầy theo kinh sách phát triển, giới luật không nghiêm chỉnh, đức hạnh không có, ai mà cúng dường. Do đó, chỉ còn cách đi tụng niệm, cúng bái làm ma chay, làm những điều mê tín để mà sống. Vì thế, trong chùa phải tự tổ chức nấu ăn như người thế tục và ăn ngày ba bữa, do ăn uống nhiều quá, nên phải tổ chức lao động cày cấy, trồng trọt như tổ Bách Trượng đã dạy: “nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực, có nghĩa là một ngày không làm là một ngày không ăn”, đó là những chùa ở nông thôn, còn những chùa ở thành thị không có cày cấy trồng trọt được, nên phải tổ chức lễ lộc cúng bái làm những điều mê tín dị đoan để lừa đảo tín đồ nhẹ dạ, lạc hậu, phần nhiều là phái nữ, lấy nghề cúng bái, tụng niệm hoặc đi thuyết giảng lung tung mà mình tu hành chẳng được những gì, chỉ toàn vọng ngữ hoặc đi hành hương chùa này, chùa khác để kiếm lời trong mỗi chuyến đi, để làm sự sống. Sự sống của tu sĩ Phật giáo hiện giờ là một sự trao đổi, bằng cách buôn Phật, bán pháp và khéo lừa đảo, bằng sự mê tín không chơn chánh, phi đạo đức.

Thời đại hiện giờ, nếu muốn giữ được Chánh Nghiệp của Phật giáo thì phải khéo léo tổ chức, nhờ các cư sĩ có nhiệt tâm với Phật giáo để trợ duyên trong giai đoạn đầu cúng dường sớt bát, giải quyết về đời sống của tu sĩ để họ còn giữ gìn hạnh đi xin ăn, chính nhờ đó, mới thực hiện được đời sống giải thoát, có thực hiện được như vậy thì tâm họ mới ly dục, ly ác pháp, còn ngược lại, không giữ được hạnh đi xin thì lần lượt sẽ phạm và phá các giới luật, vì vậy, phạm hạnh của người tu sĩ không còn nữa.

Đồng thời vừa đi xin ăn, cũng vừa phải tổ chức cho tu sĩ mỗi ngày có năm mười phút lao tác nhẹ như quét dọn vệ sinh chung quanh thất hoặc giảng đường, để họ vừa tu trong hành động lao tác và cũng để cho chung đụng với các đối tượng bên ngoài, đó là thực hiện các pháp phòng hộ tâm, tức là cách thức sống trầm lặng độc cư, nhẫn nhục, tùy thuận và buông xả v.v.. Nhờ có những buổi lao tác này, tu sĩ mới thực hiện chánh niệm, xả tâm ly dục, ly ác pháp, chính vì những lối tu như vậy, người tu sĩ mới thấy được sự giải thoát của đạo Phật trong cuộc sống rất cụ thể và rõ ràng. Nếu không có những buổi lao tác vệ sinh chung như vậy và không có các đối tượng để tu tập chánh niệm xả tâm, mà cứ an nhiên ở trong thất tu tập thiền định thì bị ức chế tâm. Và vì vậy, dù có tu tập suốt ngàn đời muôn kiếp cũng chẳng nhập được thiền định gì cả. Nếu cứ ở trong thất mà tu tập thiền định, để được nhất tâm bất loạn, thì đó là những loại thiền ức chế tâm, chứ không phải thiền xả tâm và tu như vậy thì chẳng bao giờ làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi, chỉ đó là hình thức tu thiền để lừa đảo người khác mà thôi, chứ chẳng có ích lợi gì, phải nói rõ hơn, đó là một trò lừa bịp bằng thần thông tưởng.

Mục đích và đường lối tu tập của đạo Phật là diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp, cho nên những pháp tu tập đều nhắm vào ngăn ác diệt ác, sanh khởi thiện, tăng trưởng thiện pháp khiến cho tâm được an vui và thanh thản hoàn toàn, đó là tâm thanh tịnh, tâm giải thoát, tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi che mờ nữa và không còn có thất kiết sử trói buộc, nó là tâm bất động của đạo giải thoát, chính đó mới là thiền định của đạo Phật.

Nếu con không hiểu được vậy, mà cứ ở trong thất tu tập tỉnh thức trong cảnh tịnh, thì tỉnh thức kia chỉ là tỉnh thức tưởng sẽ rơi vào trạng thái tĩnh lặng tưởng, thì không thể nào giải thoát tâm con được, mà còn có thể đưa con đến con đường tà thiền tà định, như các thầy tổ của chúng ta đã bị lạc đường theo giáo pháp kinh sách phát triển từ xưa đến nay.

Con phải tỉnh thức ngay trong các đối tượng, thường sống chánh niệm, để tâm con ly xả, từ bỏ và viễn ly các ác pháp. Có như vậy, sự tu tập của con mới thực tế và cụ thể giải thoát, đừng lầm lạc vào giáo pháp phát triển, vì giáo pháp của kinh sách phát triển chỉ dạy cách thức tu tập không có pháp hành, thường lý luận suông bằng những danh từ, có khi rất trừu tượng, mơ hồ, viễn vông thiếu thực tế, phi đạo đức, khiến cho người tu tưởng mình đã giải thoát theo ngôn ngữ, nhưng nào ngờ giải thoát đâu không thấy, chỉ thấy bỏ công lao tu tập đến khi gặp việc gì thì tâm nào cũng còn tật nấy. Rốt cuộc chỉ bị kinh sách phát triển lừa đảo bằng miệng lưỡi với những danh từ triết lý suông.

Lao tác của người tu hành là lao tác trong tu tập, chứ không phải lao tác làm ra của cải (kinh tế), cho nên lao tác mà không có mệt nhọc và không có lo lắng, còn lao tác mệt nhọc và lao tác lo lắng là lao tác làm ra cơm gạo để sống (lao tác kinh tế), nên sự lao tác đó phải có sự tư duy, suy nghĩ kỹ lưỡng, do sự lao tác như vậy, nên tâm hồn không được thanh thản, an lạc và vô sự.

Lao tác để tu tập chính là nhờ vào sự lao tác hoạt động của thân thể, để nương vào hành động đó mà tâm được tỉnh thức nên thường nhớ hướng tâm như lý tác ý, ly dục ly ác pháp, lao tác như vậy gọi là lao tác tu tập để xả tâm; lao tác như vậy là để thư giãn tinh thần; lao tác như vậy là để sống độc cư, trầm lặng; lao tác như vậy là để phòng hộ sáu căn; lao tác như vậy là để tu tập Tứ Vô Lượng Tâm; lao tác như vậy là để tu tập tịnh chỉ ngôn ngữ; lao tác như vậy là để rèn luyện đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.

Người tu hành theo đạo Phật phải hiểu lý của đạo cho rõ ràng, biết mục đích của đạo phải cụ thể, không được mơ hồ trừu tượng và còn phải biết cách tu tập cho đúng, phải nương theo mọi cảnh, mọi đối tượng, mọi sự việc xảy ra, phải biết giữ gìn tâm, phòng hộ tâm, mà còn phải biết tu đức hạnh tùy thuận, nhẫn nhục, bằng lòng trước các đối tượng, mọi hoàn cảnh và mọi sự việc đều phòng giữ tâm, xả tâm, diệt tâm, viễn ly và từ khước các ác pháp v.v..

Tu mà còn thích cảnh này, cảnh kia, sống phải như thế này, sống phải như thế kia, ăn như thế này, ăn như thế kia v.v.. Thích cảnh tịnh, sợ cảnh động, thích nhập thất ở không, thích ngồi nhiều, thích khổ hạnh, thích giản dị, thích tự do và tự tại theo ý muốn của mình v.v.. Đó là cách tu theo lòng ham muốn của mình, tu như vậy là tu tránh né cảnh và các pháp, không bao giờ có sự giải thoát.

Tu là buông xả sự ưa thích, ham muốn trước cảnh, trước pháp, trước mọi cảnh mọi pháp nào tâm chúng ta phải đều buông xả cho được, đó chính là tu tập thiền định của đạo Phật, còn không tu hành đúng như vậy là tu tập tà thiền ngoại đạo.

Con phải nhớ lấy cảnh động và dùng pháp hướng tâm như lý tác ý, để giúp tâm con xa lìa ác pháp và lòng ham muốn, nhờ đó tâm được tịnh, đó là giải thoát ngay liền; đó cũng chính là thiền định chơn chánh của đạo Phật, đừng nên tránh né trốn cảnh mà tu, đừng nên lý luận “tâm còn yếu”, để rồi tránh cảnh thì tu ngàn kiếp cũng chẳng ra gì!

Đừng nghĩ rằng, tâm con còn yếu không dám đương đầu với nghịch cảnh, tu như vậy không đúng cách của đạo Phật là hèn nhát con ạ! Tu là phải nhiệt tâm, gan dạ, kiên trì, phải đầy đủ nghị lực quyết chiến, quyết thắng, phải đem hết sức lực của mình ra chiến đấu đến tận cùng, để tâm hồn mới được thanh thản, an lạc và vô sự, chỉ những người có nhiệt tâm, nhiệt huyết muốn ra khỏi cuộc đời đầy đau khổ thì việc tu tập này không còn khó khăn nữa.

Con nên nhớ, người tu sĩ đạo Phật là một dũng tướng như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản, có như vậy mới chiến thắng được nội tâm.

NHÂN DUYÊN

Câu hỏi của Từ Hạnh

Hỏi: Kính thưa Thầy! Con là người có đầy đủ nhân duyên để thọ hưởng pháp mầu của chư Phật mà Thầy đã triển khai và ban cho chúng con, nhưng con cũng chưa đủ phước để được ở gần bên Thầy trực tiếp chỉ dạy, con chỉ ước mơ một ngày nào đó được nhập chúng ở tu viện.

Đáp: Hãy cố gắng nỗ lực tu tập con ạ! Dù ở đâu có nhiệt tâm tu hành, quyết xả cho được tâm ham muốn của mình và các ác pháp thì ở đó cũng có sự giải thoát liền, đến khi tâm xả được thì cũng có ngày đủ duyên sẽ được tu tập thiền định dưới sự hướng của Thầy để tiến sâu vào định, còn nếu chưa xả tâm mà tu hành bên Thầy thì kỷ luật quá khắt khe, e rằng con không thể vượt qua được, rồi đây con sẽ lỡ dở đường tu hành, bỏ cuộc giữa đường thì rất uổng phí một đời.

Giai đoạn đầu là giai đoạn tu tập ly dục ly ác pháp, giai đoạn này tu tập không nguy hiểm, chỉ cần có các đối tượng để xả tâm, tức là tu tập hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, cũng như bây giờ chưa có duyên được ở gần bên Thầy thì hãy tập sống đúng giới luật, tức là sống đức hạnh làm người và làm Thánh, kế đó hằng ngày con hãy chuyên cần tu tập Tứ Chánh Cần thì sẽ ly dục, ly ác pháp được, khi ly được dục và ác pháp thì chừng đó sẽ được gần Thầy.

TÁNH GIÁC

Câu hỏi của Từ Hạnh

Hỏi: Kính thưa Thầy! Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: mỗi chúng sanh đều có Phật Tánh, Phật Tánh tức là tánh giác, tánh giác ấy ban đầu diệu dụng sáng suốt, không có vật gì sánh bằng, như do niệm minh, tánh sáng suốt đó, trở thành điên đảo vô minh mà theo nghiệp báo luân hồi. Vậy con không hiểu lý do gì mà sự sáng suốt đó không còn hạn chế mà lại trở thành vô minh, xin Thầy dạy rõ cho chúng con hiểu ý sâu mầu này?

Đáp: Kinh Thủ Lăng Nghiêm là kinh sách phát triển, do người sau viết ra mạo nhận là Phật thuyết, nên lối lý luận thiếu chân thật, không logic, thường mâu thuẫn v.v..

Kinh này chỉ dạy cho chúng ta thấy Phật tánh. Phật tánh là tánh biết thường hằng sáng suốt từ vô thủy cho đến nay. Tất cả chúng sanh từ loài côn trùng, cầm thú cho đến loài người đều có Phật tánh, nhưng Phật tánh là tánh biết sáng suốt sao thường chịu nhiều khổ từ kiếp này sang kiếp khác, Phật tánh là tánh biết sáng suốt mà còn chịu nhiều khổ đau như vậy, thà là chịu tối tăm không sáng suốt như loài cầm thú thì còn hơn có tánh Giác mà lại si mê để chịu mọi sự khổ đau, thì mới thật là buồn cười cho loại kinh sách dùng xảo ngôn lừa đảo người, nhưng xét lại kinh sách phát triển này cho cùng chúng ta thấy có rất nhiều cái sai trong kinh này chứ không riêng về Phật tánh.

1- Tánh nghe, tánh thấy, tánh biết, những tánh này thường hằng bất biến, thường nghe, thường thấy, thường biết, đó là cái sai thứ nhất. Khi một người đang ngủ, cũng như một bệnh nhân đang gây mê để giải phẫu thì tánh nghe, tánh thấy, tánh biết có còn nghe, thấy, biết nữa hay không? Hay nó đã ngủ, đã mê không còn biết như thân tứ đại của nó vậy?

2- Phật Tánh này đã có từ vô thủy diệu dụng sáng suốt không gì bằng, đó là cái sai thứ hai. Tại sao sáng suốt (tánh giác) mà bây giờ lại mê lầm để đến nỗi sanh làm chúng sanh, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu biết bao nhiêu trong sự khổ đau sanh, già, bệnh, chết từ kiếp này đến kiếp khác. Đã nói là tánh giác thì có cần gì đến đức Phật Thích Ca giảng dạy kinh Thủ Lăng Nghiêm này, nó cũng vẫn phải biết tánh thấy, tánh nghe, tánh biết của nó, vì nó là tánh giác. Cớ sao phải đợi đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết kinh Thủ Lăng Nghiêm thì chúng sanh mới biết, thì như vậy, làm sao gọi là tánh giác có từ vô thủy cho đến nay. Vả lại, tất cả chúng sanh đều có tánh giác nhưng sao tánh giác lại ngu si quá vậy, luôn luôn làm khổ mình, khổ người, tạo biết bao nhiêu nhân ác, để rồi thọ biết bao nhiêu quả khổ từ đời này, sang đời khác, thế mà các nhà kinh sách phát triển gọi là tánh giác có từ muôn đời ngàn kiếp, như vậy cái tánh giác này (Phật Tánh) có còn giác tánh hay không?

Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: “Cái thể bản lai thanh tịnh bồ đề Niết Bàn thì như hiện nay, cái tính bản minh thức tỉnh của ông (A Nan) sinh ra cái duyên mà lại bị bỏ rơi. Do các chúng sanh bỏ rơi cái bản minh ấy, nên tuy cả ngày sống trong tính bản minh mà không tự giác, oan uổng vào trong lục đạo”.

Đọc đoạn kinh này, ta thấy hết sức vô lý và mâu thuẫn, dù cho lời này là Phật Thích Ca Mâu Ni nói, chúng ta cũng không chấp nhận mà tin được, huống là Tổ nói. Người ta cứ nghĩ rằng cái gì của Phật, Tổ, Tiên, Thánh nói ra là đúng cả.

Đâu phải vậy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy chúng ta: “Cái gì Ta nói cũng đừng nên tin mà hãy suy ngẫm cho kỹ, cái đó có mang đến sự an vui chân thật cho mình cho người hay không rồi mới tin’’. Đó không phải đức Phật đã xác quyết lòng tin của chúng ta, phải được ở nơi trí tuệ sáng suốt của mình, khi hành động của chúng ta tiếp xúc với các pháp mà kết quả đúng với đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì mới chấp nhận, còn ngược lại thì không chấp nhận.

Người tu sĩ đạo Phật nhờ tri kiến giải thoát, tức là Chánh Niệm Tỉnh Giác chứ không phải tri kiến giải thoát là tánh giác như trong kinh sách phát triển đã dạy.

Tri kiến cái gì ở đây để được giải thoát? Và giải thoát cái gì? Tri kiến giải thoát có hai cách:

1- Thứ nhất là “Tri kiến” duyên “sanh”, sanh tức là các pháp, tri kiến tức là biết rõ, nghĩa là biết rõ các pháp *“Vô thường, khổ, không, vô ngã”*, biết rõ các pháp như vậy, đồng thời dùng sức tỉnh thức để không bị lôi cuốn, chìm đắm, dính mắc trong các pháp. Do đó mới gọi là vô lậu, giải thoát, mới gọi là làm chủ được sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

2- Thứ hai là tri kiến “luật nhân quả thiện ác” để ngăn ác, diệt ác pháp, khởi thiện, tăng trưởng thiện pháp, do ngăn ác, diệt ác pháp, khởi thiện, tăng trưởng thiện pháp, nên tâm ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền; tâm ly dục, ly ác pháp, nhập Sơ Thiền là tâm đã thanh tịnh, tức là tâm không phóng dật; tâm không phóng dật, tức là tâm nhập bất động tâm định; tâm nhập bất động tâm định là tâm vô lậu, người mà tâm vô lậu là người có tri kiến giải thoát hoàn toàn.

Cho nên, tri kiến giải thoát của đạo Phật là chánh niệm tỉnh thức trong bất động tâm định, do sự tu tập tỉnh thức và huân tập pháp như lý tác ý, để khắc phục tâm tham ưu mà có, chứ không phải là tánh giác như trong kinh sách phát triển dạy.

Trong kinh sách phát triển dạy Tánh giác đã có sẵn từ vô thủy mà bây giờ lại mê lầm vô minh, u mê tạo nhiều nhân ác, thọ nhiều sự khổ đau, chịu tái sanh luân hồi muôn kiếp, thì có vô lý hay không? Quý vị hãy suy ngẫm về kinh này có đáng tin thì quý vị tin, còn bằng không thì quý vị đem đốt sạch, đừng để những loại kinh này chẳng ích lợi gì.

Ví dụ: Có một người đã thi đỗ tiến sĩ và ông cũng không bị một loại bệnh thần kinh nào, nhưng bỗng dưng bây giờ ông ta lại quên hết giống như một người chưa từng đi học, việc này như vậy có thể xảy ra hay không? Chắc hẳn không bao giờ có, phải không quý vị?

Như chúng tôi đã từng tu tập và học hỏi giáo pháp của đức Phật. Ngài đã dạy: từ vô minh sanh hành, hành sanh thức và tiếp tục sanh khởi các duyên, do các duyên hành thức tạo ra các pháp, từ các pháp sanh, diệt, vô thường đưa đến những sự đau khổ, ưu bi, phiền não, sanh, già, bệnh, chết và tiếp tục tái sanh luân hồi.

Muốn chấm dứt sự khổ đau của kiếp làm người thì phải đoạn diệt vô minh mà vô minh được đoạn diệt, tức là phải có “minh”, minh ở đây tức là trí tuệ tri kiến giải thoát, trí tuệ tri kiến giải thoát là một sự tu tập mà có, chứ không phải tánh giác có sẵn.

Ngược lại, trong kinh sách phát triển cho tánh giác là có sẵn, tánh giác đã có sẵn mà còn lại đi tìm tánh giác thì có vô lý hay không?

Một nhà bác học đã học và thông suốt mọi điều, bây giờ ông ta còn cấp sách đến học những điều ông đã thông suốt đó, thì đó có phải là một việc làm vô ích và vô lý hay không? Xin quý vị vui lòng suy ngẫm, đừng vội nghe chúng tôi nói mà tin.

Kinh Thập Nhị Nhân Duyên dạy rất rõ ràng: “con người sinh ra từ vô minh, nên lầm chấp dính mắc các pháp, tạo ra một thế giới đau khổ (mười hai nhân duyên hợp lại thành thế giới đau khổ)”, chứ không có một Phật Tánh, một Tánh Giác, một Bản Lai Diện Mục nào ngu si đến mức độ không tưởng tượng được, nhằm chỗ bất tịnh, ô trược, bẩn thỉu, hôi thúi mà lại chui vào để tái sanh luân hồi. Như vậy, kinh sách phát triển gọi tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, Tánh Giác từ vô thủy thì chúng ta có tin được không?

Đạo Phật rất thực tế không xây dựng thế giới siêu hình, con người chết là mất hết không có Linh Hồn, Thần Thức; không có Bản Lai Diện Mục, Phật Tánh nào cả, chỉ còn lại những hành động nhân quả thiện ác đã huân tập nhiều năm, tháng, nên đã trở thành nghiệp lực, nghiệp lực ấy là vô minh hoàn toàn, cho nên mọi người sanh ra trên trái đất này, ngay cả đức Phật cũng đều là vô minh.

Xưa, đức Phật đã làm khổ mình, khổ những người thân của mình, một bằng chứng hiển nhiên, khi Ngài bỏ ngai vàng, cha già, vợ trẻ, con thơ đã khiến cho những người này khổ đau vô cùng, sáu năm khổ hạnh không phải là Ngài đã tự làm khổ mình sao?

Từ vô minh sanh khởi các hành, các hành mới sanh ra thức, chứ không phải có cái thức này từ đâu mà đến đây được, cũng không phải nó có sẵn. Trong kinh A Hàm đức Phật đã dạy: “Nếu còn một chút xíu thức như đất trong móng tay Ta thì con người không giải thoát và đạo Ta không ra đời”.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm đã lừa đảo mọi người, Tánh Biết, Tánh Thấy, Tánh Nghe, những tánh này là thường, lạc, ngã, tịnh, nó luôn luôn có trí tuệ diệu dụng, hằng giác, sáng suốt vô hạn, thế mà lại chui vào cái bao hôi thúi. Thiền Sư Triệu Châu trả lời cho một thiền tăng hỏi đạo: “Biết mà cố phạm”. Xưa, đức Phật cho những luận thuyết này là những loại luận thuyết trườn uốn như con lươn.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy câu này thật là vô lý: “do các chúng sanh bỏ rơi cái bản minh ấy, nên tuy cả ngày sống trong tánh bản minh mà không tự giác’’. Xin hỏi cái tánh bản minh của chúng sanh với chúng sanh là một hay là hai? Nếu bảo rằng một thì làm sao gọi là bỏ rơi? Nếu bảo rằng là hai, tức là có cái minh và cái vô minh, nhưng cái minh đã có từ vô thủy thì làm sao cái vô minh lại xen vào được. Đó là một điều hết sức vô lý của kinh sách phát triển.

Theo đạo Phật, cái vô minh đã có sẵn từ vô thủy vì nó là nghiệp lực, do sự tu tập của chúng ta đúng chánh pháp mới lần lần vén sạch màn vô minh, tức là đập phá và diệt sạch nghiệp lực, nên gọi là minh.

Trong Thập Nhị Nhân Duyên, chúng ta không thấy đức Phật dạy có duyên minh bao giờ. Minh mà có được là do sự tu tập, vì vậy Tánh giác không thể có từ vô thủy được.

Vô minh và minh như đêm và ngày, cái này có thì cái kia không, cái này không thì cái kia có. Do đó nói có sẵn là không đúng, cũng như người có học thì mới biết chữ, không học thì không biết.

Trong câu kinh Thủ Lăng Nghiêm này cũng cho chúng ta thấy chúng sanh và Phật Tánh là hai, chứ không phải một, do Phật Tánh mê nên mới thành chúng sanh, nhưng Phật Tánh sao lại mê được? Đó là một sự mâu thuẫn rõ ràng. Kinh này dạy Phật Tánh hằng giác, hằng sáng suốt từ vô thủy, lẽ đâu lại mê muội mà thành chúng sanh?

Kinh sách phát triển còn dạy: “mê là chúng sanh, giác là Phật”, câu này đã xác định rất rõ ràng “chúng sanh tánh có trước Phật Tánh”, vì chúng sanh mê muội nên phải tu tập lần lần giác ngộ thành Phật, cho nên Phật có sau chúng sanh. Câu kinh này đúng theo lời dạy của đức Phật đã dạy, còn kinh sách phát triển lập luận không nhất quán. Vì vậy, xét ra chúng ta không thể hoàn toàn tin vào kinh sách phát triển là Phật thuyết.

Vả lại, chúng ta chưa từng chứng kiến một vị Tổ tu theo kinh sách phát triển mà thành tựu sự giải thoát sanh, già, bệnh, chết chỉ có những câu chuyện huyền thoại tự tại sanh tử trong kinh sách phát triển mà thôi.

Đức Phật đã từng dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Từ chúng sanh tu tập thành Phật, chứ không phải Phật đã có sẵn trong chúng sanh, nếu Phật đã có sẵn trong chúng sanh thì chúng sanh đâu cần gì phải tu; nếu vị Phật đó đã có sẵn trong chúng sanh thì vị Phật đó quá vô minh, sao gọi là tánh giác được? Nếu vị Phật đó đã có sẵn trong chúng sanh thì Thầy Tổ và chúng ta hôm nay đâu cần gì ngồi thiền, niệm chú, bắt ấn, niệm Phật, tụng kinh, bái sám v.v.. Nếu vị Phật đó đã có sẵn trong chúng sanh, thì chắc thế gian này không có con người sanh ra đời, vì kinh Phật đã dạy: “cảnh giới Ta Bà khổ! Ta Bà khổ!

Tánh giác này hay là Phật Tánh thì không bao giờ có trong đạo Phật, đó chỉ là một sự tưởng tượng của các nhà kinh sách phát triển, khi họ tu tập lạc vào tưởng định, phát triển tưởng tuệ, nên tưởng giải ra Phật Tánh Tánh Giác, Tánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Biết v.v..

Từ đó mới có những loại kinh sách tưởng, trước đức Phật ra đời cũng đã có những loại kinh sách này, nhưng không giúp ích gì cho loài người và còn làm cho người ta khổ thêm, đức Phật ra đời, bài bác sáu mươi hai luận thuyết của ngoại đạo và đập phá tan tành thế giới siêu hình, để giúp cho con người thoát ra khỏi tà đạo bàng môn lừa đảo này.

HÔN TRẦM

Câu hỏi của Từ Hạnh

Hỏi: Kính thưa Thầy! Con bị hôn trầm nặng phải dùng pháp gì đối trị?

Đáp: Bị hôn trầm có nhiều nguyên nhân xảy ra:

  1. Lao động nhiều mệt mỏi, sanh ra hôn trầm (thân mệt).
  2. Tu tập quá nhiều (tâm mệt) sanh ra hôn trầm.
  3. Tu tập quá ít, sanh ra lười biếng nên bị hôn trầm.
  4. Sống độc cư cô đơn, sanh ra hôn trầm.
  5. Uống thuốc chỉ thống, sanh ra hôn trầm.
  6. Khi thân bị bệnh sanh ra hôn trầm.
  7. Bị ma chướng hôn trầm.

Muốn phá hôn trầm tùy theo mỗi thứ bệnh mà phá:

1- Lao động nhiều, thân mệt mỏi sanh ra hôn trầm, do đó người tu tập không nên lao động quá sức, lao động quá nhiều. Phải lao động vừa với sức của mình, chúng ta nên biết, sự tu tập là một sự lao động rất lớn bằng trí mà còn phải lao động cơ thể quá nhiều thì không thể nào không bị hôn trầm, nên nhớ, lao động để tu, chứ không phải để lao động hết công việc.

2- Tu tập là một sự lao động về tinh thần nên tu tập nhiều, tinh thần sanh ra mỏi mệt, do đó mới có hôn trầm. Hôn trầm do tu tập sanh ra thì nên dựng lại thời khóa tu tập cho hợp với sức của mình thì sẽ hết hôn trầm và càng tu càng thấy thích thú hơn.

3- Tu ít sinh ra lười biếng, nên tu đúng theo thời khóa thì hết hôn trầm. Vì tu ít, dư nhiều thì giờ rảnh rỗi, ở không sanh ra lười biếng, nên bị hôn trầm tấn công.

4- Người mới sống độc cư, cô đơn không nên ngồi nhiều, đừng nên ở không, phải lao động vừa sức, nhẹ nhàng, thì hết hôn trầm.

5- Uống thuốc chỉ thống sanh buồn ngủ, nên đi ngủ và thuốc tan hết là hết hôn trầm.

6- Thân bệnh sanh ra hôn trầm, nên tịnh dưỡng trị bệnh, tu ít lại, xả nghỉ, thì hôn trầm sẽ hết.

7- Bị ma chướng hôn trầm thì đi kinh hành, dùng pháp hướng và đem hết nghị lực chiến đấu, bằng cách liên tục động thân, hoặc rửa mặt, đi tắm hoặc làm tất cả những hành động khác, mục đích là giữ đúng giờ không đi ngủ trước. Còn một cách nữa là trèo lên bồ đoàn ngồi kiết già lưng thẳng, mắt nhìn xuống chóp mũi, tập trung tâm tại nhân trung, biết hơi thở ra, vô tại đó, đồng thời hít vô chậm chậm cho hết sức hít vô, rồi lại thở ra, cũng chậm chậm cho hết sức thở ra, tiếp tục thở như vậy, cho đúng 10 hơi thở thì sẽ hết hôn trầm, nếu không hết, còn có một phương cách cuối cùng là thở hơi thở phát ra tiếng kêu, nghĩa là thở mạnh có âm thanh, thở đến khi nào không còn bị hôn trầm thì mới thôi.

NHÀ TU HÀNH CÓ LÀM LỢI ÍCH GÌ CHO XÃ HỘI

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Kính thưa Thầy! Có một nhà giáo hỏi: “Các bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, thợ may, thợ mộc, thợ dệt, thợ hồ, v.v.. họ đang làm lợi ích cho xã hội, còn các nhà tu hành ở chùa, tụng kinh, gõ mõ, thân thể ngày một mập béo. Vậy họ làm lợi ích gì cho xã hội?”. Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Đáp: Đừng nhìn ở góc độ hạn hẹp của những tu sĩ Phật giáo phát triển hiện giờ mà đánh giá trị đạo Phật, thì rất là oan uổng.

Những tu sĩ hiện giờ đang sống trong các chùa là những tu sĩ bị thế tục hóa hoặc bị Bà La Môn hóa, họ dùng những danh từ rất kêu “Phật Giáo phát triển”, chuyên sống làm nghề cúng bái, tụng niệm thuyết giảng và làm những việc mê tín, kêu gọi Phật tử đóng góp xây cất chùa tháp hằng tỷ tỷ bạc và còn kêu gọi Phật tử đóng góp tiền của thực phẩm để tạo danh làm việc từ thiện cứu trợ xã hội, nhưng chính bản thân của những tu sĩ này cũng chưa bỏ ra một xu cứu trợ ai hết, làm từ thiện miệng nhưng họ cũng sống và tiêu phí tiền từ thiện của người khác.

Nếu theo đúng nghĩa của một tu sĩ Phật giáo thì không nên làm những việc này, vì chính bản thân của họ là kẻ đi ăn xin của Phật tử, thì tiền đâu mà cất chùa to, xây tháp, đúc chuông, tượng Phật lớn và tiền đâu cứu trợ đồng bào bất hạnh. Nếu quý thầy có cơ sở làm kinh tế thì quý Thầy cứu trợ là phải, nhưng nếu quý Thầy có cơ sở làm kinh tế thì quý thầy không phải là tu sĩ đạo Phật, vì Chánh Nghiệp của đạo Phật là hạnh đi xin ăn để ly dục, ly ác pháp, tức là từ bỏ và xa lìa danh, lợi và các ác pháp thế gian. Người tu sĩ Phật giáo chân chánh luôn luôn chỉ biết lấy một cuộc sống đạo đức Hiền Thánh làm gương hạnh đạo đức để cho mọi người noi theo, nhờ thế mọi người mới có đạo đức, nhờ sống có đạo đức, họ mới thấy được tâm hồn thanh thản, an vui và mới xứng đáng làm người không làm khổ mình, khổ người.

Nhờ có noi gương theo Thánh hạnh đạo đức của những bậc chân tu, con người không còn làm khổ cho nhau, họ luôn luôn xây dựng tạo nên một xã hội lành mạnh, tốt đẹp, có một đời sống tâm hồn cao thượng, biết thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.

Đạo đức của đạo Phật không phải là một thứ đạo đức miệng, cũng không phải là một thứ đạo đức anh hùng cá nhân gọi là đạo đức quân tử, mà từ xưa đến giờ quý vị đã từng gặp những loại đạo đức này trong kinh sách Khổng giáo. Đạo đức nhân quả không làm khổ mình, khổ người, đó mới thật sự đạo đức của Phật giáo, đạo đức của mọi người. Hầu hết quý vị chưa bao giờ biết đến thứ đạo đức này, nhưng quý vị đã từng sống với nó chút ít vì lương tâm của con người. Tại vì quý vị chưa biết rõ nó, nên chưa sống trọn vẹn mà thôi.

Đạo Phật hiện giờ là đạo Phật của Bà La Môn Giáo, đạo Phật bị thế tục hóa, chứ không phải là đạo Phật chơn chánh Nguyên Thủy, nên nó chuyên làm việc mê tín, cúng bái, tán tụng, ngồi thiền, niệm Phật, niệm chú, yếm bùa, trừ tà ma, tạo thần thông trị bệnh, lừa đảo người, bằng nhiều hình thức khác nhau, nên thỉnh thoảng công an phát giác ra được truy tố tội ác của những vị sư thầy này.

Họ chỉ biết lừa đảo, gợi lòng tham của người Phật tử bằng những danh từ phước báo như: tụng kinh, niệm Phật, trì chú được phước báo thông minh; bố thí cúng dường được phước báo giàu sang, hạnh phúc v.v.. Đó là những danh từ lừa đảo lường gạt của giáo pháp này, để gợi lòng tham được thông minh, tham được bệnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi và được giàu sang. Do gợi đúng lòng tham này, người Phật tử mới cúng dường nhiều tiền của vàng bạc châu báu để xây chùa to Phật lớn, nhờ đó quý Thầy mới làm danh, làm giàu với thiên hạ, ai trông thấy cũng phải kính nể.

Sự thật trong kinh Đức Phật đã dạy: “Người cư sĩ bố thí, cúng dường sẽ được phước báo, nhưng không bằng giữ giới luật phước báo sẽ nhiều hơn”. Lại có một bài kinh khác đức Phật dạy: “Cúng dường bố thí phải đúng chánh pháp, không đúng chánh pháp, như đem hạt giống tốt gieo trên đất cằn cỗi khô xấu”. Rõ ràng, ở đây ý của đức Phật muốn dạy chúng ta nên giữ gìn đạo đức giới luật sẽ được phước báo nhiều hơn là bố thí cúng dường đúng pháp. Bố thí cúng dường đúng pháp chỉ có phước báo nhỏ, phước báo nhỏ đó là phước báo hữu lậu, tức là trong phước báo vẫn có sự đau khổ, chứ không phải là phước báo lớn, phước báo vô lậu. Phước báo vô lậu là do biết giữ gìn đạo đức giới luật, tức là không làm khổ mình, khổ người; không làm khổ mình, khổ người là một đạo đức nhân bản của con người chung sống trong một xã hội, đem lại cho đời sống của mỗi con người, một sự an vui, hạnh phúc, hòa hợp, đoàn kết, không còn người này chà đạp lên người kia, xâu xé nhau vì miếng cơm manh áo. Đó là phước vô lậu như chúng tôi đã nói ở trên, phước vô lậu là phước báo không có sự khổ đau. Người tu sĩ đạo Phật chỉ cần làm gương đạo đức như vậy, tức là thực hiện phước vô lậu, thực hiện phước vô lậu là làm lợi ích cho xã hội rất lớn, thì thử hỏi bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo, v.v.. có làm lợi ích bằng những tu sĩ này hay không?

Còn cúng dường, bố thí không đúng chánh pháp như: cúng đường xây chùa to đức Phật lớn hoặc đúc chuông thì chẳng có phước báo nào cả, mà còn phi công đức là khác nữa. Lần lượt chúng tôi sẽ lật ngược lại những trang sử thời Nhà Lý và Nhà Trần ở nước Việt Nam của chúng ta. Thời Nhà Lý và Nhà Trần, Phật giáo rất hưng thịnh, vua quan là tu sĩ Phật giáo, nên xây dựng rất nhiều chùa to Phật lớn và đúc chuông đồng vĩ đại làm hao tốn tiền của dân chúng biết bao, thế mà Nhà Lý và Nhà Trần được những phước báo gì? Hay là một sự khổ đau tranh quyền tranh lợi, giết hại lẫn nhau và cuối cùng, cũng chỉ làm vua mấy triều đại mà thôi và những dòng họ này cũng bị diệt mất. Vậy mà bảo rằng cúng dường, bố thí xây chùa to Phật lớn, đúc chuông, tạc tượng là được phước báo vô lượng, thì đây không phải là sự lừa đảo hay sao?

Bây giờ chúng ta hãy nhìn xem những trang sử Phật giáo Trung Quốc, trong thời nhà Đường Phật giáo rất hưng thịnh, Đường Huyền Trang đi thỉnh kinh Đông Độ, chùa to Phật lớn được nhà vua xây cất rất nhiều và độ biết bao nhiêu Tăng chúng tu hành, nhưng phước báo của nhà Đường đâu không thấy, chỉ thấy Võ Tắc Thiên diệt nhà Đường lập nhà Châu và cuối cùng Đường Minh Hoàng thấy Phật giáo không có lợi ích mà hại dân hại nước, làm ô uế cửa Phật, những người trốn sưu lậu thuế, làm những điều mê tín, dị đoan, lừa đảo dân gian, bằng đủ mọi hình thức và các thủ đoạn gian ác, nên Đường Minh Hoàng bắt chư Tăng hoàn tục, các chùa to đều xung vào công quỷ làm kho đụn.

Bởi người tu sĩ của Phật giáo lấy giới luật đức hạnh không làm khổ mình, khổ người mà làm gương sống cho mọi người soi. Muốn giữ gìn đức hạnh được như vậy, phải xả bỏ hết vật chất thế gian, chỉ còn ba y một bát, sống không gia đình, không nhà cửa, chứ có đâu như tu sĩ bây giờ, lại xây cất chùa to, Phật lớn như cung vàng điện ngọc của vua chúa, của chánh phủ. Biến chỗ tu hành thành chỗ du lịch tham quan của mọi người. Đó chỉ có những tu sĩ của Bà La Môn sống và làm như vậy, họ luôn làm hại dân hại nước, bằng cách buôn Phật bán Pháp. Nhìn những tu sĩ này, quý vị mới đặt ra những câu hỏi trên: “Một kỹ sư, một nhà bác học, một bác sĩ, một nhà giáo, một bác nông phu, một chị thợ may, một anh thợ hồ v.v..”. Với những việc làm của họ, đều có lợi ích cho xã hội về vật chất, nhưng cái lợi ích đó không bằng một vị tu sĩ có đạo đức, sống không làm khổ mình, khổ người, luôn luôn làm gương đạo đức cho mọi người, thì sự lợi ích rất lớn cho xã hội về tinh thần. Và nhờ đó, con người sẽ không còn chà đạp và dày xéo lên nhau nữa vì miếng cơm manh áo. Họ luôn luôn thể hiện lòng thương yêu, san sẻ và tha thứ cho nhau. Nhờ đó, gia đình có hạnh phúc, xã hội có trật tự, đất nước phồn vinh thịnh trị, thế giới hòa bình không còn chiến tranh, cuộc sống người người no ấm, an vui, thanh thản.

Quý vị đừng nghĩ rằng kỹ sư, bác sĩ nhà giáo, v.v.. đều đang làm lợi ích cho xã hội. Sự thật không phải vậy, như quý vị đã nghĩ, phần nhiều họ đang làm lợi ích cho cá nhân bản thân và gia đình của họ, nhưng vì nghề nghiệp của họ có tương quan và tương liên tốt trong cuộc sống chung của xã hội, chứ thực ra, họ chẳng có tâm làm lợi ích cho xã hội. Nếu thực ra, một bác sĩ làm lợi ích cho xã hội thì không bao giờ nhận tiền và quà biếu của bệnh nhân, chỉ nhận tiền lương hằng tháng của mình mà thôi, còn nếu bệnh nhân không quà biếu và tiền bạc thì sự chăm sóc bệnh nhân của bác sĩ đối với họ chẳng ra gì. Cho nên hiện giờ, bệnh nhân rất than phiền về các ông, bà bác sĩ. Người nghèo thật là bất hạnh khi đi bệnh viện. Ngày xưa, người ta gọi bệnh viện là nhà thương, còn bây giờ không gọi nhà thương nữa, vì nơi đó người ta thương tiền thương quà biếu, chứ không thương bệnh nhân nghèo.

Đối với lương tâm nghề nghiệp của một bác sĩ không cho phép làm ngơ, mặc kệ trước sự chết, sống hoặc đau đớn nhức nhối của bệnh nhân, như vậy mới làm lợi ích cho xã hội.

Một nhà giáo cũng vậy, không quà biếu thì học sinh giỏi cũng thành dở; có quà biếu thì học sinh dở cũng thành giỏi. Hiện giờ, đất nước chúng ta đang xây dựng kinh tế nên mọi nghề nghiệp đều nhắm vào cá nhân, chứ không phải nhắm vào xã hội.

Nhìn vào cuộc sống của con người đều phải có sự tương quan, tương liên với nhau để mà sống. Nếu bảo rằng bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo, v.v.. làm lợi ích cho xã hội thì không đúng. Người làm nghề này, kẻ làm nghề kia để trao đổi cùng nhau trong cuộc sống, chứ chẳng ai làm lợi ích cho ai cả. Họ làm ra được những gì là đem đến danh lợi cho họ, chứ chẳng đem đến danh lợi cho ai hết. Nhiều khi chúng ta lợi dụng nghề nghiệp bắt chẹt hoặc cắt cổ thiên hạ để làm giàu trên xương máu của người khác.

Nghề bác sĩ và nghề thầy giáo là hai cái nghề được mọi người trong xã hội xem là cao quý nhất mà họ còn làm như vậy thì thử hỏi, các nghề khác họ phải làm còn hơn nữa, nhất là nghề thương mại, thì làm sao gọi các nghề làm ích lợi cho xã hội được? Cho nên, các tu sĩ Phật giáo phát triển hiện giờ họ cũng lấy cái nghề làm “tôn giáo” để làm ích lợi cho bản thân cá nhân của họ, cũng như các nghề khác trong xã hội vậy. Chính vì những sự việc này, mà chúng ta biết đạo đức trong xã hội đang xuống dốc tận cùng. Bởi vậy, đạo đức là trên hết, nếu có đạo đức thì xã hội mới có ích lợi thật sự, chứ không phải kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, thợ mộc, thợ hồ, v.v.. làm lợi ích cho xã hội được.

Các tôn giáo cũng vậy, chỉ là một cái nghề làm tôn giáo để sống như mọi nghề khác, nếu người làm tôn giáo không có đạo đức thì cũng chẳng lợi ích gì cho xã hội mà còn thêm lừa đảo lường gạt người khác. Người làm tôn giáo có đạo đức là làm gương tốt cho mọi người soi, có đạo đức thì không có lừa đảo, đó là người làm lợi ích cho xã hội, các nghề khác cũng vậy, nếu người hành nghề nào mà có đạo đức là làm lợi ích cho xã hội.

Nếu nói về nghề nghiệp trong cuộc sống của loài người, thì mỗi người đều có một nghề riêng, làm ra vật chất và để trao đổi với nhau để sống, chứ không phải làm lợi ích cho xã hội, người hiểu các nghề nghiệp sản xuất ra vật chất là làm lợi ích cho xã hội thì không đúng. Cho nên, hiện giờ nghề làm tôn giáo cũng chỉ là một nghề như bao nhiêu nghề nghiệp khác mà thôi.

Người có nghề nghiệp làm ra vật chất là người không ăn bám xã hội, người không ăn bám xã hội mà cho rằng họ làm lợi ích cho xã hội thì cũng không đúng. Chỉ có những người sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ người là những người làm lợi ích cho xã hội, còn hoàn toàn ngoài ra mọi người dù có nghề nghiệp lương thiện, họ còn chẳng làm lợi ích cho họ huống là làm lợi ích cho ai.

Tại sao vậy? Tại vì họ còn làm khổ họ và khổ người khác. Lời nói của chúng tôi ở đây xin quý vị suy ngẫm, đừng vội tin.

Trong thiên niên kỷ thứ nhất và thứ hai, đạo đức phong kiến của Nho giáo và đạo đức của các tôn giáo khác, đã đem lại sự lợi ích cho con người, nhưng nó chỉ giải quyết cho những người trong giai cấp thượng lưu, quan, vua (giai cấp sĩ phu) và Bà La Môn giáo, còn giai cấp bình dân thì những đạo đức này không phổ cập, chỉ có thứ đạo đức mê tín của các tà giáo ngoại đạo mà hiện giờ chúng ta vẫn còn thấy những tập tục truyền thống lâu đời trong dân gian. Hiện giờ, biết những loại đạo đức này sai, không lợi ích nhưng rất khó bỏ.

Đạo đức Nho giáo là một thứ đạo đức của giai cấp lãnh đạo, “tề gia, trị nước, bình thiên hạ”; đạo đức Nho giáo còn gọi là đạo đức quân tử (đạo đức anh hùng cá nhân).

Trên hành tinh này, đã có thật sự một nền đạo đức nhân bản, không làm khổ mình, khổ người, nhưng đã bị dìm mất, cho nên tất cả mọi người đều đứng trong góc độ của các tôn giáo, cũng như trong các góc độ nghề nghiệp cuộc sống ở đời, phần nhiều người ta chỉ có hình thức đạo đức miệng, đạo đức danh, đạo đức lợi (vì danh lợi mà làm đạo đức).

Ai là người làm lợi ích thật sự cho xã hội và ai là người làm lợi ích thật sự cho cá nhân của mình?

Thưa quý vị, theo chúng tôi hiểu, hiện giờ trên trái đất này, chỉ có một ít người làm lợi ích cho xã hội, còn hầu hết chưa có ai và cũng chưa có ai làm lợi ích cho cá nhân của mình. Tại sao vậy? Tại vì mọi người còn đang làm khổ mình, khổ người. Và đã còn đang làm khổ mình, khổ người thì thử hỏi những việc làm đó, có lợi ích gì cho ai, chỉ là đua nhau theo một trò danh lợi hão mà thôi. Chúng tôi nói, quý vị đừng vội tin mà hãy suy ngẫm kỹ có thật như vậy không, rồi mới tin.

Một kỹ sư nếu không vì cuộc sống của ông ta thì chắc gì chiếc cầu ông làm, ông ta làm không phải vì sự đi lại của mọi người quá khó khăn nhọc nhằn khi qua sông. Khi lãnh làm một chiếc cầu, ông kỹ sư cầu cống vẫn đòi hỏi giá cả sòng phẳng và đôi khi còn đòi hỏi giá cao hơn nữa, thì như vậy, có phải ông làm lợi ích cho xã hội không?

Một người nông dân không phải vì cuộc sống của người khác mà ông ta lo cấy cày, gặt hái quanh năm suốt tháng, vất vả chân lấm tay bùn mà chính vì cuộc sống của ông ta.

Một bác sĩ, khi con bệnh sắp chết đến nơi vì thiếu máu, nhưng nếu không có tiền thì bác sĩ cũng vẫn làm ngơ trước cái chết như chỉ mành treo chuông.

Một bệnh nhân trước khi đi mổ mà không biếu cho người làm công đẩy xe năm ngàn, mười ngàn đồng thì chiếc xe không bao giờ được đẩy đi nhẹ nhàng, êm ái và người đẩy xe lại còn làm xe động mạnh hơn. Cho nên, một người bệnh nhân vào nằm trong bệnh viện mà không có tiền bạc, gặp bệnh ngặt nghèo thì chỉ có chờ chết mà thôi. Đó có phải bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo, nhà nông, lao công, v.v.. làm lợi ích cho xã hội hay lợi ích cho họ? Xin quý vị suy ngẫm.

Nếu không có quà cáp cho bác sĩ, lao công thì bệnh nhân phải chịu thiệt thòi nhiều mặt, tức là không được chăm sóc kỹ lưỡng, đó là họ làm lợi ích cho xã hội phải chăng?

Một nhà giáo khi một học sinh nghèo học giỏi siêng năng nhưng cũng đành bỏ học, nhà giáo cũng không thể giải quyết được, đó là làm lợi ích xã hội ư?

Đừng lấy những danh từ nghề nghiệp cao quý và cao thượng như: bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo mà cho rằng họ làm lợi ích cho xã hội, thật sự mọi vật, mọi thứ trên đời này chỉ có “tiền” là duy nhất, đó là thứ đạo đức nhất của con người hiện giờ và cũng phi đạo đức.

Đứng về mặt Phật giáo, quý Thầy làm lợi ích xã hội cũng phải có tiền, nhưng tiền móc túi kẻ khác, chứ quý Thầy chẳng bỏ ra một đồng xu, một giọt mồ hôi, nước mắt nào cả. Chỉ có những kẻ mơ ước phước báo hão huyền của kinh sách phát triển nên bị người khác lừa đảo bằng những danh từ rất kêu, cúng dường bố thí, làm từ thiện v.v..

Phước báo không phải từ chỗ cầu khẩn, cúng bái, tế lễ, cúng dường xây chùa tháp, đúc chuông, đúc tượng Phật v.v.. Phước báo cũng không phải từ chỗ bố thí, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền v.v.. Phước báo chỉ đến với con người, khi con người sống đúng giới luật đức hạnh làm người không làm khổ mình, khổ người. Điều này, đức Phật đã xác định trong bài kinh Ước Nguyện rõ ràng cụ thể, phước báo từ đạo đức mà đến với mọi người; đạo đức thì không tham lam trộm cắp của người, không lường gạt kẻ khác bằng mọi thủ đoạn, không làm giàu sang trên xương máu, mồ hôi, nước mắt của người khác, không lừa đảo làm tiền bằng sự mê tín bói khoa, xem ngày tốt xấu, cúng sao, giải hạn, xin xăm, cầu siêu, cầu an, v.v.. làm tiền bạc một cách phi đạo đức và vô nhân đạo.

Bố thí là đem lòng thương yêu của mình đến với những người bất hạnh, an ủi và xoa dịu vết thương đau của họ, đó cũng chỉ là một góc độ làm người mà thôi, việc làm bố thí như vậy thì phước báo sẽ đến với mình, mình sẽ được lòng thương của mọi người, gặp lúc nạn tai, mọi người sẽ an ủi và giúp đỡ lại mình, chứ không phải bố thí đem tiền bạc cho người là sẽ có phước báo lớn giàu sang, muốn gì được nấy thì như vậy Minh Phụng không có ở tù và mang án tử hình. Minh Phụng đã làm việc từ thiện bố thí biết bao nhiêu là tiền của cho những kẻ bất hạnh trong xã hội, thế mà phước đâu không thấy, vẫn phải chịu khổ tù tội và còn mất mạng.

Xả trừ tâm ác và lìa cả sự ăn thịt chúng sanh thì tuổi thọ được kéo dài, đó là đạo đức không làm khổ mình, khổ chúng sanh, chứ không phải phóng sanh để được phước báo tuổi thọ lâu dài và ít bệnh tật khổ đau.

Xả trừ tâm sân hận hoặc sợ hãi và tánh hung dữ chửi mắng người, thì ít tai nạn khổ đau, chứ không phải ăn chay, niệm Phật, bố thí thuốc thang cho kẻ khác là ít tai nạn hiểm nghèo.

Con người sống trong xã hội này, dù có tôn giáo hay không tôn giáo, nếu thiếu đạo đức nhân quả không làm khổ mình, khổ người thì không có ai làm lợi ích cho xã hội cả, còn bảo họ làm lợi ích xã hội đó chỉ là những danh từ suông, ngoài đầu môi chót lưỡi mà thôi.

Làm lợi ích cho xã hội chỉ khi nào con người có đạo đức. Đừng đứng ở góc độ nghề nghiệp này chỉ trích góc độ nghề nghiệp khác là sai, tu sĩ của các tôn giáo cũng là làm một nghề sống như các nghề khác, nói đến nghề, thì nghề nào mà xã hội còn cần thì nó còn có người hành nghề đó, chỉ khi nào xã hội không cần nó nữa thì người ta không hành nghề đó.

Ví dụ: Người ta còn mê tín thì có người hành nghề mê tín, người ta không còn mê tín thì người ta dẹp nghề mê tín; người ta cần xây nhà tốt đẹp, thì có người làm nghề thợ mộc, thợ hồ; người ta không cần làm nhà, xây nhà tốt đẹp thì thợ mộc, thợ hồ không có.

Tôn giáo cũng vậy, người ta còn cần tôn giáo thì có người làm nghề tôn giáo. Nghề tốt hay xấu đều do con người có đạo đức hay không có đạo đức; nghề làm lợi ích cho xã hội hay không lợi ích cho xã hội cũng đều do con người có đạo đức hay không có đạo đức mà thôi.

Đạo Phật không phải là một tôn giáo, mà là một nền đạo đức nhân bản của loài người trên hành tinh này, để quân bình vật chất và tinh thần đời sống của con người. Người ta không hiểu, nên xây dựng nó trở thành một tôn giáo, nhưng tại sao trên đầu Phật giáo lại không có một đấng giáo chủ toàn năng như các tôn giáo khác?

Chính đức Phật ngày xưa khi tu chứng đạo, Ngài quỳ xuống đảnh lễ giáo pháp chân chánh mà Ngài đã tìm ra được, Ngài tôn xưng nó là Thầy của mình và sau này di chúc lại cho các đệ tử: “Hãy lấy giới luật của Ta làm Thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc tu hành, giới luật còn là đạo Ta còn, giới luật mất là đạo Ta mất”.

Thưa quý vị! Giới luật là gì? Giới luật là đạo đức không làm khổ mình, khổ người; không làm khổ mình, khổ người là giải thoát không còn khổ đau nữa. Xét như vậy, chúng ta thấy đạo Phật không phải là một tôn giáo, mà là một nền đạo đức của con người.

Do không hiểu đạo Phật, nên người ta đã biến nó trở thành một tôn giáo, rồi từ đó, biến tôn giáo trở thành nghề nghiệp sống như: nghề tụng niệm, cúng bái, nghề thuyết giảng, nghề viết kinh sách, nghề ảo thuật (thần thông), nghề làm bùa yểm tà ma, trị bệnh, nghề bói khoa, nghề thầy thuốc, nghề dưỡng sinh, nghề ngồi thiền ngừa bệnh và trị bệnh v.v..

Tại sao chúng tôi dám nói như vậy? Chúng tôi dám nói như vậy, là vì chúng tôi đã từng sống trong tôn giáo, cho nên biết tôn giáo cũng chỉ là một cái nghề, tốt hay xấu là do người sử dụng cái nghề đó.

Ví dụ: Một ông bác sĩ đứng trước các con bệnh, ông đều tận tâm chữa trị dù người nghèo cũng như người giàu thì đó là một ông bác sĩ tốt, biết thương người (lương y như từ mẫu), có đạo đức, đó là người làm lợi ích xã hội, còn ngược lại, người giàu có quyền thế thì ông chăm sóc tận tụy, còn người nghèo thì ông trị bệnh sơ sài qua loa, sống chết ông chẳng cần thì bác sĩ đó không thể nào gọi là người tốt, có đạo đức, làm lợi ích cho xã hội, cái nghề của ông ta tốt và cao quý nhưng việc làm của ông ta không tốt, tức là không lợi ích cho xã hội.

Một vị tu sĩ Phật giáo cũng vậy, nếu ông ta giữ gìn giới luật nghiêm túc, sống đầy đủ đức hạnh, không làm khổ mình, khổ người, tức là sống đời sống ly dục, ly ác pháp, ông là một vị chân tu thật sự, làm gương hạnh đạo đức cho mọi người noi theo, không hề lừa đảo, dối trá, xảo quyệt lường gạt mọi người bằng nhiều hình thức mê tín, dị đoan hay thuyết giảng những điều mình chưa làm được, v.v.. thì ông là người tốt, làm lợi ích cho xã hội, khiến cho mọi người không vì miếng cơm, manh áo mà chà đạp giày xéo lên nhau và cũng khiến cho mọi người không còn hao tốn tiền bạc, của cải, tài sản vì cái thế giới siêu hình mê tín, lạc hậu và những luận thuyết suông v.v..

Ngược lại, một vị tu sĩ Phật giáo mà sống không đúng giới luật đức hạnh, không ly dục, ly ác pháp, bày đặt vẽ ra thế giới siêu hình, dùng tưởng thức tạo ra nhiều hình thức linh thiêng, huyền bí kỳ lạ, khiến trí hữu hạn của con người không thể hiểu và suy luận, chứng minh được, nên tin rằng có thế giới siêu hình thật sự. Lợi dụng lòng tin này, bày ra nhiều thứ mê tín dị đoan để lừa đảo, lường gạt người khác, bằng cách dùng bùa chú, nước lã, tàn hương trị bệnh, tụng kinh cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, lên đồng nhập xác, cầu cơ, xem ngày tốt xấu, cúng sao giải hạn, cúng dường xây chùa, đúc tượng, đúc chuông để cầu được phước báo giàu sang phú quý, bệnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi hoặc tạo ra nhiều phương cách tập luyện gọi là thiền này, định kia, cũng như tưởng tượng ra, trạng thái này, trạng thái kia, gọi là Bản Thể Vạn Hữu, Phật Tánh, Chơn Như, Đại Ngã, Tiểu Ngã, Thiên Đàng, Địa Ngục, Cực Lạc Tây Phương, Ngọc Hoàng Thượng Đế, v.v.. khiến cho con người càng điên đảo lại càng điên đảo hơn với những hình ảnh trừu tượng, siêu hình này và cũng từ đó, con người bỏ phí biết bao nhiêu công lực và tiền bạc, nhưng khi hiểu lại, mình chỉ là một người ngu bị lừa đảo mà không biết.

Chúng tôi nói đến đây, quý vị đừng tin chúng tôi mà hãy suy ngẫm và để ý những người đang theo các tôn giáo tu hành, họ sẽ đạt được những gì và đạo đức của họ có hơn quý vị hay không?

Mình chưa có đạo đức thì không nên nói đạo đức với ai cả, vì nói đạo đức tức là đạo đức miệng, nếu người có đạo đức, dù có kẻ khác chửi mắng mình thì mình đâu có giận hờn, vì có giận hờn như vậy là người không có đạo đức, không có đạo đức với mình tức là mình làm khổ mình. Cho nên Đức Phật dạy: “làm khổ mình, khổ người là người không có đạo đức”. Đó là chưa nói đến khi chúng ta không ngăn một điều làm ác của mình, như tức giận mắng chửi, nói nặng nhẹ người khác, khi mình có quyền thế và tiền của; mắng chửi nói nặng nhẹ người khác là không có đạo đức. Có đạo đức sao lại mắng chửi nói nặng nhẹ người khác được?

Làm lợi ích cho xã hội, không phải đem tiền của cho họ, mà chính đừng làm khổ mình, khổ người thì mới đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Dù chúng ta có mang đến cho họ sự giàu sang đầy đủ mà cứ làm khổ họ thì sự giàu sang đó cũng chẳng có lợi ích gì cho họ.

Bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, v.v.. làm lợi ích cho xã hội mà la, hét, mắng, rủa, chửi vợ con, kẻ ăn người ở trong nhà, sân hận với kẻ khác trong xóm làng, tức tối với tâm mình, ăn ngủ không yên, còn có những hành động như vậy thì làm sao gọi là làm lợi ích cho xã hội.

Người làm những nghề bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo là làm những nghề cao quý nhưng không giận hờn và không làm đau khổ cho ai thì mới thật sự là làm lợi ích cho xã hội, còn ngược lại, mà còn giận hờn, tham tiền bạc, làm việc không hết lương tâm, làm đau khổ người khác, thì đó không làm lợi ích cho xã hội, mà chỉ vì làm lợi ích cho mình, nô lệ cho tiền bạc và vật chất v.v..

Cho nên trong tôn giáo cũng vậy, các nhà tu ở chùa tụng kinh, gõ mõ làm điều mê tín lường gạt tín đồ, ngồi mát ăn bát vàng, thân thể ngày càng mập béo, đó là chỉ gạt được những người vô minh, tham đắm ảo huyền, cầu phước báo một cách phi đạo đức v.v.. 

ĐẠO PHẬT YẾM THẾ

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Kính thưa Thầy! Người ta cho đạo Phật là yếm thế, an phận, thủ thường, thấy ai làm việc ác thì làm ngơ, vậy xin Thầy chỉ dạy?

Đáp: Người ta bảo Phật giáo yếm thế là sai, hiện giờ và xưa kia Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông đã và đang xây dựng những ngôi chùa đẹp đẽ, nó trở thành những kỳ quan của thế giới như chùa Đế Thiên Đế Thích. Phật giáo phát triển luôn luôn đã và đang tiếp tục làm việc từ thiện cứu trợ đồng bào bất hạnh, thiên tai hỏa hoạn, bão lụt v.v.. như vậy gọi là yếm thế hay sao?

Không có người tu sĩ Phật giáo nào bỏ đời trốn trong núi rừng, sống tiêu dao một mình thì mới gọi là yếm thế?

Không lẽ, thấy những người mới học Phật mới vào chùa tu hành chưa xong, còn đang ẩn bóng tu hành mà cho Phật giáo là yếm thế thì lại còn sai quá.

Muốn làm một bác sĩ để đem lại lợi ích cho đời thì phải học, trong lúc đang học có làm bác sĩ được hay không? Trong lúc đang học mà ra trị bệnh thì chỉ giết bệnh nhân hơn là cứu người.

Người tu sĩ Phật giáo cũng vậy, khi đang tu chưa xong mà ra giảng đạo dạy người tu hành, “làm Bồ Tát Đạo, hành Bồ Tát Hạnh theo kiểu Đại Thừa” là giết người, không phải giết một người mà giết nhiều người; không phải giết một đời người mà giết nhiều đời người; không phải giết một thế hệ mà giết nhiều thế hệ của con người v.v..

Hiện giờ, người ta đang giết người bằng gươm lưỡi, miệng đao đó là giới tu sĩ Phật giáo phát triển, tu hành chưa đến nơi, đến chốn chỉ nhai lại đờm dãi của người xưa chẳng biết đúng sai, thuyết giảng lung tung, giới luật đạo đức thì sống chẳng ra gì, chỉ dùng ba tấc lưỡi lừa đảo những người khác, bằng cách lý luận hoặc bằng mọi hình thức mê tín, dị đoan, v.v.. nhưng luôn luôn tự vỗ ngực xưng tên mình là người tu hạnh Bồ Tát vừa tu vừa độ người như chiếc xe lớn (Đại Thừa), chỉ có Bồ Tát Đạo mới có đại hùng, đại lực, đại từ bi, mới có tâm nguyện độ chúng sanh rộng lớn như vậy. Cứ như kinh sách phát triển dạy thì họ đâu phải là kẻ yếm thế mà là đang nhập thế chứ. Đó là những tu sĩ Phật giáo phát triển đang nhập thế, nhập thế để chạy theo danh lợi, vì vậy họ phải mập béo, cường tráng để vào đời độ chúng sanh.

Hiện giờ quý vị chưa biết rõ mặt thật của những tu sĩ Phật giáo như thế nào, thì làm sao dám bảo là Phật giáo yếm thế? Khi đức Phật nhập diệt, độ khoảng trăm năm sau, các bậc Thánh Tăng đều nhập diệt cả, chỉ còn lại những tu sĩ danh lợi chia phe nhóm (20 bộ phái) để tạo quyền thế, chiếm giữ danh lợi riêng tư, nên soạn viết kinh sách theo kiến giải riêng của mình, thường chạy theo dục lạc thế gian, nên phải đẻ ra Bồ Tát Đạo, hành Bồ Tát Hạnh, làm tấm bình phong để che mắt mọi người, khiến không ai biết mình chạy theo dục lạc, những tu sĩ này thường dạy: “Phật pháp bất ly thế gian pháp”, nghĩa là pháp Phật không lìa pháp thế gian, như vậy đâu thể gọi rằng đạo Phật yếm thế.

Phật giáo ra đời vì sự khổ đau của con người, ra đời để dẫn dắt mọi người thoát ra mọi sự khổ đau của kiếp làm người thì sao gọi là bỏ đời yếm thế? Phật giáo ra đời đem lại cho loài người một nền đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người thì sao gọi là Phật giáo yếm thế?

Những bậc chơn tu của Phật giáo đang âm thầm triển khai đạo đức nhân bản - nhân quả để loài người không còn tự làm khổ đau cho nhau nữa, để biến cảnh thế gian này thành cảnh Thiên Đàng, Cực Lạc và Niết Bàn trong cuộc sống này, như vậy sao lại gọi là đạo Phật yếm thế được?

Xin quý vị đừng nhìn vào một số tu sĩ tiêu cực của Phật giáo phát triển, dùng những thủ đoạn mê tín, gian xảo, lừa đảo người, để ngồi mát ăn bát vàng, mà cho Phật giáo là yếm thế thì rất tội cho Phật giáo.

Một tôn giáo như Phật giáo luôn luôn lúc nào cũng chỉ dùng sức tự lực để không làm khổ mình, khổ người thì không thể nào yếm thế cho được.

Chỉ có những tu sĩ Phật giáo phát triển thì cầu tha lực, luôn luôn dựa vào Tam Bảo, chư Phật, chư Bồ Tát, gia hộ cứu khổ, cứu nạn, v.v.. thì đó gọi là yếm thế thì chúng tôi cũng còn miễn cưỡng chấp nhận, chứ nói Phật giáo yếm thế thì chúng tôi không đồng ý.

Xưa, đức Phật đã dạy: “Thắng trăm trận không bằng thắng tâm mình, thắng tâm mình mới là chiến công oanh liệt”. Người chiến thắng tâm mình đâu phải là người yếm thế, phải từng chung sống với mọi người mà không làm khổ mình, khổ người thì mới là người chiến thắng tâm mình, đạo Phật như vậy có giống như nhà thơ yếm thế Nguyễn Bỉnh Khiêm chăng?

“Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dù ai vui thú nào.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn người đến chốn xôn xao”.

Tinh thần đạo Phật thì không phải là tinh thần yếm thế như vậy, nên thường xông pha vào thế tục, lấy các đối tượng của thế gian mà tu tập tâm mình “ly dục, ly ác pháp”. Nếu bảo rằng, Phật giáo yếm thế vào nơi thanh vắng để cho yên thân của mình, tức là tránh cảnh thì làm sao gọi là ly dục, ly ác pháp.

Vả lại, giới luật của đức Phật dạy đạo đức làm người rất rõ ràng và cụ thể. Những hành động đạo đức gần gũi và thiết thực cho đời sống của con người thì làm sao yếm thế mà dạy đạo đức này cho con người như vậy được? Một đạo đức từng dạy mọi người sống “không làm khổ mình, khổ người”, thì làm sao gọi là yếm thế?

Xin quý vị cứ suy ngẫm, đừng vội vàng cho đạo Phật là yếm thế thì đó là một sự suy tư chưa chín chắn còn nông cạn. Chúng tôi xác quyết đạo Phật không bao giờ yếm thế. Người nào tu theo đạo Phật không đi khất thực, cứ ngồi ỳ trong thất (nhập thất), hoặc ở trong rừng sâu núi thẳm không theo hạnh Phật ngày xưa là người tu sai đạo Phật, là người yếm thế, chứ không phải đạo Phật yếm thế.

LỤC CĂN

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Kính thưa Thầy! Những nguyên nhân gì làm cho lục căn dễ bị hư hoại, muốn lục căn không hư hoại thì người tu sĩ đạo Phật phải tu như thế nào?

Đáp: Lục căn là những phần tiếp xúc với sáu trần của thân tứ đại, thân tứ đại do đất nước gió lửa hợp thành, thì lục căn cũng do đất nước gió lửa hợp thành; thân tứ đại hoại diệt thì lục căn cũng hoại diệt, lục căn hoại diệt trước là vì nó mỏng manh, yếu mềm v.v..

Người nhập Diệt Thọ Tưởng Định thân tứ đại không bị hoại diệt thì lục căn cũng không hoại diệt. Muốn lục căn không hoại diệt thì người tu sĩ phải nhập Diệt Thọ Tưởng Định, vì chỉ có loại định này mới có một từ trường bảo vệ thân tứ đại cứng chắc như đồng sắt nên không bị hư hoại.

Muốn nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì người tu sĩ phải có đạo lực điều khiển ý hành tịnh chỉ, tức là ý căn ngưng hoạt động.

Muốn ý hành tịnh chỉ, người tu sĩ phải ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm. Muốn ly dục ly ác pháp, diệt ngã xã tâm người tu sĩ phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các giới học.

Muốn sống đầy đủ giới hạnh, giới bổn thì người tu sĩ phải dùng pháp như lý tác ý, muốn pháp như lý tác ý có hiệu quả thì người tu sĩ phải sống thân tâm không phóng dật. Muốn thân tâm không phóng dật thì người tu sĩ phải sống độc cư, sống độc cư thì tâm phải thích sống trầm lặng; tâm ưa thích sống trầm lặng, đó là bước đầu khởi sự tâm vào thiền. Nếu tâm chưa ưa thích sống trầm lặng thì phải tập sống trầm lặng, bằng cách thọ Bát Quan Trai Giới, như đức Phật đã dạy trong các bộ kinh, bắt đầu chỉ giữ gìn một ngày đêm sống độc cư trầm lặng, ăn ngày một bữa giống như đời sống của đức Phật ngày xưa, nếu một ngày ăn một bữa, sống thấy ưa thích độc cư thì tăng lên hai ngày rồi ba ngày, bốn ngày, năm ngày, v.v.. cho đến khi tâm không phóng dật, tức là tâm định trên thân.

Khi tâm đã định được trên thân thì hành giả chỉ còn ra lệnh, tịnh chỉ các hành trong thân thì nhập các loại định, một cách dễ dàng, dù là Diệt Thọ Tưởng Định cũng không còn khó khăn nữa.

HỶ LẠC DO DỤC SANH CÓ PHẢI LÀ HỶ LẠC DO 18 LOẠI TƯỞNG KHÔNG?

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Kính thưa Thầy! Khi tu ly dục ly ác pháp thì hỷ lạc sanh, vậy hỷ lạc này có ở trong 18 loại hỷ tưởng không? Nếu nó ở trong 18 loại hỷ tưởng thì tại sao không cho nó sanh mà để nó sanh rồi khi tu đến Tam thiền lại phải diệt nó? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Đáp: Loại hỷ lạc do ly dục sanh không phải loại hỷ lạc trong 18 loại hỷ tưởng. Vì 18 loại hỷ tưởng này là do dục tưởng, còn hỷ lạc do ly dục, ly ác pháp sanh thì không còn dục. Vì thế mà gọi là hỷ lạc do ly dục sanh, còn 18 loại hỷ tưởng này sanh ra được là do sự tu tập theo giáo pháp phát triển nên ức chế tâm, ý thức dục bị ngưng hoạt động, ý thức dục không hoạt động được nên tưởng thức dục sanh hỷ lạc. Cho nên, trạng thái an lạc mà còn dục tưởng thì không có giải thoát được. Ở đây, chúng ta phải lưu ý, dù là hỷ lạc của ý thức dục, hỷ lạc của tưởng thức dục đều phải xả hết (xả hỷ, xả lạc), duy chỉ có hỷ lạc của ly dục thì không xả, vì đó là tâm thanh tịnh của chúng ta (không còn dục), nó là một trạng thái Niết Bàn, nên khi nhập sâu vào định thì nó cũng không mất.

Khi bước qua giai đoạn tu Tứ Thánh Định, đức Phật đã tự gạn lọc chỗ này rất nhiều lần:

1- Hỷ lạc do dục sanh

2- Hỷ lạc do tưởng sanh

3- Hỷ lạc do ly dục sanh

Khi có hỷ lạc thì đức Phật rất sợ vì còn hỷ lạc là còn đau khổ nên đức Phật lặp đi lặp lại chỗ này nhiều lần để xác định: “hỷ lạc do ly dục, chứ không phải do dục”, vì thế hỷ lạc này phải là nguồn giải thoát của người tu sĩ hay nói một cách khác là kết quả trạng thái giải thoát do sự tu tập đúng pháp.

Cho nên, nhập Tam Thiền là ly hỷ, hỷ này thuộc về hỷ dục tưởng thức, do tưởng dục sanh. Chúng ta cũng nên nhớ, khi nhập Nhị Thiền tầm tứ bị diệt nên định sanh hỷ lạc, do tầm tứ diệt nên ý thức dục ngưng, vì thế, trạng thái hỷ lạc của Nhị Thiền là do tưởng dục sanh, không phải do ly dục sanh nên đến Tam Thiền thì Đức Phật dạy xả hỷ tưởng này, cho nên ly hỷ, trú xả, tức là lìa 18 loại hỷ tưởng, còn trạng thái Sơ Thiền do ly dục sanh hỷ lạc nên không có dục và dục tưởng, vì thế hỷ lạc trong Sơ Thiền không có xả mà chỉ xả hỷ lạc của Nhị Thiền mà thôi. Trạng thái hỷ lạc của Sơ Thiền là một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự của tâm ly dục, ly ác pháp.

Vì thế, hỷ lạc của Sơ Thiền là loại hỷ lạc của người giải thoát dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu, ba lậu hoặc này không còn tác dụng được tâm của người nhập Sơ Thiền, còn Nhị Thiền do ức chế ý thức, ý thức ngưng hoạt động, tưởng thức thay thế hoạt động nên sanh ra hỷ lạc, cũng giống như người ngủ mới có chiêm bao.

Tóm lại, hỷ lạc do ly dục sanh không giống mười tám loại hỷ tưởng này, hành giả nên lưu ý, đây là những thứ thiền định của đạo Phật rất đặc biệt mà không có một pháp môn nào của ngoại đạo mà có được.

Bởi thế đức Phật dạy: “Được thân người là khó mà gặp được Phật pháp còn khó hơn”, thế mà có người gặp được pháp chân chánh của đức Phật lại còn thờ ơ thì quá uổng cho kiếp đời của họ. Một mai mất thân rồi thì trăm muôn ngàn kiếp còn có gặp được chánh pháp hay không?

CÁC PHÁP KHÔNG PHẢI CỦA TA

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Kính thưa Thầy! Theo như trong kinh dạy, chúng con biết: thân, thọ, tâm, pháp cũng không phải của chúng ta, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp và nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng không phải của chúng ta. Như vậy, thân này còn có ý nghĩa gì?

Đáp: Trong kinh đức Phật dạy: Thân này không phải của ta, thọ, tưởng, hành, thức cũng không phải của ta, lục căn, lục trần cũng không phải của ta, cho nên nghiệp ác hay thiện cũng không phải của ta. Chỉ vì không hiểu rõ (vô minh) ta mới lầm chấp là của ta, do sự lầm chấp này, chúng ta mới bảo vệ nó tạo ra nhiều điều ác, khiến cho chúng ta phải thọ chịu khổ từ kiếp này đến kiếp khác không hề dứt, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

Nhờ giáo pháp của đức Phật dạy, chúng ta mới hiểu rõ các pháp trong thế gian là do các duyên hợp mà thành, chứ không có một vật gì thường hằng vĩnh cửu, đức Phật nói: “Nếu còn có một vật gì thường hằng như một chút xíu đất trong móng tay Ta thì con người không thoát khổ và đạo Ta cũng không xuất hiện ở đời”.

Hiện giờ, chúng ta đã ngộ được lý duyên khởi ấy, nhưng tu cho thân, thọ, tâm, pháp, lục căn, lục trần, lục thức thật sự không phải là ta, của ta, thì phải tu hết sức và còn phải siêng năng, chuyên cần, tinh cần, tinh tấn và với một nhiệt tâm tha thiết tìm cầu sự giải thoát. Nếu không nỗ lực tu hành thì tất cả những thứ này chúng ta đều cho là thật có, là ta và của ta.

Khi muốn phá thân kiết sử này, ta phải sống một đời sống giới hạnh đầy đủ, phải độc cư trọn vẹn suốt 3 năm đến 5 năm, chứ không phải nói suông được với các pháp này. Hằng ngày phải tu cho đúng pháp, đúng cách, đúng căn cơ đặc tướng, nếu tu không đúng pháp, đúng cách, đúng đặc tướng căn cơ thì sẽ hoài công vô ích. Tất cả các pháp ấy vẫn bị dính mắc đều là của ta, là ta. Nói thì rất dễ, nhưng bỏ cái ta và của ta rất là khó.

Tu cho đúng pháp của đức Phật dạy thì nghiệp quả của thân không còn ý nghĩa gì cả, vì chuyển nghiệp quả khổ thành nghiệp quả phước báo, nên thảnh thơi, an lạc và vô sự, còn tu sai thì muôn đời nghìn kiếp nghiệp thân cứ tiếp tục mãi tái sanh luân hồi và phải chịu thọ khổ vô lượng kiếp.

Nói các pháp không phải là ta, của ta thì dễ, nhưng tu tập để đến chỗ không còn là ta, của ta thì không phải dễ như trên đã nói. Chỗ này cái ta, của ta cần nên lưu ý: đây chỉ là một triết thuyết lý luận chơi, chứ không thể thực hiện được cái không ta của ta được. Người ta gán nhận cho đạo Phật là đạo vô ngã, nhưng thực ra chúng ta nghiên cứu kỹ lại đạo Phật thì đạo Phật là đạo “hữu ngã thiện pháp” và “vô ngã ác pháp”. Do vậy đức Phật đã xác định có hai lộ trình: “Có hai đường đi, một là đường ác, hai là đường thiện, người làm ác từ đường ác đến chỗ khổ, người làm lành dạo chơi đường lành đến chỗ vui”. (Tăng Nhất A Hàm tập 3 trang 498). Đã đi trên con đường thiện thì làm sao gọi là vô ngã được? Thì làm sao gọi là không ta, không của ta được?

Do những điều trên đây, mà chúng ta suy ngẫm và tư duy biết rất rõ các pháp của đức Phật thực hiện được, còn tất cả các pháp của kinh sách phát triển và Thiền Đông Độ chỉ là những lý thuyết suông như: Phật Tánh, vô ngã, vô sở đắc, ngã pháp đều không”, đó là những điều không thể thực hiện được.

QUẢ BÁO CÓ HAY KHÔNG?

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Kính thưa Thầy! Kẻ tham nhũng làm điều phi đạo lý trong xã hội ngày một béo tốt nhiều tiền lắm của, kẻ ăn cắp ngày một giàu lên. Vậy họ đang tạo nghiệp ác, đến bao giờ họ phải trả nghiệp ác này, ít ra thì cũng phải trả trong đời hiện tại này để mọi người thấy được. Còn họ trả nghiệp ác này trong tương lai thì trừu tượng quá vậy? Xin Thầy dạy cho chúng con rõ.

Đáp: Phước đời trước họ khéo tạo nên đời nay họ mới sanh vào chỗ làm dễ ra tiền. Thế mà, vì lòng tham không đáy nên họ đã làm tiền phi đạo lý như: tham nhũng, trộm cắp, hối lộ v.v.. Tuy hiện tại, chúng ta chưa thấy quả báo của họ, là vì phước báo của họ còn dư thừa chưa hết, nhưng khi phước báo ấy đã cạn hết thì thiên tai hỏa hoạn đến thì họ chỉ còn sống trong màn trời chiếu đất, thậm chí cơm không đủ ăn, áo không có mặc. Các con đừng nghĩ rằng nhân quả trừu tượng, nhân quả là một định luật đạo đức công bằng và công lý mà trong thế gian này không có một định luật nào công bằng và công lý hơn nó được.

Nếu họ biết dừng ngay những điều làm ra tiền phi đạo lý của họ thì bây giờ họ cũng phải trả quả trong hiện tại, huống là họ chẳng biết dừng những việc làm ác đó thì họ sẽ phải trả quả ngay trong kiếp này, để cho mọi người chứng kiến biết rõ luật nhân quả công minh khi phước họ đã cạn hết chứ không phải ở kiếp sau. Bằng chứng các con có đọc báo Công An thành phố Hồ Chí Minh nhiều kẻ làm giàu phi đạo lý sẽ bị tù tội, tử hình, tài sản và nhà cửa đều bị tịch thu như: Minh Phụng, Trần Đàm v.v..

Nhân quả không trừu tượng như các con đã hiểu, những phước báo của kẻ tạo ra những điều phi đạo lý chưa hết, nên họ còn hưởng thêm một vài ngày, nếu phước báo kia vừa hết thì quả báo khổ đau sẽ đến với họ liền.

“Phước bất trùng lai họa vô đơn chí”, người xưa đã nói như vậy, tức là họ đã có kinh nghiệm trong cuộc sống nên đã nhận ra được luật nhân quả rõ ràng và cụ thể “vay một trả mười”.

Nhân quả không những phải trả ở tương lai trong kiếp khác mà còn phải trả ngay trong kiếp hiện tại. Chỉ khi nào người tạo quả ác đã hết phước thì họ phải trả ngay liền, còn quả ở vị lai thì nó đã trở thành nghiệp lực, để tiếp tục tương ưng với nhân quả của người khác mà tái sanh vào môi trường sống xấu hơn, nếu họ làm ác nhiều hoặc tốt hơn nếu họ làm thiện nhiều.

Trước mặt chúng ta đã thấy bao nhiêu kẻ làm ác mà chẳng thấy quả khổ của họ, nên mọi người đâm ra nghi ngờ luật nhân quả. Họ đâu biết rằng, luật nhân quả rất công bằng và công lý, ai làm thiện thì hưởng phước, còn ai làm ác thì thọ chịu quả khổ, không có một ai tránh khỏi, chỉ có phước thừa của họ chưa hết, nên họ làm ác vẫn còn thấy được an vui, nhưng sự an vui chưa thật sự là an vui. Nếu chúng ta nhìn kỹ cái vui của họ là tiếng khóc, cái hãnh diện của họ là những ưu tư da diết trong lòng, chứ chưa phải là hạnh phúc đâu.

Trong thế gian này, duy nhất chỉ có một đạo luật nhân quả là công bằng và công lý, đó là một đạo luật do từ những hành động thiện ác của con người tạo ra để phân xử lấy họ, chứ không có ai hoặc một đấng sáng tạo nào đặt ra cả. Từ hành động thiện ác của loài người, mà con người phải chịu quả khổ vui chính hành động của họ, chứ không phải quả khổ vui tự nhiên mà có hay có ai xét xử phạt tội ban phước cho chúng ta.

Phật dạy“Các pháp trong thế gian là do duyên hợp mà thành, nhưng sự thành hoại đều do hành động nhân quả mà có”. Nhân quả có lúc hiện rất rõ, lại có lúc thấy như không có nhân quả, nhưng chúng ta phải biết nhân quả lúc nào cũng đang chi phối loài người theo mỗi hành động của con người. Và vì vậy, con người mới thấy có khổ, có vui, có giận hờn, thương ghét, có buồn phiền đau khổ, có oan ức, có hận thù v.v..

Có lúc thấy như không có nhân quả, do đó người ta đã lầm và mất lòng tin nhân quả, nhưng nhân quả lúc nào cũng có mặt trong tất cả mọi con người, nên không có người nào trốn tránh khỏi luật này được, dù kẻ đó, có nhiều tiền, nhiều bạc, có quyền cao, chức trọng cũng không thoát khỏi luật này phân xử, do đó nó rất công bằng và công lý, mặc dù chúng ta thấy có kẻ kia làm ác mà vẫn không thấy quả khổ đến với họ, đó là vì phước của kẻ kia chưa hết, như chúng tôi đã nói ở trên, nên quả khổ đau của họ chưa đến mà thôi.

TỐT ĐẠO ĐẸP ĐỜI

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Kính thưa Thầy! Ở một cơ quan xuất nhập khẩu, đã nhập về những chất độc hại chung ngoài kế hoạch bán lấy tiền chia nhau. Có một cư sĩ cũng làm trong cơ quan đó được chia tiền và đã từ chối không nhận, nhận thì phạm pháp luật, không nhận thì bị mọi người ghen ghét thù oán rất khổ tâm. Vậy nên giải quyết như thế nào, để tốt đạo đẹp đời và cuộc sống của mình cũng được an vui, thanh thản.

Đáp: Đồng tiền làm ra bằng sự gian trá, xảo quyệt, lừa đảo người khác, bằng những thủ đoạn gian lận, nếu đồng tiền đó đem cúng dường chư Phật, chư Thánh Tăng đã không được phước báo mà còn lại thêm nhiều tội và những tội đó rất nặng, vì đồng tiền làm ra bằng ác hạnh. Nếu chư Phật và chư Thánh Tăng thọ dụng xây chùa, xây tháp hoặc đúc tượng, đúc chuông và làm những Phật sự khác thì những Phật sự đó sẽ là tà sự. Đồng tiền ấy sẽ biến tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng thành đảng phái tà giáo hơn là tôn giáo chân chánh, vì tôn giáo phải lấy đạo đức làm đầu. Nếu tôn giáo nào dùng đồng tiền thiếu đạo đức để sử dụng làm lợi ích cho đạo thì tôn giáo đó sẽ sắp sửa đến ngày tận diệt và những di tích làm ra bằng đồng tiền đó để lại cho đời sau là một sự nguyền rủa, khinh bỉ.

Đồng tiền thiếu đạo đức mà đem làm việc từ thiện xã hội thì việc từ thiện kia chỉ là một tấm bình phong che đậy cho những người làm ác, khiến cho họ càng làm ác hơn nữa. Họ làm từ thiện với đồng tiền đó thì chẳng có từ thiện chút nào cả, những kẻ nào thọ dùng đồng tiền ác hại này cũng sẽ gặp tai nạn khổ ách, như những kẻ làm ra đồng tiền ác đức kia.

Cùng làm trong một cơ quan xuất nhập khẩu mà đã có sự gian xảo như vậy, dù chúng ta không nhận đồng tiền ác đức đó nhưng chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng xấu đối với pháp luật tuy ta không có tội.

Điều trước mắt là trong cơ quan đó, có nhiều người họ đã nhận lấy số tiền chia nhau bất chánh đó và sẽ tiếp tục làm những điều không tốt, nhưng chúng ta lại ở trong tập thể đó, không nhận tức là tạo đối lập với họ thì họ không thể nào để cho chúng ta yên được, bằng mọi cách họ sẽ loại trừ. Đó là một điều nguy hiểm và tác hại rất lớn, nếu chúng ta không sáng suốt chắc chắn tai hoạ sẽ đến.

Cho nên, khi nhận tiền bất chánh đó là một sự dại dột, sẽ tự giết mình và sẽ tự mang hoạ đến cho mình. Điều giải quyết tốt nhất, muốn an thân thì nên nhận tiền chứ đừng làm người anh hùng rơm, nhận tiền nhưng đem làm việc từ thiện xã hội giúp kẻ bất hạnh. Nếu cơ quan này làm những điều phạm pháp có hại cho dân cho nước thì ta nên khéo léo tố cáo để chặn đứng bọn ác quỷ đội lốt người, làm giàu bằng sự đau khổ của kẻ khác.

Muốn cho tốt đạo đẹp đời thì không nên làm chung với những người ác đó. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Ta hãy chọn bạn lành, việc lành, người lành cùng làm và cùng sống chung nhau thì sẽ tốt đạo đẹp đời, tâm hồn sẽ được thanh thản, an lạc.

TU THIỀN NHƯ THẾ NÀO KHÔNG GIẬM CHÂN TẠI CHỖ?

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Kính thưa Thầy! Người tu thiền như thế nào là có tiến bộ, không tiến bộ và giậm chân tại chỗ? Phải khắc phục tu như thế nào để có tiến bộ không bị giậm chân tại chỗ?

Đáp: Người tu thiền, ngồi nhiều hoặc dùng pháp ức chế tâm để dừng vọng tưởng (tâm không niệm thiện, niệm ác) thì sẽ giậm chân tại chỗ, không có lối tiến tới được nữa. Người tu thiền xả tâm, tâm như đất, xả ít tiến bộ ít, xả nhiều tiến bộ nhiều, xả hết tức là ly dục ly ác pháp, tâm như đất trời thì tu xong việc.

Tu xong việc tâm thường quay vào trong thân, không chạy theo các pháp trần, không dính mắc các pháp ác, tức là tâm không phóng dật theo các pháp bên ngoài, như vậy là tâm đã định vào thân, tâm định vào thân là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ; tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ là tâm giải thoát hay là tâm Diệt Đế, tâm Diệt Đế, tức là tâm Niết Bàn, tâm Niết Bàn là tâm đoạn dứt lòng ham muốn và các ác pháp, như vậy tức là tâm nhập vô tướng tâm định.

Muốn xả tâm cho được rốt ráo thì phải sống độc cư, không nên tiếp duyên bên ngoài với ai hết, không làm một việc gì cả, thường quan sát thấy tâm niệm khởi phá độc cư thì phải mau mau xả liền không được duy trì, không được nghe theo các niệm phá hạnh độc cư. Trong lúc độc cư, nếu có tất cả mọi niệm khởi lên dù đúng, sai, phải, trái, những niệm đó đều làm mất hạnh độc cư thì phải mau xả xuống, không nên khởi niệm, khởi niệm tức là phóng tâm, phóng tâm tức là theo niệm, theo niệm tức là phóng dật cho nên phá độc cư, tức là tâm phóng dật.

Quý vị nên lưu ý, độc cư không được đọc kinh sách, không được làm mọi công việc, không được nói chuyện dù chuyện đạo chuyện đời, không được nghe băng nhạc, băng thuyết giảng, v.v.. mà duy nhất chỉ có một việc làm là quán xét thân tâm mình để xả các niệm, tâm ham muốn và các ác pháp, do đó thì mới giữ gìn hạnh độc cư trọn vẹn. Có giữ gìn hạnh độc cư trọn vẹn như vậy thì sự tu hành mới có tiến bộ, bằng ngược lại thì giậm chân tại chỗ. Người tu thiền xả tâm mà giữ được hạnh độc cư thì xả tâm rất dễ dàng, còn giữ hạnh độc cư không được thì xả tâm không được nên tu thiền không tiến bộ, nói đúng hơn là không có kết quả giải thoát.

Tóm lại, người tu thiền ức chế tâm là thường giậm chân tại chỗ, không tiến bộ, giống như các vị tổ sư Thiền Tông tu mãi chỉ có lý luận nói nhiều, ngược lại tu thiền xả tâm thì có tiến bộ rất cụ thể, tiến bộ trong từng phút, từng giây, từng giờ, từng ngày, chúng ta nhận thấy tâm thanh thản, an lạc và vô sự rất rõ ràng.

Muốn tu hành không giậm chân tại chỗ thì phải giữ gìn hạnh độc cư, nếu giữ gìn hạnh độc cư chẳng được thì tu hành chỉ uổng phí một đời tu mà chẳng ích lợi gì cho mình cho người.

VỌNG TƯỞNG

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Kính thưa Thầy! Ý thức có phải là tâm không? Vọng tưởng có phải tâm tán loạn vọng động không? Xin Thầy dạy cho chúng con được rõ.

Đáp: Ý thức là một thức trong sáu thức của thân tứ đại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Nếu gọi ý thức là tâm thì không đúng. Chúng ta nên đặt thành vấn đề, nếu gọi ý thức là tâm thì nhãn thức cũng có thể gọi là tâm, như vậy nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức cũng gọi là tâm. Nếu sáu thức đều là tâm thì tâm là sáu thức và như vậy có cần gì phải gọi sáu thức này để làm chi. Cũng như tưởng thức, tự nó nghe, thấy, nếm, ngửi, cảm xúc và phân biệt mà không cần sáu căn, còn sắc thức của thân tứ đại thì cần đến sáu căn, muốn nghe thì phải có nhĩ căn và nhĩ thức, muốn thấy phải có nhãn căn và nhãn thức, chứ không như tưởng thức được. Do đó ý thức không phải là tâm thức, tâm thức là cái biết để thực hiện Tam Minh, chứ không phải như tưởng thức và sắc thức. Bởi khi đức Phật sắp chứng đạo hoàn toàn Ngài dẫn tâm đến Tam Minh, đó là Ngài dẫn tâm thức, chứ không có dẫn sắc thức và tưởng thức. Như vậy, lúc bấy giờ đức Phật đã dùng tâm thức, chứ không phải dùng ý thức và tưởng thức.

Nếu nói tâm thức là vọng tưởng thì không đúng, còn nếu bảo sắc thức và tưởng thức là vọng tưởng thì cũng không đúng. Người ta đã lầm, khi thấy niệm lăng xăng trong đầu (loạn tưởng) cho đó là tâm thức, ý thức, tưởng thức thì sai tất cả.

Những niệm sanh khởi trong tâm của chúng ta là nghiệp nhân quả, do chúng ta huân tập lâu ngày đã thành thói quen (tạp khí), nên thường lăng xăng trong đầu của chúng ta, chỗ này có rất nhiều người đã hiểu lầm lạc, vì thế nên khi tu hành cứ lo ức chế tâm cho hết vọng tưởng, ngồi thiền nhiếp tâm trong hơi thở, trong câu niệm Phật, trong mỗi hành động đi, đứng, nằm, ngồi v.v.. Vì hiểu sai nên tu sai, muốn tâm không phóng dật, tức là không có vọng tưởng thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu mà có nó, nó có từ nhân quả thiện ác, cho nên đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp tức là tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng, không có vọng tưởng, tức là tâm không phóng dật.

Muốn khắc phục được vọng tưởng thì không nên ức chế tướng vọng tưởng trong tâm ta, mà phải dùng pháp Tứ Chánh Cần xả ly tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử thì vọng tưởng sẽ hết, tức là tâm không phóng dật; tâm không phóng dật là tâm định trên thân hay nói cách khác là tâm đã ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Định. Sau khi Bất Động Tâm thì tâm có đủ Tứ Thần Túc, nhờ Tứ Thần Túc mới nhập Sơ Thiền. Từ đó về sau chúng ta nhập các định như: Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền như trở bàn tay, không mấy khó khăn và mệt nhọc.

TÂM THỨC CÒN HAY HOẠI DIỆT KHI NGƯỜI ĐÃ CHẾT

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Kính thưa Thầy! Khi xác thân hoại diệt thì tâm thức thường hằng bất biến hay đã hoại diệt hoàn toàn theo thân xác của nó?

Đáp: Đức Phật đã dạy: “Nếu thức còn một chút xíu như đất trong móng tay Ta thì con người trong thế gian này không thể thoát khổ và Đạo Ta cũng không xuất hiện ra đời”.

Đây là lời dạy chân thật, nếu còn một chút xíu thức tức là còn một vật thường hằng, mà đã còn một vật thường hằng thì con người không thể thoát khổ. Do quán xét thấu suốt lý các pháp duyên hợp, nên đức Phật xác định, không có một vật gì thường hằng bất biến, dù là vật có hình sắc hay vô hình trong thế gian này. Và vì vậy, đạo Phật không chấp nhận thế giới siêu hình, thế giới siêu hình chỉ là một thế giới tưởng của con người còn sống, nhưng đến khi chết thì thế giới này cũng tan biến theo mây khói mà thôi.

Kinh sách phát triển xây dựng thế giới siêu hình có một vật vĩnh hằng (Chơn Tâm, Phật Tánh, Bản Lai Diện Mục v.v..) là giáo phái xây dựng thế giới ảo tưởng. Hiện giờ, khoa học cũng đã xác định mọi vật đều do nhiều nguyên tố kết hợp lại, chứ không có một vật gì độc lập riêng rẽ, cho nên thế giới thường hằng không có thật, đó chỉ là sự lừa đảo, lường gạt đối với những người còn lạc hậu, chưa có kiến thức về khoa học, những người đang tu theo Phật giáo phát triển và Thiền Đông Độ mà thôi.

Ngày nào khoa học tiến triển sâu xa hơn và trình độ kiến thức của con người được nâng cao sự hiểu biết thì ngày đó tất cả các giáo phái trên hành tinh này đã, đang và sẽ xây dựng thế giới siêu hình thường hằng, bất biến thì sẽ bị loại trừ ra khỏi đời sống của loài người. Chỉ vì hiện giờ khoa học chưa đủ sức chứng minh thế giới vĩnh hằng có hay là không, vì do tưởng uẩn tạo nhiều trò ảo thuật (siêu hình) khiến cho khoa học không thể chứng minh được, đành bó tay, nhưng đối với những người tu theo Phật giáo Nguyên Thủy không rơi vào thiền tưởng và những người đã nhập được Sơ Thiền đến Tứ Thiền và Tam Minh thì không thể lừa đảo họ được, vì chính bản thân họ đã thấy được thế giới siêu hình đó từ đâu sanh ra.

CÚNG DƯỜNG TIỀN CÓ PHƯỚC BÁO KHÔNG?

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Kính thưa Thầy! Có một sĩ quan quân đội hỏi con, vào chùa lễ Phật, một người cúng dường 1000đ và một người cúng dường 100.000đ thì người nào có phước đức hơn?

Đáp: Trong giới luật Phật, cấm các tu sĩ không được cất giữ tiền bạc. Người cất giữ tiền bạc thì bị tội xả đọa (Ni tát kỳ ba dật đề).

Phật tử vào chùa lạy Phật, cúng tiền bạc dù một đồng cho đến hằng tỷ đồng đã không có phước báo mà còn phi công đức như:

  1. Khiến cho chư tăng ham mê tiền bạc mà quên giữ gìn Thánh hạnh của mình, đó là phi công đức thứ nhất.
  2. Có tiền khiến cho chư tăng sa ngã chạy theo dục lạc thế gian, sống hưởng thụ, không giữ gìn giới luật, khiến cho người đời khinh chê Phật pháp và cũng vì vậy, khiến cho Phật pháp suy đồi, đó là phi công đức thứ hai.
  3. Có tiền, khiến chư tăng chạy theo danh lợi, quên hạnh thiểu dục tri túc, phòng hộ sáu căn, đó là phi công đức thứ ba.
  4. Có tiền, khiến cho chư Tăng xây dựng chùa to Phật lớn, làm cho dính mắc vật chất, tâm không xả ly dục và ác pháp, đó là điều phi công đức thứ tư.
  5. Có tiền cúng dường của đàn na, thí chủ đem về nuôi giòng họ anh em con cháu và xây mồ mả tổ tiên, cất nhà cao cửa rộng cho cha mẹ ở, đó là điều phi công đức thứ năm.
  6. Cúng dường tiền bạc cho bọn đầu trộm đuôi cướp gian xảo lợi dụng chiếc áo cà sa đi xin (khất thực) tiền bạc bất chánh, đó là điều phi công đức thứ sáu.

Do sáu điều phi công đức trên đây, người Phật tử cúng dường tiền bạc đã không được phước báo mà lại còn thêm sáu tội rất nặng, đó là tội diệt Phật pháp.

Xưa, đức Phật và chư Thánh Tăng đi khất thực tứ sự vừa đủ cho cuộc sống tu hành và thực phẩm, ngày ăn một bữa, không để dành và cũng không có xin tiền bạc. Ngày nay, gặp tu sĩ đi xin tiền bạc thì đó là những tu sĩ giả mạo, chứ không phải là người tu chơn chánh.

Người Phật tử nào cúng dường tiền bạc là người Phật tử đã bị kinh sách phát triển và Thiền Tông lừa đảo lường gạt “phước báo” để lấy tiền làm giàu riêng cho cá nhân, ngồi mát hưởng bát vàng.

Do sự cúng dường tiền bạc của Phật tử thiếu trách nhiệm và bổn phận đối với Phật giáo, nên có một số người lợi dụng kẽ hở đó chui vào Phật giáo, kinh doanh buôn Phật bán Pháp lẫn trong chiếc áo cà sa làm việc tồi tệ, khiến cho người đời không kính trọng Phật giáo.

Tóm lại, cúng dường chư Phật và chư thánh tăng, dù một đồng hay một tỷ đồng thì cũng không được phước báo một chút gì cả mà lại còn thêm tội. Phải nói người cúng một đồng ít tội hơn người cúng một tỷ đồng, vì cúng dường nhiều, khiến cho chư Tăng dễ sa ngã chạy theo vật chất, quên đường tu hành nên phải tội nhiều hơn. Khi cúng dường tiền bạc thì nên giao cho một người cư sĩ nguyện trọn đời mình lo cho đời sống chư Tăng thì được phước, vì đó là cúng dường đúng chánh pháp.

ĐẠI HỘI LONG HOA

Câu hỏi của Chơn Thành

Hỏi: Hiện nay ở miền Bắc nước ta, có một số người nghe theo tuyên truyền Đại Hội Long Hoa. Họ cho rằng thời kỳ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hết hạn ở thế gian. Đến năm hai ngàn là thời kỳ của đức Phật Di Lặc ra đời thay thế cho đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Kính thưa Thầy như vậy có đúng không? Nếu không đúng thì hiểu như thế nào để không lạc vào con đường tà giáo, ngoại đạo và giúp cho mọi người ra khỏi con đường mê mờ này?

Có một số người tu theo đạo Phật nhiều năm mà đạo chẳng ra đạo, đời chẳng ra đời vì phải đi chùa này chùa nọ, làm công quả để tạo công đức này, công đức kia, bỏ cả việc làm ăn. Kính thưa Thầy, những người tu như vậy sẽ có lợi ích gì cho đời sống của họ và xã hội?

Đáp: Phần đông, các tu sĩ Phật giáo hiện giờ đều là đệ tử của đức Phật Di Lặc, họ tu theo giáo pháp phát triển, tức là giáo pháp của đức Phật Di Lặc, chứ đâu còn là giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những tu sĩ này gọi giáo pháp đó là giáo pháp Thanh Văn, Nhị Thừa, Duyên Giác, ngoại đạo. Họ đã bỏ giáo pháp này từ lâu, chứ đâu có đợi đến ngày Đại Hội Long Hoa, đức Phật Di Lặc ra đời rồi mới truyền giáo pháp này.

Họ tu theo giáo pháp phát triển của đức Phật Di Lặc từ khi chúng tỳ kheo chia ra làm hai bộ phái: Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ. Trước khi chia ra bộ phái, họ đã triển khai kinh sách phát triển vạch ra một đường lối tu mới, vì thế người ta không còn tu theo giáo pháp của đức Phật Thích Ca, chứ đâu phải đợi tới năm hai ngàn.

Chính lúc mới tám tuổi, khi xuất gia học đạo, chúng tôi cũng đều tu học theo giáo pháp của đức Phật Di Lặc, nỗ lực tu hành hơn 30 năm trời, đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, nên đành phải bỏ pháp môn đó, trở lại tu pháp môn Duyên Giác, Thanh Văn, Nhị Thừa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni chúng tôi mới thấy pháp xả tâm và giới luật của Thanh Văn thật là hữu hiệu, nhờ đó, trước tiên chúng tôi nhận được mình là một tu sĩ có đời sống đạo hạnh và thân tâm thường thanh thản, an lạc, vô sự tức là chúng tôi đã nếm được mùi vị giải thoát thật sự của đạo Phật, chừng ấy chúng tôi mới nhận thấy rõ đạo là đạo, đời là đời, không thể đạo đời lẫn lộn như pháp môn phát triển của đức Phật Di Lặc. Cách thức sống của các tu sĩ hiện giờ, đạo đời lẫn lộn khiến cho mọi người không biết đâu là đời sống đạo đúng và đâu là đời sống đạo không đúng. Cách thức sống của các tu sĩ Phật giáo hiện giờ cũng chạy theo vật chất thế gian, như người đời nên khó phân biệt, chỉ có phân biệt được là chiếc áo tu sĩ mà thôi.

Nếu muốn không lầm lạc vào tà giáo ngoại đạo thì quý vị nên lấy giới luật Phật quán xét giới tu sĩ, người tu sĩ nào sống đúng giới luật, có đầy đủ phạm hạnh là người sống và tu đúng pháp chơn chánh của đạo Phật, còn người tu sĩ nào phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, sống chạy theo vật chất dục lạc thế gian là tu theo pháp phát triển và Thiền Đông Độ.

Người tu sĩ Phật giáo lấy giới luật làm Thầy như đức Phật Thích Ca đã di chúc: “Sau khi Ta nhập diệt, các Thầy tỳ kheo hãy lấy giới luật của Ta mà làm Thầy, làm chỗ nương tựa tu hành vững chắc. Giới luật Ta còn là đạo Ta còn, giới luật Ta mất là đạo Ta mất”.

Dựa theo lời di chúc này, các vị tỳ kheo nào phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới là đệ tử của ngoại đạo, tà giáo. Quý Phật tử không nên tu hành theo những vị tu sĩ này, vì có tu hành theo họ thì cũng chẳng tu đến đâu, đời chẳng ra đời và đạo cũng chẳng ra đạo. Nếu có tu cũng chỉ trở thành là một ông thầy danh, lợi mà thôi.

Nhờ cân nhắc về đức hạnh giới luật mà quý Phật tử tìm được một bậc Thầy chơn chánh và thoát khỏi những sự lừa đảo của những tà sư ngoại đạo, tu lầm lạc vào con đường mê mờ, u tối, loanh quanh trong các định tưởng.

Tóm lại, đạo Phật do đức Giáo Chủ Di Lặc hướng dẫn phần nhiều tu sĩ xem thường giới luật, nên đều phạm giới. Chính hình ảnh đức Phật Di Lặc là hình ảnh mất oai nghi tế hạnh của một tu sĩ chân chánh, mặc áo hở bụng ngực một cách thô lỗ không đúng đức hạnh của bậc thánh tăng.

Người tu sĩ phạm giới là người không có đức hạnh làm một vị thánh tăng, nên chúng ta dễ nhận xét con đường nào là con đường tu hành của Bà La Môn giáo và con đường nào là con đường tu hành theo Phật giáo.

Trong thời đức Phật còn tại thế, vấn đề làm công quả thì gần như không có. Vì là một Du Tăng Khất Sĩ sống rày đây mai đó, không ở chỗ nào quá lâu, nên vấn đề công quả không cần thiết. Mỗi tu sĩ đến giờ đi khất thực để sống ngày một bữa, nên dồn tất cả các thời gian rảnh rang vào tu tập và rèn luyện pháp hướng tâm.

Cho nên, một số người hiện giờ làm công quả từ chùa này đến chùa khác để tìm cầu sự giải thoát thì chắc chắn không bao giờ có được, chỉ uổng cho một đời tu hành bị người khác lừa đảo, làm công không cho họ mà họ không tốn tiền.

Làm công quả để được phước báo, điều này chúng ta dễ bị lừa. Bởi phước báo của đạo Phật là do chính mình ngăn ác, diệt ác pháp, hoặc ly dục, ly ác pháp thì phước báo sẽ đến với mình ngay liền tức khắc, còn làm công quả thì thân thể mệt nhọc, tâm sanh ra buồn ngủ; cơ thể mệt nhọc, tâm sanh buồn ngủ là trạng thái mất tỉnh thức, mất tỉnh thức tức là vô minh mà vô minh thì làm sao có phước báo được.

Người làm công quả thì không bao giờ tu hành được, nếu suốt đời làm công quả thì chỉ là một người làm công cho kẻ khác, chẳng ích lợi gì cho mình, chỉ là một người ngu mà thôi.

Khi bước vào đạo Phật còn chiếc áo của người cư sĩ, nghĩa là chưa thọ Giới luật thì lúc bây giờ chúng ta làm được những gì để giúp cho chư Tăng yên tâm tu hành, đó là gieo nhân tu hành cho chúng ta ở ngày mai, chứ không phải làm công quả để cầu phước báo đó là sai.

THÂN THƯỜNG BỊ BỆNH

Câu hỏi của một Phật tử ở Mỹ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Thân thường bị bệnh là nghiệp gì? Phải làm sao thân không bệnh?

Đáp: Đã sinh làm người, làm loài động vật là đã mang thân nghiệp. Thân nghiệp tức là thân nhân quả. Thân nhân quả tùy theo nhân quả thiện ác mà thọ chịu quả khổ đau phiền não, giận hờn thương ghét v.v.. nặng nhẹ hoặc thọ hưởng sự phước báo yên vui, an ổn, ít bệnh tật, ít tai nạn v.v.. chứ không ai mang thân nhân quả nghiệp báo mà không đau khổ, mà không có an vui bao giờ.

Thân thường bị bệnh là do nghiệp sát sanh tức là nguyên nhân giết hại và ăn thịt chúng sanh. Người có thân thường hay bị bệnh từ lúc mới sinh ra cho đến già sắp bỏ thân này là do kiếp trước giết hại và ăn thịt chúng sanh quá nhiều nên phải chịu trả quả báo thọ thân bệnh khổ đau liên miên như vậy.

Muốn thoát ra thân bệnh tật khổ đau và những tai nạn thì phải thọ Tam Quy Ngũ Giới. Thọ Tam Quy Ngũ Giới là phải giữ gìn đúng những lời Phật dạy thì mới có kết quả thân không còn bệnh tật và tai nạn nữa. Vậy Thọ Tam Quy Ngũ giới là gì? Và thọ bằng cách nào?

Thọ Tam Quy tức là nương theo Phật, Pháp, Tăng. Nương theo Phật là phải sống như Phật; nương theo Pháp là phải sống đúng theo lời dạy của Phật; nương theo Tăng là phải thân cận thiện hữu tri thức thường thưa hỏi và sống theo gương hạnh hòa hợp của những vị Tăng để hằng ngày sống trọn vẹn đạo đức nhân bản – nhân quả tự không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Đó là Quy Y Tam Bảo, con nên ghi nhớ.

Thọ ngũ giới là gì?

Thọ ngũ giới là chấp nhận sống năm đức hạnh nhân bản - nhân quả tự không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Năm giới đức hạnh đó là:

  1. Giới thứ nhất không giết hại và ăn thịt chúng sanh, đó là đức hiếu sinh tức là lòng thương yêu sự sống trên hành tinh này vậy.
  2. Giới thứ hai không tham lam trộm cắp, cướp giựt, không lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, đó là đức buông xả, đức thiểu dục tri túc tức là xả ly lòng không tham lam, ích kỷ, nhỏ mọn, từ bỏ lấy của không cho.
  3. Giới thứ ba không tà dâm tức là đức chung thủy. Đức chung thủy là lòng thương yêu một vợ một chồng, không lang chạ với người khác. Đức chung thủy tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc chồng thương vợ, vợ thương chồng với một lòng thương yêu chân thật, một tình nghĩa keo sơn gắn bó. Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách. Đây là một đạo đức gia đình mà mọi người trên thế gian này cần phải học và sống cho đúng để không làm khổ những người thân thương đầu áp tay gối của mình.
  4. Giới thứ tư không nói dối tức là đức thành thật. Đức thành thật là một đức hạnh tạo cho mình có đầy đủ lòng tin đối với mọi người. Vì thế chuyện thấy nói thấy, chuyện không thấy nói không thấy; chuyện có nghe nói có nghe, chuyện không nghe nói chuyện không nghe, chứ thấy nói không thấy, chứ nghe nói không nghe là nói dối. Người không có đức hạnh thành thật thường đem chuyện của người này nói cho người khác nghe hoặc đem chuyện người khác nói cho người này nghe hoặc nói thêu dệt, nói lật lọng đều là những người thiếu đức thành thật và đức tôn trọng mình tôn trọng người.
  5. Giới thứ năm không uống rượu, uống cà phê, không hút thuốc lá thuốc lào, thuốc phiện v.v.. đó là đức minh mẫn. Đức minh mẫn là một đức hạnh sáng suốt. Đức minh mẫn sáng suốt là tự biết mình, làm chủ mình mình không để mình nghiện ngập rượu, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, thuốc phiện v.v.. Vì những loại xa xỉ này đem tai hại và khổ đau cho bản thân mình và gia đình mình như cha, mẹ, vợ, con.

Trong năm đức này người có thân bệnh cần phải giữ gìn cho trọn vẹn đừng vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong năm giới này thì ước nguyện thân bệnh tật sẽ được chuyển hóa và tiêu trừ. Khi giữ gìn năm giới trọn vẹn thì phải tu tập các pháp Thân Hành Niệm, Định Niệm Hơi Thở bằng cách dùng cánh tay đưa ra đưa vào và tác ý câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô” tác ý xong liền đưa tay ra vô năm lần rồi tiếp tục tác ý như câu trên. Tu tập như vậy đúng 30’ xả nghỉ 30’ rồi lại tiếp tu tập lại nữa chừng nào hết bệnh mới thôi.

Nếu người có duyên với hơi thở thì nên tu tập theo hơi thở và tác ý câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Nương theo hơi thở mà tu tập như vậy một thời gian thì bệnh sẽ được đẩy lui. Trước khi tu tập hơi thở như vậy thì nên tác ý câu: “Thọ là vô thường cái bệnh nhức đầu (bệnh gì thì nên nói rõ tên bệnh ấy) này phải chấm dứt, phải rời khỏi thân ta”.

Đó là một phương pháp chuyển nghiệp nhân quả tuyệt vời, nếu con tin tưởng thì hãy tu tập theo đúng lời dạy trên đây thì kết quả sẽ được như ước nguyện.

Đạo Phật tu tập không những làm chủ bệnh tật mà còn làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người, đó là làm chủ sanh, già, bệnh, chết.

TUỔI GIÀ HAY CAU CÓ LA RẦY

Câu hỏi của một phật tử ở Mỹ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Cho phép con được hỏi: Mẹ con từ nhỏ cho đến lớn tính tình hiền hòa không có tính cau có khó chịu nhưng đến nay tuổi đã già yếu người sinh tật cau có bực dọc thường la hét chửi mắng con cháu, nhất là hay quên. Như vậy, mẹ con tạo nghiệp gì mà phải thọ khổ như vậy. Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con hiểu. Chúng con thành kính biết ơn Thầy.

Đáp: Cứ theo nhân quả hiện tại mà suy ra nhân quả quá khứ và vị lai. Đó là nhìn quả hiện tại mà biết nhân quá khứ. Ví dụ: Một người có thân thường bị bệnh đau uống thuốc mãi không hết, đó là nhân quá khứ giết hại và ăn thịt chúng sanh. Còn nhìn nhân hiện tại mà biết quả vi lai. Ví dụ: Một người tham lam ăn trộm cắp của người khác là vị lai sẽ bị bắt, bị đánh và bị tù tội giam cầm. Còn ở đây câu hỏi của con chỉ hỏi về nhân quả hiện tại của mẹ con, lấy cuộc sống hiện tại của mẹ con ăn lành ở hiền trong tuổi trẻ mà nay sao trở về già lại sinh ra ác pháp, sống trong ác pháp thay vì nhân quả trong tuổi trẻ ăn hiền ở lành thì quả về già phải ăn hiền ở lành hơn, cớ sao nhân quả đi ngược lại, chỉ trong một kiếp người nhân ăn hiền ở lành trong thời tuổi trẻ mà quả mang đến cho tuổi già thì không được an vui hạnh phúc.

Con đứng ở nhân quả hiện tại mà suy luận về nhân quả hiện tại thì phải suy luận như thế này: “Nhân quả trong thời tuổi trẻ của mẹ con ăn hiền ở lành nên hạnh phúc gia đình rất rõ ràng. Ba của con và anh chị em của con đều được sống trong vòng tay người mẹ ăn hiền ở lành. Đó là nhân và quả của thời tuổi trẻ mẹ của con. Nhân lành quả lành trong tuổi trẻ mà các con đều nhận thấy rõ ở người mẹ. Có đúng như vậy không các con?

Đến khi mẹ con tuổi già sức yếu không còn làm việc bảo bọc gia đình như xưa nữa, vì các con đều lớn hết đứa nào cũng có công ăn việc làm, bà chỉ còn có công việc ngồi không trông nom nhà cửa cho các con cái đi làm nên từ đó tâm tính bà thay đổi. Tâm tính bà thay đổi đó là nhân; bà cau có hay tức giận la hét hay chửi mắng con cháu là quả của mẹ con không biết tu sửa theo thiện pháp. Và các con cháu sống trong nhà thấy mẹ và bà như vậy nên lấy làm rất khổ tâm, đó là quả của con và các cháu của chung của gia đình. Đó là nhân hiện tại và quả cũng hiện tại. Có đúng như vậy không các con?”.

Cho nên, nhân quả cũng theo qui luật vô thường của các pháp, do đó nhân quả cũng trùng trùng vô thường thay đổi, không bao giờ cố định đứng yên một chỗ, nên ai làm thiện thì hưởng phước báo ngay liền mà ai làm ác thì cũng phải thọ chịu quả khổ đau ngay liền trong cuộc sống hiện tại chứ không phải đợi ở kiếp sau hay ngày mai. Nhân quả ở kiếp sau chỉ là một nền móng mà thôi. Nền móng thiện hay là ác để người tạo nhân quả thiện ác sẽ chịu quả khổ đau hay hạnh phúc mà thôi.

NHÂN QUẢ CÓ TRÙNG HỢP KHÔNG?

Câu hỏi của một phật tử ở Mỹ

Hỏi: Kính thưa Thầy cho con được hỏi: “Trong cuộc sống có những sự trùng hợp khó tin và không thể giải thích được, khi đó một cách tự nhiên người ta bắt đầu nghĩ đến khía cạnh NHÂN QUẢ hay bí ẩn của số phận.

Liệu có thể giải thích những chuyện trùng hợp kỳ lạ của nhân quả hay đây là trò chơi của sự ngẫu nhiên và khoa học có những lý thuyết về những vấn đề này?

Thưa Thầy, có phải hai người này từ một nhân sinh ra hay không?

Đáp: Muốn trả lời câu hỏi này xin quý vị hãy đọc lại câu chuyện đã xảy ra ở thánh phố Monza: “Ngày 28/7/1900, Vua Italy Umberto I ăn tối trong nhà hàng ở thành phố Monza. Người ta được biết chủ của nhà hàng này cũng có tên Umberto, sinh ra cùng ngày với nhà vua, trong cùng một thành phố, vợ của họ có cùng một tên, đám cưới cũng diễn ra trong cùng một ngày, còn nhà hàng khai trương đúng vào ngày nhà vua lên ngai vàng.

Nhà vua và người dân thường này rất vui vẻ nhân cuộc gặp gỡ kỳ lạ này và thống nhất sang ngày hôm sau sẽ đến sân vận động. Nhưng đến buổi sáng, chủ nhà hàng Umberto đột ngột qua đời, nhà vua tỏ lòng tiếc thương và chỉ vài giờ sau ông bị một kẻ vô chánh phủ bắn chết. Số phận của họ chỉ không giống nhau ở điểm hai người chết ở những nơi khác nhau”.

Sau khi đọc xong câu chuyện này quý vị thấy đây là một sự trùng hợp kỳ lạ mà trên đời này cũng rất hiếm thấy, nhưng đó là một sự thật phải có. Có ở đây không phải là một sự ngẫu nhiên mà có ở đây là một sự tương ưng theo qui luật nhân quả.

Câu chuyện này chỉ đứng trong nhân quả mới có thể giải thích được. Khoa học dù có nghiên cứu đến đâu cũng không thể nào giải thích được.

Theo luật nhân quả thì hai người này từ một nhân sinh ra nhưng hai người có sự sai khác trong phước báo hữu lậu. Một người có phước báo hữu lậu làm vua nên tiền bạc giàu có, uy quyền đầy đủ, có nhiều kẻ hầu người hạ và binh lính. Còn một người có phước báo hữu lậu nhưng chỉ làm ông chủ nhà hàng giàu sang, nhưng không có uy quyền, không có lính hầu người hạ như nhà vua. Do phước báo hữu lậu có sai khác nên ông chủ nhà hàng chết không cùng giờ và chết được an ổn, trong êm ái hơn, còn nhà vua bị bắn chết, chết trong hỗn loạn, trong thương đau ghê rợn, máu đổ thịt rơi.

Xét qua nhân quả phước báo hữu lậu của hai người mà chúng ta xác định đây là một nhân sinh ra một quả hai người. Đó là nhân TÂM NGUYỆN và SỞ THÍCH bố thí giúp đỡ người nghèo bất hạnh của hai người trong tiền kiếp giống nhau như hai giọt nước cho nên mới có sự trùng hợp như vậy, nhưng lại có sự sai khác nhau trong giờ khắc chết. Chết trong an ổn và chết không an ổn. Đó là khi tiếp xúc bố thí với mọi người thì người này trực tiếp mang vật phẩm tặng tận tay cho người nghèo; còn người kia thì sai người khác trao tặng. Chỉ có những hành động sai khác ấy mà nhân quả cũng không giống nhau trọn vẹn.

Mọi vật lớn nhỏ trong vũ trụ bao la đều theo qui luật nhân quả không một vật nào thoát ra khỏi qui luật này chỉ trừ những người tu theo Phật giáo chứng đạt chân lí thì mới thoát ra khỏi qui luật này.

Đây không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một sự tương ưng theo qui luật của nhân quả, cho nên không có lý giải theo khoa học được. Muốn hiểu vấn đề trùng hợp này thì chỉ có ở trên góc độ nhân quả trả lời và giải thích những sự việc này mới rõ ràng và cụ thể.

BORISKA – CẬU BÉ SAO HỎA

Câu hỏi của Kim Quang

Hỏi: Kính thưa Thầy cho con được hỏi:

 

Hình mang tính minh họa. (Pravda (281))

  1. Theo bài báo này thì chuyện tái sanh của một người từ hành tinh khác tương ưng với Cha Mẹ trên trái đất vẫn có khả năng phải không thưa Thầy?
  2. Tại sao đứa bé có khả năng nói những chuyện về các hành tinh khác trong vũ trụ và sự thật là trên sao Hỏa có sự sống không hay chỉ là một hành tinh chết thưa Thầy ?
  3. Những lời tiên tri của em bé về tương lai năm 2009 và 2013 có thể tin được điều này không?
  4. Ý thức về các hành động xấu mà em bé biết rõ hậu quả của các hành động đó do đâu mà có vì em là một người chưa hề biết gì về đạo đức nhân bản - nhân quả?
  5. Những vầng hào quang sáng xung quanh của một người có liên quan đến từ trường thiện và từ trường ác hay không?

Kính xin Thầy khai thị cho chúng con được sáng tỏ. Nếu những câu hỏi của chúng con chỉ vì tò mò mà không có lợi ích thì xin Thầy tha lỗi cho chúng con.

Chúng con xin thành kính cảm ơn Thầy

Đáp: Muốn trả lời những câu hỏi này của con và để mọi người cùng hiểu cho rõ ràng và cụ thể thì xin quý vị vui lòng đọc lại câu chuyện “Boriska – cậu bé từ sao Hỏa”.

Câu chuyện cậu bé từ sao Hỏa đã làm dư luận thế giới xôn xao. Chính vì thế mà chúng tôi có được những câu hỏi về cậu bé từ sao Hỏa, nếu không trả lời là phụ lòng mong đợi của mọi người. Và trả lời là vạch rõ cho mọi người biết tưởng uẩn trong mọi con người thật là kinh khủng, nó tạo ra thế giới siêu hình cũng giỏi, lý luận triết lý rất tuyệt vời, tạo ra thần thông phóng hào quang biết chuyện quá khứ, tiên tri chuyện tương lai thì ai cũng phải tin. Cho nên, quý vị hãy đọc thật kỹ câu chuyện về “Boriska - cậu bé từ sao Hỏa” để nghe những câu trả lời của chúng tôi:

“Boriska sẵn sàng nói với các vị khách về những nền văn minh ngoài trái đất; về sự tồn tại của các chủng tộc loài người cổ, có chiều cao đến 3m, về khí hậu tương lai và những thay đổi toàn cầu…​

Ngày 11/1/1996, một bé trai khác thường đã ra đời tại thành phố nhỏ Volzhsky, vùng Volgograd của Nga. Bà Nadezhda Kipriyanovich hạ sinh cậu bé vào một buổi sáng đẹp trời. “Tất cả diễn ra một cách nhanh chóng và tôi không cảm thấy đau đớn gì cả. Khi các nữ hộ sinh cho tôi xem đứa bé, nó nhìn tôi với ánh mắt của một người lớn. Là bác sĩ khoa Nhi, tôi biết rằng trẻ sơ sinh không thể tập trung ánh nhìn như thế. Nhưng đứa con của tôi nhìn tôi với cặp mắt nâu mở to. Ngoài điều đó ra, nó là một đứa bé bình thường như bao đứa bé khác”, bà nhớ lại.

Khi hai mẹ con từ bệnh viện phụ sản về, bà bắt đầu chú ý đến những điều kỳ lạ ở cậu con. Đứa bé được đặt tên là Boris, hiếm khi khóc và hầu như không bị bệnh. Nó lớn lên như bao đứa trẻ khác, nhưng bắt đầu nói tròn câu khi mới được 8 tháng tuổi. Khi chơi trò xếp hình, Boris làm rất hoàn chỉnh với độ chính xác rất cao. “Tôi có một cảm giác kỳ lạ là chúng tôi như những người khách lạ với nó, trong khi nó đang cố gắng hình thành mối quan hệ tiếp xúc với mọi người”, bà mẹ nói.

Khi Boris hay Boriska, như cha mẹ cậu gọi một cách trìu mến, lên hai tuổi cậu bắt đầu vẽ tranh, đầu tiên là những bức vẽ trừu tượng trộn lẫn giữa màu xanh và màu tím. Xem xét các bức vẽ này, một số nhà tâm lý nói rằng cậu bé có thể tìm cách vẽ hào quang của những người mà cậu thấy xung quanh. Khi chưa tròn 3 tuổi, Boris bắt đầu nói chuyện với cha mẹ về vũ trụ.

Bà Nadezhda cho biết: “Nó có thể gọi tên tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời và các vệ tinh của chúng. Nó cho tôi biết tên và số lượng ngân hà. Đầu tiên, tôi tỏ ra sợ hãi và nghĩ rằng con mình bị thần kinh và quyết định kiểm tra xem các tên này có thật không. Tìm xem trong vài quyển sách thiên văn, tôi bị sốc khi phát hiện ra cậu con trai chưa đầy 3 tuổi của mình biết rất nhiều về môn khoa học này”.

Tiếng đồn về nhà thiên văn học tí hon lan nhanh khắp thành phố. Boris bỗng dưng trở thành người nổi tiếng. Nhiều người hiếu kỳ tìm đến và muốn biết vì sao cậu lại biết nhiều điều đến vậy. Boriska sẵn sàng nói với các vị khách về những nền văn minh ngoài trái đất; về sự tồn tại của các chủng tộc loài người cổ, có chiều cao đến 3m, về khí hậu tương lai và những thay đổi toàn cầu. Mọi người lắng nghe cậu bé nói với sự thích thú nhưng phần đông không tin tưởng mấy vào những câu chuyện này.

Cha mẹ Boriska quyết định làm lễ rửa tội cho con trai của mình. Qua những diễn biến trên, họ nghĩ rằng có một cái gì đó không ổn nơi Boriska.

Sau đó, Boriska bắt đầu nói với mọi người về tội lỗi của họ. Cậu nói với một chàng trai gặp trên đường rằng anh ta nên từ bỏ ma tuý, nói với một ông chồng không nên lừa dối vợ…​ Những lời tiên tri này thường cảnh báo mọi người về các rắc rối và tai họa sắp đến.

Nadezhda để ý rằng con trai của bà thường cảm thấy khó chịu về một thảm họa nghiêm trọng sắp đến. “Khi chiếc tàu ngầm Kursk sắp chìm, Boriska tỏ vẻ rất đau đớn. Nó cũng cảm thấy đau khổ trong cuộc khủng hoảng con tin ở Beslan và không chịu đi học trong những ngày diễn ra tấn thảm kịch này”, bà nhớ lại.

Khi được hỏi cảm giác về những ngày xảy ra thảm kịch ở Beslan, Boriska cho biết cậu như bị đốt nóng từ bên trong. “Giống như có một ngọn lửa đang cháy ở bên trong tôi. Tôi biết rằng câu chuyện ở Beslan sẽ có một kết cục khủng khiếp”.

Boriska hoàn toàn lạc quan về tương lai của nước Nga. “Tình hình trong nước dần được cải thiện. Tuy nhiên, hành tinh trái đất sẽ trải qua hai năm nguy hiểm là 2009 và 2013. Những thảm họa này có liên quan đến nước” - cậu bé tiên đoán.

Gần đây, Boriska đã khiến các nhà khoa học Nga quan tâm. Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu sóng vô tuyến và từ tính của trái đất, Viện hàn lâm khoa học Nga đã chụp ảnh quầng sáng phát ra mạnh mẽ một cách bất thường của cậu bé. Giáo sư Vladislav Lugovenko cho biết: “Cậu ta có ảnh phổ màu da cam - điều này cho thấy cậu là một người vui vẻ, rất thông minh. Có một lý thuyết, theo đó não của người có hai loại trí nhớ cơ bản: trí nhớ hoạt động và trí nhớ biệt lập. Một trong những khả năng đáng chú ý nhất của não người là lưu trữ thông tin về trải nghiệm, cảm xúc và những tư duy cả trong lẫn ngoài, từ không gian thông tin của vũ trụ.

Có một số cá nhân đặc biệt có thể thu thông tin từ khu vực này. Theo quan điểm của tôi, mỗi người được kết nối với không gian bằng những phương tiện kênh năng lượng”.

Theo Lugovenko, người ta có thể đo được năng lực ngoại cảm của con người với sự giúp đỡ của các thiết bị đặc biệt. Các nhà khoa học hiện đại trên khắp thế giới đã thực hiện các công trình nghiên cứu trong nỗ lực giải mã bí ẩn của những đứa trẻ phi thường. “Boriska là một trong những đứa trẻ phi thường đó. Dường như chúng có một sứ mệnh quan trọng nhằm thay đổi hành tinh chúng ta. Một số có chuỗi xoắn ốc ADN rất tốt, giúp chúng có hệ miễn dịch mạnh một cách đáng kinh ngạc, có thể đánh bại cả bệnh AIDS. Tôi đã gặp những trẻ em như vậy ở Trung Quốc, Ấn Độ. Tôi chắc rằng chúng sẽ thay đổi tương lai của nền văn minh chúng ta”, ông nói.

Trong khi các cơ quan không gian hàng đầu thế giới đang cố gắng tìm kiếm dấu vết sự sống trên sao Hoả, cậu bé Boriska, 9 tuổi đã kể với cha mẹ và bạn bè của cậu mọi thứ về nền văn minh trên đó.

Một nhà báo Nga gần đây đã trò chuyện với Boriska về kiến thức và trải nghiệm đặc biệt của cậu:

- Xin chào Boriska, cậu thực sự đã từng sống trên sao Hoả như mọi người đồn đại?

- Vâng, đó là sự thực. Tôi còn nhớ thời điểm khi tôi đã 14 hay 15 tuổi, những người sao Hoả lúc đó đang tiến hành chiến tranh cho nên tôi phải tham gia trong các cuộc đột kích từ trên không cùng các bạn tôi. Chúng tôi có thể du hành trong không gian bằng cách bay trong con tàu hình tròn. Tuy nhiên, chúng tôi quan sát cuộc sống trên trái đất từ con tàu hình tam giác. Tàu không gian của người sao Hoả rất phức tạp. Chúng có nhiều lớp và có thể bay khắp nơi trong vũ trụ.

- Hiện nay có sự sống trên sao Hoả không?

- Có. Nhưng nhiều năm qua hành tinh đã mất khí quyển vì thảm họa toàn cầu. Tuy nhiên, người sao Hoả vẫn sống dưới mặt đất. Họ thở bằng khí carbonic.

- Những người sao Hoả trông thế nào?

- Họ rất cao, cao hơn 7m. Họ sở hữu những năng lực lạ thường.

Bà Nadezhda Kipriyanovich cho biết: “Khi chúng tôi đưa cậu bé ra trước nhiều nhà khoa học, bao gồm các chuyên gia UFO, thiên văn, sử học, họ đồng ý rằng cậu bé không thể bịa ra những chuyện như vậy. Những thuật ngữ khoa học và ngoại ngữ mà Boriska nói thường được các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực này sử dụng”.

Các bác sĩ về y học cổ truyền thừa nhận năng lực phi thường của cậu bé, mặc dù họ không tin cậu từng sống trên sao Hoả từ kiếp trước”.

Quí vị đã đọc xong câu chuyện trên đây Thầy xin giảng trạch: “Tại đất nước Nga là nơi thường hay xuất hiện những con người” “TƯỞNG TRI”.Những con người tưởng tri thường hay tiên tri những sự việc xảy ra ở tương lai. Vì thế, họ không theo qui luật của nhân quả, nên những lời tiên tri của họ không đúng sự thật về tương lai. Vì nhân quả chuyển biến thay đổi liên tục không ngừng, làm sao họ nói đúng được. Bởi vì con người hôm nay làm ác, nhưng ngày mai họ sẽ làm thiện và vì thế mà nhân quả phải được chuyển hóa như cây cam chua muốn cho trái ngọt, người ta chuyển đổi bằng cách bón phân hoặc lai ghép cành khiến cho cây cam chua trở thành cây cam ngọt.

Các nhà tiên tri không hiểu nhân quả, không biết các pháp trên hành tinh này là do duyên hợp tạo thành, là sự vô thường thay đổi từng phút giây, nên những lời tiên tri của họ chỉ đúng một phần nhỏ mọi sự việc xảy ra trên hành tinh này.

Do hiểu nhân quả, do biết các pháp duyên hợp vô thường nên chúng ta không tin những lời tiên tri của các thầy phù thủy sống trong ảo tưởng.

Cho nên, ai cũng biết nhân quả luôn theo qui luật vô thường của các pháp thường thay đổi biến chuyển không đứng yên một chỗ, một vị trí cố định nào cả. Vì thế, quý vị làm sao tiên tri đúng được mọi sự việc xảy ra trong tương lai trên hành tinh này hay hành tinh khác nói riêng hay nói chung là trong vũ trụ bao la này. Từ Đông sang Tây thỉnh thoảng có một vài người bị thần kinh tưởng hoạt động nên không tự chủ phát ngôn tiên tri bừa bãi mọi sự việc xảy ra trên hành tinh sống của con người trong tương lai như thế này, như thế khác khiến cho mọi người không hiểu nhân quả và các pháp vô thường nên lo lắng ăn không ngon, ngủ không yên thật là tội nghiệp.

Câu bé Boriska là một nhà TƯỞNG TRI nói chuyện không đúng trên sao Hỏa. Đây chúng ta hãy nghe nhà khoa học Trịnh Xuân Thuận. Trịnh Xuân Thuận là giáo sư Đại học Virginia Hoa kỳ ngành vật lý thiên thể (Astrophysique) nói: “Khi tôi vừa mới đến Mỹ, công cuộc khám phá Thái dương hệ bằng các con tàu vũ trụ đang bộc phát nhộn nhịp. Tôi còn nhớ sự ngạc nhiên sững sờ trước những hình ảnh đầu tiên của sao Hỏa được truyền về trái đất bởi con tàu Mariner, trên màn hình lớp học của chúng tôi. Những hình ảnh về sa mạc cằn cỗi ở sao Hỏa cho nhân loại biết rằng không có đời sống tinh thần ở đó. Những kênh đào mà các nhà thiên văn ở thế kỷ 19 lầm tưởng đã nhìn thấy chỉ là ảo ảnh được tạo nên bởi những bão cát”.

Vậy mà cậu bé Boriska đã trả lời những câu hỏi của phóng viên nhà báo bằng trong tưởng tri của mình như sau: “Một nhà báo Nga gần đây đã trò chuyện với Boriska về kiến thức và trải nghiệm đặc biệt của cậu:

- Xin chào Boriska, cậu thực sự đã từng sống trên sao Hoả như mọi người đồn đại?

Vâng, đó là sự thực. Tôi còn nhớ thời điểm khi tôi đã 14 hay 15 tuổi, những người sao Hoả lúc đó đang tiến hành chiến tranh cho nên tôi phải tham gia trong các cuộc đột kích từ trên không cùng các bạn tôi. Chúng tôi có thể du hành trong không gian bằng cách bay trong con tàu hình tròn. Tuy nhiên, chúng tôi quan sát cuộc sống trên trái đất từ con tàu hình tam giác. Tàu không gian của người sao Hoả rất phức tạp. Chúng có nhiều lớp và có thể bay khắp nơi trong vũ trụ”.

Cậu bé Boriska trả lời phóng viên giống như những bài báo nói về đĩa bay thám hiểm Địa cầu trong những năm về trước. Như vậy cậu bé đã lập lại những gì của con người đã nghiên cứu, nhưng cậu đã sống trong ảo tưởng nên thêm thắt sao Hỏa có chiến tranh.

Trên hành tinh chúng ta đang sống có nhiều hiện tượng xảy ra như các sự việc xuất hiện những đĩa bay mà các nhà khoa học và các nhà hiểu biết chưa xác định rõ đĩa bay xuất phát từ hành tinh nào nên đều tưởng nghĩ, trong tưởng tri cho rằng đĩa bay là do người từ sao Hỏa đến hành tinh chúng ta thám hiểm. Lúc bây giờ các nhà khoa học chưa thám hiểm sao Hỏa được nên đều nghĩ tưởng sao Hoả là một hành tinh sống như quả Địa cầu của chúng ta đang ở. Cậu bé này chỉ là một thầy phù thủy trong kiếp trước thường sống trong tưởng uẩn do tu luyện các pháp môn như: như Mật tông vẽ bùa, bắt ấn, niệm chú, hoặc tập luyện các loại thiền định ức chế tâm, nên lọt vào những trạng thái của thiền định tưởng. Vì thế, thường phát ngôn theo tưởng uẩn dẫn dắt nói mà ý thức không chủ động, không điều khiển tưởng thức, không làm chủ được lời nói. Nói như người lên đồng nhập cốt.

Theo quy luật của nhân quả hiện tại thì những lời nói mơ hồ không chính xác của cậu khiến mọi người không đủ lòng tin nên mới có những câu hỏi về cậu bé.

Trong những lời nói của cậu có điều đúng nhưng cũng có điều không đúng. Vì thế, chúng ta biết chắc kiếp trước của cậu là một thầy phù thủy, là một chiêm tinh gia. Đây, chúng ta hãy nghe tiếp cậu trả lời:

Phóng viên hỏi:

“- Hiện nay có sự sống trên sao Hoả không?

- Có. Nhưng nhiều năm qua hành tinh đã mất khí quyển vì thảm họa toàn cầu. Tuy nhiên, người sao Hoả vẫn sống dưới mặt đất. Họ thở bằng khí carbonic.

- Những người sao Hoả trông thế nào?

- Họ rất cao, cao hơn 7 m. Họ sở hữu những năng lực lạ thường.

Bà Nadezhda Kipriyanovich cho biết: “Khi chúng tôi đưa cậu bé ra trước nhiều nhà khoa học, bao gồm các chuyên gia UFO, thiên văn, sử học, họ đồng ý rằng cậu bé không thể bịa ra những chuyện như vậy. Những thuật ngữ khoa học và ngoại ngữ mà Boriska nói thường được các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực này sử dụng’’. Các bác sĩ về y học cổ truyền thừa nhận năng lực phi thường của cậu bé, mặc dù họ không tin cậu từng sống trên sao Hoả từ kiếp trước”.

Những câu trả lời của câu bé Boriska nói về người sao Hỏa ở dưới lòng đất sống như chồn, thở bằng khí carbonic và cao 7m. Điều đó là nói trong tưởng của cậu nên không đúng sự thật. Trong khi giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã xác định sao Hỏa không có đời sống tinh thần. Như vậy không có người sao Hỏa. Không có người sao Hỏa thì làm sao có chiến tranh trên sao Hỏa? Cậu bé nói trong tưởng, đã được ghi nhận những hình ảnh chiến tranh trong cõi thế gian của loài người.

Một người có Tam Minh trong vũ trụ này có những hành tinh nào xảy ra điều gì mà họ không biết. Cho nên, cậu chỉ nói trong tưởng mà thôi.

Mọi người trên hành tinh này cũng đang sống trong tưởng tri. Họ tưởng cảnh giới Thiên đàng có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có Nam Tào, Bắc Đẩu, có thiên binh, thiên tướng. Đó là cõi Trời được cai trị cũng giống như các nhà vua phong kiến cai trị cõi thế gian vậy. Cõi trời mà như vậy sao gọi là cõi Trời được? Con người thật là điên đảo sống trong ảo tưởng.

Đã không có con người trên sao Hỏa thì làm sao có sự tương ưng với cha mẹ trên hành tinh này mà sinh ra cậu bé Boriska. Cậu bé Boriska chỉ là một con người trên hành tinh này có công phu tu tập Mật tông hoặc Thiền tông nên đã rơi vào trạng thái tưởng. Vì thế, khi sinh cậu ra đời là có những hiện tượng thần đồng tiên tri tưởng khiến mọi người xôn xao làm động cả thế giới, nhưng cậu bé tưởng này nói không đúng hoàn toàn vì nhân quả không ai nói về tương lai đúng cả. Cậu bé Boriska tự nói theo tưởng của cậu là tự cậu đã làm mất uy danh của cậu. Cho nên, ở đời ai muốn nói ra một điều gì thì phải nói đúng sự thật, đừng nói sai sự thật, đừng nói trong tưởng tức là đừng tiên tri một việc gì khi việc ấy chưa xảy ra. Đây chúng ta hãy lắng nghe cậu bé Boriska nói về tên các hành tinh trong hệ mặt trời và các vệ tinh của chúng: Bà Nadezhda cho biết: “Nó có thể gọi tên tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời và các vệ tinh của chúng. Nó cho tôi biết tên và số lượng ngân hà. Đầu tiên, tôi tỏ ra sợ hãi và nghĩ rằng con mình bị thần kinh và quyết định kiểm tra xem các tên này có thật không. Tìm xem trong vài quyển sách thiên văn, tôi bị sốc khi phát hiện ra cậu con trai chưa đầy 3 tuổi của mình biết rất nhiều về môn khoa học này”.

Đọc xong đoạn này chúng tôi biết ngay tiền thân cậu bé Boriska là một giáo sư dạy về môn thiên văn học trên hành tinh này. Vì chỉ có trên hành tinh này con người mới đặt tên cho các hành tinh trong hệ mặt trời chứ làm gì người Hoả tinh mà biết tên các hành tinh của chúng ta đặt. Phải không quý vị? Nếu có người sao Hỏa thật sự thì họ phải đặt tên khác cho các hành tinh trong hệ mặt Trời này thì làm sao lại có tên giống như chúng ta đã đặt. Ví dụ: Chúng ta gọi mặt Trời, mặt Trăng, sao Chổi, sao Mai, sao Hôm, sao Vua, sao Bắc Đẩu, sao Cày, Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh thì người Hỏa tinh phải đặt tên khác sao lại dùng tên của chúng ta, như vậy cậu bé này không phải là người Hỏa tinh mà là người trên hành tinh của chúng ta chết đi tương ưng tái sinh làm con của bà Nadezhda.

Vả lại nếu có người sao Hoả thì thổ nhưỡng khí hậu thời tiết nóng lạnh, mưa, nắng, gió bão đâu giống như trên hành của chúng ta, vì thế con người trên sao Hỏa tính tình phải sai khác không giống như con người trên hành tinh của chúng ta thì làm sao mà tương ưng với con người trên trái đất mà sinh họ ra được.

Ví dụ: Trên một dải đất hình cong chữ S đất nước Việt Nam, từ Bắc chí Nam người dân ở miền Bắc tính tình giọng nói không giống người dân miền Nam và miền Trung. Ngược lại cũng vậy tính tình giọng nói của người dân mỗi miền đều khác nhau, còn xa hơn mỗi nước đều khác nhau từ màu da sắc tướng, từ tiếng nói, tính tình đều có sai khác, nhưng họ là loài người cùng sống chung nhau trên một hành tinh loài người mà còn sai khác như vậy huống là người ở hành tinh khác. Cho nên, chúng ta biết chắc sự sống trên hành tinh này còn sai khác huống là ở hành tinh khác thì sự sai khác còn gấp mấy trăm ngàn lần. Và như vậy làm sao có tương ưng với sự sống trên quả Địa cầu của chúng ta được. Phải không quý vị?

Môi trường sống ở đâu thì phải phù hợp với sự sống ở đó, cho nên sự tương ưng là phải tương ưng giống nhau thì mới hòa hợp được nhau.

Người ở hành tinh khác không thể tương ưng tái sinh vào hành tinh chúng ta được, vì ở đâu có sự sống riêng ở đấy. Chỉ khi nào có hai hành tinh có sự sống giống nhau thì mới tương ưng tái sinh. Vì thế, nhân quả cũng theo môi trường sống mà hoạt động thành, trụ, hoại, không theo qui luật các pháp vô thường sinh diệt.

NGƯỜI SAO HỎA CÓ TƯƠNG ƯNG VỚI NGƯỜI THẾ GIAN KHÔNG?

Hỏi: Theo bài báo này thì chuyện tái sanh của một người từ hành tinh khác tương ưng với Cha Mẹ trên trái đất vẫn có khả năng phải không thưa Thầy?

Đáp: Không, không thể tương ưng được. Thầy đã trả lời theo bài báo trên thì chuyện tái sinh của một người từ hành tinh khác tương ưng với cha mẹ trên trái Đất thì không có khả năng tái sinh được. Vì hành tinh khác không thể tương ưng với hành tinh chúng ta được. Ở đâu có môi trường sống riêng ở đó.

SAO HỎA CÓ SỰ SỐNG KHÔNG?

Hỏi: Sự thật là trên sao Hỏa có sự sống không hay chỉ là một hành tinh chết thưa Thầy?

Đáp: Thầy đã trả lời câu hỏi này của con qua lời xác định của Giáo Sư Trịnh Xuân Thuận “Sao Hỏa là một hành tinh chưa có người sao Hỏa sống ở đó”.

TÊN CÁC HÀNH TINH

Hỏi: Tại sao đứa bé lại có khả năng nói tên các hành tinh khác trong vũ trụ?

Đáp: Ở trên Thầy đã trả lời câu hỏi của con: Cậu bé Boriska chỉ là hậu thân của một giáo sư trên hành tinh này dạy môn thiên văn học.

CHỚ NÊN TIN

Hỏi: Những lời tiên tri của em bé về tương lai năm 2009 và 2013 có thế tin được không?

Đáp: Những lời tiên tri của cậu bé Boriska về tương lai năm 2009 và 2013 đừng nên tin mà hãy tin vào nhân quả.

THA TÂM THÔNG

Hỏi: Ý thức về các hành động xấu mà em bé biết rõ hậu quả của các hành động đó do đâu mà có vì em là một người chưa biết gì về đạo đức nhân bản - nhân quả ?

Đáp: Những điều câu bé biết về người khác nói ra đúng nhân quả là do tưởng uẩn của cậu lưu xuất giao cảm như: “Sau đó, Boriska bắt đầu nói với mọi người về tội lỗi của họ. Cậu nói với một chàng trai gặp trên đường rằng anh ta nên từ bỏ ma tuý, nói với một ông chồng không nên lừa dối vợ…​ Những lời tiên tri này thường cảnh báo mọi người về các rắc rối và tai họa sắp đến”.

Tưởng cậu rất mạnh thường báo động vào thân cậu: “Nadezhda để ý rằng con trai của bà thường cảm thấy khó chịu về một thảm họa nghiêm trọng sắp đến. “Khi chiếc tàu ngầm Kursk sắp chìm, Boriska tỏ vẻ rất đau đớn. Nó cũng cảm thấy đau khổ trong cuộc khủng hoảng con tin ở Beslan và không chịu đi học trong những ngày diễn ra tấn thảm kịch này”, bà nhớ lại.

Khi được hỏi cảm giác về những ngày xảy ra thảm kịch ở Beslan, Boriska cho biết cậu như bị đốt nóng từ bên trong. “Giống như có một ngọn lửa đang cháy ở bên trong tôi. Tôi biết rằng câu chuyện ở Beslan sẽ có một kết cục khủng khiếp”. Con người bình thường của chúng ta cũng có sự cảm nhận nhưng yếu hơn cậu bé này. Khi có điều gì hoặc tai nạn sắp xảy ra thì mắt giựt, tâm hồi hợp, cảm nhận nóng ruột hoặc chiêm bao. Tất cả những sự việc đó xảy ra đều do tưởng uẩn báo động tác dụng vào thân và tâm của chúng ta, không có gì lạ cả.

HÀO QUANG

Hỏi: Những vầng hào quang sáng xung quanh của một người có liên quan đến từ trường thiện và từ trường ác hay không?

Đáp: Cậu bé này tự xưng mình là người sao Hỏa mà lại phóng xuất hào quang như chư Phật Đại Thừa: “Gần đây, Boriska đã khiến các nhà khoa học Nga quan tâm. Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu sóng vô tuyến và từ tính của trái đất, Viện hàn lâm khoa học Nga đã chụp ảnh quầng sáng phát ra mạnh mẽ một cách bất thường của cậu bé”. Một người phóng xuất được hào quang là người ấy phải có tu tập thiền định. Đọc câu chuyện cậu bé Boriska chúng ta nhận xét cậu dùng toàn thần thông tưởng: từ sự tiên tri, sự giao cảm và nói về nhân quả của người khác đến phóng hào quang toàn là tưởng uẩn, chứng tỏ cậu bé này chỉ là tiền thân một Thầy phù thủy có khả năng luyện tập huân tu nên cậu nhớ lại trong đời này. Tất cả những việc làm của cậu không gây đau khổ cho người khác thì có liên quan đến từ trường thiện còn nếu những lời nói của câu gây hoang mang dao động xôn xao dư luận thế giới thì hào quang của cậu liên quan đến từ trường ác, và cậu cũng phải trả quả ấy.

LUÂN HỒI

Câu hỏi của HCD

Hỏi: Cái gì luân hồi hay tái sinh?

Đáp: Trả lời ngắn gọn theo thuyết nhà Phật “NGHIỆP ĐI TÁI SANH LUÂN HỒI”, nhưng trả lời như vậy quý vị khó hiểu và sẽ hỏi nghiệp là cái gì? Có phải nghiệp là linh hồn, thần thức của người chết hay không?

Chúng tôi là những người tu theo Phật giáo thì phải trả lời đúng nghĩa của Phật giáo. Đức Phật dạy: “Con người thừa tự nghiệp”. Vậy nghiệp là gì?

Nghiệp tiếng phạn là Karma có nghĩa là những việc làm hằng ngày của một con người do thân, miệng, ý tạo tác thiện hay ác. Từ hành động tạo tác thiện ác đó mà con người cảm thụ được hạnh phúc an vui hay phiền não đau khổ. Sự cảm thụ được hạnh phúc an vui hay phiền não đau khổ, đó gọi là Nghiệp nhân. Nghiệp nhân được huân tập hằng ngày, nghĩa là mỗi ngày được tăng thêm sự phiền não đau khổ hay hạnh phúc an vui. Sự phiền não đau khổ hay hạnh phúc an vui được tăng lên thì gọi là Nghiệp lực. Nghiệp lực có một sức hút rất mạnh. Ví dụ: Khi vừa nghe người khác mạt sát nói xấu mình tức thì nghiệp sân của mình phát khởi rất nhanh. Sự phát khởi rất nhanh của tâm sân gọi là nghiệp lực còn gọi là sức hút của nghiệp sân. Sức hút của nghiệp sân gọi là từ trường, nó cũng giống như từ trường của nam châm. Có sức hút của từ trường nam châm thì phải có cục nam châm và thanh sắt. Có sức hút của nghiệp thì phải có sáu dục và sáu trần. Sáu dục gồm có:

  1. Nhãn thức dục
  2. Nhĩ thức dục
  3. Tỷ thức dục
  4. Thiệt thức dục
  5. Thân thức dục
  6. Ý thức dục

Sáu trần gồm có:

  1. Sắc trần
  2. Thinh trần
  3. Hương trần
  4. Vị trần
  5. Xúc trần
  6. Pháp trần

Sáu dục tiếp xúc sáu trần tăng trưởng tâm tham, sân, si, mạn, nghi. Do tăng trưởng tâm tham, sân, si, mạn, nghi mà sinh ra nghiệp lực. Nghiệp lực còn gọi là sức hút của nghiệp hay gọi là sức từ trường của nghiệp.

Sức hút từ trường của nghiệp tương ưng với tâm tham, sân, si, mạn, nghi của người, của loài động vật khác mà sinh ra nên gọi tắt là nghiệp đi luân hồi.

Vì không rõ chỗ này nên kinh sách phát triển và kinh sách của các tôn giáo khác cùng mọi người còn trong trí hữu hạn nên dựng lên một linh hồn, một thần thức đi tái sinh luân hồi, chứ không ngờ rằng trong thân ngũ uẩn không có linh hồn, không có thần thức. Khi người chết là năm uẩn tan rã sạch, không còn một uẩn nào cả, chỉ còn nghiệp lực thiện ác mà thôi. Đây là câu trả lời đúng theo nghĩa của Phật giáo “NGHIỆP ĐI LUÂN HỒI”. Nhưng mấy ai đã chịu hiểu nghĩa cho rõ ràng và ai là người giải thích cho mọi người hiểu?

Chúng tôi cố gắng dùng ngôn ngữ thông thường hiện có để giải thích cho mọi người hiểu. Mong sao sự giải thích của chúng tôi giúp quý vị tiếp thu được phần nào thì đó là phần danh dự và điều ước vọng của chúng tôi. Vì ngôn ngữ để giải thích chỗ này không đủ xin quý vị cảm thông cho.

Cũng trong câu hỏi này qua sự giải thích của một người nào đó khiến cho quý vị hiểu lầm nên lại có một câu hỏi kế tiếp. Vậy chúng tôi xin mạo muội trả lời để quý vị hiểu thêm về quy luật của nhân quả.

CÁI GÌ CHỊU HẬU QUẢ THIỆN ÁC NẾU KHÔNG CÓ LINH HỒN

Câu hỏi của HCD

Hỏi: Kính thưa Thầy! Từ trường nghiệp ác đi tái sinh chịu hậu quả, chứ người làm ác đâu có đi tái sinh mà chịu hậu quả. Ví dụ: Một người đi ăn trộm làm giàu sung sướng mà kẻ vô can bị ở tù. Vậy đâu là đạo đức nhân quả? Xin Thầy giải thích cho chúng con được hiểu. Thành thật biết ơn Thầy (Câu hỏi này chúng con dựa vào sự nghi ngờ của anh HCĐ mà dâng lên thưa hỏi, xin Thầy từ bi thứ lỗi cho).

Đáp: Ở câu hỏi trên đã được giải đáp nghiệp đi tái sinh luân hồi, quý vị đã hiểu biết rõ nghiệp là cái gì rồi. Còn câu hỏi dưới đây có nghĩa là người làm ác mà kẻ khác thọ quả khổ, giống như kẻ ăn mắm người khát nước. Xin quý vị hãy lắng nghe cho kỹ câu trả lời về nhân quả mà từ xưa đến nay người ta hiểu nhân quả hời hợt quá nông cạn. Trước tiên chúng tôi xin nhắc lại nghĩa của nhân quả. Vậy nhân quả nghĩa là gì?

Nếu nói theo nghĩa của thảo mộc nhân là cái hạt, còn quả là cái trái; nói theo nghĩa của loài người thì nhân là việc làm; quả là kết quả, là hậu quả. Giải nghĩa như vậy có đúng không quý vị?

Một việc làm ác thì hậu quả sẽ chịu lấy quả khổ đau.

Ví dụ 1:

  • Một người ăn trộm lấy của cải tài sản của người khác thì kết quả sẽ bị người ta bắt đánh đập và tù tội. Tương lai người ấy cũng bị trộm cắp tài sản. Đó là nhân quả hiện tại và tương lai ông A làm ông A chịu.
  • Một người ăn trộm lấy của cải tài sản của người khác khiến cho người mất của cải tài sản khổ đau. Từ trường nghiệp tham lấy của cải tài sản và từ trường nghiệp bị mất của cải tài sản hợp chung lại thành một từ trường tương ưng với người có tâm tham lam và sợ mất của cải hợp duyên sinh ra một người khác để chịu quả báo đau khổ bị người khác lấy của cải tài sản. Đó là nhân quả hiện tại ông A làm mà ông B chịu quả khổ đau.

Ví dụ 2: Một người bắt gà làm thịt, khi hành động cắt cổ gà, con gà đau đớn giãy giụa kêu la, nhưng không thoát khỏi bàn tay hung ác của con người, cuối cùng con gà chết để trở thành thực phẩm cho con người.

Hành động cắt cổ con gà là nhân ác; còn con gà bị giết đau đớn giãy giụa kêu la là quả khổ.

Hành động cắt cổ con gà là nhân ác là nghiệp ác. Nghiệp ác ấy tương ưng sinh ra con gà để trả quả báo cắt cổ. Đó là nghiệp ông A làm mà ông B chịu.

Còn con gà bị giết đau đớn giãy giụa kêu la là nghiệp quả khổ. Nghiệp quả khổ tương ưng vào bản thân người cắt cổ gà nên phải chịu quả bệnh tật nơi thân đau nhức nơi cổ họng. Đó là nghiệp ông A làm ông A chịu trong hiện kiếp. Nếu ông A cứ giết gà thì nghiệp quả ác tương ưng vào cận tử nghiệp, khi bỏ thân này ông A phải tái sinh nhiều gà, vịt, heo, dê v.v.. để trả quả giết hại. Trong khi đó ông A vẫn còn sống nhưng những hành động ác của ông vẫn tiếp tục đi tái sinh luân hồi làm thân gà, vịt, heo, dê, bò, ngựa để trả nghiệp ác.

Quý vị có thấy nhân quả thảo mộc không? Mặc dù cây cam mẹ còn sống nhưng những cây cam con vẫn đâm cành ra bông trái.

Cho nên, mọi vật trên thế gian này đều sinh ra từ nhân quả, có vật gì được sinh ra mà ở ngoài nhân quả không?

Mọi vật sinh ra đều do duyên hợp tạo thành, mà đã duyên hợp tạo thành thì không thể nào ra khỏi quy luật sinh diệt của nhân quả.

Vì thế, nhân quả trùng trùng duyên khởi, trùng trùng duyên sanh, trùng trùng duyên diệt. Do đó, mọi vật đều phải theo quy luật: thành, trụ, hoại, không của nhân quả. Không có một vật gì thường hằng vĩnh viễn trên hành tinh này.

Cho nên, nhân quả thiện ác là một bi hài kịch đang diễn xuất theo qui luật vận hành sinh diệt của vũ trụ, vì không hiểu chúng ta lầm chấp cái ta nên bị luân hồi mãi mãi.

NHIẾP TÂM KHÔNG VỌNG TƯỞNG

Câu hỏi của HN

Hỏi: Hiện nay con đang có một vướng mắc trong tu tập. Đấy là những lúc con ngồi thiền và cảm thấy an lạc, nhưng nhiều lúc lại có vọng tưởng nổi lên trong đầu và không thấy an lạc nữa. Con không biết làm cách nào để dẹp bỏ những vọng tưởng đó. Mong các Thầy và các đạo hữu chỉ dạy. Con xin cám ơn!

Đáp: Khi ngồi thiền vắng vọng tưởng con có cảm nhận sự an lạc, đó là con đã rơi vào thiền tưởng. Sự an lạc ấy gọi là xúc tưởng hỷ lạc.

Còn khi nào ngồi thiền có vọng tưởng thì an lạc không có. Như vậy con đã tu tập thiền định gì mà không nhiếp và an trú tâm được?

Muốn nhiếp được tâm và an trú thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và còn phải tu tập Định Vô lậu, nhờ có sống đúng giới luật và tu tập Định Vô Lậu thì tâm con sẽ ly dục ly ác pháp, nhờ có ly dục ly ác pháp thì vọng tưởng sẽ không còn.

Tu tập đúng pháp khi ngồi thiền thì nhiếp tâm và an trú tâm một cách dễ dàng, chứ không phải tu tập như con lúc không niệm khởi, lúc có niệm khởi mà không biết làm sao?

Một người tu tập thiền của Phật giáo khi nào có Định Như Ý Túc thì mới nhập được các thiền định còn chưa có Định Như Ý Túc thì nói tu tập thiền định là nói đến định tưởng. Định tưởng là một loại thiền định của ngoại đạo nên không có phương pháp dẫn tâm nhập định mà chỉ ức chế tâm cho hết vọng tưởng bằng những phương pháp tập trung tâm như sổ tức, tùy tức, niệm Phật, tham công án, tham thoại đầu, phòng xẹp Minh Sát Tuệ v.v.. Tu tập những pháp này bị căng mặt, nhức đầu, bị rối loạn thân kinh, tẩu hỏa nhập ma, con người tâm ý ngơ ngơ ngác ngác không còn bình thường, luôn sống đặc dị, điên thì chưa điên mà tỉnh thì không tỉnh.

Khi tu tập thiền định thì các con nên chọn một vị Thầy giới luật sống nghiêm túc và đã nhập các Thánh định, thực hiện Tam Minh xong, còn những Thầy giới luật sống chưa nghiêm túc và đã chưa nhập các Thánh định, chưa thực hiện Tam Minh xong mà tu thiền định với họ thì rất nguy hiểm đến sinh mạng của các con. Cần phải lưu ý và cảnh giác.

NGHIỆP

Câu hỏi của HN

Hỏi: 1- Nghiệp là cái gì?

Nếu nghiệp là kết quả của hành động, không phải là một chủ thể thì làm sao nó lại tái sinh luân hồi được?

Đáp: Nghiệp là do các hành động vô minh của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tạo thành, nên các hành duyên hợp và các duyên tan trong môi trường nó là chủ thể tạo tác ra nghiệp, nhưng các hành duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống là pháp vô thường, còn nghiệp là những từ trường do những hành động thiện ác của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tương ưng với những hành động vô minh thiện ác của môi trường sống mà tiếp tục tái sanh luân hồi nên gọi là duyên hợp.

Thân tâm con người là hành một duyên hợp và cũng là một hành duyên tan của môi trường sống, cho nên nó là các pháp vô thường. Nó là các pháp vô thường nên không đi tái sanh luân hồi, mà do các hành động thiện ác của nó phóng xuất ra những từ trường nghiệp thiện ác mà kinh sách Phật gọi tắt là nghiệp. Nghiệp ấy tương ưng với mọi người nên mới có tái sinh luân hồi, chứ không phải tâm con người đi tái sanh, vì tâm con người là pháp vô thường như trên đã nói. Pháp vô thường không thể đi tái sinh được.

NGHIỆP LÀNH CỦA PHẬT

Câu hỏi của HN

Hỏi: 2- Nếu còn nghiệp thì còn tái sanh thì nghiệp lành của đức Phật vẫn đang phủ khắp thế giới này, sao nói Người đã thoát khỏi luân hồi sinh tử?

Đáp: Nghiệp lành của Phật là vô nghiệp (vô lậu), nên đức Phật đã thoát ra khỏi luân hồi tái sinh.

Nghiệp chia làm 3 loại:

  1. Nghiệp ác hữu lậu
  2. Nhiệp thiện hữu lậu
  3. Nghiệp thiện vô lậu.

Người ở đời thường sống tạo tác ra hai nghiệp một là thiện hai là nghiệp ác. Những nghiệp này đều là hữu lậu. Riêng đời sống đệ tử của đức Phật thường ngăn ác diệt ác, và diệt thiện pháp hữu lậu để luôn luôn sống trong thiện pháp vô lậu, vì thế từ trường vô lậu không tương ưng với từ trường hữu lậu của môi trường sống thế gian nên chấm dứt tái sanh luân hồi. Cho nên, từ trường vô lậu của Phật đang phủ trùm khắp thế giới, nhưng nó không tái sinh luân hồi, vì không tương ưng.

NGHIỆP LÀM SAO CHUI VÀO BÀO THAI

Câu hỏi của HN

Hỏi: 3- Một đứa bé khi mới thành hình, đâu đã làm được gì, đâu đã tạo nghiệp, sao nói nó bị nghiệp dẫn, thế cái nghiệp đó ở đâu ra, làm sao chui vào bào thai được?

Đáp: Một đứa bé khi mới hình thành thì đó là hình thành thân ngũ uẩn của đứa bé trong bào thai. Hình thành thân ngũ uẩn của đứa bé trong bào thai là nghiệp (thân nghiệp). Thân nghiệp này đứa bé co tay duỗi chân làm theo các hành động vô minh khi cơ thể lớn dần trong bào thai nên chật chội khó chịu, vì khó chịu nên co tay duỗi chân khiến cho bà mẹ bị đau. Những hành động đó gọi là nghiệp thọ khổ (khổ mẹ, khổ con). Cho nên, bảo rằng đứa bé mới thành hình đâu làm được gì, đâu đã tạo nghiệp, sao nói nó bị nghiệp dẫn?

Hành động co tay duỗi chân của bào thai không phải là nghiệp sao?

Thân của đứa bé là nghiệp, còn bảo cái nghiệp đó ở đâu, thì cũng giống như một ông già lẫn lộn, đang ở trong nhà mà hỏi nhà bác đâu?

Nghiệp không có chui vào bào thai mà nghiệp tương ưng với nghiệp cha mẹ của cái bào thai. Nghiệp tương ưng với cha mẹ của cái bào thai nên mới có bào thai. Vì tương ưng nên mới duyên hợp mà thành bào thai.

Ở đây không có vật gì chui vào bào thai cả mà chỉ có tương ưng duyên hợp mà thành nghiệp mới (đứa bé).

Kính thưa quý Phật tử! Chúng tôi cố gắng diễn đạt để quý vị hiểu một chút về sự tương ưng duyên hợp của nhân quả trong môi trường sống trên hành tinh này. Xin quý Phật tử hãy đọc ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ thì rõ.

Thăm và chúc quý phật tử vui mạnh nhớ xả cho thật tốt.

Kính thư

Thầy của quý phật tử

--o0o--

(còn tiếp)

***----------------------***

Nguồn: Đường về Xứ Phật Tập 8 - Nhà xuất bản Tôn  giáo
Tác giả: Trưởng lão Thích Thông Lạc