Đường về Xứ Phật - Tập 2 (Phần 3/3)

TU BAO LÂU NỮA MỚI DIỆT ĐƯỢC TẦM TỨ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Con tu như vậy còn bao lâu nữa mới diệt được tầm và tứ? Vậy mong Thầy chỉ dạy.

Đáp: Qua sự trình bày tu tập “Định Niệm Hơi Thở của con”. Có lúc con nhắc một, hai câu đầu rồi nương theo hơi thở cho đến hết 30 phút đó là con đã diệt tầm và tứ trong con rồi, nhưng con phải hiểu đó là con ức chế tâm diệt tầm tứ chứ chưa phải diệt tầm tứ chân thật. Vì ức chế tâm diệt tầm tứ như vậy thì con sẽ rơi vào định tưởng và con sẽ gặp các trạng thái hỷ tưởng xuất hiện rởn ốc, rùn mình, cảm giác mát mẻ, xây xẩm chút ít, thấy trong mình nặng nặng, chảy nước mắt, thấy màu đỏ, thấy ánh sáng, cảm giác rát rát ở thân, nhột nhột như ruồi hay kiến bu, kiến bò ở mặt, ở tay ở lưng, nhưng khi rờ phủi thì không có gì hết, có khi bị mất ngủ, có khi thân mình lúc lắc, nghiêng qua nghiêng lại, có khi hất tay hất chân như lên đồng, có khi thấy thân mình đang ngồi bay lên không, có khi gục tới gục lui, có khi xây qua xây lại, có khi há miệng, có khi miệng nói lầm thầm, v.v.. 

Diệt tầm tứ bằng cách ức chế tâm thì rất là nguy hiểm, tất cả những trạng thái trên đây đều do thiền ức chế tâm mà ra, những người hành thiền không đúng đường lối của đức Phật đã dạy thì phần đông đều rơi vào những trạng thái ma tưởng này, cho nên trong thời đại này người tu thì đông nhưng chẳng có người nào tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết được, tâm luôn luôn còn tham, sân, si, phiền não, chỉ vì cứ lo tu tập cho hết vọng tưởng mà không lo xả tâm tham, sân, si, cứ thích ngồi cho nhiều giờ kéo dài trạng thái không vọng tưởng nhưng có ích lợi gì cho mình cho người, tâm nào cũng còn tật nấy. Ngồi cho nhiều diệt tầm tứ sạch mà giới luật chẳng ra gì, còn đắm chìm trong dục lạc ăn ngủ, còn thọ những bệnh tật khổ đau sống bằng thuốc bằng gạo lức muối mè hay phải nhịn ăn để trị bệnh. Tu mà không có pháp làm chủ sự sống chết, cứ ngồi thiền cho nhiều, tầm tứ không có, nhưng sống chết không làm chủ được thì ngồi nhiều và diệt tầm tứ có ích lợi gì. Tu như vậy cuộc sống không làm chủ được tâm, tâm luôn luôn bị động trước các chướng ngại pháp, thì tu diệt tầm tứ để làm gì?

Cho nên, con đừng lo diệt tầm tứ mà hãy lo xả tâm và nhập cho được Bất Động Tâm Định, hãy cố gắng hằng ngày hướng tâm: “tâm như cục đất” để tâm con trở thành cục đất thật sự, thì lúc bây giờ con đã nhập được Bất Động Tâm Định, nhập được Bất Động Tâm Định con sẽ đạt được lợi ích rất lớn không làm khổ mình, khổ người, tâm hồn con lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự, đó là một hạnh phúc rất lớn cho con, con hãy cố và cố gắng hơn thì sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết sẽ đến với con trước mắt và lúc chết con biết nơi con về.

LÀM VIỆC BIẾT LÀM VIỆC CÓ XẢ TÂM KHÔNG?

Hỏi: Kính thưa Thầy! Tại sao vừa làm việc, vừa suy tư để buông xả tâm mình, nhưng con lại tu không được hay chính hành động con làm là buông xả chăng? Có đúng như vậy không?

Đáp: Vừa làm vừa suy tư để buông xả tâm mình là tu Định Vô Lậu câu hữu Thân Hành Niệm tức là tỉnh thức trong hành động làm việc để xả tâm.

Vừa làm, vừa không suy tư chỉ biết hành động đang làm là tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định. Chính hành động đang làm mà biết đang làm là tỉnh thức, chớ không phải buông xả, có tỉnh thức mới biết cái đúng cái sai, mới biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà buông xả. Buông xả là tu Định Vô Lậu.

Tâm tỉnh thức trong hành động làm, tức là tâm biết mình đang làm công việc đó, không có niệm khởi hoặc tùy miên trong niệm hoặc vô ký tức là quên, quên hành động làm, thì đó mới chỉ là tỉnh thức, chứ chưa xả niệm. Con nên phân biệt Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tỉnh Giác (Thân Hành Niệm) khác nhau nhưng rất hỗ trợ cho nhau trên đường tu tập giải thoát, nếu biết kết hợp lại.

Con nên phân biệt khi làm việc biết mình làm việc nhưng phải nhớ dùng pháp hướng tâm như lý tác ý: “Tâm như đất, không còn tham, sân, si nữa; tham, sân, si là khổ đau là ác pháp phải viễn ly phải xa lìa, phải đoạn diệt không được để trong tâm nữa, nếu không xa lìa các ác pháp đó tức là ngu si”. Vừa làm việc, vừa tỉnh thức trong động, vừa làm việc cũng vừa thỉnh thoảng hướng tâm, nhắc tâm; hướng tâm, nhắc tâm càng nhiều càng tốt trong việc Chánh Niệm xả tâm.

Mục đích tu hành xả tâm tham, sân, si là phải tỉnh thức để xả tâm nhờ pháp hướng, nếu tâm đang thanh thản, an lạc và vô sự thì pháp hướng là một vai chánh trong sự tu tập xả tâm và ác pháp, chứ không phải tâm con biết hành động làm là buông xả mà chính pháp hướng tâm là buông xả. Còn khi tâm có niệm chướng ngại pháp khởi sanh thì con phải tỉnh ngay niệm khởi đó để dùng Định Vô Lậu quán xét cho thấu suốt niệm khởi đó để hoàn toàn đẩy lui khỏi tâm con thì mới gọi là xả tâm.

KHÔNG CHỐNG ĐỐI VA CHẠM

Hỏi: Kính thưa Thầy, câu “không chống đối va chạm”, va chạm là như thế nào? Nếu sống riêng một mình, không tiếp xúc, không va chạm thì tu hành có được không?

Trong cảnh động muốn tránh va chạm thì phải sống như thế nào? Có phải giữ gìn thân, khẩu, ý hay không?

Đáp: “Không chống đối va chạm” không có nghĩa là sống một mình.

Không chống đối tức là nhẫn nhục; không va chạm tức là tùy thuận.

Sống chung đụng với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận là sống không chống đối va chạm.

Giữ gìn thân, khẩu, ý tức là tu tập hạnh nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.

Nếu sống riêng một mình không chống đối, không va chạm với ai thì tu hành dễ dàng không khó, nhưng phải hiểu rõ các pháp tu và còn phải biết cách tu tập cho đúng pháp, chỉ cần tu sai một tí là lọt vào thiền ức chế tâm rất là nguy hiểm, hoặc sống không đúng cách cũng có thể rơi vào sự ức chế tâm.

Cho nên, sự tu hành có va chạm, có chống đối thì ít bị ức chế tâm. Tại sao vậy?

Tại vì có đối tượng nên thấy được tâm mình còn tức giận hay hết tức giận rõ ràng. Nếu thấy được tâm mình còn phiền não giận hờn hay tức tối thì cố gắng xả ly đẩy lui các chướng ngại pháp đó để tâm được thanh thản, an lạc, còn nếu không đẩy lui các chướng ngại pháp đó mà cứ để trong tâm ôm ấp, đó chỉ là những người chưa biết cách tu, người chưa học đạo đức làm người, người còn vô minh, ngu si, dại dột, cứ để ôm ấp sự đau khổ đó trong lòng, người không trí tuệ thường sống ngược lại với người biết tu, người có trí tuệ đạo đức nhân bản nhân quả, họ chẳng ngu gì mà để ôm ấp sự đau khổ trong tâm như vậy, họ luôn luôn sáng suốt và nhất định dù một giây một phút cũng không để ác pháp trong tâm.

Trong cảnh động muốn tránh va chạm thì phải sống phòng hộ khẩu hành, nghĩa là phải giữ gìn miệng lưỡi, không được nói chuyện phiếm, chuyện tào lao, chuyện người khác, không có ý kiến trong tất cả mọi việc, ai làm gì mặc họ, mình chỉ biết giữ gìn tâm và ý của mình lúc nào cũng thanh thản, an lạc, vô sự, ngoài chuyện thanh thản, an lạc của tâm, nhất định mình không để ý chuyện gì khác như lời đức Phật đã dạy: “Chuyện mình, mình biết chuyện người, người hay”. Biết chuyện người thì tâm bất an tức là tâm phóng dật, biết chuyện mình là để xả tâm ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp là tâm thanh thản, an lạc, đó là một trạng thái tâm giải thoát không còn khổ đau tức là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật tức là tâm thiền định.

Người tu hành mà sống đúng cách, biết phòng hộ sáu căn, giữ gìn tâm ý không tham dự vào chuyện của ai cả thì người ấy sống độc cư trọn vẹn. Sống độc cư mà không ức chế tâm đó là đời sống của con tê ngưu một sừng. Suốt ngày gặp mọi người mà không ai tác động được vào tâm tư của mình đó là sống độc cư. Có nhiều người hiểu độc cư là trốn tránh né mọi người, riêng ở trong cảnh một mình không dám gặp ai hết như lúc đức Phật tu tập hạnh độc cư của ngoại đạo. Ngài ở trong một khu rừng hoang vắng hễ thấy bóng dáng có người là Ngài trốn chạy, chưa từng để cho ai gặp mình cả, đó là độc cư ức chế tâm.

Tóm lại, sống chung với mọi người nhưng không nói chuyện với ai cả, ai hỏi thì trả lời, không hỏi thì không kiếm chuyện nói, sống mà cứ lo giữ gìn tâm mình thanh thản, an lạc và vô sự, đó là độc cư, độc bộ, độc hành, đó là im lặng như Thánh. Suốt ngày sống với mọi người mà chỉ có một mình, sống như vậy không bao giờ có va chạm, đó là sống phòng hộ sáu căn giữ gìn tâm ý. Người sống được như vậy thì sự tu hành không bao lâu sẽ thành đạt, nghĩa là người ấy sẽ đạt được Thiền Định và Tam Minh một cách dễ dàng không mấy khó khăn và mệt nhọc.

Bởi vậy, người biết sống độc cư như vậy là người tu đúng pháp, không bao giờ sợ sai pháp. Sống độc cư được như vậy tức là đã biết ôm pháp tu hành, lúc nào cũng không lìa pháp, vì thế tâm hồn họ thanh thản, an lạc và vô sự, đó là một trạng thái giải thoát của người tu theo đạo Phật.

GIÁO ÁN TU TẬP QUÁ NHIỀU, KHÔNG BIẾT PHÁP NÀO TU CHO KẾT QUẢ?

Hỏi: Kính thưa Thầy, giáo án tu tập thì mênh mông, như hiện nay con thực hiện như thế nào để đạt kết quả viên mãn trong cảnh động.

Đáp: Trong cảnh động con nên tu tập, nhưng cũng tùy theo đặc tướng của con hợp với pháp nào nên lấy pháp ấy tu hành. Nghĩa là pháp ấy có kết quả giải thoát rõ ràng đối với bản thân của mình như: 

  1. Phòng Hộ Sáu Căn
  2. Tứ Vô Lượng Tâm
  3. Tứ Chánh Cần
  4. Tứ Bất Hoại Tịnh
  5. Thiểu Dục Tri Túc
  6. Chánh Niệm Tỉnh Thức
  7. Định Niệm Hơi Thở
  8. Định Vô Lậu
  9. Định Sáng Suốt
  10. Trạch Pháp
  11. Hướng Pháp
  12. Quán Pháp
  13. Đoạn Dứt Pháp
  14. Viễn Ly Pháp
  15. Tùy Pháp
  16. Nhẫn Pháp
  17. Tịnh Chỉ Pháp
  18. Ức Chế Pháp
  19. Xả Pháp
  20. Từ Khước Pháp.

Trong hai mươi pháp này Thầy sẽ chọn cho con để con tu tập cho dễ dàng, về cuộc sống thì con nên chọn bốn pháp như:

  1. Phòng Hộ.
  2. Thiểu Dục Tri Túc.
  3. Nhẫn Pháp.
  4. Từ Khước.

Về các pháp tu tập thì con nên chọn sáu pháp như:

  1. Tứ Chánh Cần.
  2. Chánh Niệm Tỉnh Giác.
  3. Định Niệm Hơi Thở.
  4. Định Vô Lậu.
  5. Định Sáng Suốt.
  6. Pháp Hướng Tâm.

Trong sáu pháp này Thầy sẽ chọn gọn lại cho con để con có một pháp duy nhất tu tập hằng ngày đêm, đó là Định Vô Lậu câu hữu với Thân Hành Niệm nội ngoại trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp để ngăn ác diệt ác pháp và không cho tâm con dính mắc vào các pháp ấy.

Nếu con quyết tâm tu hành để cầu giải thoát thì các pháp duy nhất này sẽ giúp con mãn nguyện trên đường tu tập, chỉ còn tu tập đúng theo lời dạy của Thầy và có nhiệt tình quyết tâm thì thời gian không còn lâu, nếu không quyết tâm nhiệt tình thì sự tu tập không biết bao lâu mới xong.

Phải cố gắng lên con ạ! Cuộc đời chẳng có gì là của chúng ta cả, chỉ toàn là một trò ảo ảnh lừa đảo con người mà thôi, khi đã chết đi rồi, danh cũng không còn, của cải, tiền bạc châu báu, ngọc ngà, còn có vật gì mà mang theo chúng ta được, thân này cũng không còn là ta, thì còn gì là ta nữa, của ta nữa, thôi hết rồi chỉ còn một nghiệp lực khổ đau tiếp diễn luân hồi tái sanh rồi lại tiếp tục trò ảo ảnh của cuộc sống này nữa mãi mãi muôn đời muôn kiếp.

Tóm lại, hằng ngày con nên quan sát thân, thọ, tâm và pháp, trên bốn chỗ này có chướng ngại pháp thì con hãy mau mau đẩy lui nó khỏi thân tâm con thì ngay đó là con giải thoát, đó là một pháp duy nhất mà Thầy chọn cho con để đem lại cho con một sự giải thoát chân thật nơi tâm hồn, con hãy cố gắng lên con ạ!

SẮC DỤC

Hỏi: Kính thưa Thầy, tâm sắc dục là gì? Đối trị nó như thế nào?

Đáp: Tâm sắc dục là lòng thương yêu giữa trai gái gồm có tình yêu và tình dục.

Muốn đối trị tâm này, người tu sĩ và người cư sĩ phải tu tập Định Vô Lậu, quán xét như:

  1. Quán xét tâm sắc dục bất tịnh, uế trược, bẩn thỉu, hôi thối, v.v…
  2. Quán thân bất tịnh.
  3. Quán tử thi sình trương hôi thúi.
  4. Quán xương trắng.
  5. Quán xét tâm sắc dục, trong nhân quả nối tiếp sanh tử luân hồi nhiều đời, nhiều kiếp khổ đau, không những một người mà nhiều người.
  6. Quán xét tâm sắc dục, trong 12 nhân duyên hợp lại tạo thành một thế giới khổ đau triền miên, bất tận.
  7. Quán Tứ Diệu Đế.
  8. Quán xét sắc dục, trong đời sống vợ chồng nghèo đói, con cái nheo nhóc thiếu ăn thiếu mặc, không được học hành tới nơi tới chốn.
  9. Quán xét sắc dục, trong đời sống đôi vợ chồng gây gổ đánh nhau, chửi mắng la khóc.
  10. Quán xét sắc dục, trong đời sống vợ chồng ghen tuông.
  11. Quán xét sắc dục, khi người phụ nữ đang sanh.
  12. Quán xét sắc dục, khi người phụ nữ ôm con nuôi nấng cho đến lớn khôn.

Sắc dục là con đường đi tái sanh luân hồi của tất cả các loài động vật, không riêng gì loài người, cho nên, trên đời này không có người nào thoát khỏi, chỉ vì sắc dục có mùi vị dục lạc cám dỗ rất mạnh khiến cho ai cũng đắm mê.

Dục lạc của sắc dục chỉ chốc lát mà để lại cho con người biết bao nhiêu là sự khổ đau của cả một đời người.

Con đường tái sanh luân hồi ai cũng biết đó là sắc dục, muốn chấm dứt tái sanh luân hồi mà không dứt tâm sắc dục thì làm sao mà tránh khỏi tái sanh luân hồi được. 

Có người bảo rằng: “Nếu mọi người trên thế gian này ai cũng ngăn chặn và tránh sắc dục thì con người trên hành tinh này sẽ không còn nữa, loài người sẽ tuyệt chủng”. Nếu mọi người ai cũng không đi vào con đường sắc dục thì trong môi trường sống này sẽ có một loài động vật sanh ra nơi thanh tịnh và cao quý hơn.

Loài động vật sanh ra có bốn chỗ sanh:

  1. Hóa sanh
  2. Thấp sanh
  3. Noãn sanh
  4. Thai sanh

Trong bốn loại sanh này có hai loại sanh không đi vào con đường sắc dục, đó là hóa sanh và thấp sanh, còn noãn sanh và thai sanh thì phải đi vào đường sắc dục. Từ thấp sanh, noãn sanh và thai sanh đi vào con đường bất tịnh ô uế bẩn thỉu để tạo môi trường hợp duyên sản sinh các loài động vật.

Hóa sanh, các con đừng hiểu sự biến hóa ra con người, mà là sự chủ động phối hợp các duyên để sản sanh ra một con người bằng một khả năng tâm lực, mà chỉ có những người tu hành lìa khỏi các duyên hợp bất tịnh và đoạn dứt tâm dục thế gian thì mới có đầy đủ tâm lực hòa hợp các duyên trong môi trường sống tạo nên một con người hoàn thiện, hoàn thiện cả thân và tâm, có nghĩa là thân tâm của người hóa sanh thanh tịnh không còn một chút dục và ác pháp.

Như vậy, trên hành tinh này sẽ có một số lượng con người được sanh ra theo sự chủ động của con người và những con người hóa sanh này sẽ có một tuổi thọ theo ý muốn của loài người.

Như chúng tôi đã nói ở trên, do tâm lực mà người tu hành tạo ra khi họ còn mang thân ngũ uẩn, thân ngũ uẩn là một loại thân bất tịnh được sanh ra nơi con đường sắc dục, con đường ô uế, bẩn thỉu.

Nếu con người toàn bộ đều chấm dứt con đường sắc dục thì thế gian này rất thanh tịnh và con người sẽ xuất hiện bằng con đường hoá sanh. Con đường hóa sanh là con đường chủ động sanh ra chứ không phải như con đường sanh sản bị động như thấp sanh, noãn sanh và thai sanh. Nếu trên thế gian này con người không sợ nạn nhân mãn cứ để tự do theo đường sắc dục mà sanh đẻ thì trái đất này sẽ không còn chỗ ở và cũng không có lấy vật gì để đủ ăn mà sống.

Kế hoạch hóa gia đình là chiến lược hàng đầu của thế giới chống nạn nhân mãn, cho nên sự sanh sản đi qua nẻo sắc dục là một sự lo lắng và đau khổ nhất của loài người, nhưng con người cứ mãi đắm đuối trên sắc dục mà không thấy sự khổ đau, sự lo lắng, sự ưu tư mà những người trí hiểu biết đang tìm mọi cách thoát ra con đường tái sanh bẩn thỉu nguy hiểm và đau khổ này.

Đạo Phật đã thấy được điều này, vì vậy Ngài chủ trương tuyệt dục để chấm dứt con đường thai sanh, khiến cho loài người không còn khổ đau nữa.

Nếu như vậy, trên hành tinh này loài người sanh ra bằng con đường hóa sanh thì sẽ có một số lượng con người vừa đủ để sống không thừa, không thiếu. Tại sao vậy?

Vì con người chủ động sự sanh sản bằng cách hoá sanh, sanh mà không bị sắc dục lôi cuốn, sanh mà không bị sự đam mê của dục lạc, sanh mà không bị đau khổ, tự tại thật là hạnh phúc biết bao, sanh mà không bị động như ba loại sanh sản kia.

Như vậy chúng ta nên chọn lấy con đường sanh sản nào hơn, nếu chọn con đường sanh sản hóa sanh thì chúng ta phải chấm dứt con đường sanh sản bằng tình dục. Con đường sanh sản bằng tình dục là con đường sanh sản bẩn thỉu, hôi thúi, bất tịnh, uế trược, khổ đau, cho nên loài người sanh ra trên hành tinh này đều vô minh dù là một nhà bác học vẫn là vô minh. Tại sao vậy?

Tại vì sanh ra từ con đường bất tịnh, uế trược, hôi thúi, dục lạc hèn hạ, ích kỉ, dơ bẩn giữa đôi trai gái. Cho nên, nhà bác học cũng còn mang bản chất vô minh, còn tự làm khổ mình, khổ người, có nghĩa là nhà bác học vẫn ăn thịt chúng sanh, vẫn còn tham muốn, vẫn còn sân hận, vẫn còn buồn lo, sợ hãi, phiền não, bất toại nguyện, v.v.. Những con người còn mang bản chất này là còn vô minh, u tối, dại dột, ngu si dù là họ có những bằng Tiến sĩ.

Người ta cứ nghĩ rằng con người là một con vật thông minh, biết sáng tạo, sang chế ra mọi thứ vật chất để phục vụ con người, nhưng con người đã lầm to, dù phục vụ con người có tiện nghi như thế nào đi nữa, thì con người càng khổ đau nhiều hơn vì sự sanh, già, bệnh, chết con người không giải quyết được, cuối cùng những nhà bác học vẫn đau khổ, phiền não, bất toại nguyện vì lòng tham, sân, si trong cuộc sống của họ; họ vẫn khổ đau vì thân già yếu lụm cụm; vẫn khổ đau vì các chứng bệnh; vẫn khổ đau vì phải chết.

Hiện giờ khoa học đang ráo riết đưa ra những đề án để giải quyết sanh, già, bệnh, chết của loài người, nhưng nếu con người còn sống trong dục thì những đề án này khó thành công.

Cách đây 2548 năm đức Phật là người đầu tiên đưa ra đề án này để giải quyết sanh, già, bịnh, chết của loài người, đề án đó đã trở thành một chân lý của loài người “Tứ Thánh Đế”. Nếu con người trên hành tinh này thực hiện Tứ Thánh Đế là để giải quyết sanh, già, bệnh, chết thì phải đi về ngả hóa sanh, chứ không thể còn có con đường nào khác hơn nữa được.

Trên hành tinh này có nhà bác học nào đã thoát ra khỏi bốn sự đau khổ này chưa? Cho nên vật chất của các ông sáng tạo ra đối với người vô minh thì nó là phục vụ tiện nghi cho đời sống con người, nhưng đối với người có trí hiểu biết thì rất lo lắng nó là tai họa của loài người. Tại sao người ngu cho những phát minh sáng tạo ra vật chất phục vụ tiện nghi cho con người là hạnh phúc, còn người trí thì cho là tai họa?

Tại vì người ta sanh ra nơi con đường tình dục nên phải ngu si thấy vật chất cho là hạnh phúc, chứ kỳ thực nó là một đối tượng để con người chà đạp lên nhau, xâu xé lẫn nhau, giết hại lẫn nhau, làm khổ cho nhau, trừ ra khi nào con người tránh sanh nơi con đường tình dục thì vật chất phát minh sáng tạo ra kia mới là hạnh phúc chân thật.

Đạo Phật ra đời giúp con người sanh ra bằng con đường hoá sanh, vì thế Ngài dạy chúng ta “Ái dục” là khổ đau, là vô thường cần phải chấm dứt. Nếu loài người ai cũng biết và hiểu được như vậy thì nên cố tránh xa con đường tình dục, vì con đường đó sản sanh ra con người u mê, uế trược, bất tịnh, vô minh, vô thường, khổ đau và luôn luôn chịu chi phối trong luật nhân quả sanh, già, bệnh, chết.

CỨU ĐỘ CHA MẸ KHI ĐÃ KHUẤT BÓNG

Câu hỏi của Diệu Tâm

Hỏi: Kính thưa Thầy! Người tu hành đắc đạo, khi cha mẹ đã qua phần lâu rồi, có độ được hay không?

Đáp: Khi tu xong đắc Tam Minh, dùng Thiên Nhãn Minh quan sát khắp cả Thế gian xem xét coi nghiệp lực cha mẹ mình đã sanh về đâu, biết được vị trí cha mẹ sanh ra và đang ở đó, nghiệp lực đó còn duyên hay đã hết duyên với mình, nếu đã hết duyên thì mình tạo duyên mới tức là gieo duyên để gặp lại cha mẹ, nếu còn có duyên cũ thì sớm muộn gì, nghiệp lực nhân quả sẽ đưa đẩy cha mẹ gặp lại mình dễ dàng nhưng lại sợ mình tu chưa chứng nên không làm sao nhận ra người được. Khi gặp nhau nghiệp lực nhân quả có sức thu hút tạo thành một thiện cảm. Nhờ đó, người tu chứng dùng lời lẽ hay dùng kinh sách để giúp cho người thân của mình hiểu thông đạo đức nhân bản nhân quả làm người và tạo duyên hoặc khuyến khích độ cha mẹ tu hành thọ Bát Quan Trai và hằng ngày sống trong hành động ngăn ác diệt ác pháp để người thân của mình không tạo nhân ác luôn tạo nhân thiện. Đó chính là mình độ những người thân thương của mình có một đời sống với thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Nếu họ có duyên trong một đời nầy thì mình sách tấn họ trở thành những bậc xuất gia để tiến tới tu tập thiền định và Tam Minh chấm dứt sanh tử luân hồi, không còn tái sanh lại cõi thế gian này nữa.

Với việc làm này của một người tu chứng Tam Minh thì không còn khó khăn, chúng ta nhớ lại khi mẹ đức Phật sanh Ngài ra chỉ trong vòng bảy ngày mẹ Ngài chết. Lúc bây giờ đức Phật được người dì nuôi nấng cho đến trưởng thành đi tu và chứng đạo. Sau khi chứng đạo Ngài quan sát thấy nghiệp lực của mẹ sanh lên cõi Trời và mùa hạ năm đó đức Phật đến cõi Trời để dạy mẹ mình tu hành, còn vua cha đức Phật cũng hướng dẫn cha mình tu tập và sau khi chết được sanh lên cõi Trời.

Như vậy, mẹ của đức Phật chết gần bốn chục năm, Ngài tìm được không mấy khó khăn và độ mẹ mình tu hành, trong kinh sách còn ghi lại rõ ràng. Nếu chúng ta nỗ lực tu hành khi chứng được Tam Minh thì không lý nào một người tu sĩ đệ tử của đức Phật lại làm ngơ trước lòng hiếu hạnh của mình sao? Đạo đức của đạo Phật dạy rất đầy đủ sự hiếu hạnh làm người. Làm người phải nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha, cha mẹ phải chịu biết bao nhiêu sự khổ cực để nuôi con lớn khôn, công ấy như trời biển, không sao kể hết được.

Những người không tu theo đạo Phật họ còn có hiếu thay, huống là những người tu theo đạo Phật thì lòng hiếu hạnh của họ phải còn gấp trăm ngàn lần.

Những người tu theo đạo Phật là những người biết thương mình thương người, vì đạo Phật tu hành rất khó khăn, nếu ai không thương mình thương người thì không bao giờ tu được, bởi vì tu theo đạo Phật không tựa nương vào oai lực của ai cả chỉ bằng sức lực của mình, nhất là đời sống của người tu sĩ đạo Phật phải buông xả vật chất thế gian cho thật sạch thì mới có thể ly dục ly ác pháp được, mà có ly dục ly ác pháp thì mới gọi là thương mình thương người và chính vì vậy mà họ phải thương cha mẹ họ nhiều nhất, cho nên khi tu xong, họ liền quan sát tìm cha mẹ được sanh về nơi đâu rồi tìm mọi cách để độ cha mẹ, ngõ hầu đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục cao dày như trời, như biển.

BẬC TU CHỨNG KHI NHẬP DIỆT CÓ DÙNG THA LỰC ĐỘ CHÚNG SANH KHÔNG?

Hỏi: Kính bạch Thầy! Các bậc tu đạt đạo đã nhập diệt có thể thị hiện hoặc dùng tha lực để độ chúng sanh không?

Đáp: Các bậc tu chứng đã nhập diệt chỉ có thị hiện độ chúng sanh, không dùng tha lực, vì tha lực trái với đạo Phật, trái với luật nhân quả.

Đạo Phật xây dựng giáo pháp của mình trên một nền tảng đạo đức nhân bản nhân quả, cho nên không thể nào dùng tha lực độ người được.

Đạo Phật là một tôn giáo có một nền đạo đức công bằng và công lý, không có một tôn giáo nào có một nền đạo đức hơn được.

Vì thế cầu siêu, cầu an, tụng kinh, cúng bái, tế lễ, niệm Phật, vẽ bùa đọc thần chú, v.v.. là của ngoại đạo, với việc làm này đạo Phật được xem là việc làm phi đạo đức, tà nghiệp.

Đạo Phật là một tôn giáo dạy người phải tự lực cứu mình bằng những hành động đạo đức nhân quả có nghĩa là mình muốn được an vui hạnh phúc thì không nên làm những điều ác, những điều làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sanh, nếu làm những điều ác khổ mình, khổ người, dù có cầu Thánh, Thần, chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ thì cũng không bao giờ có một vị nào dám cứu độ cho một việc làm phi đạo đức như vậy. Cho nên, đạo Phật không có dùng tha lực cứu độ mà chỉ có thị hiện để dạy người sống có đạo đức và nhờ sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì chính đó là đem lại sự an vui hạnh phúc cho chính bản thân mình và cho mọi người, chứ không thể cầu ai cứu khổ cho mình được cả.

Tóm lại, đạo Phật không có dạy cầu tha lực, cầu tha lực là không đúng của đạo Phật mà đó là chịu ảnh hưởng của tà giáo ngoại đạo, chịu ảnh hưởng mê tín lạc hậu của dân gian.

Bậc A La Hán hoặc Phật thị hiện để độ chúng sanh là thể hiện những đức hạnh đạo đức không làm khổ mình, khổ người, sống đúng một đời sống phạm hạnh ly dục ly ác pháp, không phạm phải một giới luật nhỏ nhặt nào, thường sống thiểu dục tri túc, chứ không có thể hiện thần thông hoặc trị bệnh trừ tà yểm quỷ, như các vị giáo chủ của ngoại đạo thường dùng những danh từ “cứu dân độ thế”, những danh từ cứu dân độ thế là để lừa đảo thiên hạ.

Cho nên, đạo Phật chân chánh và đạo Phật không chân chánh chúng ta rất dễ nhận ra, nhận ra là ở chỗ tha lực và tự lực; nhận ra là ở chỗ mê tín và không mê tín; nhận ra là ở chỗ đạo đức không làm khổ mình, khổ người và không đạo đức thường làm khổ mình, khổ người; nhận ra là ở chỗ giới luật nghiêm trì và không nghiêm trì giới luật, phạm giới, phá giới; nhận ra là ở chỗ cúng tế và không cúng tế; nhận ra là ở chỗ thiểu dục tri túc và không thiểu dục tri túc; nhận ra là ở chỗ phòng hộ sáu căn và không phòng hộ sáu căn.

Vì công bằng công lý của đạo đức nhân quả nên các bậc tu chứng chỉ độ người bằng sự thị hiện để dạy đạo cho người ấy phải tự mình thắp đuốc lên mà đi chứ không dùng tha lực giúp họ được, dù bất cứ trường hợp nào, cho đến sự báo hiếu đối với cha mẹ cũng không dùng tha lực mà chỉ dùng duyên nhân quả để giúp cho cha mẹ hiểu rõ thiện và ác và không nên làm các điều ác luôn sống trong thiện pháp thì cha mẹ được an vui hạnh phúc, đó là độ cha mẹ giải thoát.

THẾ GIỚI SIÊU HÌNH KHÔNG CÓ, CHỈ CÓ THẾ GIỚI TƯỞNG

Hỏi: Kính thưa Thầy! Thầy xác định là không có cõi siêu hình nhưng có nhiều kinh nói đến các cõi Trời, và người ta làm được gì đều bảo là nhờ chư Thiên hoặc Tam Bảo gia hộ. Vậy có cõi mà họ không có sắc thân chăng?

Thưa Thầy! Nếu có thì họ có phải ở vào cõi siêu hình không Thầy?

Trong băng Thầy có nói mấy ông ở cõi Trời, nhìn xuống thế gian thấy khoa học hiện đại tạo đời sống tiện nghi hơn nhiều, nên họ cũng khoái xuống trần gian. Xin Thầy giải thích cho con hiểu rõ thêm?

Đáp: Kinh Thập Nhị Nhân Duyên và kinh Pháp Môn Căn Bản đã xác định không có các cõi siêu hình (linh hồn), 33 cõi Trời toàn là các cõi tưởng tri chứ không phải là cõi liễu tri, cho nên những kinh khác nói đến cõi Trời hoặc cõi Địa Ngục đều chỉ là nói đến cõi Tưởng ấm, cho nên nhiều người không hiểu tưởng là đức Phật nói có cõi siêu hình thật sự. Đức Phật không bao giờ tự mâu thuẫn với mình, bài kinh Pháp Môn Căn Bản đã xác định rõ ràng, tất cả cõi Trời mà đức Phật nói ra đều là cõi tưởng, cõi không có thật.

Khi một người còn sống là có cõi hữu hình (hữu sắc) và có cõi siêu hình (vô sắc). Khi một người mất đi thì cõi hữu hình mất và cõi vô hình cũng mất luôn.

Trong kinh điển Phật dạy: Thiện là cõi chư Thiên, ác là cõi Địa ngục, dục là cõi nhân gian. Quý Phật tử hãy đọc tập 3 Đường Về Xứ Phật, Thầy đã giải đáp về thế giới siêu hình rất rõ ràng.

Chư Thiên và Tam Bảo không có gia hộ vì gia hộ là trái với luật nhân quả (phi đạo đức), nhưng người ta thường sống theo thói quen nên hễ làm một điều gì thành công thì bảo là chư Thiên hay là Tam Bảo gia hộ chứ sự thật thì không có ai gia hộ mình cả mà chỉ có công sức của mình và những hành động làm những điều thiện sống đúng trong đạo đức nhân quả, do nhân làm thiện nên quả phải thành công tốt đẹp, nếu nhân làm ác thì quả sớm muộn gì cũng phải gặp thất bại.

Chư Thiên cũng chẳng có, cõi siêu hình cũng không có. Thầy nói mấy ông ở cõi Trời nhìn xuống thế gian… là nói mấy ông đi tu mà không dám bỏ dục lạc thế gian.

Như Thầy đã dạy ở trên: cõi Trời là cõi thiện, quý Thầy đang ở trong chùa tức là ở cõi thiện, cõi thiện tức là cõi Trời. Cõi Trời cơm ăn áo mặc rất đầy đủ, không làm vẫn có ăn có mặc, thế mà quý thầy còn chạy theo dục lạc thế gian, ăn uống phi thời, áo quần sang, chùa cao Phật lớn, xe cộ đủ loại, ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa không khí, v.v.. Thế gian có vật gì thì trong chùa có vật nấy, như vậy các vị có phải ở trên cõi Trời mà nhìn xuống thế gian sanh tâm ham thích không?

Có dịp Thầy sẽ giải thích thế giới siêu hình (linh hồn người chết) có hay không để các con không còn nghi ngờ. Bởi vì các hiện tượng siêu hình thường xảy ra chung quanh các con, nên làm sao người ta rõ được là không có thế giới siêu hình.

Trong việc tìm hài cốt liệt sĩ, linh hồn người chết về nhập đồng cốt để chỉ cho thân nhân tìm xương cốt, khiến cho người ta phải chấp nhận có linh hồn, mà đã có linh hồn thì phải có thế giới siêu hình, vấn đề này làm các nhà khoa học cũng điên đầu, nhưng đối với những vị tu sĩ Phật giáo đã nhập Tứ Thánh Định vượt qua thế giới tưởng ấm thì họ mới xác định thế giới siêu hình đúng đắn giống như đức Phật đã dạy: “Thế giới siêu hình chỉ là một thế giới của tưởng tri chứ không phải liễu tri”.

Cho nên, đức Phật dạy về thế giới cõi Trời là những người cũng sống trong cõi thế gian như chúng ta nhưng họ sống Thập Thiện, không sống trong Thập Ác.

Đạo Phật tính theo hành động đạo đức nhân quả thiện ác mà phân loại Phật, Trời, Người, A Tu La và tất cả các loài chúng sanh theo tiêu chuẩn như sau:

  1. Thế giới của chư Phật thì vô lậu.
  2. Thế giới của chư Thiên thì Thập Thiện.
  3. Thế giới của loài Người là dục giới và ngũ giới.
  4. Thế giới của A Tu La là sân và ác pháp.
  5. Thế giới của loài chúng sanh là ác pháp nhiều, thiện pháp ít.
  6. Thế giới của Địa Ngục là toàn ác pháp.

Trên đây là sáu cõi mà đức Phật đã chỉ cho chúng ta rất cụ thể như:

  1. Người sống vô lậu là Phật.
  2. Người sống Thập Thiện là Trời.
  3. Người sống giữ gìn ngũ giới là Người.
  4. Người sống thường hay giận dữ là A Tu La.
  5. Người sống ác nhiều thiện ít là chúng sanh mang lốt người và tất cả loài chúng sanh.
  6. Người sống toàn ác là người ở cảnh giới Địa Ngục.

Sáu cõi trên đây không có cảnh giới nào là siêu hình cả. Nếu quả thật có cảnh giới siêu hình thì không phải để chúng ta hiểu, vì tri thức hữu hạn của chúng ta không cho phép chúng ta hiểu nó, thế giới đó nếu có thật sự thì chúng ta phải có trí vô hạn. Sanh ra làm người chúng ta không thể nào có trí vô hạn được, trí của chúng ta hiện giờ, đối với không gian thì bị ngăn sông cách núi, nên không thấy, không nghe, còn đối với thời gian thì bị chia cắt quá khứ hiện tại và vị lai, cho nên con người phải phát minh ra những loại máy để sử dụng thâu ngắn không gian và ghi nhớ để hạn chế bớt thời gian chia cắt.

Nếu đạo Phật có cõi Trời thì đạo Phật cũng bắt chước các tôn giáo khác mà thôi, đó là đúc từ khuôn mê muội và quá sợ hãi của loài người thời cổ, trước sự hùng vĩ của môi trường sống thiên nhiên.

NHẬP TỨ THIỀN CÓ PHẢI LÀ A LA HÁN KHÔNG?

Hỏi: Kính thưa Thầy! Thầy và quý Thầy tu nhập Định Tứ Thiền có phải như một A La Hán trong thời đức Phật không?

Phật và A La Hán khác nhau như thế nào?

Đáp: Người nhập xong Tứ Thiền, chứng Tam Minh là bậc A La Hán như trong thời đức Phật còn tại thế. Phật và A La Hán không khác nhau chỗ tu hành và giải thoát. A La Hán chỉ khác Phật là chỗ đức Phật là Giáo chủ, người sáng lập ra Phật giáo.

Bởi vì đức Phật cũng tu từ Giới, Định, Tuệ mà được giải thoát, các bậc A La Hán cũng tu từ pháp môn này mà thành tựu, cho nên sự viên mãn giải thoát phải giống như nhau. Khi tu hành giải thoát rồi thì người nào cũng như người nấy.

Chúng ta trở lại thời quá khứ của đức Phật trong khi Ngài từ bỏ các pháp môn của ngoại đạo để tu Tứ Thánh Định và Tam Minh, nhờ giáo pháp này mà đức Phật đã chứng đạo giải thoát, các đệ tử của Người cũng nhờ giáo pháp này chứng quả A La Hán.

Tứ Thánh Định và Tam Minh tức là Giới, Định, Tuệ, vì trong bốn thiền có giới và định, Sơ Thiền thuộc về giới ly dục ly ác pháp do ly dục sanh hỷ lạc, Nhị Thiền diệt tầm tứ do định sanh hỷ lạc, Tam Thiền ly hỷ tưởng và Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở, ba loại thiền này thuộc về định, còn Tam Minh thuộc về tuệ.

Xin quý vị đọc lại bài kinh Saccaka sẽ thấy đức Phật tu tập Sơ Thiền cho đến Tam Minh và thành tựu viên mãn đạo giải thoát: “Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Nay thật không dễ gì chứng đạt lạc thọ ấy, với thân thể ốm yếu kinh khủng như thế này, Ta hãy ăn thô thực, ăn cơm chua”. Rồi này Aggivessana, Ta ăn thô thực, ăn cơm chua trở lại. Này Aggivessana, lúc bây giờ năm Tỳ Kheo hầu hạ Ta suy nghĩ: “Khi nào Sa Môn Gotama chứng pháp, vị ấy sẽ nói cho chúng ta biết”. Này Agivessana khi thấy Ta ăn thô thực, ăn cơm chua, các vị ấy chán ghét Ta, bỏ Ta và nói: “Sa Môn Gotama nay sống đầy đủ vật chất, từ bỏ tinh tấn trở lui đời sống sung túc”.

“Này Agivessana, khi Ta ăn thô thực và được sức lực trở lại, Ta ly dục ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền Thứ Nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ. Này Agivessana như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Diệt tầm và tứ chứng và trú Thiền Thứ Hai, một trạng thái hỷ do định sanh không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Agivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Ly hỷ trú xả chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền Thứ Ba. Này Agivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Xả lạc xả khổ diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền Thứ Tư, không khổ không lạc xả niệm thanh tịnh. Này Agivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”. Đến đây, đức Phật đã nhập xong bốn Thiền, tức là đức Phật đã thực hiện được Giới và Định.

Sau khi đức Phật thực hiện xong Giới và Định thì Ngài tiếp tục thực hiện Tam Minh: “Với tâm định tỉnh thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình tỉnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc Mạng Minh. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ… Ta dẫn tâm hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh, Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của chúng sanh… Ta dẫn tâm đến Lậu tận trí, Ta biết như thật: “Đây là khổ”, biết như thật: “Đây là nguyên nhân của khổ…​”.

Sau khi tu chứng xong, tâm đức Phật sẽ an trú trong định nào? Chúng ta sẽ nghe đức Phật trả lời: “Này Agivessana, sau khi chấm dứt buổi thuyết giảng như vậy, Ta an trú nội tâm, làm cho tịnh chỉ, làm cho nhất tâm, làm cho định tỉnh trên định tướng thứ nhất ấy, và như vậy Ta sống an trú, trường cửu, vĩnh viễn”.

Sau khi chứng đạo giải thoát, Phật và các bậc A La Hán đều giải thoát an trú giống như nhau cả, không có sự giải thoát trong Phật giáo có cao, có thấp. Không có sự tu hành giải thoát lừng chừng mà phải giải thoát tận gốc (Vô Lậu) và sự giải thoát lừng chừng là chưa giải thoát.

Ví dụ: Một người giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh mà không nhập định thì giới luật đó chỉ là ức chế tâm chứ chưa phải giải thoát, cũng như một người nhập Tứ Thánh Định mà không thực hiện Tam Minh thì cũng chưa được gọi là giải thoát, đó là ức chế tâm.

Bởi, đạo Phật có một lớp vô lậu giải thoát mà thôi, không thể có hai ba lớp vô lậu, vì thế ai tu vô lậu là giải thoát, ai tu không vô lậu là không giải thoát. Người tu vô lậu là bậc A La Hán nên Phật cũng là A La Hán mà thôi, vì thế Phật và A La Hán không khác nhau.

BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM

Hỏi: Kính thưa Thầy! Có nhiều kinh nói: “Thế thế thường hành Bồ Tát Đạo” là chỉ cho những vị Bồ Tát phát tâm nhập thế tu hành. Vậy chư vị Bồ Tát, vì nguyện tu hành thành Phật mà xuống cõi ta bà này để độ chúng sanh không? Nhưng sao Thầy bảo Bồ Tát Quan Thế Âm do tưởng tượng chứ không có thật. Vậy xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con hiểu ý này?

Đáp: “Thế thế thường hành Bồ Tát Đạo” câu nói này của kinh điển phát triển (Đại Thừa). Bồ Tát là vị tu hành chưa xong mà thể hiện độ chúng sanh, chẳng khác một người mù mà dẫn dắt một đám người mù, cũng như người chưa biết lội mà cứu người chết đuối, thì làm sao mà cứu được, chỉ có chết chung nhau cả đám mà thôi. Có người bảo rằng cứ theo kinh sách có sẵn của đức Phật mà cứ giảng ra có sai đâu. Kinh sách là pháp môn chết nên nó không chỉ cho chúng ta kinh nghiệm được, vì thế mà các giảng sư học giả dạy đạo cho người tu là giết người, bằng chứng Thầy Tổ của chúng ta đã chết một cách đau khổ bởi tu theo học giả.

Bồ Tát Quán Thế Âm là một sản phẩm của kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn. Thể hiện phá luật nhân quả, phi đạo đức và phi giáo lý của đạo Phật.

Bồ Tát chỉ là một tưởng tượng của người tu chưa chứng đẻ ra, để an ủi mình, để che đậy việc phá giới luật, để kinh doanh Phật pháp, để làm giàu trên xương máu của tín đồ, để đưa tín đồ đến chỗ mê tín, lạc hậu, luôn luôn chỉ biết cầu cạnh dựa nương vào tha lực, làm mất hết nghị lực tự lực cứu mình thoát cảnh trầm luân.

Câu nói: “Thế thế thường hành Bồ Tát Đạo” có nghĩa là đời đời nguyện làm Bồ Tát độ chúng sanh như Bồ Tát Quán Thế Âm độ hết nạn khổ của chúng sanh mới thành Phật, Bồ Tát Địa Tạng độ hết tội nhân dưới địa ngục thì mới thành Phật. Chúng ta mới nghe lời nguyện ước này thật là vĩ đại, nhưng càng suy ngẫm chúng ta mới thấy là lời nói lừa đảo những tín đồ mê tín. Nạn khổ của chúng sanh do đâu mà có? Có phải do hành động ác của chúng sanh đã tạo ra không? Tội nhân dưới địa ngục có phải do làm ác của chúng sanh không? Muốn thoát nạn khổ và muốn không làm tội nhân nữa thì chỉ có duy nhất là tự chúng sanh đó đừng làm việc ác nữa, còn độ theo kiểu hai vị Bồ Tát này khiến cho chúng sanh làm ác thêm và thế gian này càng thêm rối loạn vì nạn trộm cướp và những kẻ hung dữ náo loạn gây rối trật tự an ninh.

Bồ Tát trong kinh Nguyên Thủy chỉ là một người mới tu hành chưa chứng đạo, cho nên chẳng dám dạy ai tu hành cả. Đức Phật răn nhắc điều này: “Tu chưa chứng đạo mà dạy người là giết người”.

Bồ Tát trong kinh phát triển là Bồ Tát tham danh, tu chưa tới đâu chỉ học trong mấy bộ kinh rồi tưởng giải ra làm lệch ý Phật đẻ ra kinh sách phát triển dạy người tu hành mê tín trừu tượng ảo giác, khiến người tu hành theo Phật giáo mà thành tu pháp môn ngoại đạo. Cho nên, quý Phật tử cần phải đề cao cảnh giác những hạng Bồ Tát danh lợi này.

Việc làm của hai vị Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng giống như con dã tràng xe cát, giống như người lấp biển.

Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng là hai vị thần của Bà La Môn, nó là một sản phẩm tưởng tượng hý luận của ngoại đạo tạo sự mê tín phi đạo đức trong dân gian mà hầu hết mọi người đều mê lầm.

CHƠN TÂM

Hỏi: Kính thưa Thầy! Ở Thường Chiếu có Thầy nhập thất trên 15 năm. Có phải vị đó ngộ được Chơn tâm và sống với nó? Hay nhập Chơn tâm rồi và nuôi dưỡng nó càng ngày càng sâu mầu hơn?

Đáp: Lẽ ra, câu hỏi này con nên hỏi Hòa Thượng Thanh Từ, vì đó là nguồn gốc của Thiền Tông Trung Hoa, chứ không phải của Phật giáo Nguyên Thủy. Chơn tâm là sự tưởng giải của kinh sách phát triển Ấn Độ, ảnh hưởng Lão giáo đẻ ra thiền Đông Độ.

Mục đích của người tu thiền Đông Độ là kiến tánh rồi khởi tu (thấy tánh rồi mới tu) tu như vậy gọi là “bảo nhậm”, giữ “ông chủ” đó là chỗ ngộ được chơn tâm rồi mới sống với nó chứ không phải nhập chơn tâm vì đã nhập vào thì đâu còn gì phải nuôi dưỡng.

Mục đích của thiền Đông độ không phải làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi, mà chỉ nhắm vào bản thể bất biến thường hằng bốn tánh Niết bàn “thường, lạc, ngã, tịnh”.

Nhập thất 15 năm cho đến 1000 năm tu theo Thiền Đông Độ thì chỉ có triệt ngộ các công án tức là triệt ngộ các pháp tưởng hay nói cách khác là nhập vào tưởng định, phát triển tưởng tuệ, tu đến đây hành giả không còn biết đường nào đi tới nữa, nên tâm tham, sân, si của họ vẫn như xưa, đụng chướng ngại pháp thì hiện tướng ra liền, do đó pháp môn Thiền Đông Độ không phải là Phật Pháp nên không làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi, tu theo pháp môn này chỉ uổng một đời tu hành mà thôi, chẳng có ích lợi cụ thể thiết thực gì, chỉ là một trò hý luận ảo tưởng thơ văn của những tâm hồn giàu tưởng tượng.

Còn nói về sự làm chủ sanh, già, bịnh, chết thì một Thiền sư Việt Nam danh tiếng nhất vào thế kỷ thứ XIII, Ngài Thường Chiếu đã xác định: “Đó là bọn đại bịp, một con chó sủa một bầy chó sủa theo”.

TƯỞNG UẨN

Hỏi: Kính thưa Thầy! Có lần Hòa Thượng nói, có vị Thiền sư khi chứng ngộ khóc ròng, nhưng cũng có vị Thiền sư khi chứng ngộ cười hoài. Có phải đó là cảm xúc của người thấy được Chơn tâm không thưa Thầy?

Đáp: Khóc ròng và cười hoài đó là những người tu rơi vào định tưởng, tưởng uẩn tác động gây cảm xúc tưởng mình đã ngộ nhập vào bản thể Chơn Như (chân thật có), nên mới có những trạng thái kỳ lạ.

Sự tu hành này chính là sự ức chế ý thức khiến cho ý thức không khởi niệm thiện cũng như niệm ác, nên ý thức ngưng bặt làm cho tưởng thức bắt đầu hoạt động, khi tưởng thức bắt đầu hoạt động thì hành giả có những cảm giác hỷ lạc hoặc các sắc tưởng, hương tưởng, vị tưởng, thinh tưởng, cho đến khi pháp tưởng xuất hiện, pháp tưởng xuất hiện có nhiều trường hợp xảy ra khi tâm dừng bặt vọng tưởng.

Có vị pháp tưởng xuất hiện nhận ra Phật Tánh bằng một câu kinh, như Lục Tổ Huệ Năng “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, câu này trong kinh Kim Cang Bát Nhã. Mã Tổ ngộ Phật Tánh bằng câu kinh: “Tức tâm tức Phật, Phật tức tâm”. Có vị pháp tưởng xuất hiện ngộ Phật Tánh bằng một câu công án của Thiền sư Triệu Châu: “Con chó có Phật Tánh hay không? - Không. Nhờ câu này mà Thiền sư Huệ Khai đã ngộ được tâm “Vô, vô, vô, vô..”.

Hoàng Bá ngộ được Phật Tánh khóc mãi, Linh Vân ngộ được Phật Tánh cười hoài.

Tất cả những sự ngộ này đều do ảnh hưởng của tưởng uẩn tạo ra khiến cho người khóc, kẻ cười, người la, kẻ hét, người đánh, kẻ làm thinh, gần như người điên, may là họ ngộ pháp tưởng còn như vậy huống là rối loạn thần kinh thì hết cứu chữa.

ĐỘ NGƯỜI

Hỏi: Kính bạch Thầy! Xin Thầy cho con biết con của con, nó có thể thực hiện ý nguyện lấy đức độ người được không?

Đáp: Được, lấy đức độ người có hai nguyên nhân cần phải làm:

1- Phải trau dồi cho mình có đức hạnh.

2- Phải có duyên với chúng sanh và chúng sanh phải đủ phước.

Cháu có thể làm được nhưng phải có tâm nguyện lớn “Vì mọi người xả thân”. Lấy đức độ người rất khó vì mình phải là tấm gương đạo đức sáng chói, nếu có một vài hành động sơ sót thì cũng gặp khó khăn.

Tâm nguyện độ chúng sanh là một điều thiện rất tốt nhưng phải biết giữ gìn tâm nguyện đó, do có sự quyết tâm và lòng thành thì tâm nguyện đó sẽ thành tựu.

Thầy rất tán đồng ý kiến và nguyện vọng của cháu, nếu đủ duyên thời tiết đến Thầy sẽ giúp cháu bằng “Giáo trình đạo đức nhân bản - nhân quả”.

ÁI KIẾT SỬ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Người muốn đi tu mà duyên nghiệp cứ buộc ràng, không thể bỏ đi được, là do duyên gì, nhân gì, xin Thầy chỉ dạy cho con hiểu?

Đáp: Người muốn đi tu mà duyên nghiệp cứ buộc ràng, không thể bỏ đi được, có ba nguyên nhân chính:

1- Nợ nhân quả quá nặng.

2- Thất kiết sử quá dầy.

3- Ngũ triền cái ngăn che.

Đó là ba nguyên nhân khiến cho người muốn đi tu theo đạo Phật rất khó vượt qua, đó cũng là ba mạng lưới bao vây kiếp con người, mãi mãi trôi lăn trong biển sanh tử, luân hồi và nhiều khổ đau trong nhiều đời nhiều kiếp.

Chỉ có người trí hiểu biết và còn phải có đủ nghị lực, can đảm, gan dạ, mới vượt ra khỏi, mới biết được những sợi dây xích kiết sử tuy vô hình nhưng nó chắc hơn những sợi dây lòi tói.

Con có duyên với Phật pháp, nhưng tánh con yếu đuối không thể vượt qua bức tường nhân quả, vì thế con nên tu trong chiếc áo của người cư sĩ:

  1. Tu tập xả ly năm triền cái bằng đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.
  2. Luôn luôn trau dồi thân tâm trong mọi hành động thân, khẩu, ý bằng “Tứ Vô Lượng Tâm”: Đức hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả.
  3. Dứt bỏ 10 điều ác và cố tăng trưởng 10 điều lành.
  4. Cần phải thông hiểu và nghiên cứu tường tận đạo đức nhân bản nhân quả không làm khổ mình, khổ người.
  5. Hằng ngày phải nhớ dùng pháp hướng tâm như lý tác ý: “Tâm như đất, tham, sân, si phải đoạn diệt sạch”

Người cư sĩ cần tu năm pháp môn này, thân tâm được an vui và hạnh phúc trong cuộc sống, chẳng có đối tượng, hoàn cảnh, sự việc nào làm dao động tâm được, đó chính là nguồn giải thoát của đạo Phật trong mọi người cư sĩ, con hãy cố gắng lên! Cố gắng lên tu tập con ạ!

Khi tu tập xả tâm như vậy, tức là con tu tập đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người, không làm khổ mình, khổ người là con đã trả vay nghiệp nhân quả của tiền kiếp, trả vay nhân quả của tiền kiếp tức là con bứt bỏ thất kiết sử, khi bứt bỏ thất kiết sử thì con không còn phóng dật, tâm con không còn phóng dật tức là tâm định trong thân con, tâm định trong thân thì tâm thường thanh thản, an lạc và vô sự, tâm thường thanh thản an lạc và vô sự thì tâm luôn luôn biết hơi thở ra vô một cách tự nhiên không bị ức chế hay bị gom tâm tập trung vào một chỗ. 

Khi tâm định trên thân như vậy thì lúc bây giờ là lúc tu thiền định để nhập các định sâu hơn và khó hơn.

Còn nếu con bứt bỏ ngang mà đi tu thì dù con có tu đúng chánh pháp của đạo Phật cũng trở thành tà pháp, tại sao vậy? Tại vì sự bứt ngang bỏ đi, đó là ức chế tâm, chứ không phải xả tâm và như vậy con sẽ bị rơi vào tà thiền, tà định chừng đó con sẽ sống trong Tà kiến của ngoại đạo rất là khó gở.

SÁT SANH MÀ KHÔNG TỘI

Hỏi: Kính thưa Thầy! Thầy dạy đứng trên công lý được phép giết những loài sâu bọ côn trùng, chuột, v.v.. nhưng các loài đó sinh ra là bản tính của chúng như vậy. Cứ cho là giết hết chúng thì sẽ sinh ra loài khác tương tự hoặc không sinh ra loài khác thì mối tương quan tương sinh “có loài này thì sẽ có loài khác là sự hỗ tương trong môi trường”.

Phần này đối với đời sống của con người bình thường là họ sẽ giết, song đối với đạo Phật có lòng từ bi “Tứ Vô Lượng Tâm”, Phật dạy không được sát sanh dù là con vật nhỏ nhất, kể cả trực tiếp và gián tiếp. Con suy nghĩ mục này, nên để ở bộ sách Đạo Đức Làm Người chứ ở bộ sách Đường Về Xứ Phật thì nhiều người sẽ nghĩ là không có lòng từ bi. Vậy kính mong Thầy dạy cho.

Đáp: Bộ sách Đường Về Xứ Phật là bộ sách phá những kiến chấp sai lầm trong đạo Phật cũng như ngoài đời. Vì thế, đời đạo phải rõ ràng: Đời là đời, đạo là đạo; đời có đạo đức của đời, đạo có đạo đức của đạo.

Đời có đạo đức của đời, đạo đức của đời là cách thức và hành động trách nhiệm bổn phận đối nhân xử thế, phải sản xuất ra sự sống, phải bảo vệ sự sống, phải làm hết bổn phận làm người đối với gia đình và xã hội, quê hương xứ sở, v.v…

Ai cũng biết vị trí làm người là phải sản xuất ra sự sống và bảo vệ nó, chứ không được quyền ăn bám vào người khác. Nếu có kẻ nào khác hay những loài vật nào xâm phạm cướp giựt, phá hoại sự sống thì người đời phải có quyền bảo vệ cầm súng hay bất cứ một vũ khí nào hoặc bình xịt thuốc sâu rầy để diệt trừ những côn trùng phá hoại mùa màng và kẻ xâm phạm sự sống. Đừng lấy Thánh hạnh hiếu sinh của người ly gia cắt ái mà áp dụng vào đời thường thì không đúng đạo đức làm người. Những câu trả lời trong bộ sách Đường Về Xứ Phật là trả lời chung cho người cư sĩ và người tu sĩ, chứ không riêng gì người tu sĩ đã ly gia cắt ái.

Đạo đức của người đời thì không được vô cớ giết hại người và tất cả chúng sanh dù là loài vật đó nhỏ như vi khuẩn, vi trùng.

Đạo đức làm người không cho phép chúng ta làm ngơ nhìn giặc cướp nước mà không cầm súng giết giặc bảo vệ quê hương Tổ Quốc, để nước mất nhà tan là người không có đạo đức. Vua Lương Võ Đế vì tin Phật không đúng chánh pháp, mê tín không trí tuệ, giặc đến cướp nước mà cứ tưởng rằng mình có công với Phật giáo, bỏ tiền ra xây cất 72 cảnh chùa và giúp đỡ biết bao nhiêu Tăng chúng tu học. Do công lao ấy nên an nhiên tự tại ngồi gõ mõ tụng kinh cầu chư Phật đuổi giặc. Giặc không đuổi được, nước mất, nhà tan, chết một cách rất thảm thương.

Hầu hết mọi người hiểu nghĩa Tứ Vô Lượng Tâm một cách sai lệch. Từ bi không phải là lòng yêu thương tầm thường, từ xưa đến nay mọi người đều hiểu như vậy. Hiểu đúng nghĩa “Từ bi” là phương pháp buông xả để đối trị tâm sân hận, chứ không phải lòng yêu thương bình thường, nhưng chúng ta không có danh từ nào để diễn tả đúng nghĩa từ bi buông xả với một tâm hồn thanh thản. Từ bi cũng là một pháp độc nhất để đi đến cứu cánh hoàn toàn, cho nên lấy tâm phàm phu của con người mà hiểu từ bi Tứ Vô Lượng Tâm thì làm sao hiểu được.

Tứ Vô Lượng Tâm là pháp không phóng dật, là pháp tâm bất động, còn thương yêu là còn động tâm. Như vậy Từ, Bi, Hỷ, Xả là một trạng thái Niết Bàn, chứ không phải từ bi là yêu thương theo kiểu giáo pháp phát triển.

Từ bi của giáo pháp phát triển là một trạng thái tiêu cực, chịu đựng ức chế tâm, chứ không phải từ bi không phóng dật.

Người tu sĩ Phật giáo sống ba y một bát, không nhà, không cửa, không làm một nghề nghiệp nào cả chỉ có đi xin ăn ngày một bữa thì làm gì có diệt sâu rầy, thì làm gì mà không tỉnh thức để đến nỗi vô tình sát sanh, hại mạng chúng sanh.

“Bộ sách Đường Về Xứ Phật là trả lời chung cho tất cả những câu hỏi về đời, về đạo chứ không phải chỉ có riêng trả lời về đạo mà thôi”.

Từ bi của đạo Phật là một pháp môn độc nhất tu hành từ tâm phàm phu đến tâm vô lậu, nó luôn luôn được áp dụng cho sự tu tập của tu sĩ, hơn là áp dụng nó cho cư sĩ, vì áp dụng cho người cư sĩ thì nó trở thành lòng yêu thương tầm thường nên rơi vào pháp đối đãi, do đó bị chướng ngại khi nghe nói hay thấy người cư sĩ bảo vệ mùa màng hoặc cầm súng giết giặc thì bảo rằng không lòng “Từ bi”. Ấy là hiểu và sử dụng lòng từ bi không đúng pháp, đúng chỗ, đúng người.

Đọc sách Đường Về Xứ Phật có nhiều chỗ không phải khó hiểu, nhưng vì bị những kiến chấp sai lầm từ lâu của kinh sách phát triển thành ra khó hiểu, nên hiểu không đúng ý nghĩa chánh pháp của Phật, đâm ra nghi ngờ tác giả dạy sai.

ĐỆ TỬ VI PHẠM NÓI XẤU THẦY TỔ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Với trí tuệ Tam Minh Thầy có thể hiểu mọi việc, mọi sự vật không hạn cuộc. Ở đây có hạng đệ tử tu không được, sau khi ra ngoài nói xấu Thầy như thầy Minh Tông nào đó mà con không biết, chỉ đọc trong sách Những Lời Phật Dạy.

Thưa Thầy, nói xấu với người bình thường còn bị tội đọa, huống là với bậc A La Hán thì tội rất nặng và không biết địa ngục nào sẽ đọa vào.

Với trí tuệ của Thầy là vô hạn, con nghĩ ngay từ đầu Thầy quan sát và không nên nhận họ để họ đỡ bị tội nặng như thế có được không?

Thầy có thể từ bi vị tha song luật nhân quả có tha cho họ đâu. Mong Thầy dạy cho con hiểu.

Đáp: Đề Bà Đạt Đa đến với đức Phật xin tu hành. Đức Phật chấp nhận, nhưng sau này Đề Bà Đạt Đa chống lại đức Phật, tìm cách giết Phật, lăn đá, cho voi say, v.v.. Như vậy các bạn hiểu như thế nào? Với trí tuệ Tam Minh đức Phật có biết Đề Bà Đạt Đa chống lại mình không? Biết, sao đức Phật lại chấp nhận?

Đó là duyên nhân quả, nhưng nhân quả chỉ có chuyển hóa chứ không phải tu hành chứng đạo là không còn nhân quả nữa. Vì còn mang thân này là còn có nhân quả. Lăn đá, cho voi say để giết Phật là quả; không hại được Phật là chuyển nhân quả.

Thầy cũng vậy, nhờ có Minh Tông mà mọi người mới biết tu sai tu đúng chánh pháp của Phật, nhưng tất cả đều do phước báo nhân quả của chúng sanh. Vì thế, không ai sống trong vũ trụ này mà ra khỏi qui luật của nhân quả, làm ác phải gạt quả dữ. Minh Tông té thang lầu, chết đi sống lại chịu biết bao nhiêu khổ sở. Đấy không phải là địa ngục vô gián sao? Xưa, Đề Bà Đạt Đa cũng rơi vào địa ngục ấy. Phước còn quả báo chưa đến, phước hết quả báo sẽ không tha thứ một ai, nhân nào quả ấy, không trốn chạy đâu khỏi.

CHÙA TO PHẬT LỚN

Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong nhiều sách Thầy nói về chùa to Phật lớn và có ví dụ như nước CamPuChia có chùa Đế Thiên, Đế Thích và tháp Angkor. Về phần này có hai cách hiểu khác nhau:

Thưa Thầy, Thầy dạy những bậc tu Phạm hạnh của đạo Phật là ba y một bát nay đây mai đó. Chùa càng to Phật càng lớn thì càng bận tâm. Có đúng như vậy không thưa Thầy?

Hiện nay về phương diện lịch sử, kinh tế, du lịch, mỹ quan thì người ta cho đó là những kỳ quan cả thế giới công nhận, tuy nhiên khi làm ra nó thì vất vả tốn kém, song hiện nay người ta thu lợi rất lớn về du lịch và mọi người họ tự hào vì đã được Unesco công nhận lịch sử văn hóa hàng đầu của thế giới trong tám kỳ quan. Vậy Thầy có thể dạy trong sách việc xây chùa tượng bằng hai cách:

  • Một là đối với tu sĩ chuyên tu thì nên sống đơn giản.
  • Hai là đối với tu sĩ đã tu xong thì có thể đến nơi đó để thuyết pháp, vì những người này chùa nào họ cũng không động tâm. Nhờ nơi đó người dân dễ tập trung nghe pháp, nó sẽ làm tăng giá trị lịch sử của Phật giáo. Các thế hệ sau này cũng tự hào về tôn giáo của họ. Vậy, Thầy có thể giảng cho con tường tận vấn đề này được không?

Đáp: Ai đọc kinh sách Phật giáo Nguyên Thủy đều phải công nhận giáo lý của đạo Phật là chân lý của loài người. Nói chân lý loài người là nói đến một sự thật không hề có một chút xíu không đúng. Chính vì vậy nó là đạo đức nhân bản – nhân quả, nên đức Phật đã xác định:

“Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn”.

Đạo Phật chủ trương nhân bản, lấy con người làm trụ cột, biến cõi sống thế gian thành cảnh Cực Lạc, Thiên Đàng, chứ không có hình thức mơ mộng, ảo tưởng Thiên Đàng, Cực Lạc hoặc Thần Thánh, Tiên Phật, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Chúa Trời, v.v…

Do chủ trương nhân bản – nhân quả nên Phật giáo lấy đức hạnh (Giới luật) làm chỗ nương tựa, làm thầy hướng dẫn, làm cuộc sống cho mình. Vì thế, xây chùa to Phật lớn là sai. Gương hạnh đức Phật ngày xưa còn đó. Thành đạo dưới cội cây Bồ đề. Chết dưới cội Sa La song thọ. Thế mà ngày nay chùa to Phật lớn khắp nơi, lại còn có những ngôi chùa, tháp được mọi người công nhận là kỳ quan đệ nhất thế giới thì thử hỏi những việc làm này đi ngược lại tinh thần xả phú cầu bần” của Phật giáo thì còn gì là Phật giáo nữa. Phải không các bạn?

Vì lấy con người làm gốc nên Phật giáo phải xây dựng con người. Xây dựng con người để trở thành những kỳ quan thế giới bằng chất liệu đức hạnh không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Theo chúng tôi thiết nghĩ đó là một kỳ quan thế giới tuyệt vời xứng đáng để con người tự hào hãnh diện về con người thì mới đúng nghĩa. Còn xây chùa to Phật lớn lấy chất liệu đất đá mô phỏng theo hình thức vạn vật vũ trụ thiên nhiên tạo ra rồi tự hào bảo nhau đó là kỳ quan thế giới. Thực tế trên hành tinh này vũ trụ đã xây dựng biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ gấp trăm ngàn lần những kỳ quan của loài người: như Vinh Hạ Long, Phong Nha, v.v… Trước những cảnh này con người có làm được như vậy không?

Những kỳ quan thế giới hiện giờ chỉ là những sự mô phỏng bắt chước thiên nhiên vũ trụ, vẻ hùng vĩ đẹp đẽ của nó còn thua xa vũ trụ gấp trăm ngàn lần như trên đã nói thì có gì mà chúng ta tự hào?

Những vật chất này đều vô thường, không bền chắc, không giữ gìn được lâu dài, chỉ một trận động đất những kỳ quan này còn bảo tồn được nữa không?

Một kỳ quan của loài người, lấy chất liệu đạo đức xây dựng thì động đất không làm hư hoại, lũ lụt không trôi, bão tố không làm sụp đổ, hỏa hoạn không thiêu đốt được, đi khắp bốn phương ngược gió không trở ngại. Phật giáo chủ trương như vậy, vì lấy con người làm gốc, nên người nào đi ngược lại xây dựng chùa to Phật lớn là không phải Phật giáo là Thần đạo, là đạo mê tín, là đạo lường gạt con người.

Tôn giáo có thế giới siêu hình là tôn giáo phi khoa học, phi nhân bản, vô đạo đức nhân bản - nhân quả, v.v.. Phần đông những tôn giáo này đều có chùa to Phật lớn.

Đệ tử của đức Phật ngày xưa được sự chỉ đạo của Ngài nên không cất chùa to Phật lớn, chỉ am tranh vách lá cúng dường Phật và chư Tăng để tránh mưa ẩn nắng tu hành, chứ không có thờ phượng như chúng ta ngày nay. Những nơi ở ấy được gọi là TỊNH XÁ”. Tịnh xá có nghĩa là ngôi nhà ở thanh tịnh. Trong kinh sách Nguyên Thủy thường nhắc những tịnh xá như: Tịnh xá Kỳ Hoàn, tịnh xá Trúc Lâm, v.v..

Hòa Thượng Huệ Quang, Hòa Thượng Khánh Anh tổ chức những chuyến hành hương về thăm xứ Phật. Trước mắt các Ngài tịnh xá Kỳ Hoàn và tịnh xá Trúc Lâm chỉ còn là một khu rừng hoang vu không tìm ra một cục đá, một viên gạch, chứng tỏ ngày xưa đức Phật và chúng Thánh Tăng sống dưới bóng cây, dưới túp lều tranh lá hay trong hang hóc… Những nơi Thánh địa ấy chứng tỏ Phạm hạnh của tu sĩ thời đó rất cao.

Tất cả các tôn giáo trên hành tinh đều nhắm vào sự xây dựng cơ sở đồ sộ vĩ đại để lại như: Tòa Thánh La Mã (Thiên Chúa), Đế Thiên, Đế Thích, đền Angkor (Phật giáo Nam Tông), tòa Thánh Tây Ninh (Cao Đài Giáo) v.v…

Còn cơ sở Phật giáo Nguyên Thủy chỉ còn là một khu rừng hoang vu. Chính khu rừng hoang vu ấy mới nói lên ý nghĩa đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sanh. Đó là tòa Thánh của Phật giáo, là một kỳ quan thế giới đẹp nhất của mọi người.

Mục đích của Phật giáo là giải thoát mọi sự đau khổ, vì thế phải dứt bỏ sanh y tức là xả bỏ sạch, chỉ còn ba y một bát, sống không nhà cửa, không gia đình. Sống không nhà cửa, không gia đình là một giới hạnh của người tu sĩ, thế mà có chùa to Phật lớn thì giới hạnh của tu sĩ còn gì? Như vậy tu sĩ nào sống trong chùa to Phật lớn là tu sĩ Phạm giới. Tu sĩ phạm giới là Ma Ba Tuần trong Phật giáo, là trùng trong lông sư tử đang diệt Phật giáo. Xin các bạn lưu ý.

Còn bảo rằng tu sĩ đã tu xong, ở trong chùa to Phật lớn, đâu sợ gì dính mắc. Vả lại dùng cơ sở đó làm nơi giảng đạo, mọi người tập trung về nghe pháp rất tiện lợi.

Thuyết giáo đâu bằng thân giáo, người sống phạm giới, phá giới thuyết giảng cho mọi người nghe cũng giống như đào kép hát múa, diễn tuồng trên sân khấu. Chùa to Phật lớn là sân khấu cho những giảng sư tu hành chưa tới đâu, còn người tu chứng đạo, vì ích lợi mọi người, nên giữ đúng Phạm hạnh “xả phú cầu bần”, lấy thân giáo dạy người, làm gương sáng đạo đức cho mọi người soi nên từ giã những nơi cung vàng điện ngọc, chùa to Phật lớn.

NHỤC THÂN

Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong sách Đường Về Xứ Phật, Thầy có đề cập đến những vị tu thiền để lại nhục thân. Theo Phật giáo người tu sĩ để lại nhục thân là không đúng với chủ trương của đạo Phật. Người tu thiền để lại nhục thân không từ trường, chỉ khi nào nhập định mới có từ trường. Vậy con có những giả thuyết như sau:

  • Thứ nhất: ướp xác bằng các hình thức, nhưng khi chết có thể rất đau đớn, không thể ngồi trong tư thế kiết già.
  • Thứ hai: dùng thuốc tự tử trong tư thế ngồi kiết già thì phải lấy dây bó thật chặt, nếu không trước khi chết, giãy giụa, cơ thể ngả nghiêng không thể ngồi ngay thẳng.
  • Thứ ba: Phải có một pháp môn nào đó, họ tự tại ra đi trong tư thế kiết già. Và như vậy họ cũng làm chủ được sự chết. Con vô minh cúi mong Thầy chỉ dạy.

Đáp: Đức Phật nhìn thân người là một chất bất tịnh, hôi thối do các duyên hợp lại, thường thay đổi tạo nhiều khổ đau, nên thân người không có gì quý báu.

Người tu hành không hiểu mục đích của đạo Phật, nên thường nghĩ ra những điều kỳ lạ để bảo chứng sự tu hành của mình chứng đạo.

Thưa các bạn! Mục đích của đạo Phật là chỗ bất động tâm trước pháp ác và các cảm thọ, chứ không phải để lại nhục thân, xá lợi v.v.. hoặc ngồi thiền năm bảy ngày, tịnh chỉ hơi thở hoặc thị hiện thần thông biến hóa tàng hình, v.v…

Trong kinh sách Phật không có dạy cách thức tu tập để lại nhục thân và xá lợi, chỉ có các vị Tổ bày đặt ra để lừa đảo người khác khiến cho tín đồ mê tín hiếu kỳ cúng dường nhiều tiền bạc để thụ hưởng ngồi trong mát ăn bát vàng và xây cất chùa to Phật lớn làm nơi du lịch tham quan để thu lợi nhiều hơn nữa.

Nghệ thuật ướp xác để lại nhục thân bằng mọi hình thức khác nhau hoặc xá lợi, đó không phải mục đích của đạo Phật như trên đã nói. Để lại nhục thân và xá lợi là hình thức của ngoại đạo, là trò lừa đảo bằng con đường thiền ức chế tâm như: thiền Yoga, thiền ông Tư, ông Tám, Thiền Tông Trung Hoa, Mật Tông Tây Tạng, v.v…

Thường thấy cái lạ và cái kỳ đặc là cho người đó tu chứng đạo là sai, người làm trò ảo thuật có tu chứng đạo không? Người chui qua Vạn Lý Trường Thành, người chôn trong đất, dìm trong nước không chết, người đi trên lửa không cháy, những người ấy có chứng đạo không? Chứng đạo sao còn háo danh biểu diễn những trò ảo thuật như vậy?

Chứng đạo là làm chủ sanh, già, bệnh, chết, sống đúng giới hạnh chuyển hóa nhân quả ác, biến thế gian thành cõi Cực Lạc Thiên Đàng.

Phật giáo có mục đích tu chứng rõ ràng, cụ thể, không có mơ hồ trừu tượng, không có thần thông ảo thuật, nên không chấp nhận những trò lừa đảo này. Xin các bạn lưu ý đừng để ngoại đạo lường gạt.

VĂN THÙ SƯ LỢI

Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong sách Hành Thập Thiện (trang 57) Thầy có ví dụ về Ngài Văn Thù Sư Lợi tại núi Nga Mi Trung Quốc. Vậy Ngài Văn Thù có hay không? Kinh sách phát triển thường nói về Văn Thù Sư Lợi, nhưng kinh sách nguyên Thủy thì không có. Vậy mong Thầy dạy cho.

Đáp: Ngài Văn Thù Sư Lợi ở núi Nga Mi là người Trung Quốc tu theo Lão Tử (Tiên Đạo). Đọc lại đoạn kinh Hành Thập Thiện thì chúng ta thấy lời nói của Ngài Văn Thù giống như lời nói của các vị Thiền Sư Trung Hoa.

Kinh sách phát triển chịu ảnh hưởng Tiên Đạo sinh ra Thiền Tông. Thiền Tông chính là con của Lão Tử.

Văn Thù Sư Lợi trong kinh phát triển là một vị thần của Bà La Môn, chứ không phải Văn Thù Sư Lợi của Trung Hoa ở núi Nga Mi.

Tiểu thuyết gia Trung Quốc tác giả bộ truyện Phong Thần đã biến hai vị Văn Thù Sư Lợi thành một vị bằng cách cho Ngài Văn Thù Sư Lợi trước tu Tiên sau tu theo Phật. Đó là những nhân vật tiểu thuyết, chứ không có thật, chỉ có những người thiếu tri kiến nhận xét mới tin những nhân vật huyền thoại hư cấu của tiểu thuyết.

Đây là những nhân vật hư cấu không có lịch sử chân thật. Khi đưa ra nhân vật này trong kinh Hành Thập Thiện, là chúng tôi có mục đích dung hòa Đại Thừa, Thiền Tông và Nguyên Thủy, vì thời điểm đó nói thẳng bất lợi.

Kinh sách phát triển Đại Thừa có từ bên Ấn Độ nên ngài Văn Thù Sư Lợi phải là người Ấn Độ, vì vậy có hai vị Văn Thù Sư Lợi một Trung Hoa, một Ấn Độ. Từ xưa đến nay người ta đã lầm tưởng là có một vị mà thôi.

AM THẤT

Hỏi: Kính thưa Thầy, thất làm bằng tầm vông trúc tre, hằng ngày con phải chú ý lắm mà vẫn xảy ra những lầm lỗi, vì côn trùng sâu kiến rất nhiều, nếu không cẩn thận sẽ làm chết chúng, mắc vào tội sát sanh, thiếu đức hiếu sinh. Do sự kiện này con suy nghĩ: Tu Viện nên xây cất thất cấp 4 không hao tốn nhiều, bền bỉ, lâu dài tránh vô tình sát sanh.

Một số người có điều kiện về tu viện xây dựng cá nhân, Thầy có cho phép và cô Diệu Quang có đồng ý không? Còn những người có trụ xứ riêng thì việc xây dựng có được không?

Đáp: Ý kiến này rất hay, để Thầy nghiên cứu lại mô hình xây cất thất như thế nào để phù hợp với Phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo. Thất phải đơn giản, ít hao tốn, mát mẻ, vệ sinh, tiện nghi cho việc hành thiền, tránh được những loài côn trùng xâm chiếm vào thất và bảo trì được lâu dài.

Nếu những người nào có điều kiện về tu viện xây dựng cá nhân, Thầy sẽ cho phép họ xây cất theo mô hình đúng tiêu chuẩn Phạm hạnh của tu viện, để nói lên được tinh thần bình đẳng và mỹ thuật của tu viện.

Còn những người có trụ xứ riêng muốn xây dựng thất ở tu hành thì nên theo mô hình của tu viện mà xây cất đúng kích thước để nói lên được đời sống Phạm hạnh của người đệ tử tu viện Chơn Như.

GIÁO TRÌNH TU TẬP BÁT CHÁNH ĐẠO

Hỏi: Kính thưa Thầy! Vì lợi ích chúng sanh, con xin thỉnh Thầy viết bộ Giáo trình cốt lõi dành cho những người chuyên tu từ sơ cơ đến cao cấp (A La Hán). Trong từng cấp học có những bài học theo thứ tự từ thấp lên cao. Sau khi học xong mỗi cấp đều được kiểm chứng kết quả tu học. Nếu kiểm chứng kết quả tu học không đúng tiêu chuẩn thì được ở lại tu học lớp cũ.

Hiện giờ giáo trình tu học chưa có, những người ở xa Thầy gặp nhiều khó khăn. Nếu họ tu sai không thấy kết quả, mất hết lòng tin, sự tu hành thối chuyển hoặc rơi vào thiền tưởng của ngoại đạo rất nguy hiểm. Con lấy ví dụ của con mà suy đoán. Mong Thầy chỉ cho.

Kính thưa Thầy! Con tập bài đi kinh hành 20 bước và ngồi xuống hít thở 5 hơi, trong bốn tháng không tập bài nào khác. Con theo dõi từng tháng một và thấy kết quả từng tháng rất rõ. Kết quả này đã đạt được là nhờ thưa hỏi, Thầy đã giảng đúng với khả năng và hiện tượng trên thân tâm. Như vậy đã được kiểm chứng từ nơi Thầy. Do thế con suy nghĩ, nếu sau này Thầy về với chư Phật thì chúng con rất thiệt thòi vì không được Thầy chỉ dạy trực tiếp, mà chỉ thông qua kinh sách của Thầy để lại. Thế hệ mai sau muốn kết tập từ nhiều bộ sách là rất khó khăn. Vậy, cúi xin Thầy kết tập bộ Giáo trình từ bây giờ để tránh sự sai lạc mai sau.

Đáp: Một mô hình kết tập kinh sách Phật lần thứ năm, được Thầy đã vẽ ra một cái khung sườn rất rõ ràng qua bài “ĐẠO ĐẾ” trong tập Đặc San Mừng Ngày Sinh Nhật Thầy.

Lần kết tập này là lần biên soạn Giáo trình tu học cho tám lớp Đạo Đế để đào tạo và rèn luyện đức hạnh vô lậu Thánh đệ tử Phật. Nếu hiện giờ có được bốn năm vị A La Hán thì sự biên soạn chỉ trong năm ba năm là xong hết. Nhưng hiện giờ chỉ có một mình Thầy thì phải có thời gian dài. Nhưng dù sao cũng do phước báu của chúng sanh, nếu phước chúng sanh không đủ thì chúng ta có muốn gì cũng khó làm được.

Theo Thầy thiết nghĩ: Giáo trình tu học tám lớp Đạo Đế, để đào tạo và rèn luyện đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người rất cần thiết cho mọi người trên hành tinh này. Do đó, Thầy cũng quyết tâm soạn thảo cho xong chương trình giáo dục đào tạo đức hạnh, đem lại sự lợi ích, an vui hạnh phúc cho mọi người, trước khi rời khỏi thế gian này thì Thầy mới mãn nguyện.

THẦN THÔNG

Câu hỏi của bạn Dũng

HỏiTrong kinh Nguyên Thủy đức Phật không đề cập đến “thần thông”, “siêu hình” (xem câu chuyện người bị bắn tên kinh Trung Bộ tập 2 mục 63 tiểu kinh Malunkya).

Đáp: Kính thưa các bạn! Nguyên Thanh được Thầy trao cho những câu hỏi của các bạn và khuyên Nguyên Thanh nên trả lời giúp cho Thầy, vì Thầy quá bận nhiều công việc đang soạn thảo bộ sách Văn Hóa Truyền Thống Thánh Hạnh tập II (Giới Đức Tỳ Kheo Tăng và Tỳ Kheo Ni).

Trước tiên, Nguyên Thanh xin các bạn xét qua câu hỏi của bạn Dũng. Theo thiển ý của Nguyên Thanh thì các bạn hỏi câu này, cách thức xưng hô hơi vụng về. Phải không các bạn?

Trước khi muốn thưa hỏi một điều gì với người nào. Dù người ấy nhỏ hơn mình, bằng mình hoặc lớn hơn mình, thì các bạn phải giữ gìn lễ độ, cung kính, có giáo dục thưa hỏi có văn hóa đạo đức, của một con người có học thức, dù câu hỏi đó là câu vấn nạn, tranh chấp hơn thua cũng phải giữ gìn lịch sự của người có văn hóa, có học thức, có lễ độ của dân tộc Việt Nam. Huống là các bạn hỏi để học, để hiểu biết những điều mình chưa hiểu biết thì cần phải giữ gìn lễ độ, cho đúng ý nghĩa cầu pháp. Nhờ có sự cung kính lễ độ đó, mà những bậc thông hiểu sẽ chỉ giáo cho các bạn.

Ở đây, Nguyên Thanh chỉ nhắc nhở cho các bạn thôi, chứ Nguyên Thanh sẵn sàng trả lời những câu hỏi của các bạn theo khả năng của mình, nếu có điều chi sơ sót không vừa ý, xin các bạn vui lòng tha thứ cho. Vì Nguyên Thanh cũng chỉ là người đang tu học.

Nguyên Thanh muốn các bạn phải gia công tìm đọc lại toàn bộ kinh sách Phật giáo Nguyên Thủy để khi thưa hỏi là hỏi những điều chưa hiểu biết, để có sự lợi ích cho các bạn, chứ không phải như những câu hỏi trên đây, chẳng có ích lợi gì cho các bạn.

Vì ảnh hưởng tư tưởng từ kinh sách phát triển, nên các bạn hiểu nghĩa những danh từ trong kinh sách Nguyên Thủy giống như kinh sách phát triển: “An trú không, không tánh, chiếc bè, ngón tay, mặt trăng, v.v…”. Tất cả sự hiểu biết này đều sai nghĩa, không đúng ý nghĩa trong kinh sách Nguyên Thủy.

Những danh từ này trong kinh sách Nguyên Thủy đều có dạy, nhưng các bạn không phải là hành giả đúng chánh pháp của Phật giáo. Vì thế, các bạn hiểu theo kiểu ảnh hưởng Đại Thừa và Thiền Tông chứ nghĩa của nó không phải vậy.

Nguyên Thanh lần lượt sẽ giải thích cho các bạn hiểu rõ, nếu Thầy Thông Lạc đồng ý.

HÃY CẢNH GIÁC THẦN THÔNG

Hỏi: Trong đoạn 51 kinh Kandaraka trong kinh Trung Bộ có mô tả một vị tu sĩ đạt qua các trạng thái chứng Thiền thứ Nhất, Thiền thứ Hai, Thiền thứ Ba, Thiền thứ Tư. Trong đó hoàn toàn không có tịnh chỉ hơi thở. Vậy tịnh chỉ hơi thở có phải là ngoại đạo, thần thông không? Nếu có mô tả về tịnh chỉ hơi thở thì mô tả ở kinh Nguyên Thủy nào, mục nào? Nhờ Thầy chỉ dẫn rõ ràng. Nếu không có trong kinh Nguyên Thủy là ngoại đạo. Như vậy Thầy Thông Lạc có bị kẹt trong thần thông không? Hãy cảnh giác với thần thông.

Đáp: Thưa các bạn! Về văn phạm một câu mà viết hai chữ “trong” thì câu văn “què”, Nguyên Thanh xin sửa lại câu hỏi của bạn: “Trong đoạn kinh 51 Kandaraka thuộc kinh Trung Bộ có mô tả một vị tu sĩ đạt qua các trạng thái chứng…”.

Các bạn chỉ đọc kinh Trung Bộ mà dám bảo rằng kinh Nguyên Thủy Phật không đề cập đến thần thông thì sự hiểu biết của bạn quá nông cạn. Nếu các bạn không tin Thầy Thông Lạc nói “tịnh chỉ hơi thở nhập Thiền Thứ Tư” thì các bạn cứ gửi thư hỏi báo Giác Ngộ hay trực tiếp đến Vạn Hạnh hỏi Hòa Thượng Minh Châu người dịch ra kinh sách Nguyên Thủy thì sẽ rõ.

Thưa các bạn! Kinh sách Nguyên Thủy đức Phật đã đề cập đến thần thông có ba loại:

1 - Thần thông giáo hóa.

2 - Thần thông ký thuyết.

3 - Thần thông biến hóa.

Nguyên Thanh sẽ trình bày ba loại thần thông để các bạn hiểu.

Đức Phật đã xác định ba loại thần thông rất rõ ràng như sau:

  • Tâm tôi có tham, tôi biết tâm tôi có tham. Đó là thần thông giáo hóa.
  • Tâm tôi có sân, tôi biết tâm tôi có sân. Đó là thần thông giáo hóa.
  • Tôi ăn uống phi thời, tôi biết tôi ăn uống phi thời, tôi sẽ cố gắng khắc phục không ăn uống phi thời. Đó là thần thông giáo hóa.
  • Người ta chửi mắng, mạ lị, mạt sát tôi, tôi biết nhưng tôi không giận họ. Đó là thần thông giáo hóa.
  • Tâm tôi có dục ăn, dục ngủ tôi biết tâm tôi có dục ăn, dục ngủ, tôi cố gắng khắc phục không cho dục ăn, dục ngủ phi thời. Đó là thần thông giáo hóa.
  • Khi tôi bị hôn trầm, thùy miên, vô ký tôi biết tâm tôi có hôn trầm thùy miên và vô ký, tôi liền tác ý: “Cút” thì hôn trầm, thùy miên, vô ký biến mất. Đó là thần thông giáo hóa.
  • Khi thân tôi đau nhức, tôi biết thân tôi đau nhức, tôi liền tác ý: Thọ là vô thường, “Cút” đau nhức tự biến đi mất. Đó là thần thông giáo hóa.
  • Tôi biết cơ thể tôi già yếu, chẳng làm ích lợi gì cho đời, tôi liền tác ý: “Hơi thở tịnh chỉ bỏ thân tứ đại” thì ngay đó hơi thở ngưng, tôi bỏ thân tứ đại. Đó là thần thông giáo hóa.

Thưa các bạn, khi tôi có khả năng làm chủ thân tâm mình như vậy, mà đức Phật gọi là thần thông giáo hóa hay còn gọi là Tứ Như Ý Túc. Xem thế, thần thông giáo hóa đem lại lợi ích cho thân tâm tôi như vậy, thì Thầy Thông Lạc có kẹt trong thần thông đó không các bạn?

Có cần phải cảnh giác với thần thông này không các bạn?

Bạn đọc kinh sách chưa thấu suốt, mà kêu gọi mọi người hãy cảnh giác với thần thông. Vậy, thần thông nào cảnh giác bạn biết không?

Đọc qua câu hỏi của bạn, người ta biết bạn chưa hiểu một chút gì về Phật giáo.

Còn những thần thông khác, có dịp Nguyên Thanh sẽ giải thích cho các bạn hiểu, nếu các bạn muốn nghe. Nguyên Thanh chỉ ước mong, các bạn thức thời hiểu biết nên sám hối những sự hiểu lầm nông cạn của mình, để các bạn còn có duyên may gặp được chánh pháp. Còn nếu không thì kiếp kiếp đời đời, các bạn sẽ trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi.

Như vậy mà các bạn bảo rằng, đức Phật không đề cập đến thần thông, bạn hãy nghiên cứu lại kỹ, đừng có đưa ra ý kiến bừa bãi mà người hiểu biết Phật pháp sẽ cười bạn là người dốt. Các bạn có hiểu không?

Đọc chỉ một vài bộ kinh mà dám xác định cả hệ thống giáo lí của Phật và bảo rằng: Phật không có đề cập thần thông, tự xác định một việc làm như vậy, các bạn thấy có đúng không? Các bạn có bộp chộp không?

Bức thư ngỏ, Thầy Thông Lạc đã cảnh cáo các bạn, muốn nói một điều gì về kinh sách Nguyên Thủy thì hãy tu cho được như Thầy Thông Lạc, phải làm chủ được bốn sự đau khổ: sanh, già, bệnh, chết phải chấm dứt luân hồi, phải nhập Bốn Thiền, phải thực hiện Tam Minh thì mới bàn về kinh sách Nguyên Thủy, còn chưa làm được như vậy thì các bạn hiểu biết gì? Mà nói ngoại hay không ngoại đạo.

Nếu muốn biết những điều này thì các bạn hãy về đảnh lễ Thầy Thông Lạc, xin Người chỉ dạy cho, chứ đừng dùng tri kiến phàm phu mà hiểu tri kiến Thánh, các bạn làm sao hiểu được. Các bạn lo cho Thầy Thông Lạc hay các bạn phỉ báng Thầy Thông Lạc? “Nếu không có trong kinh Nguyên Thủy là ngoại đạo. Như vậy Thầy Thông Lạc có bị kẹt trong thần thông không? Hãy cảnh giác với thần thông”. Các bạn bảo nhau cảnh giác thần thông hay cảnh giác Thầy Thông Lạc?

Như các bạn đã nói: “Vào trang web của Nguyên Thủy Chơn Như thấy hình của Thầy Thông Lạc. Như vậy Thầy vẫn còn THAM danh phải không? Chưa bỏ được THAM phải không?”.

Vì những câu hỏi này, chắc chắn các bạn cho rằng Thầy Thông Lạc còn tham danh, đắm lợi nên bảo mọi người hãy cảnh giác Thầy Thông Lạc. Có đúng như vậy không các bạn?

Ăn ngày một bữa, ngủ trên một tảng đá và ở trong túp lều tranh, chùa không to vách liếp, Phật không lớn bằng xi măng thì còn gì là danh, là lợi nữa. Và danh lợi để làm gì nữa các bạn?

Nếu mọi người đều có ý như vậy thì chắc Thầy Thông Lạc xin thân ái chào các bạn và ra đi vĩnh viễn. Điều này đối với Thầy Thông Lạc là duyên nợ nhân quả đã hết rồi. Vì Thầy biết mình chỉ có một kiếp này nữa mà thôi. Thầy ra đi, Nguyên Thanh quyết chắc rằng không còn ai dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người. Thật là chúng sanh vô phước!

Hơn 2500 năm mới có một người tu chứng làm chủ sanh, già, bệnh, chết chấm dứt luân hồi. Thật là hy hữu! Quá hiếm! Quá hiếm!!!

Nếu tâm của chúng sanh có ác ý và nghĩ xấu như vậy thì các bậc vĩ nhân sẽ không xuất hiện. Nỗi đau của nhân loại sẽ không có gì hàn gắn được. Tiếc thay! Tiếc thay!!!

TỊNH CHỈ HƠI THỞ

Kính thưa các bạn! Đọc vào đoạn đầu của câu hỏi này thì biết ngay, bạn là tân học giả nghiên cứu mới một vài bộ kinh nên câu hỏi có vẻ quê mùa, như cô gái nông thôn mới lên thành phố, trông cái gì cũng lạ mắt, hỏi nhiều câu ngớ ngẩn.

Một học giả viết về kinh Phật thường dẫn chứng lời Phật dạy, xuất xứ từ bài kinh nào? Trong kinh gì? Trang số mấy? Phải ghi rõ ràng. Còn hành giả viết là để các bạn hiểu mà tu tập, chứ không phải viết để các bạn nghiên cứu nên không cần phải viết rõ xuất xứ của đoạn kinh hay bài kinh ấy, miễn sao sự tu tập của các bạn có kết quả lợi ích thiết thực. Cho nên, hành giả viết là cần chỗ thực hành tu tập đi đến giải thoát rốt ráo. Còn xuất xứ bài kinh không cần ghi, các bạn có tin thì các bạn tu tập lợi ích đến với các bạn, còn không tin thì thôi, không ai bắt ép các bạn. Có tin, các bạn tu tập thì các bạn được giải thoát, còn không tin thì các bạn phải chịu khổ đau.

Ở đây, không phải đùa chơi trên ngôn ngữ, mà mượn ngôn ngữ để diễn đạt sự tu tập có lợi ích thiết thực cho đời sống của mình, mang lại sự thanh thản, an lạc cho thân tâm, chứ không phải tranh luận hơn thua, câu này của Phật hay không phải của Phật, Phật nói hay không nói, vấn đề đó không quan trọng mà quan trọng ở chỗ thực hành có kết quả hay không có kết quả. Khi đọc những câu hỏi của các bạn, các bạn còn dính mắc rất nhiều mà những điều đó, đã được Thầy Thông Lạc giảng dạy trong bộ sách “Những Lời Phật Dạy” tập I, II, III, IV.

Dường như, bạn chưa đọc hết kinh sách Nguyên Thủy chỉ mới đọc một vài bài kinh Trung Bộ. Với sự nghiên cứu của bạn còn sơ sót quá nhiều, chưa trọn vẹn đầy đủ, nhất là bạn chỉ nghiên cứu suông, không chịu khó tu tập. Vì thế, sự hiểu biết của bạn rất cạn cợt, nếu đem ra phân tích sự góp nhặt của bạn, xem như chưa được hiểu biết gì bao nhiêu về Phật giáo.

Kinh sách Phật, vốn để tu tập giải thoát, chứ không phải để hiểu biết suông hay chỉ tụng đọc thường.

Những câu hỏi thắc mắc của bạn, chứng tỏ bạn là người không có thực hành tu tập theo kinh sách Nguyên Thủy. Nhất là đầu óc bạn, đang chịu ảnh hưởng tư tưởng của kinh sách phát triển, nên bạn tưởng Thầy Thông Lạc chưa đọc những tập kinh Trung Bộ sao?

Muốn hiểu giáo lí Nguyên Thủy của Phật giáo trọn vẹn, thì không phải chỉ đọc một vài bài kinh mà hiểu hết được.

Bạn phải nghiên cứu toàn bộ giáo lí mà còn phải thực hành cho miên mật những lời dạy ấy, thì các bạn mới hiểu được toàn bộ ý nghĩa của Phật dạy.

Như các bạn đã đọc kinh Kandaraka, thấy kinh dạy nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền mà không có dạy tịnh chỉ hơi thở, bạn chỉ hiểu có bài kinh này, mà cho Phật không có dạy tịnh chỉ hơi thở, thì bạn giống như con ếch ngồi dưới đáy giếng nhìn trời.

Trong kinh này dạy tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền mà bạn có tu đâu mà hiểu nghĩa. Nguyên Thanh xin lặp lại đoạn kinh Kandaraka dạy: “Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh nhập Tứ Thiền” tức là xả các cảm thọ. Vậy, Nguyên Thanh xin hỏi các bạn: “Nếu không tịnh chỉ hơi thở thì làm sao các cảm thọ mất?”. Nghĩa quá rõ ràng mà các bạn không hiểu. Vậy các bạn nghiên cứu kinh sách Phật để hiểu mà không hiểu. Vậy trí óc của các bạn ở đâu? Để làm gì? Mà không chịu hiểu nghĩa lí chân thật trong kinh như vậy, lại còn bảo rằng Phật không có dạy tịnh chỉ hơi thở. Thật là điên đảo!

Các bạn hãy đọc bộ kinh Tăng Chi, bộ kinh Tương Ưng, Trường Bộ kinh thì bạn sẽ thấy đức Phật dạy tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền còn rõ ràng hơn, chứ không phải Thầy Thông Lạc đặt điều, thêm bớt trong kinh sách Phật. Nếu Thầy Thông Lạc đặt điều ra nói, thì những vị Hòa Thượng, những Tăng, Ni sinh đã từng học trên Cao Đẳng Vạn Hạnh, các Tăng, Ni sinh Cao Cấp Phật Học Viện khác và báo Giác Ngộ sẽ la rùm lên, khỏi phải các bạn hỏi.

Giả thuyết, đặt lại vấn đề nếu kinh sách Phật giáo Nguyên Thủy không có dạy tịnh chỉ hơi thở, nhưng Thầy Thông Lạc tu tập làm chủ được bốn chỗ: sanh, già, bệnh, chết thì Thầy tuyên bố nói, tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, làm chủ sự sống chết có được không?

Thầy Thông Lạc đã làm chủ được như vậy thì Thầy nói có sai không? Nói được làm được là không dối người. Nói được mà không làm được là dối người, nói được làm được mà kinh sách Phật cũng dạy như vậy thì có gì thêm bớt trong kinh sách đâu, có gì mà có tội lỗi. Cho nên ai nói rằng, kinh sách Nguyên Thủy không có dạy tịnh chỉ hơi thở là người ấy chưa hiểu kinh sách Nguyên Thủy.

Tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, kinh sách Nguyên Thủy đã có dạy hẳn hoi, nhưng các bạn nghiên cứu, chưa đọc hết những kinh sách Nguyên Thủy. Vả lại, các bạn chỉ là một tân học giả, không có một ngày tu tập Tứ Thánh Định thì làm gì biết được Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở hay không tịnh chỉ hơi thở, sự hiểu biết của các bạn đối với Phật giáo quá nông cạn. Biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe, như trên đã nói. Nguyên Thanh sẽ dẫn chứng hai câu kệ trong kinh Niết Bàn thuộc kinh Trường Bộ tập II:

“Không phải thở ra thở vào

Chính tâm trú chánh định

Không tham ái tịch tịnh

Tu sĩ hướng diệt độ

Chính tâm tịnh bất động

Nhẫn chịu mọi cảm thọ

Như đèn sáng bị tắt

Tâm giải thoát hoàn toàn”.

Hai câu kệ đầu trong bài kệ này, tán thán Phật nhập Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở, rồi xả trạng thái Tứ Thiền, để vào Niết Bàn của tôn giả A Nậu Lâu Đà (Anuruddha), trang 667 Tạng kinh Việt Nam.

Kinh Tăng Chi Bộ tập 4 trang 417- 418 có dạy về tịnh chỉ hơi thở: “Với người chứng Thiền Thứ Tư hơi thở vô, hơi thở ra là cây gai”. Kinh Tăng Chi Bộ và kinh Tương Ưng còn dạy rõ về cách thức tịnh chỉ hơi thở để nhập Tứ Thiền. Cho nên, trong kinh dạy rất rõ ràng, xin các bạn chịu khó nghiên cứu lại và hiểu cho thật kỹ rồi mới nói.

Thầy Thông Lạc không phải là học giả. Con đường Thầy đi, trùng lặp con đường Phật đi, nên Thầy nói ra đúng vào những lời dạy trong kinh sách Nguyên Thủy của Phật.

Kinh sách Phật đã ghi rõ ràng như vậy, chứng tỏ bạn chỉ đọc lướt qua chứ chẳng hiểu gì cả.

Xin thưa cùng các bạn! Nếu Phật giáo tu tập chỉ tụng kinh, niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, Tây Phương, hoặc ngồi thiền kiến tánh thành Phật, mà không làm chủ được sanh, già, bệnh, chết thì các bạn tu theo Phật giáo đó để làm gì? Nếu tu theo Phật giáo đó, không lợi ích thiết thực cụ thể mà chỉ sống trong mơ mộng ảo tưởng thì Nguyên Thanh xin tu hành theo ngoại đạo còn hơn, vì ngoại đạo tu tập làm chủ được sanh, già, bệnh, chết chấm dứt luân hồi, sống không làm khổ mình, khổ người. Còn theo Phật giáo mà chuyên cúng bái cầu siêu, cầu an thì chẳng khác nào là một tôn giáo mê tín, lừa đảo dối người thì quyết định không theo tôn giáo đó nữa. Phải không hỡi các bạn?

KHÔNG ĐƯỢC NÓI NGƯỜI KHÁC LÀ SAI

Hỏi: Kính thưa Thầy! Phật dạy không được nói người khác là sai. Vậy Thầy Thông Lạc có làm sai lời Phật dạy không?

Đáp: Kính thưa các bạn! Nguyên Thanh xin trả lời, mong các bạn hãy lắng nghe cho kỹ:

Nguyên Thanh nghĩ rằng các bạn đều là những người có học, có kiến thức, có trí tuệ. Thế mà đọc kinh sách Phật, các bạn lại không hiểu lời Phật dạy. Thật đáng thương thay!!!

Trong kinh sách Phật đã dạy người tu chưa chứng thì không được nói cái sai của người khác. Có đúng như vậy không các bạn?

“Không nên nhìn lỗi người

Người làm hay không làm

Nên tự nhìn thân ta

Có làm hay không làm”

(Kinh Pháp Cú)

Khi tu hành chưa chứng đạo, các bạn có hiểu biết điều gì đâu, có thông suốt chuyện gì đâu mà nói đúng, nói sai của người khác. Chính nơi thân tâm của các bạn, các bạn còn chưa hiểu, chưa rõ nó hết, thì các bạn biết những gì mà phê bình, chỉ trích nói sai, nói đúng mọi người. Ngày xưa, Đức Thánh Khổng Tử đánh xe đi ngang qua một đoạn đường có các cháu bé đang hốt cát chơi. Đức Khổng Phu Tử dừng xe lại bảo các cháu:

  • Các cháu hãy tránh cho xe ông đi.

Trong các cháu bé có một cháu bé nhỏ nhất đứng dậy chấp tay và hỏi:

  • Kính thưa Ông! Chúng cháu đang xây thành. Vậy, thành tránh xe hay xe tránh thành?

Khổng Phu Tử nghe hỏi ngạc nhiên, há miệng mà không biết trả lời ra sao, thì cháu bé ấy lại hỏi tiếp:

  • Kính thưa Ông! Ông là ai?

Khổng Phu Tử trả lời:

  • Ông là Khổng Phu Tử.
  • Kính thưa Ông! Ông là một bậc Thánh đã được mọi người kính trọng. Vậy cháu xin hỏi Ông một câu nữa, nếu Ông trả lời được thì chúng cháu sẽ tránh đường cho Ông đi.

Kính thưa Ông! Cháu không hỏi Ông chuyện xa vời mà hỏi chuyện trước mắt Ông.

  • Vậy lông nheo trước mắt Ông, Ông có biết mấy cọng không?

Khổng Phu Tử nhìn cháu bé nói:

  • Hậu sinh khả úy (Người sau đáng sợ).

Đức Thánh Khổng Phu Tử nói xong đành quay xe rẽ sang lối khác.

Trí thông minh như Đức Thánh Khổng Phu Tử thế mà còn không trả lời được với những câu hỏi hóc búa của một vị thần đồng phàm phu Hạn Thác, còn một vị Thánh A La Hán trí tuệ vô lậu phi không gian và thời gian thì đó là một thứ trí tuệ không thể nghĩ bàn. Cho nên, kinh sách Phật với trí phàm phu tu hành chưa chứng đạo thì các bạn biết những gì mà bảo rằng Phật dạy không được nói cái sai của người khác, của các hệ phái tôn giáo khác, các bạn giống như người mù rờ voi. Có phải vậy không các bạn?

Kính thưa các bạn! Đức Phật dạy đúng như trên đã nói, nhưng ở đây các bạn lại hiểu sai lầm. “Người tu hành không được nói cái sai của người khác”. Đó là hiểu một cách tổng quát, hiểu như vậy là hiểu sai; hiểu như vậy các bạn sẽ vơ đũa cả nắm cho rằng hễ ai tu hành theo Phật giáo thì không được nói cái sai của người khác. Có đúng như vậy không các bạn?

Ý của đức Phật nói ở đây, là dạy người tu chưa chứng không được nói cái sai của người khác, chứ không phải dạy người tu đã chứng. Các bạn có hiểu chưa?

Người tu chứng có quyền nói những cái sai của mọi người, của kinh sách, của các tôn giáo khác. Nói cái sai đó là để cảnh giác cho mọi người khác để tránh xa những sự tai hại, những sự lừa đảo, lường gạt của kẻ khác.

Cho nên, người tu hành đã chứng đạo thì đức Phật khuyến khích họ dùng trực hạnh như thế nào các bạn có biết không? Đây, các bạn hãy lắng nghe đức Phật dạy:

“Thấy cái dở mà không dám chê là hèn kém, là nhút nhát, là dua nịnh”.

“Thấy cái hay mà không dám khen là ganh tị, hẹp hòi, cao ngạo”.

Khi đức Phật chứng đạo xong, Ngài bài bác sạch 62 luận thuyết của ngoại đạo. Ngài đập phá luôn những giới khổ hạnh sai lầm của ngoại đạo và thế giới siêu hình, đập luôn tất cả các vị Thần, Thánh, quỉ, ma, v.v.. của các tôn giáo đa thần khác.

Thưa các bạn! Khi Thầy Thông Lạc tu hành chưa chứng, chưa làm chủ sanh, già bệnh, chết và chưa chấm dứt sanh tử luân hồi thì Thầy Thông Lạc có bao giờ nói hệ phái Phật giáo nào sai đâu. Có đúng như vậy không các bạn?

Khi Thầy Thông Lạc tu chứng đạo, làm chủ được sự sống chết thì Thầy biết rất rõ cái sai của kinh sách phát triển, nó đang lừa đảo lường gạt người. Khiến cho mọi người tu theo nó phải hao tài tốn của và phí biết bao nhiêu công sức, nhưng kết quả của nó chẳng được những lợi ích gì, chỉ uổng phí một đời tu hành, mà đôi khi còn bị điên khùng mất trí.

Vì lòng thương người, vì lời Phật dạy: “Thấy cái dở mà không dám chê là hèn kém, là nhút nhát, là dua nịnh”. Do đó Thầy Thông Lạc mạnh tay đập thẳng những điều sai trong kinh sách phát triển. Vì những giáo pháp này đã cố tình diệt Phật giáo.

Nói thẳng, chỉ thẳng là vì lợi ích cho mọi người, chứ không phải vì lợi ích cho Thầy Thông Lạc. Xin các bạn cảm thông cho. Như vậy, Thầy Thông Lạc có làm sai lời Phật dạy không? Theo Nguyên Thanh nghĩ: Thầy Thông Lạc nói đúng và làm đúng lời Phật dạy.

Còn riêng sự phê phán đúng sai của các bạn, thì xin các bạn hãy đứng trên lập trường công tâm khách quan mà trả lời.

Theo kinh sách Nguyên Thủy thì đức Phật luôn luôn dẹp bỏ những cái sai của Lục Sư ngoại đạo, cả thế giới siêu hình đức Phật còn dẹp luôn và không chấp nhận có thế giới siêu hình.

THAM DANH

Hỏi: Kính thưa Thầy! Vào trang web của Tu Viện Chơn Như, thấy hình của Thầy Thông Lạc. Như vậy Thầy vẫn còn THAM danh phải không? Chưa bỏ được THAM phải không?

Nếu nói là do học trò quản lý trang web, Thầy không biết chuyện này thì như vậy là Thầy dung túng học trò làm điều sai phải không? Có nên bỏ hình ảnh của Thầy trên trang web không? Như vậy mới là VÔ NGàtheo lời Phật dạy phải không?

Mới vào trang web đã thấy vẫn còn THAM nên họ ngán ngẫm như bao vị Thầy khác, như vậy có đúng không?

Đáp: Kính thưa các bạn! Để trả lời câu hỏi này Nguyên Thanh xin mời các bạn hãy đọc “Những Lời Phật Dạy” tập 4, qua phần phụ bản các bạn sẽ đọc được những bức thư mà Thầy Thông Lạc đã gửi cho các Phật tử Miền Bắc và nhà Xuất Bản Văn Hóa - Thông Tin, khi họ muốn in hình ảnh và tiểu sử của Thầy Thông Lạc trong những trang đầu của bộ sách “VĂN HÓA PHẬT GIÁO ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT” thì các bạn sẽ rõ Thầy Thông Lạc có tham danh hay không tham danh.

Nói thật, dù các bạn có biết rõ Thầy Thông Lạc như thế nào, nhưng các bạn không đủ duyên với Thầy Thông Lạc thì sự ngán ngẫm của các bạn cũng không bao giờ hết. Phải không các bạn? Khi đã không có duyên, tức là không có thiện cảm với người nào đó. Dù người đó có tốt bao nhiêu thì các bạn cũng thấy người đó xấu, người đó không đúng. Có đúng như vậy không các bạn?

Trong câu hỏi của các bạn có phần góp ý: “Có nên bỏ hình ảnh của Thầy trên trang web không? Như vậy mới là VÔ NGÃ theo lời Phật dạy phải không?”.

Thưa các bạn! Góp ý như vậy không đúng. Vì hiện giờ có nhiều người ở khắp các nước trên hành tinh này cần muốn biết hình ảnh Thầy Thông Lạc như thế nào, mà dám cả gan bài bác Đại Thừa và Thiền Tông như vậy. Vả lại, người đương thời có đầy đủ phương tiện lưu giữ lại hình ảnh của Thầy Thông Lạc mà không giữ được hình ảnh thì những thế hệ ngày mai sẽ trách móc những người đương thời với Thầy Thông Lạc. Vì cảm thông với mọi người ở xa và trách nhiệm lịch sử của loài người nên chúng tôi cho lên trang web chân dung của Thầy Thích Thông Lạc.

Thưa các bạn! Hiện giờ chúng ta muốn biết hình ảnh của một bậc vĩ nhân và ân nhân của nhân loại như đức Phật thì làm sao với con mắt phàm phu của chúng ta thấy được?

Người đồng thời với đức Phật không lưu giữ lại hình ảnh Phật thì ngày giờ này chúng ta có hối tiếc hay trách móc người xưa thì có ích lợi gì. Phải không các bạn?

Cho nên, hiện giờ trách nhiệm của người Phật tử là phải làm những điều này, còn riêng Thầy Thông Lạc thì các bạn hãy đọc những bức tâm thư của Thầy thì sẽ rõ “danh lợi đối với Thầy như nước chảy qua cầu”.

Thưa các bạn! Không phải vì bỏ hình ảnh Thầy trên trang web mà Thầy Thông Lạc VÔ NGÃ, hiểu vô ngã như vậy là các bạn đã hiểu sai, hiểu không đúng lời dạy của đức Phật. Các bạn có biết không?

Tâm ly dục ly ác pháp hay là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ là tâm VÔ NGÃ.

KINH SÁCH LÀ CHIẾC BÈ QUA SÔNG

Hỏi: Kính thưa Thầy! Kinh sách là chiếc bè qua sông, chánh pháp còn phải bỏ huống còn phi pháp.

Đáp: Kính thưa các bạn! Nguyên Thanh xin giới thiệu cùng các bạn. Các bạn nên đọc tập sách thứ tư trong Những Lời Phật Dạy. Thầy Thông Lạc có giảng về vấn đề kinh sách nói về giáo pháp của đức Phật như chiếc bè qua sông. Lời dạy này có đúng là giáo pháp của Phật hay giáo pháp của ngoại đạo. Chiếc bè qua sông và ngón tay chỉ mặt trăng là những giáo pháp của tôn giáo nào? Tại sao trong kinh Nguyên Thủy lại có những câu này và nghĩa nó như thế nào? Có đúng như nghĩa trong kinh sách phát triển mà các Tổ thường dạy không?

Những điều này trong tập bốn đã giải nghi cho các bạn, nhưng các bạn là những người chịu ảnh hưởng của kinh sách phát triển quá sâu đậm, thì dù Thầy Thông Lạc có giảng giải như thế nào để các bạn hiểu cho rõ ràng, nhưng các bạn cũng khó bỏ những tư tưởng đã chịu ảnh hưởng của kinh sách phát triển.

TAM MINH

HỏiKính thưa Thầy! Con Minh Pháp có một số nghi vấn như sau:

  1. Người tu theo đạo Phật Nguyên Thủy khi chứng đắc Tam Minh hoàn toàn, chấm dứt sanh tử luân hồi. Duy nhất chỉ có con đường Tam Minh mà thôi. Vậy các Tổ sư Thiền Tông có giải thóat sanh tử luân hồi hay không?
  2. Mọi người chưa đắc Tam Minh vẫn còn tái sanh luân hồi mãi mãi.

Đáp: Nguyên Thanh xin trả lời. Đạo Phật chỉ duy nhất có một con đường Giới, Định, Tuệ có nghĩa là từ đức hạnh nhân bản - nhân quả (giới luật), Tứ Thánh Định và Tam Minh ngoài ra không còn có con đường nào khác nữa.

Chân lý thứ tư của Phật giáo đã xác định rõ ràng: Từ Chánh kiến đến Chánh định phải tu tập những pháp môn nào. Sự tu tập này giống như chương trình giáo dục đào tạo của Bộ Giáo Dục Quốc Gia. Vì thế, nó chỉ có một con đường tu học duy nhất mà thôi.

Tổ sư thiền chỉ là một loại thiền vô vi của Lão Trang, thiền này không bao giờ chấm dứt sanh tử luân hồi, nó chỉ xây dựng trên ảo tưởng “Kiến Tánh Thành Phật”, với những lý luận siêu lý luận để lừa đảo những người nhẹ dạ chưa đủ trí sáng suốt. Ngay cả các nhà khoa học vẫn bị lừa đảo bởi cách thức sử dụng những danh từ nhiều ẩn ý khiến cho những người ở góc độ nào cũng suy luận đúng cả. Có thể nói ngôn ngữ Thiền Tông ẩn ý lừa đảo cao hơn sấm Trạng Trình.

Mọi người chưa chứng đắc Tam Minh thì vẫn còn tái sanh luân hồi mãi mãi. Đúng vậy, những ai tu đúng theo Phật giáo thì tâm tham, sân, si giảm lần cho đến năm hạ phần kiết sử diệt. Người tu được như vậy thì không còn tái sanh, nhưng khi chết họ vẫn tiếp tục tu tập bằng tưởng thức của họ. Tu tập như vậy cho đến khi lậu hoặc thật sạch, khi lậu hoặc sạch thì tâm bất động, tâm bất động thì có Tứ Như Ý Túc. Có Tứ Như Ý Túc tức là có Tam Minh trong Tam Minh có Lậu Tận Minh, khi có Lậu Tận Minh thì mới làm chủ sanh tử và chấm dứt tái sanh luân hồi.

TU VIỆN NUÔI NHIỀU NGƯỜI

Hỏi: Kính thưa Thầy! Tại sao Tu viện nuôi cho nhiều người để làm gì?

Đáp: Nguyên Thanh xin hỏi lại, các bạn vui lòng trả lời nhé! Tại sao trường học cho trẻ con đến trường để làm gì? Các bạn trả lời đi?!

Tu viện nuôi nhiều người là để cho họ tu học đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.

Đó là mục đích của Tu viện nuôi nhiều người để đem lại đạo đức cho con người, xây dựng lại cuộc sống trên thế gian này biến cảnh thế gian thành cõi Cực Lạc, Thiên Đàng.

THIỆN LAI TỲ KHEO

Câu hỏi của Tâm Niệm

Hỏi:Vào thời đức Phật còn tại thế, mỗi khi các đệ tử nào, chứng Tứ Thiền, đắc Tam Minh, giới hạnh tròn đầy thì được Phật gọi: “Thiện Lai Tỳ Kheo” tức thì râu tóc của họ tự nhiên rụng, thân hình của họ tự nhiên đắp áo cà sa vàng, đấy có phải là hình thức trao truyền y bát qua thần thông của Phật không? Thầy Chơn Như có thể làm như Phật hay bằng cách nào khác để truyền y bát cho đệ tử của mình.

Mong quý vị giải thích thắc mắc cho tôi được thông suốt.

Đáp: Sau khi đọc những bức thư trên mạng, có những câu hỏi liên hệ đến Thầy Thông Lạc. Nguyên Thanh có đến trình và xin phép Thầy được trả lời cho bạn Tâm Niệm (Kim Ngân).

Thầy Thông Lạc dạy: Nguyên Thanh con hãy trả lời những câu hỏi nào có sự lợi ích chung cho sự tu tập theo Phật giáo Nguyên Thủy, còn những câu hỏi nào có tính cách vấn nạn hơn thua bài bác, chỉ trích lẫn nhau thì nên im lặng như Thánh.

Thưa chị Tâm Niệm! Đọc qua câu hỏi của chị thì theo sự hiểu biết của chị “Thiện Lai Tỳ Kheo” là qua hình thức thần thông (râu tóc tự nhiên rụng, thân hình tự nhiên đắp áo cà sa vàng). Đối với đạo Phật chị hiểu như vậy là sai, không đúng chị ạ!

Chị nên hiểu đúng nghĩa theo bốn chân lý của Phật giáo là râu tóc tượng trưng cho trần cấu, lậu hoặc; áo cà sa vàng tượng trưng cho tâm bất động, vô lậu.

Phần đông mọi người theo Phật giáo mà không hiểu Phật giáo. Không hiểu Phật giáo, vì họ đã chịu ảnh hưởng thần thông của một số hệ phái và các tôn giáo khác khắp nơi trên thế gian này. Hễ khi nói đến tôn giáo là người ta nghĩ ngay đến thần thông. Nhất là Phật giáo do tư tưởng giáo pháp phát triển lồng vào. Theo Nguyên Thanh hiểu Phật giáo chỉ là một nền đạo đức nhân bản - nhân quả. Vì thế, bốn chân lý của đạo Phật đã xác định rõ ràng, không có nói đến thế giới siêu hình và thần thông chút nào cả.

Thế giới siêu hình và thần thông là một sự hiểu biết qua tưởng tri, chứ không phải liễu tri. Và vì thế nên sự hiểu biết ấy theo chữ nghĩa tưởng tượng ra không cụ thể, nó có vẻ như mơ hồ, trừu tượng và ảo giác, v.v..

Vì thế, nghe nói đến chứng Tứ Thiền, đắc Tam Minh, tròn đầy giới luật và Phật gọi “Thiện Lai Tỳ Kheo” là nghĩ ngay đến thần thông. Có đúng như vậy không các bạn? Ở đây không có nghĩa như vậy, đức Phật gọi: “Thiện Lai Tỳ Kheo” là gọi người đã tu hành xong ba cấp: “Giới, Định, Tuệ”. Ba cấp: “Giới, Định, Tuệ” là ba cấp tu học tâm vô lậu, chứ không phải ba cấp “Giới, Định, Tuệ” là ba pháp môn tu tập để có thần thông (Tam Minh, Lục Thông). Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng có Tam Minh, Lục Thông là có thần thông. Hiểu như vậy là sai không đúng ý nghĩa giải thoát của Phật giáo.

Tam Minh, Lục Thông là một phương pháp để rà soát lại tâm của người tu hành có sạch lậu hoặc hay chưa, chứ không phải có Tam Minh, Lục Thông để làm thầy bói biết chuyện quá khứ vị lai hay làm trò ảo thuật lường gạt người, biến hóa, phóng hào quang, bay trên trời, đi trên mặt nước, độn thổ, đi xuyên qua tường, qua đá, v.v..

Các nhà học giả cứ theo chữ nghĩa nghiên cứu Phật giáo đến những từ Tam Minh, Lục Thông chỉ hiểu nghĩa thần thông nên làm lệch ý nghĩa của kinh sách Phật.

Thưa các bạn! Nếu các bạn muốn nghiên cứu Phật giáo thì xin các bạn đừng bao giờ lìa xa bốn chân lý: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

  • Chân lý thứ nhất, các bạn thấy “Khổ Đế” dạy sự đau khổ của con người có điều gì mơ hồ trừu tượng không?
  • Chân lý thứ hai, các bạn thấy “Tập Đế” là nguyên nhân sinh ra mọi sự đau khổ dạy như vậy có điều gì mơ hồ trừu tượng không?
  • Chân lý thứ ba, các bạn thấy “Diệt Đế” là một trạng thái tâm diệt hết mọi sự đau khổ tức là tâm vô lậu, tâm không phóng dật dạy như vậy có điều gì mơ hồ trừu tượng không?

Chân lý này là mục đích của Phật giáo, nhưng nó có nói gì đến Tam Minh Lục Thông không? Hay chỉ dạy cho các bạn tu tập tâm vô dục, tâm vô lậu, tâm bất động.

  • Chân lý thứ tư, các bạn thấy “Đạo Đế” là tám lớp và ba cấp tu học của Phật giáo có dạy điều gì thần thông mơ hồ trừu tượng không?

Vậy khi nghe nói đến chứng Tứ Thiền, đắc Tam Minh, giới hạnh tròn đầy và được Phật gọi “Thiện Lai Tỳ Kheo” là râu tóc tự nhiên rụng, thân tự nhiên đắp áo cà sa vàng là các bạn nghĩ ngay thần thông. Sao các bạn không nghĩ một điều khác, giống như chân lý đức Phật đã vạch ra “Diệt Đế”. Diệt Đế là một trạng thái tâm vô lậu hoàn toàn.

Vậy chứng Tứ Thiền, đắc Tam Minh và giới luật tròn đầy là tâm vô lậu. Hiểu như vậy có đúng không các bạn?

Khi tâm đã vô lậu là hình ảnh một vị Thánh Tăng tóc râu rụng sạch và thân đắp áo cà sa vàng, mặc dù người ấy đang là hiện thân của một người cư sĩ không hơn không kém. Chỗ này bạn có hiểu không???

Xin thưa cùng các bạn! Phật không bao giờ truyền y bát bằng thần thông mà đức Phật đưa ra một hình ảnh tâm vô lậu cụ thể rõ ràng như râu tóc rụng, đắp áo cà sa vàng, chỉ vì các bạn không hiểu nghĩa này nên mới có câu hỏi, nếu không hỏi cho ra lẽ thì các bạn sẽ hiểu Phật giáo là một tôn giáo thần thông, chứ không phải là một tôn giáo đạo đức nhân bản – nhân quả của loài người.

Thầy Thông Lạc cũng có thể làm như Phật, nhưng các bạn đừng nghĩ Thầy Thông Lạc thị hiện thần thông thì không đúng các bạn ạ!

Người nào chứng Tứ Thiền, đắc Tam Minh và tròn đầy giới luật thì Thầy Thông Lạc trao y bát thật sự mà không cần làm lễ truyền giới, chỉ khuyên người ấy nên làm tướng phước điền cho chúng sanh nương tựa.

Thầy Thông Lạc còn truyền y bát một cách khác nữa. Khi thấy biết tất cả các đệ tử của mình, người nào giới luật nghiêm túc, tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ thì Thầy Thông Lạc mang y bát đến trao cho người ấy chứ không gọi như Phật “Thiện Lai Tỳ Kheo” mà khuyên đệ tử của mình “Hãy vì tất cả chúng sanh mà làm tướng phước điền”.

Thân mến kính chào chị! Chúc chị tu tập và xả tâm tốt.

Kính ghi

Nguyên Thanh

Tu Viện Chơn Như 

Hết tập 2

***----------------------***

Nguồn: Đường về Xứ Phật Tập 2 - Nhà xuất bản Tôn  giáo

Tác giả: Trưởng lão Thích Thông Lạc