Thích Minh Nghĩa Nghiên cứu sinh khóa III Học viện PGVN tại Hà Nội
1. Dẫn nhập
Lịch sử Phật giáo Ấn như một chứng tích điển hình trên con đường gập ghềnh của lịch sử Ấn Độ. Suốt một thời hưng thịnh, Phật giáo Ấn đã để lại cho nhân loại rất nhiều thành tựu quý báu thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng rồi, đến thế kỷ thứ XII, mọi dấu ấn của Phật giáo bắt đầu bị quên lãng trên miền đất khai sinh ra nó. Kể từ đó, vùng đất Ấn trở thành miếng mồi ngon cho các luồng tư tưởng phía Tây tràn đến, hết Hồi giáo lại đến Thiên chúa giáo. Nền văn hóa Ấn bị thách thức và phải chịu thất bại gần như toàn diện. Đây cũng là giai đoạn suy thoái cùng cực của Phật giáo Ấn. Nhưng một khi thời kỳ suy thoái qua đi, giai đoạn hồi sinh mới lại đến.
Thời kỳ hồi sinh mới của Phật giáo Ấn độ được đánh dấu bằng sự xuất hiện một số nhân vật lãnh đạo tinh thần kiệt xuất. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở nhiều nước Châu á diễn ra phong trào chấn hưng Phật giáo. Trong số những người có vai trò và đóng góp quan trọng đối với phong trào này ở Ấn độ nổi bật lên bốn nhân vật tiêu biểu là: nhà khảo cổ Alexandre Cunnigham (Anh quốc), ngài Henry Steel Olcott (Hoa Kỳ), ông Edwin Arnold là người viết lại cuộc đời đức Phật trong cuốn Light of Asia, ngài Anagārika Dharmapāla (Sri Lanka), và tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar (Ấn Độ). Chính những vị này đã góp công lớn đánh thức những giá trị Phật giáo đã bị quên lãng. Bằng những việc làm cụ thể như khám phá và trùng tu các Thánh tích, phiên dịch kinh sách, xuất bản báo chí kêu gọi được sự chú ý của mọi người và cộng đồng thế giới. Kêu gọi sự bình đẳng giai cấp, nhân quyền, tổ chức lễ quy y theo Phật giáo cho mọi người… Những việc làm này làm cho sức sống Phật giáo được trỗi dậy mạnh mẽ.
Cho nên, sau một thời gian dài Phật giáo bị chìm vào trong quên lãng thì Phật giáo được hồi sinh tại đất nước Ấn độ. Tuy hiện nay, Phật giáo không phải là tín ngưỡng lớn nhất ở Ấn Độ nhưng ít ra cũng duy trì được hình ảnh, giáo lý là điểm tựa tinh thần cho người dân bản địa cũng như Phật tử trên thế giới về đây chiêm bái học hỏi, đặc biệt là sự xuất hiện của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng cũng góp phần làm cho tinh thần hưng thịnh của Phật giáo tại xứ Phật. Riêng trong bài nghiên cứu này chúng tôi xin trình bày vấn đề “Những đóng góp của Anagārika Dharmapāla cho sự phục hưng Phật giáo Ấn Độ”.
2. Nội dung
2.1. Bối cảnh xã hội Ấn Độ thời phục hưng
Sự suy tàn của Phật giáo Ấn Độ có thể bắt đầu từ thế kỷ thứ VII và thực sự biến mất khỏi Ấn Độ váo thế kỷ XIV khi quân Hồi giáo xâm lược Ấn Độ và tàn phá Phật giáo trên mọi phương diện. Đến thế kỷ XIX Phật giáo Ấn Độ bắt đầu được phục hưng trở lại, sau một thời gian dài vắng bóng trên xứ Ấn.
“Vào nửa cuối VIII, vua Al-Mahdi (775-785) của triều đại Hồi giáo Abbasad đã đem quân tấn công Ấn Độ. Họ đã phá hủy, cướp bóc các tài liệu, công trình, kiến trúc Phật giáo trong đó quan trọng là trung tâm Phật học Valabhi”[1]. Mặc dù sau đó họ không tiếp tục bức hại Phật giáo, nhưng dầu sao đây cũng là bước đầu trong việc hủy hoại Phật giáo tại Ấn Độ. Cho đến 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã dần dà bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ.
Trước tình hình đó, Phật giáo đã bị xã hội quên lãng, tuy nhiên phải thừa nhận một điều là, sức ảnh hưởng của Phật giáo cũng không phải hoàn toàn mất đi. Trên thực tế, những tín đồ Phật giáo còn sót lại dần dần trở thành một tầng lớp dân tộc trong xã hội Ấn Độ, được kết nạp vào giáo phái Viṣṇu. Không riêng gì Phật giáo mà kể cả Ấn giáo, sự xung đột cũng xảy ra. Đây là cuộc xung đột mang màu sắc Nhất thần giáo. Nhận thấy hai tôn giáo này cứ xung đột lẫn nhau. “Giáo chủ Guru Nanak đã sáng lập nên một tôn giáo mới là đạo Sikhism vào năm 1469, chủ trương tín ngưỡng chân thuần về nội tâm, và không đồng ý việc sùng bái ngẫu tượng”.[2]
Giai đoạn này Ấn Độ không những nằm trong sự cai trị của Hồi giáo mà còn là miếng mồi ngon cho các nước Châu Âu lần lượt vào xâu xé Ấn Độ như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh. Tuy nhiên, đến năm 1877 người Anh thâu tóm toàn cõi Ấn Độ và thành lập đế quốc Anh Ấn và lấy nữ hoàng Victoria làm hoàng đế. Đây là giai đoạn mà sự phân biệt giai cấp và xung đột xã hội ngày một căng thẳng. Phật giáo trong thời kỳ này dần dần bị chìm vào quên lãng.
Ấn Độ sau mấy trăm năm bị Hồi giáo và bị ách thống trị của các cường quốc như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh, sự xung đột tôn giáo, chính trị nhưng vẫn không làm mất đi ý thức tự cường dân tộc.
Do đó, yêu cầu dành độc lập dân tộc là yêu cầu bức thiết đối với họ. Và người đứng lên hô hào đoàn kết toàn dân để chống lại đế quốc Anh thống trị là Mahattan Gandhi với chủ trương bất hợp tác bất bạo động và tư tưởng bình đẳng giai cấp. Ông được mọi tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ xem như vị lãnh tụ tinh thần giành quyền độc lập dân tộc. Và đến năm 1947 Ấn Độ đã giành được độc lập từ tay người Anh nhưng trước khi trao trả độc lập chính phủ Anh quốc phải đứng ra làm chủ tọa, chia bản đồ Ấn Độ thành hai nước là Ấn Độ theo Ấn giáo và Pakistan theo Hồi giáo, vì tín đồ giữa hai tôn giáo xem nhau như thù địch không thể chung sống chung với nhau được.
Song song với việc giành độc lập cho đất nước nhiều giới trí thức Phật tử cũng ủng hộ kêu gọi phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ. Do ảnh hưởng từ phong trào chấn hưng Phật giáo thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, ở nhiều nước Châu Á. Trong số những người có vai trò và đóng góp quan trọng đối với phong trào này nổi bật lên bốn nhân vật tiêu biểu là: “Ông Alexander Cunningham, vị Tổng giám đốc đầu tiên của Cơ quan Nghiên cứu khảo cổ Ấn Ðộ, sự tái phát hiện những công trình kiến trúc Phật giáo, cũng như văn học Phật giáo Pali và Sanskrit, giữ nó dưới hình thức gốc hay dưới bản dịch, ở Miến Ðiện, Nepal, Tây Tạng và Trung Hoa đã tạo một nhận thức mới trong dân chúng Ấn Ðộ về Phật giáo”.[3] Thi sĩ Edwin Arnold, là tác giả nổi danh thế giới với tác phẩm “The Light of Asia” (Ánh sáng Á châu) viếng thăm Bồ Ðề Ðạo Tràng. Về sau, ông viết những bài báo đăng trong tờ Telegraph do ông chủ biên, và lôi kéo được sự lưu tâm của tín đồ Phật giáo về tình trạng đáng thương tâm của Bồ Ðề Ðạo Tràng, và thuyết phục họ cứu vãn nó tránh khỏi phải bị tổn hại nhiều hơn. Ngài Henry Steel Olcott (Hoa Kỳ), AnagariKa-Dharmapala, người Phật tử Tích Lan, ông là người đầu tiên đã phục hưng Phật giáo Ấn Độ bằng ba việc làm cụ thể như: Tái thiết bốn Phật tích, Thành lập Hội Đại Bồ Đề (The Maha Bodhi Society) tại các đô thị lớn của Ấn Độ, Xuất bản báo nguyệt san Đại Bồ Đề (Maha Bodhi Jourual) phổ biến Phật sự tại Ấn Độ. Sau đó, Bác sĩ Ambedkar (1891-1956), Phật tử người Ấn Độ, từng học luật và kinh tế tại Âu Mỹ, về sau ông nhận chức Bộ trưởng tư pháp của chính phủ trung ương. Được sự cảm hóa của một vị sư Miến Điện tên Ven. U. Chandramani Mahāsthavira sống tại Câu-thi-na-la nơi đức Phật nhập diệt, từ đó ông bắt đầu quan tâm đến Phật giáo. Thế là ông thành lập Hiệp hội Phật giáo Ấn Độ (The Indian Buddhist Society) ở tại Mumbai (Bharatīya Buddhā Mahāsabhā, 1955), triển khai hoạt động theo phong trào Phật giáo mới, khuyến khích hàng chục triệu người Ấn (Paria) quy y theo Phật giáo và biên tập tác phẩm TheBuddha and His Dhamma (đức Phật và Giáo pháp của Ngài) để truyền bá khắp Ấn Độ.
2.2. Tiểu sử Anagārika Dharmapāla
Anagārika Dharmapāla (1864 – 1933) là một tu sĩ Phật giáo người Sri Lanka, nhà văn, Ông cũng là một nhà tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật Giáo ở Ấn Độ sau nhiều thế kỷ suy tàn, và là nhà truyền giáo của Phật giáo trong thời hiện đại thực hiện thuyết pháp tại 3 châu lục: Á, Bắc Mỹ, và châu Âu. Như trong tác phẩm The Lion of Lanka đã tán dương ngài: “Anagarika Dharmapala, the great Sinhala Buddhist patriot and a towering personality in revival and propagation of Buddhism. He made it a living faith in the country of its birth and created an awareness towards the Buddha and the Dhamma all over the world”[4]. Tạm dịch: Anagarika Dharmapala, vị đại đệ tử Phật giáo vĩ đại của Sinhala và nhân cách cao cả trong sự hồi sinh và truyền bá Phật giáo. Ông đã làm cho nó một niềm tin sống ở đất nước của nó ra đời và tạo ra một nhận thức về đức Phật và Pháp trên toàn thế giới.
Thuở thiếu thời và giáo dục
Anagārika Dharmapāla sinh ngày 17 tháng 9 năm 1864 tại Sri Lanka cho một gia đình quý tộc nổi tiếng của Hewawitharana, và bắt đầu cuộc đời của ông với cái tên Don David, một tên Kitô hữu. Cha của ông, Mudliyar Don Carolis Hewawitharana và mẹ Srimathi Mallika Hewawitharana, những người đã cống hiến phần lớn tài sản của mình cho sự nghiệp Phật giáo và giáo dục Phật giáo.
Theo bước cha mẹ, ngài quy y Tam bảo và giữ gìn Năm giới từ nhỏ. Bấy giờ Sri Lanka là thuộc địa Anh, David đã học tiểu học tại Trường Công giáo Pettah (St. Mary's), Colombo. Sau khi theo học tại St. Viện Benedicts tại Kotahena, Colombo và truyền giáo Trường Christian (St. Thoma của) Kotte, sáu dặm từ Colombo, ông đã trải qua nghiên cứu Sinhala và Phật giáo dưới Hầu hết Ven. Migettuwatte Gunananda Nayake Maha Thero, Và Hikkaduwe Siri Sumangala Maha Nayake Thero.
Ngày 21/05/188 đại tá Henry S. Olcolt và bà Blavatsky để làm lễ quy y Tam bảo và thọ ngũ giới là một trong những tác động lớn đến niềm tin đạo Phật của Dharmapala. Và mở đầu cho phong trào phục hưng Phật giáo tại đây.
Năm 1883 cha của Dharmapala buộc ông thôi học trường Thiên chúa giáo, do hành động đánh phá của người Thiên chúa đối với một đoàn người đón rước Phật giáo.
Sự nghiệp hoạt động
Năm 1886 khi đại tá Phật tử Olcolt và đại đức C.M.Leadbeater từ Adyar (Ấn Ðộ) sang Sri Lanka quyên tiền giúp đỡ cho tổ chức giáo dục Sri Lanka và Dharmapala có dịp tháp tùng làm thông dịch. Đây có thể là khởi đầu cho tư tưởng chấn hưng Phật giáo của ông, và ông quyết sống độc thân để thực hiện lý tưởng.
Tháng 1/1989 Dharmapala có dịp sang Ấn Độ thăm các Thánh tích tại đây ông thấy vô cùng xúc động và cũng đau xót vì thấy Phật giáo suy tàn nên Ngài phát nguyện ở lại Bodh Gaya để tu tập và khôi phục lại thánh tích này và cơ đồ của Phật giáo.
Lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 1 Anagārika Dharmapāla đã viếng thăm chùa Buddha Gaya và cây Sri Maha Bodhi, theo đó thái tử Tất Đạt Đa đã đạt được giác ngộ và đó là ngày quyết định nhất trong cuộc đời của ngài. Có đọc về điều kiện đáng thương của đền thờ và nhìn thấy chính mình môi trường chung của thánh địa Dharmapala đã quyết định bắt đầu sứ mệnh lớn lao của mình cho việc khôi phục đền thờ thiêng liêng này và tái tạo Phật giáo trong xứ sở của nó.
Ngày 31/5/1891 Anagārika Dharmapāla thành lập Hội Maha Bodhi (Maha Bodhi Society) tại Ấn Độ, với tôn chỉ phục hưng Phật giáo Ấn Độ, khôi phục các thánh tích Phật giáo. Ban đầu, trụ sở Hội đóng tại Sri Lanka, sau đó chuyển về Calcutta để tập trung toàn bộ thời gian cho công cuộc chấn hưng Phật giáo Ấn và đòi lại quyền phục hồi thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng nổi tiếng. Từ đó, Anagarika Dharmapala đã đứng ra thành lập trung tâm đầu tiên ở Bồ Đề Đạo Tràng. Sau đó, rất nhiều trung tâm Phật giáo trực thuộc Hội đã được thành lập. Hội xuất bản hai tạp chí đó là Mahabodhi (2003, Kolkata city) và Dharmadoot (2003, Mulagandhakuty Vihara, Sarnath). Hội được giới Phật giáo trên thế giới biết đến qua các thành công và cống hiến to lớn về các mặt Phật sự, văn hoá, giáo dục, công tác từ thiện xã hội… Lịch sử Hội Maha Bodhi gắn liền với lịch sử chấn hưng Phật giáo Ấn Độ và phong trào phát triển Phật giáo trên khắp thế giới.
Đó là vào năm 1893 Dharmapala tham dự Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại Chicago, đại diện cho Hội Maha Bodhi cũng như thế giới Phật giáo. Bài phát biểu của ông ở Chicago Nợ của thế giới đối với đức Phật đánh dấu cao những người tham dự.
Ngoài ra, trong chuyến đi trở về từ Chicago (ở U.S.A), ông đã gặp bà Mary T. Foster, vợ của một ngân hàng giàu có ở Bắc Mỹ. Sau đó, cô trở thành một trong những người đỡ đầu lớn nhất của Hội Maha Bodhi. Bà đã thực sự là "mẹ gái" của Anagarika và với sự đóng góp hào phóng, trường học, bệnh viện, đền thờ, tu viện và nhiều cơ sở khác được thành lập ở Ấn Độ và Sri Lanka.
Vào tháng 4 năm 1894, ông đã đến thăm Colombo và ảnh hưởng đến các Phật tử Sinhala giàu có để hiến tặng tiền mua ngôi làng Maha Bodhi ở Buddha Gaya. Vào tháng Chín, ông đã có thể bắt đầu Quỹ Phật Gaya ở Colombo.
Năm 1896 Dharmapala trở lại Mỹ theo lời mời của tiến sĩ Paul Carus, một Phật tử người Đức đang sống ở Mỹ. Đề tài được thính giả yêu cầu nói lại nhiều lần là “Sự hòa giải của Phật giáo và Thiên chúa giáo”. Báo chí Mỹ lúc ấy đã ca ngợi về sự kiện hoằng pháp này của pháp sư Anagārika Dharmapāla.
Năm 1897 Anagārika Dharmapāla tổ chức lễ Phật đản đầu tiên trên đất Mỹ có khoảng 400 người Mỹ tham dự.
Vào giữa năm 1902-1904 Anagārika Dharmapāla trở lại Mỹ lần thứ ba lần này ông cũng đi diễn thuyết nhiều nơi, Ngài cho rằng: “Phương Đông cần kỹ thuật của phương Tây, cũng như phương Tây cần tâm linh của phương Đông”.[5]
Năm 1913, Anagārika Dharmapāla rời Tích Lan đi Honolulu để cảm ơn bà Foster đã nhiệt thành giúp đỡ cho hội Maha Bodhi.
Và cũng như sự nghiệp đóng góp của vua A Dục vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch, Dharmapala đã xây dựng tháp Sanchi ở Bhopal, miền tây bắc Ấn, để thờ xá lợi của hai vị đại đệ tử của đức Phật là ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.
Vào ngày 16/01/1933, Ngài qua đời tại Ấn Độ vì bệnh tim, thọ 69 tuổi. Trước đó Ngài đã xuất gia và thọ giới Cụ túc với các sư Tích Lan. Trước khi tịch, Ngài nguyện cầu cho mình rằng: “Muốn tái sinh trở lại đời này 25 lần để truyền bá giáo lý đạo Phật”.[6]
Tóm lại, Anagārika Dharmapāla đã phục hưng Phật giáo Ấn Độ với sự hi sinh vĩ đại để Phật giáo Ấn Độ có được như ngày hôm nay. Đó là những việc làm hết sức thiết thực xuất phát từ một trái tim chân thành đối với đạo Phật của ông qua những công cuộc khôi phục rất đáng tự hào đó là: Tái thiết bốn Phật tích, thành lập Hội Đại Bồ Đề (The Maha Bodhi Society) tại các đô thị lớn của Ấn Độ, Xuất bản báo nguyệt san Đại Bồ Đề (Maha Bodhi Jourual) phổ biến Phật sự tại Ấn Độ và đi diễn thuyết giáo lý đức Phật khắp nơi nơi.
2.3. Dân số Phật tử Ấn Độ hiện nay
Theo bảng thống kê dân số Ấn Độ cụ thể ở các Bang vào năm 1961 thì số lượng Phật tử cụ thể như sau:
Nhờ cuộc vận động của Ambedkar, Anagārika Dharmapāla và nhiều giới lãnh đạo Phật giáo nhiều nơi mà số lượng Phật tử được tăng dần. Mặc dầu đây là con số còn khá hạn chế so với các Tôn giáo khác tại Ấn Độ nhưng đó là một sự cố gắng của nhiều giới tri thức Phật tử khắp muôn nơi. Tất cả cùng chung tay góp sức vì một mục đích chung duy nhất là khôi phục Phật giáo sống trở lại trên miền đất Phật. Ngõ hầu đem đến sự an vui giải thoát cho muôn dân.
Kết luận
Tóm lại, Sự thịnh suy của những nền văn minh là một điều tất nhiên trong lịch sử. Cho nên thời gian từ thế kỷ thứ III Trước công nguyên đến thế kỷ thứ XII, có thể xem như là thời kỳ cực thịnh vàng son của nền Phật Giáo Ấn Ðộ. Nhưng từ thế kỷ XII khi Hồi giáo xâm lược nền văn minh này bắt đầu suy đồi. Đến thế kỷ thứ XVI, khi người Bồ Ðào Nha, Ðức và Anh xâm lăng Châu Á thì Phật giáo gần như rơi vào tình trạng suy sụp hẳn. Thiên chúa đã được dịp phát triển mau lẹ ở Châu Á. Đứng trước tình cảnh đó nhiều giới phật tử, trí thức đã từng bước khôi phục các giá trị văn hóa tín ngưỡng Phật giáo tại xứ Phật.
Trong đó Anagārika Dharmapāla và Bhimrao Ramji Ambedkar là hai có công rất lớn phục hưng lại Phật giáo. Riêng Anagarika Dharmapala mặc dù đã cống hiến cả cuộc đời mình cho công cuộc chấn hưng và bảo vệ Phật giáo, truyền bá đạo Phật cho mọi tầng lớp tại Ấn Độ, Anagārika Dharmapāla đã phục hưng Phật giáo Ấn Độ bằng các việc làm cụ thể như: Tái thiết bốn Phật tích, thành lập Hội Đại Bồ Đề (The Maha Bodhi Society) tại các đô thị lớn của Ấn Độ, Xuất bản báo nguyệt san Đại Bồ Đề (Maha Bodhi Jourual) phổ biến Phật sự tại Ấn Độ và đi diễn thuyết giáo lý đức Phật tại ba châu lục: Châu Á, Bắc Mỹ, và châu Âu.
Nhìn chung phong trào chấn hưng cải cách Phật giáo Ấn Độ không những tác động đến các tầng lớp xã hội nơi xứ Phật mà còn làm tiền đề tác động đến các nước xung quanh.Từ Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, với sự hoạt động tích cực của các nhân vật Phật giáo xuất chúng đã nêu, nhất là những đóng góp quan trọng của ngài Henry Steel Olcott, Pháp sư Anagārika Dharmapāla và Hoà thượng Thái Hư, ngọn gió chấn hưng Phật giáo, bằng nhiều con đường và nhiều cách thức, đã thổi sang các nước ở Châu á khác như: Nhật Bản, Myanmar, trong đó có Việt Nam.Nhìn vào tấm gương đó chúng ta càng thấy hổ then và phát nguyện sẻ dũng mãnh hơn trên còn đường hoằng hóa lợi sinh, mang lại mọi đều tốt đẹp cho mọi người xung quanh quà cho chinh quê hương mình đang sống.
Thích Minh Nghĩa Nghiên cứu sinh khóa III Học viện PGVN tại Hà Nội
*** Chú thích: [1] Trần Đức Phi Bằng dịch, Vì sao Phật giáo suy tàn Ấn độ, https://thuvienhoasen.org [2] Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Ấn độ, Nxb. Phương đông, 2013,tr.526. [3] Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Lịch sử Phật giáo Ấn độ, https://thuvienhoasen.org, 01/11/2013 [4] Anagarika Dharmapala, The Lion of Lanka, Second Asoka in India, Edited by Dr.Kahawatte Siri Sumedha Thero, tr.13 [5] Anagarika Dharmapala, Cuộc đời và sự nghiệp, https://nguyenlang.wordpress.com/2009/06/11. [6] Anagarika Dharmapala, Cuộc đời và sự nghiệp, https://nguyenlang.wordpress.com/2009/06/11. [7] Tác giả Sa Sa Ki Kyò Go, Taka Sako Jiki Dou, I No Kuchi Tai Jun, Tsuka Moto Kei Dhô- Hán dịch: Thích Đạt Hòa- Việt dịch Thích Hạnh Bình, Phương Anh, Khái Luận Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ, Nxb. Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh, 2013, tr.161TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dr.Kahawatte Siri Sumedha,Anagarika DharmapalaThe Lion of Lanka, Second Asoka in India. 2. Sangharakshita, Ambedkar and Budhism, Originally published by Windhorse Publications, 1986 3. Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Tp. Hồ Chí Minh, Nxb. Phương đông. Nxb. 2013 4. Tác phẩm Heritage of Buddhism, Tài liệu lớp Cao học, Học viện Phật giáo Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh, 2017. 5. Sa Sa Ki Kyò Go, Taka Sako Jiki Dou, I No Kuchi Tai Jun, Tsuka Moto Kei Dhô - Hán dịch: Thích Đạt Hòa - Việt dịch Thích Hạnh Bình, Phương Anh, Khái Luận Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ, Nxb. Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh, 2013. 6. HT. Thích Trí Chơn. Anagarika Dharmapala: A Dục Vương của Tích Lan. Http://www.quangduc.com 7. Gia Quốc (dịch). Anagarika Dharmapala: và Hội Maha Bodhi. Http://www.giacngo.vn
Bình luận (0)