Trang chủ Lịch sử - Triết học Đỗ Thuận – Nhà sư nổi tiếng thời Tiền Lê

Đỗ Thuận – Nhà sư nổi tiếng thời Tiền Lê

Đỗ Thuận (915-990) xuất gia đầu Phật từ nhỏ, nên còn có tên là Đỗ Pháp Thuận hay sư Thuận, là người học rộng, thơ hay, giỏi việc đối đáp nên được vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) mời vào triều bàn việc nước việc dân. Nhiều lần vua định phong chức nhưng ông đều không nhận.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Đỗ Thuận (915-990) xuất gia đầu Phật từ nhỏ, nên còn có tên là Đỗ Pháp Thuận hay sư Thuận, là người học rộng, thơ hay, giỏi việc đối đáp nên được vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) mời vào triều bàn việc nước việc dân. Nhiều lần vua định phong chức nhưng ông đều không nhận.

Tác giả: Đặng Việt Thủy
Đường Hoàng Hoa Thám, P.Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội

Năm 981, nhà Tống do Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy tiến quân sang đánh nước ta, bị quân dân Đại Việt do vua Lê Đại Hành đứng đầu đánh cho đại bại trên sông Bạch Đằng, giết đại tướng Tống là Hầu Nhân Bảo, nhà Tống phải chấp thuận hòa hoãn.

Về ngoại giao, trong quan hệ với nhà Tống, vua Lê Đại Hành thực hiện một chính sách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn; mềm dẻo để giữ hòa hoãn giữa hai nước, nhưng cứng rắn để hạn chế thái độ hống hách, nước lớn của nhà Tống.

Cuối năm 986, vua Tống cho hai quan văn là Lý Nhược Chuyết và Lý Giác sang nước ta để nhận tù binh và mang sắc của vua Tống phong Lê Đại Hành chức “Tiết độ sứ”. Sắc phong này chỉ có ý nghĩa là nhà Tống phải chính thức phải thừa nhận Lê Đại Hành là người cầm quyền trị nước của ta và chịu từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Trên thực tế, Lê Đại Hành vẫn là hoàng đế của một nước độc lập, không phải tiết độ sứ một địa phương nào của Tống.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Do Thuan Nha su noi tieng thoi Tien Le 1

Tranh vẽ thiền sư Pháp Thuận. Ảnh minh họa.

Để giữ hòa hiếu với nhà Tống, Lê Đại Hành đã trao trả nhà Tống hai tên tướng giặc bị bắt sống năm xưa là Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân sau khi đã giam giữ 5 năm trời. Hai viên tướng bị cầm tù này mừng rỡ lạy tạ và về nước cùng hai sứ thần nhà Tống.

Năm sau, vào mùa xuân năm 987, vua Tống lại sai Lý Giác sang sứ nước ta. Lý Giác là một văn thần, vốn là Đại học sĩ Quốc Tử Giám nhà Tống, học vấn rộng, thơ văn giỏi. Lần này, muốn để cho sứ Tống thấy nước ta có nền văn hiến, có nhiều nhân tài nên vua Lê Đại Hành đã cử sư Đỗ Thuận cải trang làm người lái đò ngang đón sứ Tống ở bến Sách Giang (sông Thương) trước khi sứ Tống đến kinh đô Hoa Lư.

Khi đò sang sông, Lý Giác chợt thấy trên sông có hai con ngỗng trắng đang bơi trên mặt nước liền cao hứng đọc hai câu thơ:

Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha

Nghĩa là:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngửa mặt nhìn chân trời

Đọc xong hai câu đó, Lý Giác dừng lại. “Người lái đò” Đỗ Thuận tay vẫn nhịp nhàng chèo thuyền đã đọc tiếp luôn:

Bạch mao phô lục thủy
Hồng chạo bãi thanh ba.

Nghĩa là:

Nước lục khoe lông trắng
Chèo hồng sóng xanh bơi.

Lý Giác giật mình thấy người lái đò mà cũng hay chữ như vậy nên rất kinh ngạc và cảm phục. Bốn câu đó của hai người ghép lại thành một bài thơ rất hay:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngửa mặt nhìn chân trời
Nước lục khoe lông trắng
Chèo hồng sóng xanh bơi.

Sở dĩ Lý Giác, viên sứ thần nhà Tống khâm phục người lái đò không chỉ biết làm thơ, họa thơ, ứng đối nhanh mà còn thấy mình ngâm hai câu thơ sẵn có trong một bài thơ tứ tuyệt của một nhà thơ nổi tiếng thời Đường là Lạc Tân Vương làm lúc lên 10 tuổi, chỉ thay đổi một vài chữ cho hợp với cảnh vật lúc ấy, vậy mà người lái đò kia ngâm tiếp luôn hai câu, lại cũng là hai câu cuối bài thơ của Lạc Tân Vương, và cũng thay đổi vài chữ cho thích hợp. Bài thơ của Lạc Tân Vương là:

Nga, nga, nga
Khúc hạng hướng thiên ca
Bạch mao phù lục thủy
Hồng chưởng bát thanh ba.

Nghĩa là:

Ngỗng, ngỗng, ngỗng
Nghếch cổ lên trời kêu
Lông trắng phô nước biếc
Chân hồng quẫy sóng xanh.

Cả Lý Giác và Đỗ Thuận chỉ là người ngâm thơ chứ không phải là người sáng tác. Song câu chuyện ở đây cho sứ Tống thấy một người lái đò bình thường ở Giao Châu cũng học rộng, thông thạo thơ Đường, đủ biết nước Nam là một nước văn hiến, có lắm người tài không kém gì phương Bắc.

Nhưng cái thâm thúy của viên sứ thần nhà Tống lấy hình ảnh hai con ngỗng để chỉ hai người là Lý Giác và Đỗ Thuận tuy thuộc hai nước nhưng đều hướng về chân trời “Thiên triều” (Thiên nha). Để đối lại cái “Thiên nha” (Thiên triều) của Lý Giác, Đỗ Thuận đã đọc “Hồng chạo bãi thanh ba” (nghĩa là mái chèo hồng đã dẹp bằng con sóng (xâm lược). Lý Giác hiểu ý và khâm phục.

Vì thế, tuy kiêu ngạo, Lý Giác không dám ngông nghênh khi vào triều yết kiến vua Lê Đại Hành.

Khi về tới công quán ở Hoa Lư, Lý Giác làm một bài thơ gửi tặng người lái đò thi sĩ (Đỗ Thuận). Bài thơ như sau:

Phiên âm:

Hạnh ngộ minh thì tán thịnh du,
Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu.
Đông đô lưỡng biệt tâm vưu luyến,
Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu.
Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch,
Xa trì thanh chướng phiếm trường lưu,
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu,
Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu.

Dịch nghĩa:

May gặp thời bình được giúp mưu,
Một mình hai lượt sứ Giao Châu.
Đông Đô mấy độ còn lưu luyến,
Nam Việt nghìn trùng vẫn ước cầu
Ngựa vượt khói mây xuyên đá chởm
Xe qua rừng biếc vượt dòng sâu.
Ngoài trời lại có trời soi nữa,
Sóng lặng khe đầm bóng nguyệt thâu.

Đỗ Thuận đem bài thơ này dâng lên vua Lê Đại Hành. Vua cho gọi nhà sư Ngô Khuông Việt cho xem. Khuông Việt nói: “Thơ này có ý tôn trọng bệ hạ không khác gì vua Tống”. Vua khen ý thơ, tặng cho rất hậu (Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1972, trang 171, 172). Sở dĩ sư Khuông Việt nói như vậy vì trong bài thơ có câu: “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu” (Ngoài trời lại có trời soi nữa).

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Do Thuan Nha su noi tieng thoi Tien Le 2

Đền thờ Vua Lê Đại Hành trong quần thể cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).

Khi sứ thần nước Tống là Lý Giác trở về nước, vào triều từ biệt vua Lê Đại Hành, vua đã sai nhà sư Khuông Việt làm bài thơ để tiễn chân,

Dịch thơ:

“Gió xuân đầm ấm cánh buồm giương
Trông vị thần tiên về đế hương,,
Muôn lần non nước vượt trùng dương.
Đường về bao dặm trường
Tình lưu luyến, chén đưa đường,
Nhờ vị sứ lang
Xin lưu ý việc biên cương,
Tâu rõ lên thánh hoàng”.

Sử ghi tiếp: “Lý Giác lạy ra về” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Đây là trường hợp hiếm có. Sứ thần phương Bắc sang nước ta, thường cậy mình là người thay mặt thiên tử, thiên triều, coi mình như ngang hàng vua Đại Việt, nên rất ngạo mạn, hống hách, có khi bắt bẻ cả vua Đại Việt, nói gì đến lạy. Vậy mà sứ Tống đã lạy vua Lê Đại Hành khi ra về vì Lý Giác rất khâm phục và tôn quý vị vua anh hùng của Đại Việt.

Tác giả: Đặng Việt Thủy
Hoàng Hoa Thám, P.Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội

***

Tài liệu tham khảo:
– Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1972.
– Ngô Thế Long, Bang giao Đại Việt triều Ngô, Đinh, Tiền Lê – Lý, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội – 2005.
– Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Việt Nam – Các nhân vật lịch sử – văn hóa, Cục bảo vệ và an ninh nội bộ và văn hóa tư tưởng, Hà Nội – 2008.
– Nguyễn Lương Bích, Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội – 1996.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường